Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Vu Lan : CHỮ HIẾU... - Nguyễn Xuân Diện (FB)

 



Nhân lễ Vu Lan:

CHỮ "HIẾU" là CÕNG MẸ ĐI CHƠI 


Chữ hiếu (孝) trong chữ Hán, gồm hai chữ ghép lại. Phần trên là chữ Khảo (考 - người già, lớn tuổi) nhưng lược bớt phần dưới đi. Phần dưới là chữ Tử (子 - con). 


Ngày xưa, lúc chưa phát minh ra giấy, người ta viết hoặc khắc chữ lên xương thú, mai và yếm rùa, và đó gọi là Giáp cốt văn (chữ cổ viết trên mai / yếm rùa, xương thú). Chữ Hán là chữ tượng hình. Chữ HIẾU có hình tượng người con cõng cha mẹ trên lưng. Như vậy chữ hiếu được biểu thị bằng mối quan hệ cha (mẹ) trên lưng, con ở dưới; suy rộng ra đó là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, lấy phụng dưỡng cha mẹ làm đầu… và cả kiếp đời một con người là đội chữ Hiếu lên trên đầu, việc phụng thờ cha mẹ là việc cả đời này.


Bạn tôi là Nhạc sĩ Quế Sơn có bài hát rất cảm động. Đây là lời bài hát:


CÕNG MẸ ĐI CHƠI


Dìu mẹ đi chơi

Cõng mẹ đi chơi

Dìu mẹ đi chơi.


Mẹ và con đi chơi thênh thang một cõi

Quên những nhọc nhằn quên những dày vò tâm can.

Từng nụ hoa tinh khôi vi vu cười gió

Ươm nắng hồng đào như những mặt người tinh khôi.


Mẹ và con đi chơi đi ra bờ suối

Con suối chạy dài khua cả vòm trời lung lay.

Rồi vài mươi năm sau đi qua trần thế

Con cõng mẹ về con cõng mẹ về Thiên Thai.


Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai ngồi khóc bên trời.

Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai mẹ bỏ con rồi.

Mẹ để con mồ côi.


Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai ngồi khóc bên trời.

Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai mẹ bỏ con rồi.

Mẹ đành rời xa, rời xa con rồi

 

Cuối đời là trò chơi.

Trò chơi lên trời.


Địu mẹ đi chơi

Cõng mẹ đi chơi

Dìu mẹ đi chơi.

Cõng mẹ lên trời.


Mời quý vị nghe bài hát CÕNG MẸ ĐI CHƠI. 

Do em Quang Hào trình bày:

https://keeng.vn/audio/cong-me-di-choi-quang-hao/07187467


Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện 

sưu tầm.

Thơ : MỘNG THẤY PHÓNG SANH... - Donry Nguyen (fb)

 



MỘNG THẤY

PHÓNG SANH 

RẰM THÁNG BẢY 


-“Đến rằm lòng lại thêm lo

Phen này chim cá nhỏ to…đi đời!”-

                         o0o

                  

Lễ hội Vu Lan rằm tháng bảy

Chùa chiền rực rỡ kết đèn hoa 

Phật tử báo ân, đền nghĩa Mẹ 

Khổ nhọc sinh thành nuôi dưỡng ta


Không biết từ đâu bày hũ tục 

Phóng sanh làm phúc cứ như là 

Bắt hết chim trời cùng cá nước

Nhốt đến ngày rằm mang thả ra


Lớp lớp thợ săn bày địa võng 

Trùng trùng ngư phủ bủa thiên la 

Chim có bay trời không thoát khỏi 

Cá dẫu lặn chìm khó tránh qua 


Giam hãm chung vào trong lu, rọ 

Trẻ già lớn bé chẳng buông tha 

Chim non hót thảm lìa tay mẹ

Cá nhỏ u hờn hận mất cha 


Những bọn giàu sang tung núi bạc

Mấy phường tham ác phủ đô-la 

Giá nào cũng phải gom cho được 

Càng nhiều càng tỏ mặt đại gia 


Bình sinh thả sức gieo oan nghiệt 

Mắng mẹ, chửi cha, thí chút quà 

Đợi rằm tháng bẩy mua công đức 

Đốt vàng hàng mã cúng thây ma


Cũng chọn giờ linh, sư sãi giỏi 

Nhang khói tưng bừng rộn tiếng loa 

Tín chủ đua chen khoe lồng, chậu 

Thầy Chùa gõ mõ tụng ê a


Chim nhốt lâu ngày lông, móng rụng 

Mắt kém trời cao nhụt cánh tà 

Cá ngáp trầy vi, thân tróc vảy 

Sức còn đâu nữa lội bờ xa


Có bọn bao quanh chờ bắt lại

Vuốt cánh hà hơi bán tiếp bà

Mỗi năm chỉ đợi rằm tháng bảy 

Kiếm đủ bộn tiền mà tiêu pha 


Xin hỏi Mục-Liên-Đại-Bồ-Tát

-“Kinh này có phải ngài thuyết ra

Vì sao tử đệ thời nay biến 

Pháp Phật trở thành pháp ác ma?”


-“Không, không, ta chỉ nhờ oai Phật 

Thiết lập trai tăng cứu mẹ già 

Từ khi Chánh pháp qua Đông thổ

Biến thành hồn phách của Trung Hoa”


-“Sau này các bác vào Nam bộ

Góp sức phá tan cửa Phật đà

Nhà ngươi đọc được bao kinh sách 

Mà cũng học đòi đổ vấy ta?”


-“Lo viết thơ tình thiên hạ đọc

Chớ có xâm mình chọc lão gia

Mai sau thác xuống nhìn gai mắt 

Ta bắt trói quỳ đánh tróc da!”


Giật mình thức dậy còn kinh hãi

Mồ hôi ướt áo, sởn da gà 

Vội vàng chép lại điều mơ thấy 

Mong người thức giả rộng lòng tha!


-Chàng Đông Ry Nguyễn

Thư giãn : ĐỌC ĐỂ... CƯỜI! - St trên FB.

 




ĐỌC ĐỂ... CƯỜI! 

Một người đàn ông nước Anh và một người phụ nữ nước Pháp ngồi cùng một toa tàu hỏa. Người phụ nữ muốn quyến rũ người đàn ông nước Anh này. Sau khi cô ta cởi bỏ đồ nằm xuống, bèn kêu mình lạnh. Người đàn ông kia nhường chăn của mình cho cô ta, cô ta vẫn không ngừng kêu lạnh.

“Tôi phải làm thế nào để giúp cô đây?”, người đàn ông hỏi.

“Khi tôi còn nhỏ, mẹ của tôi đều dùng cơ thể của bà để sưởi ấm cho tôi.”

“Cô à, điều này thì tôi không thể giúp được rồi. Tôi không thể nhảy xuống tàu hỏa đi tìm mẹ cô được, phải vậy không?”.

Suy ngẫm: Người giỏi đoán lòng người là người đàn ông tốt. Nhưng người đàn ông khờ khờ ... không giỏi đoán lòng người có khi còn tốt hơn?!? Hén? ...

NGiang via Nguyễn ThyAnh

Mùa Vu Lan : NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI - St trên FB.




 NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI


Tôi năm nαγ tròn 70 tuổi. Ông nhà tôi đã mất 5 năm nαγ rồi. Giờ chỉ có tôi sống với 2 con trαi trong cùng một nhà. Nhà tôi là căn nhà 5 tầng. Tôi và 2 đứα chάu nội sở hữu tầng 1. Còn tầng 2 và 3, tôi ρhâп chiα cho cάc giα đình con trαi, con dâu sở hữu. Tầng 4 và 5 thì tôi cho sinh viên thuê.


Mỗi thάng tính rα tôi được khoảng gần chục triệu tiền ρhòng vì có 4 ρhòng cho thuê. Số tiền nàγ tôi chẳng giữ lại đồng nào mà đưα hết cho con dâu ρhụ chúng thêm tiền điện nước, thức ăn trong nhà.


Lại nói về cά nhân tôi, tuγ đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn là vị Ьάc sĩ ρhụ khoα già cả. Bởi thế, nhiều ρhòng khάm tư nhân củα Ьạn Ьè vẫn mời tôi quα thăm khάm cho Ьệпh nhân với tư cάch là chuγên giα. Để vừα đi làm cho vui, vừα lại có thu nhậρ nên tôi nhận lời làm cho 1 ρhòng khάm ρhụ sản. Người tα trả lương tôi được 9 triệu/thάng. Tiền nàγ tôi chi tiêu cά nhân, mα chαγ cưới hỏi cho cάc con đỡ ρhải Ьỏ rα và tiết kiệm dưỡng già.


Dù già cả nhưng cάc con tôi chưα ρhải nuôi mẹ chúng ngàγ nào. Thậm chí thấγ tôi có đồng rα đồng vào, con dâu, con trαi đều mẹ mẹ con con ngọt xớt. Chúng cũng chẳng hề nặng lời với mẹ. Nhiều lúc tôi còn nghĩ, Ьản thân thật mαγ mắn khi có những đứα con ngoαn, có hiếu với mẹ vô cùng.


Nhiều lần, cάc con còn nịnh tôi, hαγ là Ьάn ngôi nhà 5 tầng giữα Hà Nội nàγ đi. Sαu đó chiα cho chúng mỗi đứα một ít tiền khoảng 3-4 tỷ để chúng đi muα nhà nơi khάc ở. Như vậγ vừα rộng rãi, thoải mάi, lại không ρhải ở quά đông người. Song tôi nhất định không nghe vì đâγ là căn nhà vợ chồng tôi vất vả lăn lội suốt thời tuổi trẻ mới có được. Hơn nữα, ông nhà tôi đã mất ở đâγ nên tôi ҳάc định ở đâγ đến khi nào nhắm mắt.


Tới một lần, tôi đột nhiên muốn thử lòng cάc con mình. Vì thế tôi giả vờ tung tin vαγ nợ ngân hàng 800 triệu để chung vốn mở ρhòng khάm ρhụ sản riêng. Giờ mỗi thάng tôi đαng ρhải trả ngân hàng cả gốc lẫn lãi tận gần 15 triệu đồng. Vì thế tôi sẽ lấγ lại cả tiền thuê ρhòng trọ để ᵭậρ cùng lương trả lãi.


Vừα mới nói vậγ thôi mà cάc con trαi, con dâu quαγ sαng tỏ rõ thάi độ chê trάch mẹ. Cάc con Ьảo tầm nàγ đi làm cho vui còn hαm hố làm giàu làm gì. Rồi chúng nó Ьảo, giờ tôi mà cắt 8 triệu kiα đi thì tụi nó ρhải oằn mình lo tiền ăn từ A-Z để có mà cҺết à?


Chưα kể, tôi thử hỏi vαγ tiền củα 4 con xem Ьỏ rα được Ьαo nhiêu giúρ tôi không mà đôi nào đôi nấγ lắc đầu nguầγ nguậγ. Chúng cứ Ьảo tôi làm thì tự chịu. Chúng không lấγ đâu rα tiền cả. Vài lần ở chỗ làm thêm, tôi cố tình gọi cho cάc con để giả Ьộ vαγ tiền chúng mà đứα nào đứα nấγ không nghe. Về nhà chúng cũng cố gắng hạn chế giάρ mặt tôi nhất có thể.


Đấγ thói đời chα mẹ có thể lo cho cάc con nhưng cάc con không thể lo cho Ьố mẹ được. Có dùng ρhéρ thử, tôi mới Ьiết được tấm lòng củα con dâu và cάc con trαi mình rα sαo. Tôi cũng không trάch con dâu, con trαi tôi còn không quαn tâm đến mẹ thử hỏi sαo Ьắt dâu ρhải như thế ?

 ( ST)

Sưu tầm : NÚI CHÂU THỚI - St trên FB.

 




NÚI CHÂU THỚI HAY NÚI CHIÊU THÁI?


Ngày nay ai cũng bết núi Châu Thới ở gần sông Đồng Nai nhưng thuộc đất BDương. Trên chùa cổ ghi là Châu Thới San Tự 朱泰山寺 có nghĩa là chùa an bình trên núi màu đỏ.


Nhưng trong sử nhà Nguyễn lại ghi là núi Chiêu Thái hoặc núi Chiêu Thới. Chữ Chiêu Thới San 昭泰山 có nghĩa là núi bình an trong ánh sáng. Ko hiểu vì sao từ chữ chiêu bị đọc chệch qua chữ châu?


Núi Châu Thới hay Chiêu Thới là ngọn núi cao 82m nằm bờ nam sông ĐNai.


Xứ Biên Hòa có phong thủy tốt, con rồng chạy dài, đầu rồng là núi Long Ẩn (Bửu Long), núi Châu Thới là đuôi rồng.


Núi Châu Thới có sự kiện lịch sử là vào tháng 6/1776 tướng Hòa Nghĩa là Lý Tài kéo binh mã đến đóng quân ở đây để chiếm vùng Trấn Biên, cái tên Biên Hùng gán cho BHòa là do ông này đặt.


Trong dân gian Nam Kỳ thì Châu Thới có tới ba cái tên:


1- Núi Chiêu Thới San trong thư tịch nhà Nguyễn. Sau đó đọc trại là Châu Thới San.


2- Núi Mont Blanchy.

Ông Mont Blanchy mua núi này vào ngày 17-10-1873 từ ông Palasme de Champeaux, người  đã khai khẩn ngọn núi. Đến năm 1886, ông Mont Blanchy bán lại cho cty “Nông, Kỹ Nam Kỳ” (Societe agricole et industrielle de la Cochinchine)


3- Núi Cố Phi San: hay Núi Cà Phê.

Cty “Nông, Kỹ Nam Kỳ” mua lại núi, ông chủ mua hột giống cà phê từ xứ Ba Tây (Brazil) về để trồng thử nghiệm trên núi.

Ngày gieo, ông làm lễ long trọng và mời nhiều vị hội viên có tiếng tăm người Pháp, Hoa, Việt đến chứng kiến.

Mở bao hột giống đem gieo, mới phát hiện rằng hột cà phê đã được rang chín hết. Ai cũng mắc cười, từ đó người Tàu đi ngang qua ngọn núi thì họ chọc là núi Cố Phi San- Núi Cà Phê.


Năm 1928, Cty “Nông, Kỹ Nam Kỳ” nhượng một phần núi cho ông Bùi Văn Lố, một hào phú Dĩ An để khai thác đá.

Năm 1957, Cty Mỹ Johnson Drake & Piper vào lấy đá để làm đường xa lộ Sài Gòn, Biên Hòa.


Sau này khai thác  núi lấy đá xây dựng. Hậu quả núi còn có một nhúm nhỏ xíu chổ cái chùa cổ như giờ xây dựng, tô vẽ màu mè rực rỡ, chung quanh ao đầm lố nhố, nước minh mông.


ST-NGiaViệt-

Thơ : THÁNG CHẠP LẠI VỀ - Ta Trung




THÁNG CHẠP LẠI VỀ 

 tháng chạp lại về em biết không

mây năm xưa chắc vẫn xây thành

đường năm xưa chắc còn vương gió

có đợi ai về mỏi bước chân


đã cuối năm rồi em nhớ không

tháng ngày mau hơn vó ngựa hồng

ngẩn ngơ đi kiếm ngày thơ dại

chỉ thấy mưa đầy trên bến sông


tháng chạp tới rồi em hay chưa

tìm nhau chi gọi mấy cho vừa

người xa hun hút còn đâu đó 

một tiếng ru hờ vọng cõi xưa


tháng chạp ai về vội bước chân

nghe sương đêm xuống rất âm thầm

em ơi tay nhỏ chiều nay lạnh

mắt đỏ bên trời vẫn ngóng trông.

TA TRUNG. 

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

Tản mạn : VU LAN NĂM NAY... - Nam Phan.




VU LAN NĂM NAY... 

 Nếu không có dịch bệnh, lễ Vu lan lần này, mình sẽ về quê thăm mẹ, để khi tạm biệt, được mẹ ôm một cái. Không hiểu sao trong gia đình, chỉ riêng mình có thói quen ôm Nếu không có dịch bệnh, lễ Vu lan lần này, mình sẽ về quê thăm mẹ, để khi tạm biệt, được mẹ ôm một cái. Không hiểu sao trong gia đình, chỉ riêng mình có thói quen ôm mẹ khi tạm biệt, mà bạn bè cùng trang lứa với mình ở quê hầu như cũng không ai có thói quen đó. Có lẽ do hồi nhỏ mình được ôm mẹ ngủ nhiều nhất. Quê nghèo, những đêm cuối năm trời rất lạnh, không đủ chăn mền, mẹ nhường hết cho mình, còn mẹ thì nằm co ro đắp bằng một cái áo. Có lần giật mình thức giấc giữa đêm, thấy mẹ co ro vì lạnh, mình nhường chăn mền cho mẹ, nhưng rồi mình không ngủ được vì lạnh quá, cuối cùng thì mẹ cũng nhường lại để mình được ngủ ngon giấc. Ngày tháng dần trôi, cứ mỗi lần về quê thăm mẹ, ôm mẹ một cái lúc tạm biệt, mình lại cảm nhận được vóc dáng của mẹ đã hao mòn thêm một ít nữa. 


Có lần lên chùa lễ Vu lan, mình đến sớm, ngồi ở ghế đá, gặp một chị áo cài hoa trắng, chị buồn buồn nói, áo còn cài hoa hồng thì nhớ đừng làm mẹ buồn nghe em, đừng giống như chị. Chị kể thời còn trẻ chị cũng thích hát hò nhảy múa, yêu một anh, mà mẹ chị không chịu, mẹ chị nói anh đó không phải là người đàng hoàng. Tuổi đôi mươi vụng dại, một lòng tôn thờ tình yêu, chị cãi lời mẹ, quyết chí lấy anh, và hai mẹ con không nhìn mặt nhau mấy năm trời. Sinh con đầu lòng, chị ở nhà chăm con, anh thì vẫn đắm chìm trong các cuộc vui, và chuyện gì đến rồi cũng đến, anh có con với người mới. Mẹ chị lại nhà la chị một trận, nhưng cuối cùng cũng đón chị và cháu ngoại về nuôi đàng hoàng. Giờ áo phải cài hoa trắng, thỉnh thoảng nhớ lại những lần cãi nhau với mẹ ngày xưa, chị thấy hối hận vô cùng.


Một lần đi ăn buffet, thấy một chị đứng tần ngần trước bàn để các món ăn, rơm rớm nước mắt. Mình hỏi chị cần mình giúp gì không, chị lau vội nước mắt, cười buồn, chị chỉ nhớ mẹ chị thôi, phải chi mẹ chị còn sống để được ăn những món này. Chị kể ngày xưa mẹ chị đẹp và hát hay, thế sự thăng trầm, gia đình chị rời Saigon, thiếu thốn trăm bề, mẹ chị tập tành công việc ruộng vườn để nuôi con. Có gì ngon mẹ chị đều nhường hết cho mấy anh em của chị. Đến khi gia đình qua cơn túng quẫn, trở lại Saigon, chưa thảnh thơi được bao lâu, mẹ chị đã vội về trời, những ngày tháng vất vả nuôi con ở vùng đất mới khắc nghiệt đã bào mòn hết sức lực của cô tiểu thư năm nào. Ngày giỗ mẹ, chị làm những món ăn thật ngon để cúng mẹ rồi ngồi khóc, chị biết rằng làm nhiều món ngon là để tự an ủi mình, chứ mẹ có ăn được nữa đâu.


Ngày xưa có lần mẹ mình bị bệnh phải vào bệnh viện, mua được một lon sữa Ông thọ, mẹ chỉ uống một ít thôi, rồi kêu mang về nhà cho mình và em mình uống. Trong ký ức còn sót lại của mình, thì đó là lần đầu tiên mình được uống sữa, nhiều lúc nhắm mắt lại mình vẫn còn như nghe đâu đây mùi sữa đó. Mẹ nói mẹ không thích uống sữa, ngày đó mình cũng tin là mẹ ghét sữa. Sau này lớn lên, mình mới hiểu ra là mẹ thương mình và em mình không có sữa uống nên mẹ mới nói vậy, chứ bây giờ thì mẹ vẫn uống được sữa như bình thường chứ mẹ không có ghét sữa. Giống như câu nói “con ăn đi, mẹ no rồi”, mà con phải đủ lớn mới hiểu ra đó là câu nói dối kinh điển của những bà mẹ nghèo. Nhưng dù sao, mình vẫn còn hạnh phúc hơn chị gái tội nghiệp gặp ở quán buffet, vì vẫn còn được mẹ ôm khi tạm biệt.


Lễ Vu lan lần này, nếu có thể lên chùa, thì mình cũng sẽ không đành lòng cài hoa hồng lên ngực, vì thương những người áo phải cài hoa trắng. Chỉ đâu mới vài tuần thôi, mà có thêm nhiều người áo phải cài hoa trắng quá. Mùa dịch, mình biết có người đang khóc vì sơ sẩy một chút thôi mà mãi mãi lạc mất người thân rồi, có người ở xa bất ngờ biết mình mồ côi mẹ sau khi nghe một cuộc điện thoại hay đọc một dòng tin nhắn, có người đang hối hận nếu biết đó là lần gặp gỡ sau cùng thì đã ôm một cái thật chặt để tạm biệt. Có hai cô giáo người quen của mình, mới vừa gật đầu chào cô trong sân trường trước ngày Saigon giãn cách, vẫn những nụ cười hiền lành đó, nhưng bất chợt một ngày tình cờ đọc tin, mình mới biết là hai cô đã về với cát bụi rồi, lại thêm những người con phải cài hoa trắng lên áo mỗi khi Vu lan về. 


Vu lan năm nay, dù áo có cài hoa màu hồng hay hoa màu trắng, thì lòng cũng đau lắm … khi tạm biệt, mà bạn bè cùng trang lứa với mình ở quê hầu như cũng không ai có thói quen đó. Có lẽ do hồi nhỏ mình được ôm mẹ ngủ nhiều nhất. Quê nghèo, những đêm cuối năm trời rất lạnh, không đủ chăn mền, mẹ nhường hết cho mình, còn mẹ thì nằm co ro đắp bằng một cái áo. Có lần giật mình thức giấc giữa đêm, thấy mẹ co ro vì lạnh, mình nhường chăn mền cho mẹ, nhưng rồi mình không ngủ được vì lạnh quá, cuối cùng thì mẹ cũng nhường lại để mình được ngủ ngon giấc. Ngày tháng dần trôi, cứ mỗi lần về quê thăm mẹ, ôm mẹ một cái lúc tạm biệt, mình lại cảm nhận được vóc dáng của mẹ đã hao mòn thêm một ít nữa. 


Có lần lên chùa lễ Vu lan, mình đến sớm, ngồi ở ghế đá, gặp một chị áo cài hoa trắng, chị buồn buồn nói, áo còn cài hoa hồng thì nhớ đừng làm mẹ buồn nghe em, đừng giống như chị. Chị kể thời còn trẻ chị cũng thích hát hò nhảy múa, yêu một anh, mà mẹ chị không chịu, mẹ chị nói anh đó không phải là người đàng hoàng. Tuổi đôi mươi vụng dại, một lòng tôn thờ tình yêu, chị cãi lời mẹ, quyết chí lấy anh, và hai mẹ con không nhìn mặt nhau mấy năm trời. Sinh con đầu lòng, chị ở nhà chăm con, anh thì vẫn đắm chìm trong các cuộc vui, và chuyện gì đến rồi cũng đến, anh có con với người mới. Mẹ chị lại nhà la chị một trận, nhưng cuối cùng cũng đón chị và cháu ngoại về nuôi đàng hoàng. Giờ áo phải cài hoa trắng, thỉnh thoảng nhớ lại những lần cãi nhau với mẹ ngày xưa, chị thấy hối hận vô cùng.


Một lần đi ăn buffet, thấy một chị đứng tần ngần trước bàn để các món ăn, rơm rớm nước mắt. Mình hỏi chị cần mình giúp gì không, chị lau vội nước mắt, cười buồn, chị chỉ nhớ mẹ chị thôi, phải chi mẹ chị còn sống để được ăn những món này. Chị kể ngày xưa mẹ chị đẹp và hát hay, thế sự thăng trầm, gia đình chị rời Saigon, thiếu thốn trăm bề, mẹ chị tập tành công việc ruộng vườn để nuôi con. Có gì ngon mẹ chị đều nhường hết cho mấy anh em của chị. Đến khi gia đình qua cơn túng quẫn, trở lại Saigon, chưa thảnh thơi được bao lâu, mẹ chị đã vội về trời, những ngày tháng vất vả nuôi con ở vùng đất mới khắc nghiệt đã bào mòn hết sức lực của cô tiểu thư năm nào. Ngày giỗ mẹ, chị làm những món ăn thật ngon để cúng mẹ rồi ngồi khóc, chị biết rằng làm nhiều món ngon là để tự an ủi mình, chứ mẹ có ăn được nữa đâu.


Ngày xưa có lần mẹ mình bị bệnh phải vào bệnh viện, mua được một lon sữa Ông thọ, mẹ chỉ uống một ít thôi, rồi kêu mang về nhà cho mình và em mình uống. Trong ký ức còn sót lại của mình, thì đó là lần đầu tiên mình được uống sữa, nhiều lúc nhắm mắt lại mình vẫn còn như nghe đâu đây mùi sữa đó. Mẹ nói mẹ không thích uống sữa, ngày đó mình cũng tin là mẹ ghét sữa. Sau này lớn lên, mình mới hiểu ra là mẹ thương mình và em mình không có sữa uống nên mẹ mới nói vậy, chứ bây giờ thì mẹ vẫn uống được sữa như bình thường chứ mẹ không có ghét sữa. Giống như câu nói “con ăn đi, mẹ no rồi”, mà con phải đủ lớn mới hiểu ra đó là câu nói dối kinh điển của những bà mẹ nghèo. Nhưng dù sao, mình vẫn còn hạnh phúc hơn chị gái tội nghiệp gặp ở quán buffet, vì vẫn còn được mẹ ôm khi tạm biệt.


Lễ Vu lan lần này, nếu có thể lên chùa, thì mình cũng sẽ không đành lòng cài hoa hồng lên ngực, vì thương những người áo phải cài hoa trắng. Chỉ đâu mới vài tuần thôi, mà có thêm nhiều người áo phải cài hoa trắng quá. Mùa dịch, mình biết có người đang khóc vì sơ sẩy một chút thôi mà mãi mãi lạc mất người thân rồi, có người ở xa bất ngờ biết mình mồ côi mẹ sau khi nghe một cuộc điện thoại hay đọc một dòng tin nhắn, có người đang hối hận nếu biết đó là lần gặp gỡ sau cùng thì đã ôm một cái thật chặt để tạm biệt. Có hai cô giáo người quen của mình, mới vừa gật đầu chào cô trong sân trường trước ngày Saigon giãn cách, vẫn những nụ cười hiền lành đó, nhưng bất chợt một ngày tình cờ đọc tin, mình mới biết là hai cô đã về với cát bụi rồi, lại thêm những người con phải cài hoa trắng lên áo mỗi khi Vu lan về. 


Vu lan năm nay, dù áo có cài hoa màu hồng hay hoa màu trắng, thì lòng cũng đau lắm …

NAM PHAN.

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

Thơ : MUỐN ĐƯỢC YÊU THƯƠNG - Kim Dung.

 



MUỐN ĐƯỢC YÊU THƯƠNG 

Đi giữa trần gian cõi vô thường

Ai ai cũng muốn được yêu thương

Tình yêu như suối nguồn vô tận

Như đóa hoa đời luôn ngát hương

KIM DUNG 

Thơ vui : TỰ TRÀO GIỮA NĂM - Huỳnh Văn Huê.




 TỰ TRÀO GIỮA NĂM

(Đã có thơ "Tự Trào Cuối Năm" &"Tự Trào Đầu Năm" vậy giờ có thơ "Tự Trào… Giữa Năm")


Thời gian qua, tội tình mái tóc 

Mấy ông già quá tuổi bảy mươi

Hôm nay không tụ họp khơi khơi 

Mà có bạn phương xa(*) về gặp 

 *   *   *

Muốn chìu bạn Ngọc Long (Tân Vạn)

Hoàng Vân mời đến Hoàng Thiên Long

Quán cà phê có tên… "kiếm hiệp" (!?)

Bạn bè thân đã đến mấy lần

*   *   *

Có mặt Minh Chánh và Minh Chiếu

Rồi Minh Tâm; Hồng Tâm; Thành Vạn

Thêm Ông Hờ (**) cũng đến cùng vui

Kể sao hết sáu ba (***) đệ thất...

*   *   *

Thời gian trôi, chuyện vãn dông dài

Đã đến lúc… vài lon giải khát 

Quán "Bên Sông"(****) trông qua "Châu Thới"

(Tuy nhậu mà vẫn nhớ… nước non!?) 


H.V.H ( 8-2023 )

–-------------

Ghi chú:

(*) Bạn Đinh Hoàng Vân

(**) Hờ (H) tên tác giả, một biệt danh trên "Cà Phê Cầu Mát blog" được đặt do một số bạn cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền- Biên Hòa.

(***) Năm 1963, cùng vào lớp đệ thất (lớp 6). Khóa 8 Ngô Quyền.

(****) Tên quán (ven một phụ lưu nhỏ của sông Đồng Nai.Từ đây nhìn thấy núi Châu Thới).

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2023

Tản mạn : QUÊ HƯƠNG CHỪ Ở NƠI MÔ... - Nam Phan.

 




QUÊ HƯƠNG CHỪ Ở NƠI MÔ...


Nếu có ai đó hỏi mình, hãy kể tên 3 người nổi tiếng quê ở Saigon, trong vòng vài chục giây, mình không thể trả lời được. Người nổi tiếng đang sống ở Saigon thì nhiều vô số kể, người nổi tiếng được sinh ra ở Saigon cũng không phải là ít, nhưng người nổi tiếng quê ở Saigon thì mình chịu thua nếu không có thời gian tìm hiểu. Mà ngay cả có thời gian tìm hiểu, thì một người như thế nào sẽ được xem là có “quê ở Saigon”, cũng vẫn còn nhiều tranh cãi. Thật sự đến tận hôm nay mình vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác. Mình tìm hiểu, người ta nói, nguyên quán được xác định là nguồn gốc, xuất xứ, nơi sinh của ông bà; còn quê quán được xác định dựa trên nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ. Tuy nhiên, cụ thể như thế nào là “nguồn gốc xuất xứ” thì mình thật sự vẫn còn khá mơ hồ. 


Ba mẹ mình là người Quảng Trị, mỗi lần cần khai gì về nguyên quán, mình đều tự tin khai nguyên quán của mình là Quảng Trị, nhưng đến phần quê quán thì lại phân vân. Từ thời “Nước sông ngăn đôi sơn hà”, mưa bom bão đạn, dân Quảng Trị lưu lạc  tứ xứ, và đợt di dân cuối cùng là vào vùng Động Đền của tỉnh Bình Tuy. Saigon thay tên, đất Động Đền thuộc tỉnh Thuận Hải, và đến nay thì thuộc tỉnh Bình Thuận. Cũng ở vùng đất một thời là Bình Tuy đầy cát và nắng đó, mình đã cất tiếng khóc chào đời. Năm 5 tuổi, cả nhà mình lưu lạc vào tỉnh Đồng Nai, nhưng đến năm mình 14 tuổi thì vùng đất mới được tách ra từ tình Đồng Nai, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 17 tuổi, mình lưu lạc lên Saigon hoa lệ, năm 24 tuổi mình lưu lạc sang trời tây, và đến năm 29 tuổi thì mình trở lại Saigon. 


Có lần phải khai giấy tờ, mình hỏi người ta, mình lưu lạc nhiều nơi như vậy, nên khai như thế nào vào mục quê quán. Người nhận hồ sơ trầm ngâm một hồi rồi trả lời, thôi chổ nào mình thương nhất thì đó là quê quán vậy.


Mình thương đất Bà Rịa-Vũng Tàu nơi đã nuôi mình lớn lên. Mình thương vùng đất nghèo một thời cưu mang người tứ xứ, có những người không còn đường sống ở quê xưa nên phải lưu lạc đến xứ này, có người trôi dạt từ Saigon hoa lệ về vì lịch sử đã sang trang, có người chọn đó là quê hương vì dù nghèo nhưng con cái không phải đi ở trọ để học hành. Mình thương những con đường mịt mờ bụi đỏ, thương đám bạn nghèo mỗi lần đạp xe đến trường là bụi đỏ phủ từ đầu đến chân. Mình thương những người bạn lần lượt giã từ chuyện đèn sách vì gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng hai vai. Mình thương ngôi trường cũ, mỗi lần trời mưa, tiếng mưa rơi ầm ầm trên mái tôn làm cho thầy cô không giảng bài được, mà mỗi lần ghé lại, cảnh cũ không còn, người xưa không thấy, lòng vẫn chợt rưng rưng.


Mình thương một Saigon vội vã, một Saigon ồn ào náo nhiệt, thương những chiều kẹt xe, từng chiếc xe máy chen chúc cố giành nhau từng cm đường. Mình thương những chiều cuối tuần chạy xe máy giữa lòng Saigon hoa lệ, thong thả ra bến Bạch Đằng lộng gió, rồi dạo một vòng qua Quận 5, chạy xe chầm chậm để phân biệt mùi Chợ lớn với mùi Saigon. Mình thương những quán cóc ven đường, mà ngày xưa học năm nhất có lần đi dạy kèm về khuya, mệt và đói bụng quá, có một nhóm anh chị sinh viên khi tính tiền trước đã lặng lẽ tính luôn phần ăn của mình, dù họ và mình không hề quen biết nhau. Mình thương một Saigon luôn sẵn lòng dang rộng vòng tay ôm hết những người con tha hương vào lòng, không phân biệt gốc gác, và bằng cách này hay cách khác đã mở ra cho họ một con đường sống.


