Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Suy ngẫm : CON XIN LỖI NGÀI ! - Mily Kim.

 



“CON XIN LỖI NGÀI...!”

Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một  tràng hạt gỗ và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.

Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng:

-Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à...?

Cụ già thản nhiên trả lời:

-Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao...?

Người thanh niên xấc xược trả lời:

-Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết...

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên:

-Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không...?”.

Người sinh viên nhanh nhảu trả lời:

“Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”

Cụ già..., từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: “Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.”

Louis Pasteur, nhà bác học nổi tiếng người Pháp sống thế kỷ 19, cha đẻ của lý thuyết lên men, vi khuẩn và vaccin trừ bệnh chó dại. 

Khi Ông mất, chính phủ Pháp tổ chức Quốc tang và trên đường linh cữu ông đi qua, từng đám người quì xuống chan hoà nước mắt...!

Trong lịch sử, ít có nhà bác học nào mà nhân loại tỏ lòng biết ơn sâu sắc như thế. Vậy mà nhà bác học vĩ đại này đã say mê tràng hạt Mân Côi...!

Tại Việt Nam, tượng Ông có ở Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang và những nơi khác...

Trên Thế giới, có bao nhiêu quốc gia dựng tượng Ông và trân trọng mang tên để vinh danh ông, nhà Khoa học nổi tiếng thế giới...!

Bạn và tôi có tài giỏi hơn nhà khoa học không...?

"Càng nghiên cứu Khoa học, tôi càng tin vào Ơn Trên dù là Vô hình..”

Đúng là như vậy...!

Đứng trước vũ trụ bao la, chúng ta thật nhỏ bé. Ta chỉ là Một chấm rất nhỏ, một hạt cát li ti. Ta chỉ là tạo vật bùn đất, nay còn mai mất mà thôi...! 


Sưu tầm MILY KIM ( fb )

Cuộc đời : NHỮNG CẢNH ĐỜI... - Nguyen Huy

 




NHỮNG CẢNH ĐỜI SAU KÍNH HẬU.

Tôi gọi chiếc taxi sau khi rời đám cưới của thằng em kết nghĩa. Trời Sài Thành đang mưa.

Hồi nó qua Nhật mới 15, 16 tuổi, thông minh nhưng không có điều kiện đi học. Ở trại tị nạn 3 năm ra đi làm luôn, tự học bằng những cuốn truyện tranh manga. Sau đó nó di dân qua Úc, bẵng đi gần 10 năm, xấp xỉ tuổi 40 mới về VN lấy cô bé quen biết với gia đình. Thật tình cờ, tôi cũng về quê trong dịp này nên được đi dự đám cưới của nó, anh em bao nhiêu năm gặp lại đủ thứ chuyện để hàn huyên.


Lòng còn lâng lâng men nồng, tôi nhảy lên chiếc xe mới biết tài xế là một phụ nữ qua giọng nói. Tôi cũng chẳng nhìn gương mặt cô ta, trả lời cái tên khách sạn gần AEON Tân Phú cho cô chạy.

7,8 năm trước đây, phụ nữ lái taxi vẫn còn là hiếm ở VN đối với tôi. Đương còn dài nên tôi bắt chuyện.

-Chạy về AEON thế nào cũng đi ngang nghĩa địa Bình Hưng Hòa, chị không sợ hả?

-Dạ thỉnh thoảng cũng sợ chứ anh, có lần chở khách xong quay về, đã hơn 12 giờ khuya, dù đường vẫn còn người đi qua lại đó nhưng có cảm giác như ai đang ở trong xe mình, không dám nhìn ra đằng sau chỉ cắm đầu chạy cho lẹ.

-Hình như chị không phải người ở đây.

-Đúng rồi anh, em quê Phú Yên, vào Nha Trang ở thời gian rồi bỏ vô Sài Gòn lập nghiệp. Nói lập nghiệp cho oai chứ em đi làm thuê, ai mướn gì em làm ấy.

Tôi không nói mình thân phận từ nước ngoài về cho chị tự nhiên. Chỉ bâng quơ…

-Vậy giống tôi, sinh ở Nha Trang rồi đi tứ xứ. Mà cô thân một mình vào đây hả hay đi với ai? Trời mưa lớn cô cứ chạy từ từ, tôi không có gì vội.

-Em vào một mình, lúc đó em đã có chồng, nhưng có cũng như không. Người ta mai mối qua ba má, làm dâu cho một gia đình khá giả ở Nha Trang, nhà em thì không đủ ăn đủ mặc. Em nghe lời ba má với hy vọng có cuộc sống hạnh phúc, nhưng em lầm. Người ta không quan tâm gì tới em, chỉ một tháng anh ấy không còn ở nhà, nghe mong manh đi sống với ai khác. Không thấy tin tức gì. Ở thấy ngột ngạt không khác gì con ở, em bỏ đi, sau đó biết mình mang bầu.

Tôi chăm chú theo dõi câu chuyện của chị tài xế. “Trời! rồi sao chị sống ở mảnh đất Sài Gòn này được khi trong bụng có cái bào thai”!


-Vào Sài Gòn một buổi tối trời mưa như đêm nay 18 năm trước, bụng đói em khuỵu chân trước một cửa nhà gần ga xe lửa. Thấy tiếng động chủ nhà mở cửa, hai ông bà có tuổi hỏi han. Em thật tình kể chuyện mình, ông bà cho ăn xong nói: -âu cũng là cái duyên, hay con ở đây giúp việc cho ông bà, không có lương lậu gì đâu, có gì ăn đó; lúc nào con tìm được việc làm thích hợp rồi muốn đi đâu tùy con.

Em chỉ cần có vậy, từ đó em sống với ông bà, được biết hai ông bà từng là giáo viên nhưng đã nghỉ dạy; có con đi ngoại quốc gởi tiền về nên cuộc sống không đến nỗi nào. Con gái em sinh ra cũng được ông bà chăm sóc coi như cháu. Năm lên cấp 3, ông bà bảo em: “Con gái con cũng lớn rồi, con cũng cần cuộc sống độc lập, tìm công việc gì làm để nuôi con, ông bà cho con miếng đất nhỏ, coi như tiền công của con giúp việc nhà cho ông bà mười mấy năm qua. Sẽ cho con mượn tiền cất căn nhà nhỏ 2 mẹ con ở, lỡ lúc ông bà mất thì cũng có chút tài sản của mình.

Cuộc đời em gặp hai ông bà giáo Sài Gòn như là chuyện cổ tích. Có thể anh không tin nhưng đó là sự thực. Được cái con gái em rất ngoan, thương ông bà ngoại nuôi lắm và học giỏi, năm nay nó tốt nghiệp cấp 3, em ráng làm cho nó vào đại học.

