Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Ký sự TÂY DU KÝ ( p.cuối ) - Lê Xuân Sang.


TÂY DU KÝ(  KÝ SỰ ĐI TÂY) TẬP  7.
TẬP CUỐI

Ngày thứ 8 của tour  .Chủ nhật, 2.7.2017 . CHLB ĐỨC

Sáng nay, chủ nhật 2.7.17 , sau khi ăn buffet tại ks xong, 9h đoàn rời KS đi Bonn .
Đây là thành phố lớn  được đặt  làm thủ đô của CHLB ĐỨC (tây Đức)  sau khi bại trận ở  thế chiến 2. năm  1945 (Lúc đó CHDC Đức,đông Đức có thủ đô là Berlin ).
Năm 1989      bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức mới vẫn lấy tên là CHLB ĐỨC, nhưng lấy Berlin làm thủ đô.
Tại đây đoàn ghé thăm đại học Bonn. Đây là trường  đại học công, được thành lập năm 1818, là một trong những trường đại học hàng đầu của Đức. Sau bao nhiêu thăng  trầm ,giờ đây nó
đãm nhận việc dạy cho sinh viên trong nước và quốc tế  với sức chứa  là 30.000 người.
Khuông viên trường rất rộng, dễ chừng hàng chục ha. Chung quanh người ta trồng thảm cỏ, cây lâu năm để tạo bóng mát. Khung cảnh rất yên tỉnh

Sau đó đoàn cuốc bộ tới nhà của Beethoven. Nhà soạn nhạc vĩ đại        đã     sáng tác dòng nhạc giao hưởng lãng mạn. Đây là 1 ngôi nhà tương đối nhỏ so với một nhân vật vĩ đại của nhân loại.
                        Nơi đây trưng bày các nhạc cụ ông thường hay chơi lúc sinh thời, các bản nháp ông soạn nhạc, kể cả những bản còn dang dỡ.
Gần cuối đời ông chỉ sống trên gác sép sát mái nhà. Không vợ con. Gia tài để lại cho thằng cháu nghiện ngập phá sản( con của người anh cả).
Tiếc rằng bên trong nhà người ta không cho chụp hình nên không có cảnh nội thất.
Ông chết năm 1827 thọ 56 tuổi. Có tật, có tài. Theo tài liệu thì ông bị điếc từ nhỏ do viêm tai nặng , nhưng lại là thiên tài âm nhạc.

          Ở dọc theo quãng đường tới nhà ông có cẩn hình những danh nhân  (giống như 1  con đường ở Hollywood có in dấu chân của các tài tử nổi tiếng)

11h15 đoàn đi Frankfurt. Thành phố này khá lớn, nơi tập trung các cơ  quan  tài chính, ngân hàng. Tại đây có ngân hàng công thương in tiền Eur
Tiếp theo là viếng nhà thờ thánh Paul. Năm 1948 được chuyển thành trụ sở Quốc hội. Nơi đây họp bàn những việc quan trọng của đất nước. Hiện nay nơi đây bỏ trống và  là điểm tham quan của du khách, vì Quốc hội mới p    dời về  thủ đô      Berlin
Sau đó đoàn tham quan sông  Main. Sông này gần giống sông      Seine bên Pháp. Nơi sông Main chảy qua thành phố này thì có hàng chục cây cầu bắc qua. Mỗi chiếc cầu đều có dáng dấp khác nhau. Đặc biệt trong số đó có 1 cây cầu mà tên gọi là Cầu TÌNH YÊU . Vì nơi đây có hàng ngàn ống khóa được các cặp tình nhân mang tới đây khóa lại rồi họ ném chìa khóa. ....xuống sông với niềm tin là tình yêu của họ mãi mãi không tách rời! ?😀😀😀😀
Xong, chiều nay đoàn ăn chiều ở quán ăn của người Việt, đó là quán Văn rồi về KS Novotel ( Đức ) nghỉ đêm. Đây là một KS      trong   chuỗi       hệ thống nhà hàng KS của tập đoàn Novotel ( lúc ở  Pháp mình cũng ở KS Novotel )
(Vì giữa thành phố  Kologne và Frankfurt ở quá xa nhau nên không thể quay lại KS Mercure mà nghỉ đêm tại 1 khách sạn khác ở Frankfurt, đó là KS Novotel. )

Sáng thứ hai 3.7.2017 đoàn ăn buffet lần cuối tại KS  Novotel             ( Đức )
Sau đó làm thủ tục trả phòng và 10h,rời KS để đến phi trường Frankfurt làm thủ tục bay về nước.
Tại đây có một thủ tục khá phức tạp mà nếu mình đi lần đầu và không biết ngoại ngữ thì rất khó khăn, đó là : thủ tục hoàn thuế !
Đây là một chính sách rất nhân văn của khối EU và có lẻ họ cũng muốn khuyển khích khách du lịch đến châu Âu ngày càng nhiều. Chính sách hoàn thuế này chỉ ưu tiên cho khách du lịch. Nghĩa là trong lúc anh đi du lịch ở bất cứ nước nào trong khối EU, anh có mua bất cứ món đồ gì  (nhớ phải lấy hoá đơn, mà trong hoá đơn đó có +thuế ) thì lúc vào phi trường sau cùng để về nước ,anh sẽ gom tất cả hoá đơn đó lại nộp cho bộ phận hoàn thuế  ( miễn thuế ). Nơi đây họ sẽ căn cứ hoá đơn của anh mà trừ thuế, chỉ tính giá. ...."vốn ". ( có thể 15-20%)
Tuy nhiên để tránh du khách "ma giáo " thông đồng với cư dân địa phương bán lại kiếm lời nên khi mình khai trên hoá đơn mua 5 chai dầu thơm,nếu nghi ngờ,    họ yêu cầu mở va ly kiểm tra ,nếu không đủ 5 chai thì họ phạt rất nặng. .
Chỉ nội thủ tục hoàn thuế cũng mất cả giờ đồng hồ  (vì người mua sắm rất đông ). Mấy người trong đoàn không mua hàng cũng phải ngồi chờ, vì đoàn đi 1 lượt.
Như tui nói phía trên, nếu đi lần đầu và không biết ngoại ngữ là chắc. ...thua!
HDV   Tùng      đi trước, gom tất cả hoá đơn của mấy người trong đoàn để trình với bộ phận hoàn thuế,  mấy người trong đoàn xách   va ly  lúp xúp  theo sau. Qua rất nhiều khâu như : nhận hoá đơn, đối chiếu trên máy tính, chuyển qua bộ phận kế toán chiết khấu trừ thuế, qua thủ quỷ nhận tiền "thối " lại (mỗi chỗ cách xa nhau ).
Trong lúc"dầu sôi lửa bỏng ",ai cũng nóng lòng    thì có 1 tay nói giọng miền Bắc áng chừng 60 tuổi   chạy  ào  tới nhờ HDV TÙNG của đoàn giúp làm thủ tục hoàn thuế dùm. Ổng vừa nói với vẻ mặt đầy "tâm trạng ":
- cậu  làm thủ tục hoàn thuế giúp tôi với. ( chửi thề  ) Nhà tôi mua tua giá rẻ ở Hà Nội, qua đây nó cho ở KS 2 sao như nhà trọ, còn  ăn uống thì nó dẫn vào quán ăn như cho lợn ăn. (Chửi thề ) . Bây giờ làm thủ tục hoàn thuế, thằng HDV nại lý do "mệt" không thèm làm giúp, để mọi người tự bơi  (lại chửi thề )
Nghe vậy HDV TÙNG cũng nhiệt tình làm giúp ông ta luôn. Xong việc, ông ta cám ơn rối rít và nói từ rài về sau .....bái cái Cty du lịch trời đánh đó! 😀 😀 😀 he he
Đúng là tiền nào nấy. .
Đi máy bay oải nhất là khâu thủ tục. Tới sân bay 10h45,làm thủ tục xong, 14h máy bay mới bắt đầu cất cánh. . Tính ra ngồi trên máy bay ròng rả từ 14h ngày 3.8.17 đến 7h ngày 4.8.17 mới đáp xuống sân bay Tân sơn Nhất. Như vậy mà  Cty du lịch họ vẫn tính 2 ngày trong chương trinh tua! (Tức là ngày 3.8 là ngày thứ 9 và ngày 4.8 là ngày thứ 10 của tua! Hết ý! Hehe

Thưa các bạn, sau thời gian tìm Xuân Dung và Xuân Giao  ( Hudson Giao )khắp châu Âu mà không thấy, điệp viên 00 Thấy và tư  Hoa chán quá bèn trở về VN ,hẹn các bạn cuộc phiêu lưu khác  (chứ không phải hết tour du lịch   10 ngày  người ta đuổi về !.làm bộ chảnh. Hehe )

NHẬN XÉT CHUNG, TẠP LỤC &TÙM LUM 😀😀

Qua 10 ngày đi du lịch  châu Âu, mặc dù đến nước người ta  1-2 ngày thì chỉ là cửi ngựa xem hoa, nhưng tui có thể tạm nhận xét sau đây :
- Về chính trị :     từ khi mấy nước châu Âu gom thành một khối thống nhất gọi là EU thì tui thấy tiện lợi vô cùng. Nó gần giống như một quốc gia, mà mỗi nước thành viên được coi như "tiểu bang ". Có luật của tiểu bang và luật của liên bang( hơi giống nước Mỹ ).
Vì vậy xe chở đoàn đi từ Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức chỉ có 1 xe và 1 bác tài. Xe qua biên giới như tỉnh này qua tỉnh kia, chẳng có trạm xét giấy ,visa gì cả.
Sim điện thoại xài chung trong khối EU. Mình mua 1 sim ở Pháp nhưng qua các nước kia vẫn sử dụng bình thường, thật tiện lợi. Đồng Euro cũng xài chung.
-về giao thông, người dân rất tôn trọng luật . Mặc dù không           thấy bóng dáng Cảnh sát giao thông nhưng người đi đường luôn thể hiện văn hoá giao thông, nghĩa là họ nhường nhịn nhau. Liệu vượt được thì họ mới vượt, không bao giờ nhấn còi. Trên đường đi không bao giờ nghe tiếng còi xe. Cụ thể nhất là bác tài chở đoàn đi suốt tua, qua hàng ngàn cây số, qua nhiều nước mà chẳng nghe bác nhấn còi lần nào cả! ( bác tài này còn trẻ chỉ mới 38 tuổi,  đẹp trai, chưa vợ )😀😀
Tới ngã tư, đèn xanh bật lên nhưng họ chưa vội lăn bánh ,phải gần 1 phút họ mới từ từ di chuyển. Còn khi đèn vàng sáng lên, từ xa họ chạy chậm lại, bò tới vạch trắng rồi ngừng lại vừa lúc đèn đỏ bật lên. Như thế thì làm gì có tai nạn, làm gì có ùn tắc.
Trong khi ở VN, đèn vàng, thậm  chí đèn đỏ bật lên xe vẫn cứ rướn tới. Trong lúc đó phía đổi diện là đèn xanh nên xe bên đó ùn ùn xông tới. Thế là dồn cục 1 đống ngay ngã tư!
Tui chưa thấy nước nào như VN, có đèn giao thông xanh-đỏ, nhưng phải có thêm. ...3,4 cảnh sát giao thông đứng giữa đường quơ gậy điều khiển, vì không xe nào chịu nhường xe nào cả! Đúng là ý thức rất kém!
Không phải mình quơ đũa cả nắm, nhưng người lái xe ở xứ người ta thì : THẤY RỒI MỚI CHẠY, còn ở xứ mình : CHẠY RỒI MỚI. ....THẤY! 😀 😀 😀 he he. Cứ nhắm mắt nhắm mũi lao tới rồi thấy. ....hậu quả!
Nói về cái anh chạy xe 2 bánh, tui là người suốt ngày rong rủi trên những nẻo đường quê hương yêu dấu  do nghề nghiệp bắt buộc  (lại văn chương nữa rồi, he he),tui có thể quả quyết rằng trên 90% người đi xe 2 bánh từ trong hẻm nhỏ ra đường lớn và rẽ phải  ( right turn) họ không bao giờ đi chậm lại và nhìn về phía tay trái! Vì chạy nhanh trong hẻm ra thành thử họ không thể nào ôm sát lề, mà có khi họ lấn ra gần tới tim đường! Rất nguy hiểm nếu có xe nào từ phía sau chạy tới hơi nhanh  là chắc chắn tay nạn xảy ra. Trường hợp này rất  thường xảy ra. Ý thức giao thông quá kém.
Có những người ra đường tỏ ra vội vả, gấp gáp, lấn line,giành đường, vượt ẩu, nhưng có khi ngồi  lì trong quán cà phê hay quán nhậu suốt mấy giờ đồng  hồ coi như bình thường! .thật không hiểu nổi! 😀 😀
Nói về giao thông công cộng ở châu Âu tui thấy hình như có 3 loại : phổ biển nhất là xe  lửa điện trên mặt đất  . Giờ giấc rất chính xác, cứ 5 phút có chuyến ghé trạm. Xe lửa điện chạy chung đường với xe hơi và. ...xe đạp, nhưng line xe nào chạy line của xe đó, rất trật tự nên khó có va chạm xảy ra. Mỗi chiếc xe lửa điện có khoản 3-4  toa, mỗi toa chừng 5m, vậy mà di chuyển rất an toàn .Xe hoàn toàn tự động. Chỉ 1 bác tài điều khiến đóng, mở cửa. Khách đi chỉ cần quẹt thẻ vào máy tính
tiền rồi vào ghế ngồi.
Còn loại metro  ( subway ) thì chuyên độn thổ. Nó cũng là xe lửa điện nhưng chạy dưới mặt đất cả chục mét. Muốn đi, người ta phải đi theo bậc thềm xuống dưới đất hàng chục mét, ở dưới cũng có trạm dừng, đèn đuốc sáng trưng.
Loại hình thứ hai là xe buýt, dạng mui trần, chỉ phục vụ du khách. Thật ra nó có 2 tầng ở trong xe, còn tầng thứ 3 ở trên nóc xe, giống như sân thượng. Ai muốn ngắm cảnh thành phố thì cứ lên ngồi trên nóc xe, mặc cho mưa nắng.
Loại hình thứ ba là taxi, nhưng tui thấy nó không nhiều như ở VN. Lâu lâu mới thấy 1 chiếc chạy qua.