Mình thương xứ sở sương mù, nơi mình gặp được những con người bình dị không địa vị không chức tước nhưng vẫn làm mình nhớ hoài. Mình thương những lần tạm biệt, được người ta hôn lên trán một cái, và dù thời gian đã lặng lẽ lướt qua bên đời, nhưng mỗi lần bất chợt nhớ về họ, lòng vẫn còn thấy rưng rưng. Mình thương Big Ben đứng kiêu hãnh bên bờ sông Thames, nhắc mình nhớ những tối chờ nghe tiếng chuông đồng hồ Big Ben đổ ngày thơ ấu, và ba mình đã gửi gắm vào đó nhiều ước mơ dang dở và nhiều tâm sự không thể nói thành lời. Mình thương cả những giấc ngủ chập chờn giữa Saigon, trong mơ vẫn thấy mình đang đứng trên thành York yên bình lộng gió, đôi khi lại chợt thấy mình thong thả dạo gót giữa khu phố cổ của Bath rêu phong, giật mình tỉnh giấc lòng vẫn còn chút tiếc nuối.


Chổ nào cũng cả một trời thương nhớ, biết phải ghi làm sao cho đúng đây. Thôi thì ba mẹ sống chổ nào thì mình ghi vào giấy tờ chổ đó là quê vậy. Mà xưa nay mỗi lần về thăm ba mẹ, mình đều nói với bạn bè là về thăm quê. Với những người lưu lạc tứ xứ như mình, quê là ba mẹ, ba mẹ là quê…

NAM PHAN.

Thơ : LAI LÁNG SẦU THU - Thạch Thảo BD.

 




LAI LÁNG SẦU THU


Ai nhuộm màu thu trên chiếc lá

Để vàng thê thiết gió heo may.

Cho rừng xào xạc, nai ngơ ngác

Rụng xuống buồn thiu của những ngày…


Lời nói vô tình như gió thoảng 

Đâu hay nhoi nhói suốt tâm hồn.

Đâu hay mắt biếc dưng nằng nặng

Rưng rức trào dâng, nghẹn cả lòng.


Ai vuốt chiều qua, mà tóc rối

Cho  tình thu chảy ướt đêm này.

Biết ai san sẻ nghìn tâm sự

Đành giấu sầu riêng gửi gió bay.


Lòng vẫn yêu người như thuở ấy

Dẫu mùa thu chết tự bao giờ!


TX ngày 10-8-23

Thạch Thảo BD

Thơ : TỰU TRƯỜNG NGÀY XƯA - hathuthuy.

 




TỰU TRƯỜNG NGÀY XƯA

Mùa thu sang em áo dài nón lá

Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường

Thôi tạm biệt ba tháng hè thư thả

Em trở về cùng sách vở thân thương.

 

Hoa huỳnh đàn đợi thu về mới nở

Khi cổng trường rộng mở đón chân khua

Những bàn tay đan tìm nhau hớn hở

Mưa mùa thu bay lất phất thẹn thùa.


Chào hội ngộ sân trường loang dấu nắng

Lá vàng thu rụng xuống nhặt đầy tay

Ép nhẹ nhàng vào từng trang vở trắng

Giữ mùa thu ở lại với em hoài.


Chào hội ngộ hành lang thênh thang gió

Áo dài như sương khói nhẹ bay bay

Rớt một chút nắng vàng lên trên ấy

Là nhớ hoài nhớ mãi đến thiên thu.

hathuthuy

Thơ : TỪ EM MẶC ÁO BÀ BA - Ta Trung

 



TỪ EM MẶC ÁO BÀ BA.

Từ em mặc áo bà ba

Nắng đi hoang suốt, mưa sa vào lòng

Từ em dạo bước ra đồng

Cỏ hoa bừng dậy mây bàng hoàng theo


Từ anh buổi ấy đăm chiêu

Bà ba chiếc áo làm điêu đứng hồn

Lạ ghê, sao cứ bốn chồn

Tìm trong ký ức, cửa hồn... mở toang


Từ em chưa biết điểm trang

Chiều xưa cấy lúa nhốt anh giữa đồng

Từ em khoác áo lụa hồng

Bà ba đem cất theo chồng đi xa


Lâu rồi chiếc áo bà ba

Ăn vào da thịt thấm qua lòng mình

Hôm nay xem lại tấm hình

Tiếng tình bỗng rớt thình lình trong tim

TA TRUNG. 

Thư giãn : MỆT MỎI VỚI NƯỚC MỸ... - Facebook TV

 




MỆT MỎI VỚI NƯỚC MỸ QUÁ ĐI !

Có thể bạn không quan tâm tới nước Mỹ, coi người Mỹ như kẻ thù, thì Mỹ vẫn ảnh hưởng chi phối rất nhiều đến mọi sinh hoạt bình thường của bạn đấy. 

Cùng thống kê một vài cái của Mỹ mà người Việt chúng ta hay dùng nhất nhé : 

- Khi bạn đọc status này có nghĩa là bạn đang dùng một sản phẩm của Mỹ đấy!

Mạng xã hội Facebook được thành lập vào năm 2004, người sáng lập ra mạng này là Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes (tất cả đều là công dân Mỹ). Facebook thuộc sở hữu của Meta Platforms có trụ sở tại Menlo Park, California. Mỹ. 

- Câu thơ vui của dân mạng nói rằng: "Dân ta phải biết sử ta

Cái gì không biết thì tra Google";

mà Google là một phát minh vĩ đại của Mỹ. Google được thành lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin trong khi họ là nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford, California. Mỹ. 

- Mạng internet bạn đang dùng hiện nay là một phát minh của Mỹ.  Internet khởi nguyên từ năm 1960 bởi quân đội Mỹ. Họ giữ kín dùng riêng suốt 20 năm, mãi đến những năm 1980 thì bắt đầu thương mại hóa và 1990 trở đi thì bắt đầu phủ kín toàn cầu.

- Mỗi ngày bạn nhận và gửi email cho người khác. Trời ơi…lại đụng tới Mỹ luôn. Email được nghĩ ra từ năm 1971 bởi lập trình viên Ray Tomlinson của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm giúp nhân viên trong cơ quan trao đổi thông qua một mạng lưới liên kết thay cho việc trực tiếp cầm thư từ văn bản "giao tận nơi". 

- Đang đi đường mà thấy đèn xanh đèn đỏ là của Mỹ đó. Đây là phát minh được tạo ra vào năm 1912 của người Mỹ nhằm giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông cũng như nạn ùn tắc xe cộ. 

- Nóng quá bật máy lạnh lên cái nào. Chiếc máy điều hòa nhiệt độ đầu tiên được chế tạo bởi kỹ sư người Mỹ Willis H. Carrier vào năm 1902. 

- Về nhà bật lò vi sóng lên để hâm đồ ăn. Thôi rồi cũng gặp Mỹ!

Năm 1945, kỹ sư Percy Spencer đã chế tạo ra một thiết bị phát cao tần cho radar cho công ty Raytheon, nhằm giúp radar nhạy hơn qua các bước sóng khác nhau. Cuối cùng ông vô tình nhận ra thanh chocolate bị biến dạng và nấu chảy khi được đặt bên trong thứ mà sau này chúng ta gọi là lò vi sóng.

- Nếu trên tay của bạn đang dùng iPhone thì cũng là của Mỹ. 

Chiếc Smartphone đầu tiên được hãng IBM chế tạo năm 1992 với tên Simon Personal Communicator. Chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên trên thế giới là chiếc Motorola DynaTAC 800x được chế tạo năm 1983 tại Mỹ. 15 năm sau, iPhone mới ra đời ở Mỹ.

- Nếu bạn không dùng iPhone vì nó là của Mỹ mà chuyển qua dùng Samsung của Hàn Quốc... nhưng cách này cũng không thoát Mỹ được vì Sangsung phải sử dụng hệ điều hành Android của Mỹ đó. 

Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Android Inc một công ty của Mỹ với sự hỗ trợ tài chính từ công ty lớn khác của Mỹ là Google và sau này Android Inc được chính Google mua lại vào năm 2005.

Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào năm 2008 tại Mỹ.

- Các kênh truyền hình và TV màu bạn đang xem là phát minh của người Mỹ à nha. Hệ thống truyền hình màu đầu tiên thiết kế bởi công ty Radio Corporation of America bắt đầu phát sóng ngày 17.12.1953.

- Chiếc TV màu đầu tiên cũng được chế tạo bởi hãng này được xuất ra thị trường năm 1954 tại Mỹ. 

- Bạn giải trí bằng cách xem video nghe nhạc trên nền tảng Youtube cũng là của Mỹ luôn nè…he he 

- Soạn thảo văn bản bằng Word, Excel, trình chiếu Power Point trong bộ Microsoft Office cũng là của Mỹ đó nha. 

 -Đi đường bị lạc bấm Google Maps lên cũng là đang dùng sản phẩm người của Mỹ luôn!

- Các bộ phim, video bạn đang xem đa số đều dùng phần mềm Adobe Premiere của Mỹ để dựng…à nha!

- Photoshop để chỉnh sửa ảnh cũng của Mỹ luôn đó nghe. 

- Bất kể chiếc máy tính bạn dùng nhãn hiệu gì, sản xuất ở đâu thì "bộ não" CPU của nó chỉ có thể là sản phẩm của Intel hoặc AMD, hai hãng điện tử của Mỹ. Nếu không có nó thì bó tay. 

- Bạn đi máy bay là nhờ phát minh của ngườ Mỹ. Vào năm 1903 hai anh em nhà Wright sống tại Dayton, bang Ohio, Mỹ đã làm thay đổi lịch sử thế giới bằng sự phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên.

 -Đèn điện mà bạn đang thắp là phát minh của ông Thomas Edison một người Mỹ. Chính phát minh này đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới.

Kể chừng đó thôi...cũng đủ mệt lắm rồi. 😀 😀 😀


( Facebook TV )

.

Cuộc sống : Ở ĐÚNG NƠI... - Trần Thanh Thủy ( st và giới thiệu )

 




Ở ĐÚNG NƠI, BẠN SẼ ĐƯỢC Đ.Á.NH GI.Á ĐÚNG CÁCH!


Một người cha nói với cậu con trai của mình: "Con đã tốt nghiệp, cha sẽ tặng cho con một chiếc xe cha đã m.ua từ nhiều năm trước... nó đã hơn 50 tuổi. Nhưng trước khi cha giao nó cho con, con hãy đưa nó đến chỗ b.á.n xe cũ xem họ trả cho con bao nhiêu".


Người con trai đi đến bãi xe cũ, trở về báo cho cha: "Họ đề nghị trả 100 đô la vì trông nó đã qu.á đ.át".


Người cha nói: "Con hãy đưa nó đến tiệm c.ầm đ.ồ".


Người con trai đưa đến tiệm c.ầm đ.ồ, trở về và nói với cha: "Tiệm c.ầm đ.ồ đã đề nghị 1000 đô la vì nó là một chiếc xe rất cũ".


Người cha tiếp tục bảo con trai đưa chiếc xe đến câu lạc bộ ô tô và cho họ xem xe.


Cậu con trai đưa xe đến câu lạc bộ, trở về và nói với cha: "Một số người ở câu lạc bộ đã đề nghị 100.000 đô la cho nó, vì nó là một chiếc Mustang Ford cổ điển và rất khó để tìm k.iếm".


Đến lúc này, người cha mới nói với cậu con trai: "Con thấy đấy, ở đúng nơi, con sẽ được đ.á.nh gi.á đúng cách. Nếu con không được coi trọng, đừng t.ức gi.ận. Điều đó có nghĩa con chỉ đang ở sai chỗ mà thôi. Những người biết gi.á trị của con là những người đ.á.nh gi.á đúng về con. Nhớ kỹ, không bao giờ được ở một nơi mà không ai nhìn thấy gi.á trị của con".

TRẦN THANH THỦY (Sưu tầm)