-Chị không nghĩ tới chuyện tìm lại cha của cháu hả?

-Không anh, người ta đã bỏ mình thì đâu còn ý nghĩa gì, với lại họ không biết có giọt máu trong bụng em. Thôi cứ như thế này mà em hạnh phúc. Ở với ông bà giáo em ngộ ra nhiều điều, mình sống tốt sẽ nhận lại điều may mắn.


Câu chuyện làm tôi nghĩ tới cái tình người Sài Gòn như hai ông bà giáo, xưa nhiều nay hiếm; đúng là chuyện cổ tích của đời thường.

Chiếc xe dừng lại trước khách sạn, tôi rút ra 1 triệu gởi chị, nói là làm quà cho cháu mùa thi. Chị rơm rớm nước mắt. Trời Sài Gòn vẫn đổ mưa, tôi nhớ tới buổi tối Chị lê lết đi tìm một chỗ trú thân. Tôi cũng nhớ tới một đêm mưa bão tầm tã cuối tháng 6 đưa tôi rời quê hương tìm nơi nương náu mới.

Nguồn: HUY NGUYEN.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

Qua rồi : GIẢI NGHỆ - Lão Ngoan Đồng (fb)

 



GIẢI NGHỆ.

Sau tháng 4 -1975 , gia đình tôi đi vùng kinh tế mới  .

    Đây là một vùng bán sơn địa , rừng nguyên sinh còn thâm u bao quanh một cánh đồng và một buôn người Thượng nằm lọt thỏm ở giửa , chiều xuống là nghe tiếng Vượn hú gọi đàn lảnh lót vang cả vạt rừng , rồi tôi cũng tập tành theo Cha đi rừng , lội suối , bắt cá , cuộc sống cứ trôi tới dần rồi cũng quen . Tôi hay lên nhà của một người có tiếng tăm vùng đó tên là Ông Tư Bường , chủ yếu là tôi tò mò xem thú rừng của Cha con ông ấy đi săn về , lúc thì khỉ , heo rừng , mễn , chồn cheo .vvv...con Khỉ là nhìn ghê nhất khi nó chết , nó nhe hết 2 hàm răng nanh ra ngoài nhìn kinh tợn lắm , gớm hơn là khi nó được cạo lông sạch sẽ trắng tươi nhìn không khác gì đứa con nít , vậy mà không hiểu sao họ ăn thịt được , chắc họ quen với tư duy đơn giản rừng rú hoang dã , chỉ cần có cái ăn cái mặc là đủ , ông Bác này nổi tiếng là bắn không cần ngắm vào đầu ruồi súng  , mà chỉ cần đưa súng lên đúng tầm là bóp cò 10 phát là trúng cả 9 , Ông sử dụng cây CKC , nó là súng trường  của LX chế tạo từ hồi cuối Đệ Nhị Thế Chiến , loại này nòng dài 520 mm , dùng cho chiến thuật bắn tỉa , nó là súng trường bán tự động kẹp đạn 10 v , sử dụng đạn 7.62× 39mmR , tác xạ 1000 m , hiệu quả sát thương chính xác 400m , ưu thế của nó như vậy nên dân săn thú chuộng lắm , vì nó sử dụng chung với đạn Ak 47 , nó chỉ nặng 3.8 kg .

    Rồi một buổi sáng gia đình ông bị tai nạn , Tôi và mọi người đến thăm , thấy A con trai ông đang nằm thở thoi thóp , máu me đầm đìa , Nghe kể lại đêm qua 2 Cha con đi săn , Ông thì cầm súng đội đèn chạy dí theo con thú , Anh con trai thì phải ngồi lại chờ , sau một lúc cả nửa giờ dí theo thì ông thấy con thú đứng lại  nheo một mắt chịu đèn , mắt màu nâu to sáng , Ông chắc mẫm đây là con thú lớn rồi , Ông đưa súng lên đúng tầm bóp cò với tài nghệ Thiện xạ bậc nhất không cần ngắm của mình , sau tiếng súng nổ đanh gọn , thì kèm theo tiếng kêu thất thanh của A con trai , chết con rồi Ba ơi , thì ra lúc theo con thú nó chạy vòng tròn đến gần chổ Anh con trai ngồi chờ,  trên tay anh ta cầm cây đèn pin , khi đèn săn của ông lia ngang gặp chóa đèn pin của anh con trai phản chiếu lại , ông nhầm là mắt thú đang nheo , đưa súng lên lệch xuống về phía trái 15cm , ông tính rằng đường đạn sẽ trúng vào não hay khớp cổ và sọ con thú , đây tử huyệt , anh con trai ngồi thế chồm hổm hình chử Mã , tay cầm đèn pin để trên đầu gối nên đường đạn trúng vào đùi , cách đầu gối đúng 15 cm , nhưng vẩn còn may là anh ta không để đèn pin tầm ở ngực . Ông nói vì quá say con mồi nên Ma xui Quỷ dắt ông rơi vào một hoàn cảnh mà  một thợ săn lão luyện như ông không thể nào bị một cái lổi sơ đẳng này , chắc Thần rừng đã phạt tôi và bắt giải nghệ rồi .

      Thời gian sau Tôi cũng lên chơi , nhưng nhà ông chẳng có một tí thịt rừng nào , cây súng CKC cũng biến mất  không thấy còn treo trên vách như ngày xưa .


LUẬT RỪNG .

Cũng vùng này còn có một cao thủ khác trong làng săn , tài nghệ thiện xạ tám mười với ông Tư Bường . 

     Đó là Tám Bồng , người này  nhìn tướng tá bặm trợn , mắt lúc nào cũng vằn lên những tia máu , hù con nít là té đái ,  ông sống một mình không có vợ con gia đình gì cả , có thói quen nhậu thịt rừng hàng ngày mà cả tuần nay không có tí nào , vì bạn săn của ông mắc việc nhà ngoài Thị Trấn Huyện cả tuần nay rồi , máu săn bức rức ghiền chịu không nổi , vậy là 10 giờ đêm ông đội đèn vác súng, hướng về cửa rừng thẳng tiến  đi một mạch , súng Tám Bồng đi săn là một loại súng trường không tự động , du kích Vn thường gọi là (Trường bá đỏ )lên đạn từng phát , Súng này của đế chế Nga Hoàng Sx năm 1890 trước Đệ nhất Thế Chiến , dân săn Nga gọi tên Mosin Nagant,  Súng sử dụng đạn 7.62×54mmR rất uy lực công phá , có ưu điểm như vậy nên dân săn Vn rất thích dùng để săn Nai chà , bò tót , Min , kể cả voi chỉ có cái là nặng tới 4.5 kg so với  CKC 3,8kg.

Vào đến rừng thì mùa này khô ráo , có trăng non nên Nai mễn cũng hay tìm ra những trảng cỏ tranh để kiếm ăn , điều này cũng nguy hiểm cho thợ săn đi một mình khi phải đối mặt với Mãnh thú , vì cũng là bãi săn mồi của chúng . Sự ngang tàng và máu ghiền bắn giết của Tám Bồng sẳn có nên ông cũng chẵng tè , bất chợt đèn săn của ông bắt được mắt thú ,vậy là đôi chân thoăn thoắt bám theo sát nút , có lúc nó đứng lại nheo mắt chịu đèn một chút rồi lại chạy , gần 1 tiếng đồng hồ theo dấu mắt, nó chạy quanh  hết đường biên của cái trảng tranh khổng lồ này , người mệt thú cũng mệt nên nó đứng lại , ông nhìn kỷ hơn thì ra là một con mễn đang có chửa bụng to căng tròn , theo tập tục của vùng thì thợ săn rừng này đại kỵ bắn những con thú đang có chữa , nhưng hôm nay Tám Bồng nổi loạn phá lệ , máu ghiền bắn giết , mắt ông long lên giương súng nhắm mục tiêu bóp cò , sau tiếng súng nổ , cách hơn 200 m mà ông vẩn nghe tiếng thân hình con vật đổ xuống va chạm mặt đất , âm thanh đó đã làm độ ghiền của gã thợ săn máu lửa sướng tê người , 


Ông bước đến xem con vật to chính xác bao nhiêu, bất ngờ ông há hốc mồm sợ hãi tột độ ,đây không phải là con mễn chửa mà là một người đàn bà đang có chửa nằm sóng soài với vết thương thũng ngực máu lênh láng , ông ta ú ớ một hồi rồi định thần lại , nhìn quanh hiểu rằng chỉ có mổi mình ông đêm nay trong rừng , khi ông đi thì cũng không ai thấy ai biết , nghĩ như thế nên ông kéo chà lá cây đậy kín xác người đàn bà chửa kia lại , rồi ra khỏi rừng nhanh chân về nhà  , Ông không ngũ được trằn trọc mãi , lo lắng sợ hãi , đến mặt trời lên sáng trắng  mà ông nhìn nó u ám như mùa bão , nổi sợ hãi xâm chiếm tâm trí , cứ ong ong trong đầu tội đã giết 2 mạng người , một lúc sau ông nghe tiếng cười nói râm ran của một nhóm người thượng , ông lú đầu ra nhìn xem chuyện gì ,thì thấy 4,5 người Thượng đang dùng đòn khệ nệ khiêng một con mễn chửa hơn 100kg , ông hỏi gặp con này ở đâu , thì họ chỉ đúng vị trí ông dấu xác người đàn bà chửa .

    Nghe xong mặt ông tím lại , sợ hãi tột cùng làm tim ông muốn bung ra khỏi ngực , ông cảm thấy có một thế lực bí ẩn nào đó như những con Ma rừng , đang vây quanh chuẩn bị lấy mạng ông .

    Sau bửa đó thì ông đi đâu không rõ tung tích cho tới tận bây giờ .

LÃO NGOAN ĐỒNG (FB) 

Thư giãn : CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA! - Bùi Mạnh Toàn (fb)

 



CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA! 


Tôi năm nay 35 t.uổi, đã có một đời chồng và một cậu con trai 10 t.uổi. Hôn nhân của tôi là minh chứng thực tế nhất cho việc bố mẹ muốn con cái lấy ai thì có thể không lấy nhưng đã phản đối lấy ai thì nên nghe.


Tôi và chồng cũ lấy nhau được 4 năm đã phải lôi nhau ra tòa rồi, chẳng có gì phải tranh chấp nên tòa giải quyết cũng nhanh. Mà cũng làm gì có gì để tranh với chẳng chấp đâu, nhà ở thuê, có cái gì anh ta đem đi bán bằng sạch trả nợ cờ bạc ẩn mình đến khi nợ đến nhà mới biết, đến con cái anh ta cũng không có khả năng nuôi thì tranh chấp cái gì.


Cũng may tôi không phụ thuộc kinh tế ai nên tôi nuôi con được. Từ đó đến giờ mẹ con tôi ở cùng với ông bà ngoại, nhà ông bà ngoại rộng rãi nhà xưa, nhà vườn khoảng gần 500m2, bên Đông Anh. Hồi thằng bé lên 8 t.uổi tôi cũng có mua được một căn chung cư nhưng bây giờ đang cho thuê vì ông bà vẫn muốn ở cùng với con cháu.


Đợt này, em gái tôi sắp lấy chồng nên tôi cũng càng không muốn chuyển ra ở riêng vì để ông bà ở một mình tôi cũng không yên tâm mà về nhà mới có mỗi hai mẹ con thui thủi với nhau tôi cũng buồn.


Cái Quyên – em gái tôi nó cũng là đứa giỏi giang nhưng mải lo sự nghiệp bây giờ 28 t.uổi mới tính đến chuyện lấy chồng. Quyên có đủ một căn hộ đang cho thuê gần chỗ làm việc và tài khoản đủ mua xe hơi và còn dư. Thật ra thời đại bây giờ tôi thấy 28 t.uổi mới kết hôn cũng chẳng có gì là muộn cả vì bây giờ phụ nữ vất vả lắm, không tự chủ kinh tế thì cái gì nó cũng khó khăn hơn.


Mấy lần cái Quyên đưa người yêu về ra mắt thì bố mẹ tôi không hài lòng đâu, bản thân tôi cũng thấy cậu này không ổn nhưng cả nhà cứ bảo nhau là thôi mình chẳng tiếp xúc với người ta nhiều, mình không nên đ.ánh giá phiến diện. Thế nhưng quả thật là càng ngày nhà tôi càng thấy cậu này không ổn chút nào.


Mấy lần sang nhà tôi chơi, cậu này toàn đi tay không. Nói thật là nhà tôi có cần gì đâu, cậu ấy mang đến cân hoa quả cũng được nhưng nó thể hiện là cậu ấy biết đối nội đối ngoại và tôn trọng bố mẹ người yêu nhưng cậu này chưa bao giờ cầm được cái gì sang biếu người lớn cả.


Ăn cơm bữa nào cậu ấy cũng không hài lòng cái gì đó. Bữa thì cậu ấy nói khéo là nhà tôi mời khách mà ít món, bữa thì cậu ý quay sang trách cái Quyên biết cậu ấy không thích gà luộc rồi còn cố tình làm, bữa thì cậu ấy sưng mặt suốt vì mẹ con tôi đi làm về nấu hơi muộn làm cậu ấy phải chờ lâu…


Sau tất cả, mẹ tôi gọi cái Quyên ra nói chuyện.


- Không phải là nó không biết phép tắc mà nó đang bắt đầu nắn gân con. Nó đang thể hiện với bên thông gia tương lai là gia đình nó trên phân nhà mình. Mẹ thì mẹ không đồng ý, còn chồng là do con chọn, mẹ không nói nhiều không lại thành ra mẹ can thiệp quá chuyện hôn nhân của con cái.


Quyên nó là đứa tỉnh táo, nó cũng không phải không nhìn nhận ra anh người yêu này có vấn đề nên nó không hề cãi mẹ nửa lời mà chỉ im lặng suy nghĩ.


Hôm vừa rồi, chẳng hề báo trước hay bàn bạc gì với nhà tôi, bố mẹ cậu này tự nhiên mang trầu cau tới rồi bảo “coi như là dạm ngõ”. Cả nhà tôi lẫn cái Quyên đều á khẩu không hiểu chuyện gì.


Trong cuộc nói chuyện đó, bố mẹ tôi cũng khéo léo nói rằng chưa tính đến chuyện cưới hỏi gì vội, cứ để hai đứa tìm hiểu kĩ đã. Ấy vậy nhưng hình như nhà ấy không hiểu hoặc cố tình không hiểu.


Xong cái ngày hôm ấy thì mấy bữa sau cậu người yêu của cái Quyên đến nhà ăn cơm rồi thản nhiên đặt vấn đề.


- Cháu với Quyên đều phải làm ăn ở thành phố nên chắc là cưới xong bọn cháu dọn về ở với hai bác chứ thuê nhà vừa chật hẹp bất tiện lại còn tốn kém.


Bố mẹ tôi tròn mắt nhìn nhau, chưa kịp phản ứng gì thì cậu con rể tương lai lại tiếp tục thao thao bất tuyệt.


- Anh cũng nói thẳng với Quyên là nhà anh chỉ có anh là con trai nên anh phải có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ. Cưới xin rồi anh lo liệu xong dưới nhà thì sẽ đưa bố mẹ lên ở cùng. Em sắp xếp phòng để bố mẹ cho ổn thỏa. Còn cái Phương (em gái cậu ta) nó cũng đang ở nhà thuê, cái này chưa tính vội, cứ để nó ở tạm đấy đã. Anh với bố mẹ ổn định rồi anh sắp xếp cho nó sau.


Đến đây thì nói thật là cả nhà tôi buồn cười chứ không tức tối gì vì cả nhà cùng nghĩ chắc cậu này hơi có vấn đề về nhận thức xã hội một chút chứ người bình thường không ai làm vậy cả!


- Cháu này! Bác nghĩ là chắc cháu nhầm lẫn gì chứ cái Quyên nhà bác nó có định cưới xin gì đâu cháu?


Cậu này nghe vậy không thèm trả lời người lớn mà quay ngoắt sang chất vấn người yêu.


- Trầu cau mang đến rồi, giờ ý em làm sao? Không cưới thì cũng tính là một đời chồng rồi, đàn bà con gái gần 30 t.uổi lại còn có một đời chồng thì sau này không thằng nào dám rước em đâu!


Quyên nó nhẹ nhàng vào bếp vác cái giỏ trầu cau úa vàng ra ném thẳng vào người cậu ta rồi mở cửa lôi cổ đuổi ra ngoài. Lương có 13 triệu mà còn nuôi cả bố mẹ trong nhà vợ, chắc thần kinh có vấn đề..


Tôi ngồi trong nhà mà nhịn cười không nổi, trời ơi là trời, nghĩ sao mà đòi mang cả bố cả mẹ cả em gái chui vào nhà người khác ở như vậy. Đã thế còn giở giọng rất chi là ra lệnh cho nhau. Chắc quả này em tôi nó cho “lướt” luôn chứ cưới xin gì nữa! 🤣🙏

BÙI MẠNH TOÀN (FB) 

Thơ: MAI NÀY GIÀ ! - Đồng Ánh Liễu.

 



MAI NÀY GIÀ !

Nếu một ngày ta thật sự già đi

Có quên không những điều giờ rất nhớ

Sớm bình minh có bao giờ bỏ lỡ

Hay ngủ lì kệ mặt trời lên cao?


Nếu mai này ta già sẽ ra sao

Còn ưa thích những sắc màu sặc sỡ

Ngồi ngẩn ngơ ngắm nụ hoa hé nở

Tủm tỉm cười chạm tới một cái tên?


Mai này già có nhớ nhớ quên quên?

Không hứng thú mấy nơi ồn ào nữa

Dậy thật sớm đợi bình minh ngang cửa

Pha tách trà, nghe mấy bài hát xưa.


Mai này già ta còn thích ngắm mưa

Ngồi ngơ ngẩn nghĩ về điều đã cũ

Thương những bức tường loang giờ rêu phủ

Bụi thời gian bạc phếch ánh mắt nào.


Mai này già đếm ngày tháng hư hao

Đốt ngón tay mòn dư theo màu tóc

Ta ngồi đó kể về thời khó nhọc

Cứ nhắc hoài, nhắc mãi điều đã qua.


Mai này già ta còn nhớ về ta

Về cái thời thanh xuân xa tít tắp

Mỗi một năm theo thời gian trầm mặc

Tuổi ta dần mờ nhạt… thôi đếm đong.


Mai này già sẽ sống thật thong dong

Lòng không chứa những giận hờn thương ghét

Tâm nhẹ tênh chẳng ưu phiền mỏi mệt

Như vệt nắng cuối chiều, như mây trắng buông lơi…

Tác giả: Đồng Ánh Liễu.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2024

Hương xưa : PHONG CÁCH SỬ DỤNG... - Hồ Thị Ngọc Trang.

 



PHONG CÁCH SỬ DỤNG NGÔN TỪ 

Tôi có một kinh nghiệm, cũng là một kỷ niệm riêng tư, vui vui và khó quên liên quan đến sự trang trọng và lịch sự trong ngôn từ văn thư hành chánh trước 1975.

Sau biến cố Mậu Thân, tôi rời Huế vào Sài Gòn thi tuyển vào  Đại Học Sư Phạm, ban Anh văn, và trúng tuyển. Từ đó tôi bắt đầu đời sinh viên xa nhà và hằng tháng nhận mandat (giấy chuyển tiền) do ba tôi đều đặn gửi vào. Có một lần đã đến kỳ hạn phải đóng tiền trọ, tiền ăn mà chưa thấy mandat, tôi ‘đánh giây thép’, tức là gửi điện tín về cho ba tôi. Ngay ngày hôm sau tôi nhận được mandat, và một tuần sau tôi nhận được thư của ba tôi giải thích sự việc, trong đó ông gửi kèm văn thư xin lỗi của Ty Bưu Địên đến ông. Ba tôi viết: “Ba gửi văn thư này con xem để hiểu rõ tình hình và tin chắc một điều là không đời nào ba để cho con phải lo lắng chờ đợi.”

Tôi không biết trong thư phàn nàn , ba tôi đã trình bày những gì nhưng hồi đáp của bưu điện thì vô cùng nhanh và họ viết khá công kỹ  và trang trọng. Phần đầu trình bày rõ ràng và cặn kẽ lý do chậm trễ, còn phần cuối như sau: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc rằng chính sự tắc trách của chúng tôi đã làm ảnh hưởng đến việc học tập của quý lệnh ái. Xin ông vui lòng bỏ qua và nhận nơi đây lời xin lỗi chân thành của chúng tôi.”

Mấy chữ “quý lệnh ái” đã làm tôi lúc đó vừa đọc vừa cười ha ha, vì tôi đồ rằng nghe người ta gọi con gái cưng của mình như thế, bao nhiêu bực tức của ba tôi tan biến hết!

HỒ THỊ NGỌC TRANG. 

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2024

Suy ngẫm : CHUYỆN CÂY TRE - St trên FB.

 



CHUYỆN CÂY TRE.

“Cây tre mất 4 năm chỉ tăng thêm 3 cm. Nhưng từ năm thứ năm trở đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ với tốc độ 30 cm mỗi ngày và chỉ mất sáu tuần để phát triển lên 15 mét”.

Đừng nghĩ 4 năm đầu tiên là vô ích, bởi thời gian đó rễ tre kéo dài hàng trăm mét vuông trong đất.

Làm người làm việc cũng tương tự như vậy.

Đừng lo lắng những nỗ lực của bạn tại thời điểm này không được đền đáp, bởi vì những thứ bạn bỏ ra đang là nền tảng vững chắc cho bạn sau này, như rễ tre vậy.

Đời người phải có tích lũy, có bao nhiêu người đã không thể kiên trì như tre chờ đến ngày có thể vượt qua 3 cm?

Hai cây tre giống nhau, một cây dùng làm sáo, một cây dùng làm giá phơi đồ.

Một hôm, cây dùng làm giá phơi đồ mới hỏi cây dùng làm sáo: "Tại sao chúng ta sinh ra cùng một nơi, đều là tre trên núi. Nhưng tôi mỗi ngày đều phải dãi nắng dầm mưa, còn bạn lại rất đáng tiền?"

Sáo trả lời: "Bởi vì bạn chỉ chịu một nhát dao khi bị chặt ra, còn tôi đã trải qua hàng ngàn nhát dao, được người ta chế tạo cẩn thận."

Giá phơi quần áo im lặng.

Đời người cũng như vậy, nếu có thể chịu được cực khổ, cô đơn, cọ xát vào thực tế, dám đảm đương và đứng lên chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, cuộc sống mới có giá trị.

Khi nhìn thấy vinh quang của người khác, bạn không cần phải ghen tức, bởi vì người khác trả giá nhiều hơn bạn.

Một người chịu học, chịu ghi chép, chịu thực hành, trải qua nhiều quá trình thải độc thanh lọc thì sẽ cải thiện sức khỏe nhiều hơn người không chịu làm những việc đó hoặc làm hời hợt.

Con người thời nay chỉ một số ít hướng tới giá trị lâu dài mà đa phần hướng tới cái lợi trước mắt. Vô hình chung chữa lành thuần tự nhiên không có chỗ đứng mà thay vào đó là các biện pháp “trám” vào chỗ khuyết, lâu dài chỗ được “trám” đó lại bong tróc, nứt vỡ, không giải quyết được vấn đề gì, thậm chí còn nặng hơn.

Sưu tầm trên FB. 

Hương xưa : QUÁN CHÈ HIỂN KHÁNH... - Giáng Hương.

 



QUÁN CHÈ HIỂN KHÁNH NGÀY XƯA


Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức

Linh hồn của thạch chè Hiển Khánh là nước đường cát có thả hoa lài

Có lẽ tên gọi “thạch chè Hiển Khánh” cũng thân thuộc với nhiều người như tên gọi của chợ Bàn Cờ vậy. 

Tiệm chè ra đời vào năm 1959 bởi hai đồng sở hữu là bà Trần Nghệ và ông Nguyễn Quý Quyền. Về sau, hai người giao tiệm lại cho chị Nguyễn Thị Nguyệt Minh (con ông Quyền). Tên quán “Hiển Khánh” cũng là tên của một ngôi làng ở Hải Dương, quê của bà Trần Nghệ.

Ban đầu, tiệm chè Hiển Khánh mở ở Đa Kao, gần rạp Cầu Bông nhưng quá chật nên ông Quyền mở thêm một tiệm nữa ở đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) từ năm 1965 và duy trì cho đến ngày nay. Tiệm Hiển Khánh ở Đa Kao thì không còn nữa.

“Tôi chứng kiến có những ông bố dẫn con mình đến ăn chè và nói với con ngày xưa ba má mới quen nhau thường ngồi ở đâu, rất thú vị. Tôi hiểu rằng, quán chè còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm học sinh rất khó phai mờ, vì vậy, quán của tôi cố gắng giữ nguyên những hình ảnh câu thơ, nét chữ từ ngày xưa để có nơi đi về cho người ưa kỷ niệm”, chị Minh chia sẻ.

Chắc nhiều người rất tò mò, không biết quán chè Hiển Khánh có gì hay mà thu hút nhiều người đến như vậy. 

Thời của bà Nghệ những năm 70 thế kỷ trước, món thạch chè rất đơn giản và chỉ có đúng ba món: thạch trắng cắt sợi, chè đậu xanh và chè kho ướp lạnh. Hồi đó ở Sài Gòn, chỉ có một quán duy nhất là Hiển Khánh bán món chè này.

Linh hồn của món chè là nước đường cát có thả hoa lài, do vậy, khi ăn chè, hương hoa lài cứ phảng phất và có một mùi thơm rất khó quên. Chị Minh công nhận rằng, bây giờ hoa lài của quán không thơm bằng hoa lài trước đây, đó là do cách trồng hoa đã thay đổi, chị không có cách gì can thiệp được. Chứ ngày xưa, hương hoa lài thơm lắm, thơm đến nao lòng, chính mùi hương này đã để lại dấu ấn trong khách tới ăn chè.

Món thạch, chè đậu xanh từ lúc mới mở tới bây giờ vẫn y nguyên hương vị. Nếu muốn ăn kiểu xưa, khách đến quán có thể gọi thạch rưới nước đường ướp hoa lài, hoặc thạch cộng với đậu xanh cũng rưới nước đường ướp hoa lài. Sau khi Hiển Khánh xuất hiện khoảng 10 năm thì Sài Gòn mới có thêm những quán khác bán món thạch chè giống như vậy.

Những món bánh nhỏ xinh cũng lưu luyến thực khách qua bao năm nay. Là bánh lá gai, bánh phu thê, bánh đậu xanh… cùng những vần thơ không phai nhòa theo năm tháng được treo hai bên tường:

BÁNH LÁ GAI


Da đen có tấm lòng vàng

Dùng làm đám cưới biếu làng ngày xưa

Dù ai đi sớm về trưa

Ghé vào Hiển Khánh mà mua bánh này

Bánh này ý nghĩa hay hay

Trông thời đen mướt không thay lòng vàng

BÁNH PHU THÊ. 


Bánh ăn nên vợ nên chồng

Ăn vào con cháu Lạc Hồng mến nhau

Từ Nam Quan đến Cà Mau

Yêu nhau ta nhớ dặn nhau nên dùng

Tứ thân phụ mẫu kính chung

Mối tình khắn khít khắp vùng đều khen

Nhãn nhục trong chè thạch nhãn là loại ngon nhất từ Hưng Yên

Thơ chè hoa quyện cùng nhau, chắc là chỉ có ở thạch chè Hiển Khánh. Có giai thoại kể lại rằng, khách của quán còn có thêm nhiều học sinh của trường Gia Long và Petrus Ký (trường Minh Khai và Lê Hồng Phong bây giờ) đến ăn chè, học sinh nào đối được câu đối chủ quán sáng tác treo trên tường thì được tặng bánh, tặng chè.

Chị Minh được má giao cửa hàng từ 20 năm nay, sau khi tiếp nhận quán, chị sáng tạo ra thêm nhiều món chè mới được khách rất ưa chuộng như thạch sen nhãn, sâm bổ lượng, thạch thốt nốt, tổng cộng khoảng 20 món chè…Điều tôi khâm phục nhất là quán vẫn giữ được phong cách dùng hoa lài tươi thả vào nước đường để tạo hương cho món chè chứ không dùng hương liệu. Chị Minh kể, mỗi tháng, chị mua khoảng 1 triệu tiền hoa lài. Khi cơn lốc trà trân châu, chè Thái Lan tràn về Sài Gòn, quán có vắng hơn, doanh thu có thấp đi nhưng nhìn chung, lượng khách quen tới quán vẫn ổn định vì họ ưa hương vị tự nhiên hơn là hương liệu, ưa vị đường không quá ngọt của chè ở đây.

Bí quyết những món chè ngon và quà vặt ngon ở quán còn nằm ở khâu chọn nguyên liệu. Nhãn nhục dùng nấu chè được chị Minh chọn loại ngon nhất từ Hưng Yên, đậu xanh chọn loại đắt tiền nhất, hạt sen và củ sen mua ở Đồng Tháp, hạt thốt nốt dùng loại của Thái Lan. Món bánh gai đặt người Bắc ở vùng Hố Nai Biên Hòa làm theo tiêu chuẩn chị Minh đặt ra, bánh xu xuê (phu thê), bánh đậu xanh nướng đặt người Huế làm.

Tôi kêu một ly chè thạch chan nước đường ướp hoa lài, như cách đây 54 năm. Thạch giòn giòn, nước đường nấu khéo thơm mát, thoảng mùi hoa lài. Lấy một bông hoa lài ngậm ở đầu môi, tôi thấy một mùi thơm thật quyến rũ, như đưa mình trở về những ngày xưa cũ… Cây hoa lài nằm đâu đó ở một góc vườn thơ, không phô trương mà lặng thầm tỏa hương thơm ngát cả đêm.


GIÁNG HƯƠNG. 

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024

Thơ : LÓNG NGÓNG MIỀN XA - Thạch Thảo BD.

 



LÓNG NGÓNG MIỀN XA


Đường đời cách núi ngăn sông

Không dưng có nỗi chờ mong rất là…

Hương thầm bất chợt đơm hoa

Cho đêm lúng liếng môi xa bỗng gần.


Chiều lóng ngóng, tối bâng khuâng

Trăng nghiêng chóp núi, tần ngần thuyền quyên.

Biết rồi mai…biết có duyên?

Sợ dang dở, sợ nhận thiên lũng sầu.


Xòe tay hứng giọt mưa ngâu

Mà thương lữ thứ giang đầu biệt xa.

Có yêu xin chút mặn mà

Trau tria mộng nhỏ, lụa là trầm hương.


Ngõ đời trăm hướng nghìn phương

Nghe lòng thương hết con đường chàng qua.

Quét gom lá rụng chiều tà

Chút duyên tình muộn; biết là về đâu?!


Thạch Thảo BD


Hương xưa : MÌ CHÚ MỪNG... - Biên Hòa tuyển tập.

 



MÌ CHÚ MỪNG - BIÊN HÒA 

Mì chú Mừng thơm ngon, nhất là cọng mì nhỏ, lớn, hoành thánh được làm tại tiệm. Thực khách nào có dịp thấy chú Mừng làm mì thì phải thán phục cách thức nhảy, cán, xắt  sợi mì. Tiếc thay, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, món mì  nầy kể không còn.

Mì chú Mừng đã góp phần tạo dựng nên những món ăn được tiếng ngon của tỉnh Biên Hoà những năm xưa.

(Trích từ Biên Hòa Tuyển Tập.)

Ảnh trên được chụp vào năm 60s đường hẻm vào tiệm mì chú Mừng (Có mũi tên chỉ) trên đường Nguyễn Hữu Cảnh Biên Hòa.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

Dược sĩ viết : AN CUNG NGƯU HOÀNG - Trần Thanh Cảnh.





AN CUNG NGƯU HOÀNG

Bài 5: An Cung Ngưu Hoàng hoàn- đồn thổi và sự thật!

*****

Khoảng độ chục năm trở lại đây, dân tình hay rì rầm bảo nhau mua một thứ thuốc thần kỳ của Trung Quốc (hoặc Hàn Quốc) về cất sẵn trong nhà, phòng khi hữu sự đem ra dùng ngay. Thuốc này nghe nói trị được trăm thứ bệnh, toàn những bệnh thuộc hàng “tứ chứng nan y”! Tôi nghe thấy, chỉ cười, không quan tâm lắm. Bởi cái viên thuốc ấy đắt kinh khủng, có loại tới 100 USD một viên kia đấy. Trong thâm tâm thì nghĩ đây chắc là chiêu trò “phân phối lại lợi nhuận” của mấy tay gian thương nhằm vào các quan tham, ăn lắm của dân, nhiều tiền nhiều vàng rồi lúc nào cũng chỉ lo chết bất đắc kỳ tử thì không kịp lo cho cô bồ nhí thứ xn yên ấm đây mà...

Nhưng hình như không hẳn là vậy.

Đến một cô em tôi vốn dân làm ăn, vừa rồi đi du lịch Hàn Quốc về, cũng hân hoan khoe hộp An Cung Ngưu Hoàng Hoàn mua tận bên đó thì tôi mới giật mình. Chuyện này không đùa được đâu!

Vậy An Cung Ngưu Hoàng Hoàn nó là cái gì?

Đây chính là một bài thuốc đông y cổ phương Trung Hoa được làm thành dạng viên hoàn. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu. Trị các chứng ôn nhiệt, trấn tĩnh, hạ nhiệt, hạ huyết áp...

Thành phần gồm ngưu hoàng, sừng trâu, xạ hương, hoài sơn, gừng, đương quy, mạch môn...

Trong một bài thuốc đông y bao giờ cũng có nhiều vị. Nhưng phải luôn đủ bốn loại vị căn bản: “quân-thần-tá-sứ”, hay là: “vua- quan- sai- lính dẫn đường!”. Trong đó vị “vua” là vị thuốc chủ chốt trong việc chữa bệnh. Còn các thành phần khác là phụ trợ, chất dẫn... Tương tự như bên Tây y, chữa nhiễm trùng thì kháng sinh sẽ là chủ chốt, còn có thể thêm thuốc giảm đau, kháng viêm, tiêu dịch, giảm sốt, vitamin thuốc bổ nâng cao thể trạng.

Với bài “An cung ngưu hoàng” thì ngưu hoàng là vị quân- vua của bài thuốc. Ngưu hoàng là sỏi mật của con bò hoặc trâu, có tên khoa học là Calculus Bovis. Người ta đã phân tích được khá đầy đủ thành phần hóa học của vị thuốc cổ truyền này, gồm có: Acid cholic, Cholesterone, Bilirubin, các muối khoáng và một số acid amin khác. Nói chung không có gì đặc biệt.

Ngưu hoàng là sỏi mật của bò, trâu. Nếu đợi lấy tự nhiên từ giết mổ thì sẽ rất lâu và phập phù cho nên bây giờ người ta đã có công nghệ thiên nhiên nhân tạo chế ngưu hoàng bằng cách tạo ra tổn thương trong túi mật của chúng, cấy vi khuẩn vào... Và thế là có ngưu hoàng, đảm bảo chắc chắn con nào mổ ra cũng có!

Thực chất An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có tác dụng chữa bệnh không?

Nó có tác dụng hạ nhiệt. Nhưng còn lâu mới bằng một viên Paracetamon 500mg mà ta có thể mua tại các nhà thuốc với giá không quá 500 vnd một viên.

Nó có tác dụng hạ huyết áp. Nhưng cũng còn xa mới tốt bằng một viên thuốc hạ huyết áp mà các bác sĩ thường kê đơn để mua, ví dụ như Nifedipine 10mg tại các nhà thuốc cũng chỉ bán khoảng 1000 vnd một viên.

Nó có tác dụng chống đột quỵ như lời đồn thổi, là đang hôn mê tưởng chết, cho uống một viên lại tỉnh như sáo sậu không? Thật ra trong thành phần của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có một số chất có thể làm tan các cục máu đông gây đột quỵ não thật. Thế nhưng làm tiêu các cục máu đông hình thành trong mạch máu não thì An Cung Ngưu Hoàng Hoàn còn xa mới sánh được các biệt dược dùng tại phòng cấp cứu của các bệnh viện hiện nay như Tenecteplase, Desmoteplase...

Nó có đề phòng được đột quỵ không? Về nguyên tắc là có thể, bởi trong đó có một số acid có thể đánh tan các cục máu đông và xơ vữa động mạch, với điều kiện là phải dùng hàng ngày. Thế nhưng dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn hàng ngày là bất khả thi, bởi lý do là đắt và trong thuốc này có những thành phần không ổn định và chưa kiểm soát được, dùng lâu dài sẽ dễ dẫn đến ngộ độc. Thế thì tại sao ta không dùng Aspirin pH8 hàm lượng 81mg, một loại thuốc đã được cả y học thế giới công nhận là đề phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim tốt nhất hiện nay? Mà giá lại rẻ, dễ mua bởi là loại thuốc bán không cần đơn trên toàn cầu. Ngay cả trên mạng Amazon.com họ cũng bán có 14 USD cho một lọ 365 viên, tính ra chưa đến 100 vnd một viên! Nói thêm: tác dụng của Acid salyxylic trong Aspirin khi vào máu nó đánh tan cục máu đông và các mảng xơ vữa trong mạch máu mạnh hơn các acid trong Ngưu Hoàng nhiều lần.

Thế tại sao nó đắt vậy?

Là do tâm lý của dân ta rất ưa thích những lời đồn thổi, một đồn mười, mười đồn trăm... Thế là tác dụng của một viên thuốc bình thường bỗng nhiên được vống lên cao chót vót vượt xa giá trị thực của nó. Và lại được sự tiếp tay của vài thày thuốc bất lương, rỉ luôn vào tai người nhà bệnh nhân của mình, lên phố Lãn Ông, phố Thuốc Bắc, đến hiệu XYZ... mua ngay về cho cụ dùng, còn nước còn tát. Thực ra các vị ấy biết thừa, một khi bệnh nhân đã đột quỵ hôn mê, đã can thiệp bằng các thuốc men và phương tiện hiện đại thì khả năng tỉnh lại, hồi phục hay không là khi đó chủ yếu do cơ địa của bệnh nhân. Cái này xưa nay đã tổng kết ở câu, “phúc chủ lộc thày”! Thế tại sao các “thày” ấy vẫn bảo mua An Cung về uống? Thật chính xác, cái sự này chung quy cũng chỉ là số phần trăm hoa hồng béo bở mà nhà thuốc lạ quả cho bác sĩ mà thôi!

Nhân đây xin nói là, đột quỵ não thường có hai thể: Đột quỵ do vỡ mạch máu não và đột quỵ do tắc mạch máu não (nhồi máu). Trong trường hợp đột quỵ do nhồi máu thì uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn vào ít nhiều còn có tác dụng. Nhưng nếu đột quỵ do vỡ mạch máu não thì uống vào cực nguy. Bởi người ta đang cần thiết phải cầm không cho máu chảy ra tràn ngập não nữa mà lại cho uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn làm máu loãng, chảy nhiều hơn thì sẽ làm tình trạng bệnh nhân cực kỳ trầm trọng hơn. Cho nên trong mọi trường hợp đột quỵ hãy để bệnh nhân nằm yên và gọi bác sĩ xử lý ban đầu, rồi gọi xe cấp cứu đưa vào bệnh viện là tốt nhất.

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn như đã nói đó là một trong những bài thuốc cổ phương điển hình của y học phương Đông. Thế nhưng cũng như mọi mặt trong đời sống xã hội hiện nay, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật mà rằng, nền văn minh phương Tây hiện đại đã thắng thế tuyệt đối nền văn minh phương Đông rồi. Trong lĩnh vực y học thì điều đó càng rõ: chủ nghĩa kinh nghiệm của Đông y đã thua xa những tiến bộ y học hiện đại trong việc phòng chữa các bệnh cho con người dựa trên các tư duy triết lý và kết quả nghiên cứu về cơ thể con người của khoa học phương Tây. Vậy thì có lý do gì để chúng ta đốt tiền vào những việc vô nghĩa kiểu như cô em tôi, đi mua một loại thuốc cũng vô nghĩa không kém là An Cung Ngưu Hoàng Hoàn về? Để rồi chính cô ấy vừa bị lên một cơn tăng huyết áp phải vào viện cấp cứu gấp chứ không thì...

Thì tiền mất tật mang!

TRẦN THANH CẢNH ( Nhà Văn-Dược Sĩ )

Thư giãn : BẮT ĐỘ - NĐH.

 



BẮT ĐỘ.


Thua đau mấy trận banh liên tiếp, sất bất sang bang. Tức không chịu được, bụng muốn thôi không bắt độ nữa, mà ngồi coi suông thì mất sướng! Lại nghĩ mấy năm mới có một lần Euro! Một đời người được chơi bao nhiêu lần World cup? Và mùa nào là mùa cuối của mình? Chơi tới luôn cho nó khỏi uổng phí…một kiếp người!…


Sáng nay, ráng dậy sớm, ra quán cà phê đầu hẻm hóng mớ tin tức, đặng có kiếm đường mà gỡ gạc. Ngó qua, ngó lại thấy mặt toàn “chuyên gia”, bèn im lặng ngồi nghe. Một tay lên tiếng:

- Cờ bạc là có ăn có thua. Nhưng cứ hễ tới đánh banh là có thằng nhảy cầu nhiều nhứt. Biết tại sao không?

- Tại ham ăn, tại đánh lớn, đánh cho cố. Muốn đốt nhà người ta, ai dè nhà mình cháy trước!

Tay nọ gật gù không nói, tay khác nhào vô:

- Tại đá banh nhiều bất ngờ nhứt. Mạnh chưa chắc ăn, yếu chưa chắc thua. Nhờ vậy mới hấp dẫn, mới lôi cuốn, mới nhiều thằng chết!

Tay khác đế thêm:

- Đá quốc tế đừng nói chuyện sắp xếp, bán độ, mua trọng tài là không có nghen!

Tay nọ lại gật gù:

- Mà cho là có đủ hết mấy cái đó đi. Thứ đỏ đen khác cũng vậy, cũng lừa lọc, bịp bợm, gian xảo, tán gia bại sản là thường. Đang nói chuyện cùng đường mạt lộ, phải nhảy cầu kìa!

- Thì nói nghe, lòng vòng hoài...

- Là vầy, nhảy cầu là tại thằng a lô! Tại cái máy điện thoại thôi!…

Ngó lại đi, muốn chơi cờ bạc, thứ gì thì cũng phải có tiền mới chơi được. Ngồi vô sòng là phải đặt tiền mới có chung chi. Qua tới sòng bài bên Miên, cũng phải có tiền mua phỉnh mà chơi. Đâu có ai cho chơi ăn ừ! Không có thì cùng lắm cũng phải cầm nhà, bán xe mới có tiền, mới có người cho chơi, nhờ vậy mà có...giới hạn! Cùng lắm là thua hết tiền, phải nghỉ, phải kiếm tiền khác đã!…Đánh banh thì khỏi, sướng lên là…a lô! Là cầm điện thoại bắt tới, bắt bằng miệng mà, mai tính! Mai tính không ra, lấy gì mà tính? Nhảy cầu thôi!...kkkk


Một tay khác xua xua:

- Là nói chơi thôi, đừng nghe hắn. Nhảy cầu là tại Messi, Ronaldo mấy cha ơi. Này nhé, biết cặp giò tụi nó giá bao nhiêu triệu đô không? Màu cờ, sắc áo ư? Quên đi. Phần nào cơ thể thôi. Trái tim cho tổ quốc, tâm hồn cho quê hương, nhưng cặp giò là cho...Câu lạc bộ! Tưởng nó chơi hết mình, đá hết sức cho mấy cha bắt độ chắc. Còn khuya! Gảy giò, chấn thương nặng ai chịu? Ai mướn? Là về quê chăn vịt, là lốc hết! Chưa nói tới chuyện đa phần tụi nó đá chung với nhau trong một Câu lạc bộ, rành nhau sáu câu, cạn tàu ráo máng coi sao được!...kkkk


Tới đây, coi bộ chịu hết nỗi, một tay ngắt ngang:

- Nãy giờ, tui nghe toàn ba cái tào lao không! Cha nào ngon chỉ ra nằm kèo nào tối nay tui nghe thử?

Vẫn là tay đầu tiên:

- Dễ ẹt! Kinh nghiệm chục mùa Euro, World cup nè. Bao nhiêu trận không biết, nằm dưới hết từ đầu tới cuối, thế nào cũng có lời. Cũng y như mấy em vậy mà! Không tin thử đi...


Coi như đi toong buổi sáng, vẫn chưa biết tối nay nằm trên hay dưới. Lại hên xui tiếp thôi! 

NĐH

hình: internet

Thơ : THỜI GIAN - Kim Dung.

 



THỜI GIAN. 

Hết ngày hết tháng hết năm

Thời gian cứ thế âm thầm trôi qua

 Bâng khuâng ta hỏi lại ta

Cuộc đời ngoài những xót xa còn gì

KD ( FB )