BÀI THÁNH CA BUỒN.
“Hầu như tất cả ca sĩ đều hát sai hoặc vô tình đổi ca từ khi hát Bài Thánh Ca Buồn của tôi”
-Nhạc Sĩ Nguyễn Vũ
Mỗi dịp Giáng sinh về, từ làng quê cho đến thành phố, đâu cũng vang lên giai điệu vui tươi rộn ràng của những bài hát quen thuộc như: Jingle Bells, Last Christmas hay We Wish You a Merry Christmas… Để rồi cũng trong không khí ấy, người nghe bỗng nhiên thấy lòng chùng lại bởi một giai điệu sâu lắng trầm buồn đến nao lòng: “Bài thánh ca đó còn nhớ không em? Noel năm nào chúng mình có nhau…”. Lời hát ray rứt, khắc khoải đầy hoài niệm và tiếc nuối về một cuộc tình đã xa.
Nguyên bản lời ca Bài Thánh Ca Buồn tôi viết nguyên bản là “Rồi một chiều áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo theo sau” bị các ca sĩ cũng như các bản in đổi thành “Rồi một chiều áo trắng phai màu”. Cái sai cơ bản ở đây ở đây rất khó chấp nhận được là chữ “thay” của tôi bị đổi thành chữ “phai”. Hai chữ này về mặt ý nghĩa rất khác nhau”.
Tôi viết: Áo trắng thay màu, có nghĩa chiếc áo trắng thơ ngây của cô nữ sinh ngày nào giờ đã đã đổi thay sang một màu áo nào khác, cụ thể ở đây từ chiếc áo nữ sinh đã thay qua màu áo cưới. Nếu như hiểu theo kiểu “áo trắng phai màu” thì tôi không hiểu nó “phai” kiểu gì nữa. Áo trắng mà đã phai thì chắc từ trắng đổi thành màu cháo lòng à (?!)”.
Trong ca khúc Bài thánh ca buồn của Nguyễn Vũ, có đoạn ca sĩ hát khi nghe có vẻ rất hợp lý đó là: “Rồi những đêm thánh đường đón Noel”. Thật ra đây là đoạn ca từ bị nhiều ca sĩ hát nhầm nhiều nhất. Nguyên gốc trong bài hát được của tôi Nhạc sĩ Nguyễn Vũ viết: “Rồi những đêm thế trần đón Noel”.
Vì sao không phải là “thánh đường” mà lại “thế trần”? :
Với tôi, Noel từ lâu đã không còn là một lễ hội tôn giáo dành riêng người theo đạo nữa. Noel đã trở thành một lễ hội chung của mọi người. Tất cả đều hân hoan đón đợi lễ Giáng Sinh và đó là ngày hội lớn được đón nhận bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Chính vì điều đó, tôi chọn câu: “Thế trần đón Noel”. “Thế trần” ở đây là đảo ngược hai từ “trần thế” có nghĩa là “thế gian” là cõi của tất cả mọi người.Tôi rất mong các ca sĩ và mọi người hát đúng nguyên theo nguyên bản bài hát và ca từ của tôi”.
Bài thánh ca buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ ra đời vào tháng 10.1972 từ lời đề nghị của một nhà sản xuất âm nhạc nhân mùa Noel năm ấy. Nhiều ngày liền, Nguyễn Vũ loay hoay tìm đề tài thì bất chợt giai điệu của bài hát bất hủ Silent Night (Đêm thánh vô cùng, lời: Josef Mohr, nhạc: Franz Xaver Gruber) vang lên tại nhà. Bài hát này gợi cho tôi rất nhiều cảm xúc để hồi tưởng về thời thơ ấu. Thuở khi tôi chỉ là cậu bé 14 tuổi. Lúc đó, nhà tôi ở cạnh con dốc lên nhà thờ Con Gà (Đà Lạt). Mỗi lần chuông nhà thờ đổ, tôi lại thấy bóng dáng một người con gái rất xinh đi lễ ngang nhà. Tôi lặng lẽ theo sau cô ấy nhiều lần cho đến một hôm đúng ngày lễ Giáng Sinh, trời mưa lất phất khiến cả hai không hẹn mà tình cờ cùng núp dưới mái hiên…
Về mặt nghệ thuật âm nhạc, Bài Thánh Ca Buồn của Nguyễn Vũ được viết theo tiết tấu của giai điệu slow rock, giọng La trưởng (A). Tác giả dùng hình thức ba đoạn đơn (ABA’), một cấu trúc thường gặp trong nhiều bản tình ca trong âm nhạc thế giới cũng như tân nhạc Việt Nam. Hình thức ba đoạn đơn có một đặc điểm, trong đa số trường hợp, đoạn A’ không giống hoàn toàn đoạn A. Sự tái hiện đó có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho tác phẩm đạt tới tính như trước về mặt cấu trúc.
Ca khúc Bài thánh ca buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ mang đầy đủ những điều căn bản để làm nên một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Đến nay, ca khúc này vẫn luôn là một trong những bài tình ca Việt Nam tinh tế trong giai điệu lẫn ca từ, thấm đẫm tâm hồn lãng mạn, nồng nàn của một nhạc sĩ.
“Tôi bất ngờ xúc động khi nghe cô nhẩm hát theo bài Đêm Thánh Vô Cùng với một chất giọng khá hay. Vì vậy, nghe lại bài hát này, trong tôi, kỷ niệm xưa chợt ùa về và những giai điệu cứ thế tuôn trào. Chỉ trong gần hai tiếng đồng hồ, tôi đã ký âm xong bài hát và khi cầm đàn guitar chơi lại, chính tôi cũng cảm thấy xúc động. Ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên hát bài hát này và ngay sau đó, nó trở thành ca khúc ‘hot’ nhất trong mùa Giáng sinh năm đó”.
Mỗi mùa Giáng sinh về, Bài thánh ca buồn của Nguyễn Vũ lại vang lên như một hoài niệm chung của những ai từng có tình yêu chớm nở trong đêm Giáng sinh lạnh giá. Chính tác giả cũng đôi lần tự nhận thấy: “Đến nay, Bài thánh ca buồn vẫn luôn được người nghe yêu thích. Đó là điều chính tôi cũng không ngờ. Thật ra, ai trong đời cũng trải qua một thời yêu thương mơ mộng, mà thường những kỷ niệm buồn bao giờ cũng khắc sâu và dễ làm mềm lòng người mỗi khi được gợi lại. Có lẽ Bài thánh ca buồn của tôi phần nào đã làm được điều đó chăng?”.
Tôi, Nguyễn Vũ muốn nói về một ca sĩ cố tình hoặc vô tình hát sai ca từ của tác phẩm âm nhạc cũng là trăn trở chung của rất nhiều nhạc sĩ hiện nay. Khi sáng tạo nghệ thuật, người nhạc sĩ luôn để lại những dấu ấn, tâm tư cá nhân trong mỗi tác phẩm cụ thể. Mỗi ca từ đều là sự chọn lọc rất tinh tế để gửi gắm những ý nghĩa của mình. Hát đúng và trung thành với nguyên bản của tác phẩm là tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm nghệ thuật và tôn trọng người sáng tác ra tác phẩm đó.
Ảnh: Nhạc sĩ Nguyễn Vũ thời thanh niên (1968) Ảnh do tác giả cung cấp
LE VAN QUY Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét