Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Ảnh độc : NASA MỸ CHỤP TỪ VỆ TINH- St trên mạng.

Ngắm nhìn những hình ảnh trái đất về đêm qua ảnh vệ tinh mới thấy ngôi nhà chung của chúng ta lung linh đến nhường nào.
1. Châu Âu về đêm
(Ảnh thông qua Bowshrine)
2. Góc nhìn khác của Châu Âu
(Ảnh thông qua Bowshrine)
3. Đất nước Nhật Bản tạo nên dải sáng trên biển
(Ảnh thông qua Bowshrine)
4. Vịnh Mexico và Bang Florida, Mỹ
(Ảnh thông qua Bowshrine)
5. Dải đất miền tây nước Mỹ long lanh về đêm
(Ảnh thông qua Bowshrine)
6. Việt Nam cũng hiện rõ trong màn đêm
(Ảnh thông qua Bowshrine)
7. Chiếc ủng của Châu Âu (Ytalia) với vẻ đẹp mỹ lệ về đêm
(Ảnh thông qua Bowshrine)
8. Nam Phi hoang vu cũng tạo nên vẻ đẹp đầy huyền bí
(Ảnh thông qua Bowshrine)
9. Tam giác Bermuda nơi ghi dấu nhiều điều bí ẩn
(Ảnh thông qua Bowshrine)
10. Đất nước Nga rộng lớn tạo nên mạng lưới ánh sáng vô cùng đẹp mắt
(Ảnh thông qua Bowshrine)
11. Khu vực Cáp-ca và biển Caspi
(Ảnh thông qua Bowshrine)
12. Dải đất Nam Mỹ
(Ảnh thông qua Bowshrine)
13. Vịnh Ba Tư
(Ảnh thông qua Bowshrine)
14. Đất nước Brazil
(Ảnh thông qua Bowshrine)
15. Bán đảo Scandinavia ở Bắc Âu
(Ảnh thông qua Bowshrine)
16. Hàn Quốc và Nhật Bản tỏa sáng giữa đại dương
(Ảnh thông qua Bowshrine)
17. Vương quốc Ả Rập Saudi
(Ảnh thông qua Bowshrine)
18. Vịnh Mexico được bao bọc bởi ánh đèn
(Ảnh thông qua Bowshrine)
19. Đất nước Madagascar
(Ảnh thông qua Bowshrine)
20. New Zealand rực sáng về đêm
(Ảnh thông qua Bowshrine)
21. Các quốc gia Trung Mỹ
(Ảnh thông qua Bowshrine)
22. Vương quốc Anh và khu vực Biển Bắc
(Ảnh thông qua Bowshrine)
23. Phía Đông Trung Quốc và Đài Loan
(Ảnh thông qua Bowshrine)
24. Các tiểu bang Bắc Hoa Kỳ và Canada
(Ảnh thông qua Bowshrine)
25. Nước Úc với Pa-pua Niu Ghi-nê

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Thơ: NẮNG THÁNG MƯỜI - Hà Thu Thủy



NẮNG THÁNG MƯỜI

Tháng mười nắng rót giọt mật ong
Xuống dòng sông dập dềnh sóng gợn
Gió mùa thu đưa mây bềnh bồng
Phiêu bạt mãi về phương dịu vợi.

Con đò xưa giờ nằm gác mái
Chờ thời gian xóa thuở vẫy vùng
Đưa bao người sang sông thầm lặng
Xa hết rồi vào cõi mông lung.

HÀ THU THỦY- 25/10/2018

Vui cười: MÓN QUÀ SINH NHẬT!!!- Sưu tầm trên mạng.





MÓN QUÀ SINH NHẬT!!! 

- Sao nửa đêm cậu còn mò đến đây vậy Tom, không ở nhà với vợ à?

Tom gãi đầu:

- Tớ mới bị vợ đuổi ra khỏi nhà đây. Phụ nữ đúng là quá khó hiểu mà!

Bob nhướn mày:

- Thế cậu đã làm gì đến mức bị đuổi thế này?
Tom thở dài:

- Hôm nay là sinh nhật vợ tớ. Rút kinh nghiệm mấy năm trước, tớ đã hỏi ý kiến cô ấy rồi mới mua quà vậy mà vẫn không vừa ý nữa.

Bob tò mò:

- Cậu mua gì?

Tom nhún vai:

- Vợ tớ bảo cứ mua thứ gì khiến khuôn mặt cô ấy thêm phần xinh đẹp. Tớ mua 10 lốc khẩu trang y tế cho cô ấy luôn, vậy mà vẫn bị đuổi. 

- !!!

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Tản mạn : "ÁO BAY MỞ KHÉP NIỀM TÂM SỰ "- Diệu Hương


"ÁO BAY MỞ KHÉP NIỀM TÂM SỰ "

K15GrandCenturySJ101418NQ K15 dưới chân Đức Trần Hưng Đạo(San Jose) Kim Hường, Thành, Diệu Hương, Đức, Nam, Hùng


Mùa Thu ở San Jose hôm nay, chủ nhật 14 tháng 10 2018, êm đềm, đẹp hơn vì có họp mặt ngẫu hứng tình cờ của 6 chs NQ khóa 15 ở cafe Paloma, San Jose, California.
.
Vì là bạn từ thời trung học, ngây thơ, thánh thiện nên đứa nào cũng vui khi gặp nhau. Vì không những chỉ gặp nhau, mà còn gặp lại thời mới lớn đẹp nhất đời người của mình.

Nguyễn Hoàng Nam (9/3) bay qua từ Texas thăm Võ Quốc Hùng (9/3) với lời than:

- Không biết tui nợ thằng này từ kiếp nào? Nó chẳng bao giờ qua thăm tui, mà tui phải lê thân... sắp già qua thăm nó gần như mỗi năm!

Võ Quốc Hùng cười khoái trá như... chủ nợ thứ thiệt.

Cũng lối nói rất bộc trực như thời 15, 16, sáng nay khi nói chuyện với tôi qua face time, câu đầu tiên Nguyễn Hoàng Nam "phán" là:

- Sao bây giờ cắt tóc như con trai vậy?

Đang cuốn tóc lên cao dọn dẹp nhà cửa cuối tuần, tôi trả lời:

- Dọn dẹp, nấu bếp, mà để "tóc thề bay trong gió" thì mất vệ sinh, và làm chậm lắm Nam ơi!

Đó là lối nói chuyện rất học trò, rất thành thật, có sao nói vậy người ơi, không sáo rỗng, không giữ kẽ như bạn đi làm, hay bạn xã giao.

Qua điện thoai, nghe Nam điểm danh bạn bè họp mặt, thấy toàn là các nam sinh 9/3, tôi rủ Cao Kim Hường (9/4) cùng đến để khỏi bị cảnh "hoa... gần héo bị lạc giữa rừng gươm... sắp cùn".

Và như vậy, chúng tôi đã có một cuộc họp mặt ngẫu hứng rất vui gồm có Nguyễn Hoàng Nam, Võ Quốc Hùng, Đỗ Minh Thành, và Lê Hữu Đức của 9/3, Cao Kim Hường từ 9/4, và tôi thuộc 9/1.

K15Paloma101418

Dù đã qua Mỹ từ tháng 4/75 như Thành: thời gian ở Mỹ gần gấp đôi thời gian ở quê nhà như tôi; ở Mỹ trên dưới 2 thập niên như Nam, Hùng,Kim Hường: hay mới chân ướt chân ráo mới hơn 2 năm như Đức; dù tuổi đời đã gấp x lần thời ngồi trong khung cửa lớp Ngô Quyền, chúng tôi đều chuyện trò như thời đi học, và đều thấy lại thời mới lớn đẹp nhất đời người của chính mình.

"Tụi con gái" nghe "tụi con trai" kể về "hạnh phúc" khi trời có gió, căng mắt nhìn "chữ V ngược" ở chỗ xẻ eo áo dài của nữ sinh, mà tròn mắt ngạc nhiên. Vì thú thật, hồi xưa , chúng tôi các nữ sinh 9/1, rất thích trời có gió vì câu hát "áo bay mở khép niềm tâm sự".
(dù "tâm sự" của tuổi 15 đơn giản còn hơn 1+1 =2)

Mãi 43 năm sau, mới biết "tụi con trai" ngày nào cũng "cầu trời gió lên gió nữa lên"
để nhìn "chữ V ngược" từ eo của "tụi con gái" cùng khóa .

Tôi chợt nghĩ bây giờ chữ V không còn sắc nét, tươi mát như thời 15, 17 thì may quá mắt của các ông dù phải đeo kính cũng không còn tinh tường như hồi xưa.

Mới biết hồi xưa, chúng tôi ngây thơ thiệt, "chỉ biết học thôi chả biết gì"!

Còn nhiều kỷ niệm được nhắc đến, nhưng chỉ xin chia sẻ chuyện "áo bay mở khép niềm tâm sự" của tụi con gái, và chuyện "lạy trời gió lên" của tụi con trai.

Quý anh chị các khóa trên đọc có thấy... quen quen không?

Mùa hè năm tới, K15 gặp nhau hy vọng đông gấp đôi, để còn có dịp "mời người lên xe tìm về quá khứ" nhiều hơn.

Quá khứ học trò mất đi không còn, nhưng đôi khi tìm lại được trong mắt nhau, đôi mắt có mây mùa thu lãng đãng như mùa thu San Jose.


Nguyễn Trần Diệu Hương
9/1 K15 (15-10-2018)

Truyện : MUỘN... - Ngan Lee Chau gt.



Cha mẹ thương con biển hồ lai láng 
Con thương cha mẹ tính tháng tính ngày! 
MUỘN…..

Mẹ gọi điện cho dì, hắt vào máy điện thoại những tiếng gắt gỏng:
-“Để bà ở bên ấy thêm một tuần nữa thì đã sao? Rồi thì tôi trông bà bù hai tuần. Liền hai tuần được chưa? Tôi có việc chứ nếu không thì tôi chẳng phải tốn hơi nhờ dì…”
Dì chắc chắn cũng cáu gắt lại. Tính dì nóng nảy hơn mẹ nhiều. Từ trước đến nay dì chưa thua mẹ miếng nào. Kể từ khi bà ngọai tôi bước sang tuổi 90, không tự chăm sóc bản thân được nữa, dì và mẹ thỏa thuận với nhau rằng mỗi người trông nom bà một tuần. Cũng kể từ đó bà như quả bóng bị đá từ đầu sân này sang đầu sân kia và ngược lại.
Mẹ và dì nói với nhau trong điện thoại suốt nửa tiếng đồng hồ. Mặt mẹ đỏ phừng phừng, hai hàng lông mày của mẹ rướn lên hết cỡ. Mẹ nhắc lại một số lỗi lầm điển hình của dì. Rồi mẹ kết luận: “Mày chỉ được cái bộ mồm!”.
Theo dõi cuộc trò chuyện của hai chị em mẹ, bố tôi lẩm bẩm: “Chị em gì mà như chó với mèo!” Mẹ chưa rảnh tay để hục hặc với bố ngay lúc ấy. Kết thúc cuộc điện đàm, mẹ quay sang bố dằn từng tiếng:
-“Việc của chị em tôi không bận gì đến ông!”
Bố im lặng. Bố im lặng nghĩa là bố thây kệ, mọi chuyện muốn ra sao thì ra. Dù biết điều gì đó nên nói nhưng bố cũng chẳng thèm hé răng.
Một tuần trôi qua. Việc bận của mẹ là việc đi chùa theo kiểu đi “tua”: Đi mười bảy chùa trong một tuần. Ăn chay toàn diện. Thành tâm cúng lễ. Tối Chủ Nhật mẹ mới về nhà, không ăn uống, chỉ tắm rửa qua quýt là mẹ lăn ra ngủ. Bố thây kệ.
Bố không nói lại cho mẹ rằng sáng Thứ Hai, sau khi mẹ đã lên xe cùng với đoàn hành hương, dì gọi điện tới, cáu gắt, nói rằng mẹ nhất định phải sang đón bà, vì dì cũng bận. Và vì tuần đó là phiên mẹ trông bà.
Dì không đời nào chịu bị buộc chân ở nhà, trong khi mẹ cố tình trốn tránh trách nhiệm. Mẹ ích kỷ, còn dì cũng không phải là người dễ nhân nhượng. Đấy là tất cả những gì bố biết được qua cú điện thoại bố buộc phải nghe trong lúc mẹ vắng nhà. Bố vẫn nhớ những lời dì nói trong điện thoại. Nhưng bố kệ, không nói lại cho mẹ biết.