-về tình hình an ninh xã hội, tui nghĩ vấn đề trộm cắp, lừa đảo nước nào chẳng có, nhưng tùy mức độ. Có lẽ mấy Cty du lịch nói. ..hơi cường điệu để mình cảnh giác hơn.   Chính vì vậy          lúc mới tới Pháp, trên đường đi   từ   phi trường De Gaulle vào Paris, qua khu trại tị nạn, nhìn thấy cảnh nhếch nhác, dơ bẩn             cũng khiến mọi  người đâm ra lo ngại.Tuy nhiên, trong hàng ngàn người tị nạn cũng có nhiều thành phần, tốt có, xấu có, nhưng nhìn họ mình thấy đáng thương hơn đáng trách. Vì  có thể trước đây ở đất nước họ, họ cũng có gia đình, nhà cửa, nghề nghiệp, nhưng bị chiến tranh, bom đạn làm họ phải di tản đến chỗ nào an toàn hơn. Khi đến nơi   ở mới, nơi đất nước xa lạ, không phù hợp phong tục, tập quán, không công ăn việc làm thì chuyện làm phi pháp là điều không tránh khỏi!                    
Chiến tranh mà!
-Về vấn đề ẩm thực. Mặc dù có quan điểm là khi đi du lịch ở đâu mình cũng nên thưởng thức món ăn nơi đó để biết và cảm nhận, nhưng đối với món ăn Pháp thì mình. ...chào thua! 😀
Gần như khi vào    tất cả nhà hàng ,quán ăn Tây ,trên bàn họ chỉ để 1 lọ tiêu và 1 lọ muối nhỏ. Có tiệm thì bày sẵn muỗng nĩa. Vậy thôi
Thức ăn thì nhạt nhẽo  (có lẻ họ chỉ nêm muối ). Trong khi ở VN mình, trước khi nấu món gì thường có ướp  đầy đủ gia vị hành, tiêu ,tỏi, ớt, nước mắm, nước tương  (xì dầu ).....và còn có thêm bột nêm, bột ngọt 😀😀😀nên món ăn đậm đà hơn.
Nghĩ mắc cười, hôm nào HDV nói hôm nay đoàn  mình đi ăn quán ăn Việt  (hoặc Tàu ) nha các bạn. Thì gần như cả đoàn ai cũng. ...phấn khởi như má đi chợ về.     Còn  nghe  nói đi quán ăn Tây,  thì ai  cũng. .....muốn bịnh luôn. He he. Phải nói, mấy lúc đó nếu không có 2 chai nước mắm và xì dầu (của HDV Tùng đem theo ) cứu bồ thì chắc nuốt không trôi mấy món Tây đó! 😀 😀
Sẵn đây nhân chuyện ẩm thực, xin nói về chuyện cái khăn giấy lau muỗng đũa . Nếu tui nhớ không lầm thì khăn giấy lau muỗng đũa chỉ xuất hiện sau năm 1975!
Ban đầu chỉ có vài ba quán ,mục đích để "dụ " khách hàng là quán tui có phục vụ khăn giấy đó nha . Không ngờ nó trở thành phong trào lan ra cả nước, quán nào cũng có hộp  khăn giấy      đặt trên bàn ăn. Nhưng ác nỗi, ban đầu đâu có sx riêng cho công dụng này, vì vậy có thời gian dài người ta dùng chung với giấy cuộn dùng trong. .....toilet ! 😂😂😂😂 là giấy có thương hiệu nổi tiếng lúc bấy giờ, đó là giấy. .....KISS ME! 😀.
Mà đã là giấy sử dụng  cho chức năng toilet thì chắc chẳng. ...sạch sẽ gì cho lắm, vì toàn tận dụng giấy tái chế. Vậy mà khi vào quán, ai cũng yêu cầu phải có giấy lau muỗng đũa, nếu quán nào không có thì lần sau đừng hòng tui tới. He he.
Mãi tới sau nầy, mấy Cty giấy mới thấy nhu cầu này quá lớn nên bắt đầu sx loại giấy dành riêng cho việc lau muỗng đũa như giấy cuộn, giấy kéo trong hộp ra từng miếng vuông, có khi còn tẩm...... dầu thơm để không những lau muỗng đũa mà còn lau  cái. ....mõ nữa. 😀😀😀😀😀
Quả thiệt, có cầu thì có cung.
Nhưng hỡi ôi, khi trên bàn người ăn muốn sạch sẽ thì dưới đất là 1 bãi rác, trắng dã của giấy lau muỗng, đũa. Thậm chí có nhiều chủ quán đặt cái giỏ nhựa đựng rác sát bên dưới    nhưng người ăn chẳng buồn bỏ vào. Tiền tui bỏ ra, tui có quyền xả rác, còn người bán các ngươi  phải phục vụ. Đó là phong cách Việt Nam chăng  ? !😂😂Hic Hic