Ngày thứ hai của tuần tiếp theo bắt đầu. Ngày thứ hai bắt đầu phiên mẹ trông bà, và mẹ sẽ trông bà hai tuần liền để bù cho cả tuần trước mẹ đi chùa. Đến tận tối vẫn chưa thấy dì đưa bà sang nhà mẹ. Vẫn tức dì nên mẹ không gọi điện sang nhà dì hỏi tại sao lại như vậy. Cũng có khi mẹ nghĩ cứ để dì trông bà được bao lâu thì trông, khi nào dì đưa bà sang thì lúc ấy mới đến lượt mẹ, việc gì phải bănkhoăn.
Một tháng rưỡi trôi qua… Bà chưa được dì đưa sang nhà mẹ. Mẹ và dì vẫn giận nhau, không ai gọi điện cho ai.
Thế rồi một hôm trước cổng nhà mẹ xuất hiện cậu con cả của dì. Cậu ta sinh sống ở nước ngoài, lần này đưa vợ chưa cưới về ra mắt gia đình:
-“Chào bác, cháu đưa một nửa của cháu sang chào bà và hai bác đây ạ.”
Cậu ta vừa cười vừa nói trong lúc mẹ ra mở cổng. Mẹ gật đầu chào, hơi hé miệng cười lấy lệ. Cậu ta hỏi:
-“Bà đâu hả bác?”
Mẹ cười thành tiếng:
-“Thằng này, đi Tây về biết hỏi nỡm nhỉ!”
Nhưng cậu ta có vẻ không phiền hà gì lời trách khéo của mẹ tôi mà hỏi nói tiếp:
-“Bà ở trên gác, phải không ạ? Không phải gọi bà xuống đâu. Chúng cháu lên chào bà.”.
Cậu ta vừa nói, vừa cầm tay vợ chưa cưới kéo lên cầu thang.
Mẹ đứng khựng lại như người bị sét đánh vội trả lời thằng cháu:
-“Bà vẫn ở bên ấy mà, bên nhà cháu chứ đâu.”
-“Hì hì, bác cứ đùa!”
-“Không, bà vẫn ở bên ấy mà.”
Mẹ đứng ở chân cầu thang, nhìn quanh ngơ ngác như người mất trí. Thế rồi bốn cái điện thoại cùng hoạt động một lúc.
Tiếng bấm máy tít tít.
Mẹ kêu trời bằng giọng thất thanh.
Cậu con cả nhà dì dắt bạn gái lao ra cổng.
Chuông điện thoại reo.
Tiếng dì kêu khóc ở đầu dây bên kia nghe váng cả óc. Dì kêu:
-“Ôi giời ơi là giời! Mẹ tôi đi đâu hả giời? Sáng Thứ Hai đó, mẹ xách túi quần áo đi ra ngõ, bảo: Mẹ về bên kia đây. Chị cả mày đón mẹ ở ngoài ngõ kia rồi”. Tôi đang bận trông chảo cá rán, chẳng ngó ra được, cứ ngỡ mẹ được đón sang bên ấy rồi. Ai ngờ! Ối mẹ ơi, giờ này mẹ ở đâu, mẹ ơi!”.
Suốt nửa năm trời người của hai nhà chúng tôi đi tìm bà khắp nơi. Chúng tôi đăng tin tìm bà trên nhiều tờ báo giấy, báo điện tử, đăng tin cả trên truyền hình. Chẳng ai biết bà đang ở đâu. Cách đây hai tuần, bỗng nhiên có một người đàn ông tìm đến nhà tôi gặp mẹ. Ông ấy đưa cho mẹ xem một tờ báo có đăng tin bà ngoại tôi mất tích… Rồi ông ấy lấy từ trong chiếc ba lô đã cũ ra một chiếc túi vải. Mẹ tôi trông thấy chiếc túi vải, bật khóc nức nở. Chiếc túi vải đó là túi đựng quần áo của bà. Chính tay người đàn ông đó đã đặt bà vào chiếc quan tài mà ông tự bỏ tiền ra mua sau khi phát giác ra thấy bà ngoại tôi nằm còng queo trước cổng nhà ông, không động cựa và không còn thở…
Chiều muộn hôm đó, tại một nghĩa trang cách nhà chúng tôi gần 60km, mẹ tôi và dì, hai đứa con gái của bà ngoại tôi, khóc ngất trước nấm mộ phủ đầy cỏ xanh rì.
Một người đi xe máy trên đường, dừng lại bên rìa nghĩa trang nhìn cảnh dì và mẹ tôi khóc vật vã, bùi ngùi nói:
-“Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá!”./.