Nhưng khi đi du lịch ở nước ngoài, vào bất kỳ nhà hàng nào người ta đâu có để  khăn lau muỗng đũa trên bàn     , mà cũng chẳng thấy ai  "dám "  lên tiếng  đòi hỏi cả. Đó chẳng qua là thói quen thôi. .
-Nhận xét chung khi lên xe để đi  tham quan, tui thấy gần như thành một điều bất di bất dịch, là mạnh HDV nói gì thì nói, ở bên dưới, "xóm nhà lá " mấy bà mấy cô toàn bàn chuyện ăn uống và thời trang, mua sắm. Hình như chẳng ai quan tâm nghe   . HDV cố gắng sử dụng hết chiêu trò của mình để khách vui vẻ quên đường xa,   như kể  chuyện tiếu lâm, nói về đặc điểm vùng miền sắp đi qua. ,....vv....Tuy nhiên, độ chừng nửa giờ, tiếng ồn ào của "xóm nhà lá " giảm dần, nhìn xuống thấy mọi người đang. ....khò khò,nãn quá, HDV cũng. ....tắt đài luôn! 😀 😀 😀 ha ha.
Vậy mà trong số hành khách đó chắc chỉ có mình tui lắng nghe và ghi chép. Đã từ lâu tui có thói quen là khi đi du lịch lúc nào cũng mang theo 1 quyển sổ tay để ghi chép những cái hay, lạ nơi mình đi qua, và chụp rất nhiều hình như 1 phóng viên thực thụ .Âu đó cũng là cái đam mê làm nhà báo của tui từ hồi còn đi học. Cũng thú vị chứ nhỉ?
Nhưng cũng chính sự hay ghi chép mà tui phát hiện ra nhiều sai  sót của mấy chàng HDV. Có những cái mà HDV "nổ " tùm lum về địa lý, lịch sử, văn hoá, xã hội vùng miền. ...vv..nhưng trật lấc ,nhất là năm lịch sử , mốc  thời gian, nhiều khi anh ta không nhớ nhưng. ....nói đại, vì có mấy ai để ý nghe đâu, mà có nghe cũng không biết, không hiểu ,hi hi 😀😀
Riêng tui có lợi thế là có thời gian về Sông Bé phụ trách dạy môn SỬ - ĐỊA mấy năm nên cũng biết ít nhiều về 5 châu 4 biển,về thời tạo thiên lập địa tới nay ,đủ thứ hầm bà lằn             Tuy nhiên có đôi lúc nghe mấy chàng HDV huyên thuyên, mình bợ ngợ không biết  đúng sai thế nào(  vì nghĩ  có thể mình   lú lẫn vì già )   nên về tra lại Google thì quả là mấy anh chàng HDV nói trật lấc! 😀 😀 😀 he he
Nhưng  nói đi thì cũng phải nói lại, có khi mình "giỏi" mặt này nhưng dỡ mặt khác . Ông bà mình có nói việc học như biển cả, càng ra biển lớn  thấy mình còn dốt nhiều lắm, cần phải học nhiều hơn. Lúc ở nhà, mình cũng dịch được và nói được một số tiếng Anh, tiếng Pháp lõm bõm   cứ tưởng mình giỏi, nhưng khi ra nước ngoài nghe người ta "trăm "một tràng tiếng   Tây là mình cứ như. .,,người cõi trên mới xuống ,chẳng biết cóc khô        gì cả.         . He he      😀 😀 😀. Vì vậy, xét "trình độ" ngoại         ngữ   của mình   hiện giờ  chỉ dám "khè" bà Tư Hoa    ở nhà mà  thôi.
Chợt tui nhớ lại, ngày xưa, lúc còn học NLS BLAO, trên bìa     quyển thực hành nông trại có 4 câu châm ngôn :
                 Học để làm,
                 Làm để học.
                 Tạo tiền để sống,
                 Sống để phụng sự .
Nhưng bây giờ già lụm cụm rồi, tui xin  chỉnh lại chút xíu cho vui:
                  Học để làm,
                  Làm để học.
                  Tạo tiền để sống,
                  Sống để đi. ...du lịch. 😀😀😀😀😀
Trên đây là đôi dòng tâm sự của cá nhân tui. Nếu có gì sơ sót mong các bạn chỉ giáo . Chủ yếu là vui.
          Đa tạ, hẹn chuyến phiêu lưu sau. 😀😀😀😀😀

LÊ XUÂN SANG - (Tối  31.7.2017)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét