Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020
Cuộc sống : MÀU DA CON NGƯỜI - St trên FB
MÀU DA CON NGƯỜI
Một phụ nữ da trắng dắt theo con trai 6 tuổi ra ngoài, bà gọi xe taxi, tài xế là một người da đen.
Thằng bé 6 tuổi chưa bao giờ gặp qua người da đen, trong lòng rất là sợ hãi, bèn hỏi mẹ :
“Người này có phải là người xấu không mẹ? Tại sao người đen thui vậy?”
Tài xế người da đen nghe thấy trong lòng rất lấy làm khó chịu.
Lúc này, người phụ nữ liền nói với con trai :
“Chú tài xế này không phải người xấu, ông là một người tốt con à!”
Con trai nhíu mày trầm tư một hồi lại hỏi tiếp :
“Nếu chú ấy không phải là người xấu, vậy chú có phải đã làm điều gì xấu xa, cho nên Thượng Đế mới trừng phạt chú?”
Người da đen ấy nghe xong, mắt ngấn lệ, ông ta rất muốn biết người phụ nữ da trắng ấy sẽ trả lời thế nào.
Người mẹ nói : “Ông ta là một người rất là tốt, cũng không làm điều gì xấu xa.
- Vườn hoa của chúng ta có màu hồng, màu trắng, màu vàng … có phải không?”
“Vâng! Đúng ạ!”
- “Vậy hạt của hoa có phải đều là màu đen không?”
Đứa bé nghĩ ngợi một lúc :
“Đúng thế ạ ! Toàn là màu đen hết.”
- “Hạt giống màu đen cho nở ra hoa đầy màu sắc và thơm ngát, đúng không”
“Vâng!”
Cậu con trai đột nhiên ngộ ra và nói:
“Vậy là chú tài xế ấy không phải là người xấu rồi ! Hạt mầu đen tạo ra hoa đẹp thế, chắc chắn chú ấy là người tốt!
Lúc này, xe đã đến điểm dừng, người tài xế kiên quyết không lấy tiền, ông ta nói :
“Lúc bé, tôi đã từng hỏi mẹ.
"Vì sao chúng ta lại đen và vất vả, còn họ lại trắng và sung sướng"?
Mẹ nói "Vì chúng tôi là người da đen, phải chịu thua kém".
Nếu khi xưa mẹ tôi đổi thành câu trả lời của bà, hôm nay tôi nhất định sẽ có một thành tựu khác. Nhưng không sao, tôi đã biết cách dạy con tôi và lũ trẻ trong xóm rồi, đội ơn bà !
Vậy đấy, nếu chúng ta suốt ngày nói với con "mày ngu lắm, lớn lên mày sẽ chẳng làm nên trò trống gì, chỉ có hót cứt, xách vữa,.....bla, bla..." thì chúng sẽ tin là chúng dốt thật, và sẽ chẳng trông chờ gì được nhiêu từ những đứa trẻ được dạy dỗ như vậy.
Vậy ngay từ bây giờ, hãy nhẹ nhàng gọi con dậy, khích lệ chúng, chỉ còn mấy hôm tới là hết năm học cũ. Qua hè, năm học mới, kết quả học tập của con bạn chắc chắn sẽ tốt hơn.
(St)
Thơ : TÌM DẤU CHÂN TRÊN CÁT - Sienglevan.
TÌM DẤU CHÂN TRÊN CÁT
Gió mơn man rong ruổi đám mây chiều
Biển ngân khúc bản tình ca dào dạt
Người ra đi để vết chân trên cát
Thời gian nào lưu giữ dấu chân qua…
Một bến bờ ngóng đợi cuộc chia xa
Tìm kí ức tòa lâu đài trên cát
Dệt ước mơ dưới bầu trời nắng nhạt
Sóng vỗ bờ cát phủ lấp phẳng phiu…
Vẫn còn đây mây sắc buổi trời chiều
Dấu chân dẫm vẫn còn mùi biển mặn
Bóng hoàng hôn vẫn vấn vương chút nắng
Đang khẽ khàng sưởi ấm những xa xôi…
Lời hứa nào… lạc lỏng bước đơn côi
Lớp sóng đêm nay già cỗi bạc đầu
Khoảng vắng sau lưng thành màu hoài niệm
Biển như ngày xưa mênh mông xanh thẳm
Thả bộ lang thang nhớ chuyện xa xăm...
Có lẽ nào ?
Tiếng còi tàu rời bến rẽ khơi xa
Theo lớp sóng ở chân trời xa lạ
Để đại dương mãi vời vợi ngàn trùng
Có lẽ nào ?
Thời gian phủ mờ, xoa dịu nỗi đau
Lặng lẽ trái tim san bằng khoảng trống
Để bao hẹn hò trôi giữa mênh mông…
Có lẽ nào ?
Để lại vầng trăng, bầu trời đầy sao
Bóng đêm thổn thức rơi vào đáy bể
Vỡ vụn… bâng quơ… lặng lẽ… cô đơn…
Đã yêu rồi ai lại tính thiệt hơn
Như sóng hằng đêm vỗ vào bờ cát
Kể chuyện xưa hòn đá ngồi ngơ ngác
Đợi một người mưa nắng đến ngàn năm…
Dấu chân đi qua trên cát xa xăm
Sóng vùi lấp cát còn vương vị mặn
Rồi một ngày trên con đường phẳng lặng
Bước chân một mình nỗi nhớ chênh vênh…
Sóng phủ mờ dấu chân cát không tên
Chuyện của ngày xưa, ngày xưa…xa lắc…!
(Sienglevan – tháng 5/2020)
Truyện : GỌI BỐ VỢ BẰNG... THẰNG ! - St trên FB.
(Truyện ngắn , đọc hay và phê , văn phong đậm chất Sài Gòn - miền Nam Việt Nam . Lâu rồi mới đọc được một truyện hay như vầy .
Ai rảnh thì mời đọc chơi , truyện tuy ngắn nhưng khi đọc xong bạn sẽ hình dung ra được Sài Gòn của ngày xưa... )
GỌI BỐ VỢ BẰNG … .. THẰNG
“Thằng bố vợ tôi”
Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được . “Tứ thân phụ mẫu” , cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng , thương yêu như nhau .
Cha vợ hay cha chồng đều gọi bằng cha , bằng bố . Mẹ vợ hay mẹ chồng đều được gọi bằng mẹ hay má , v.v … .. Trong luân lý nầy , người Mỹ khác với người Việt . Không phải là cha mẹ sinh ra mình , mà cha mẹ của vợ hay chồng , họ thêm vào chữ “in law” . Tại sao phải phân biệt cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng ?
Thế mà tôi gọi bố vợ bằng “thằng” .
Nếu người ta chưởi cho , mắng là đồ mất dạy , hổn láo , vô văn hóa cũng là chuyện thường .
Bố vợ tôi không phải là người mất tư cách hay vô lương tâm , hay làm điều chi vô luân bại lý mà để tôi khinh thị gọi bằng “thằng” . “Ông” là người rất hiền lành !
Thế mà một buổi sáng , bọn tôi ba “đứa” , những “đứa” còn sót lại trong cuộc chiến tranh tàn khốc vừa qua , nay “lưu lạc” ở xứ “Mỹ cờ hoa” nầy , ngồi uống cà-phê trong một cái quán ăn sáng ở Orange County , quán tuy không đẹp nhưng thanh lịch , cây cỏ chung quanh tươi mát đẹp đẽ , vậy mà Quang mắng tôi một câu nghe thật buồn cười :
- Mày dẹp cái trò “bố bố con con” của mày lại đi . Mày , tao với nó là bạn , bạn từ hồi còn mặc quần xà-lỏn , gọi nhau “mày mày tao tao” quen đã mấy chục năm . Bây giờ nghe mày xưng “bố con” với nó , tao không thấy buồn cười mà thấy bực mình , mất vui .
Quang gọi là “nó” . Nó là bố vợ tôi đấy , là một đứa bạn trong bọn tôi đấy .
Sao gọi là “bọn tôi” ?
&
Trước Hiệp Định Genève 1954 thành phố Saigon chỉ “rộng” tới cầu Trương Minh Giảng . Bên kia cầu , còn là vùng đất hoang , lầy lội , lau sậy mọc um tùm . Vùng đất ấy , xưa , chỉ có một xóm nhà nhỏ , của dân mò cua bắt ốc và trộm cắp . Người ta gọi đó là “Xóm Vẹc” .
Hồi ấy , dân chúng tập trung sống ở trung tâm Saigon , còn như ai ở “Xóm Vẹc” , là vùng ngoại ô , mất an ninh . Dân nhậu Saigon , nhà ở Xóm Vẹc , một là nhậu cho “tới chỉ” thì ngủ lại nhà bạn . Còn như ai muốn về thì lo về sớm . Về khuya trên đường Xóm Vẹc , không chừng bị du đảng đánh cho , bị cướp tiền bạc , bị lấy xe đạp .
Lỡ như ai đó nhậu chưa tới , nửa muốn ở , nửa muốn về , bạn bè sẽ có người bảo : “Thôi để cho ông ấy về , đường khuya nguy hiểm” .
&
Thế rồi cả triệu người di cư năm 1954 . Ai gốc nông dân , người ta định cư ở vùng nông thôn , dinh điền, khu trù mật … .. tiếp nối cái nghề tổ tiên để lại . Ai dân Hà Nội hay thành phố ở ngoài Bắc , không quen làm ruộng thì tập trung ở Saigon hay các thành phố khác phía nam vĩ tuyến .
Không còn đủ đất ở trung tâm Saigon , nên thủ đô miền Nam phình rộng ra .
Ngay xứ tôi ở, Xóm Vẹc ngày xưa , nay dân di cư tập trung đông đúc . Từ phía đầu cầu Trương Minh Giảng , lên tới “Lăng Cha Cả” là chỗ người Bắc định cư . Những khu vực được nhiều người nhắc tên mới là “Xóm Bùi Phát” . Có phải họ gốc Bùi Chu/ Phát Diệm ? Nhà Thờ Ba Chuông , Cư Xá Đô Thành .
Nhà Thờ , Chùa và Chợ theo dân mà mọc lên .
Lăng Cha Cả ở cuối đường Trương Minh Ký , ngày xưa vắng vẻ, quạnh hiu , nay thành nơi đô hội . “Cái nhà lăng” kiểu xưa , ngói âm dương , cột kèo cũ kỷ nằm chơ vơ , xa lạ trước những ngôi nhà lầu cao vài ba tầng , kiểu mới, hiện đại .
Bọn tôi , cũng gốc “rân ri-cư” , như chúng tôi thường gọi đùa chính mình , từ năm lên năm , lên mười , lớn lên ở cái “Xóm Vẹc” thời xa xưa ấy . Tên đường Alfred Eyriaud des Vergnes đổi thành đường Trương Minh Giảng , nối dài tới cuối đường , chỗ gần tới cổng Bộ tổng Tham Mưu Quân Đội VNCH là đường Trương Minh Ký .
Chúng tôi bỏ không gọi Xóm Vẹc mà gọi theo những cái tên mới , xuất hiện cùng thời với dân di cư đến định cư ở đây . Tên “Xóm Vẹc” biến mất hồi nào mà không ai hay ! Tội nghiệp hay không tội nghiệp cho một ông Tây tên Vẹc , một ông “thực dân” ?
Bọn tôi không dưới năm đứa , không quá mười tên , học tiểu học với nhau , đầu tiên ở cái trường tư trong xóm , do một ông giáo già người Bắc di cư , nay đã nghỉ hưu , mở lớp dạy tư tại nhà . Một phần là vì chính phủ chưa kịp mở trường cho dân di cư , một phần , học ở đây thay vì phải vào thành phố .
Học ở “Trường Xóm” , chúng tôi khỏi phải đi xa , xe cộ bất tiện , tai nạn nguy hiểm . Học gần nhà , bố mẹ dễ “kiểm soát” , lại có ông thầy già nghiêm khắc , bọn chúng tôi bớt hoang nghịch .
“Trường Xóm” của chúng tôi nó tương tự như trường của mấy ông đồ ngày xưa ở làng quê : Học trò đủ hạng tuổi , đủ hạng lớp … .. Kể theo cách ngày trước , thấp nhất là lớp Năm . Lớp nầy đông nhất , trên hai chục “đứa” . “Đứa” là học sinh nhỏ đấy . Rồi đến lớp Tư , học sinh ít hơn . Lớp Nhất là ít nhất , chỉ có mấy “anh” . “Anh” cũng là học sinh , nhưng lớn tuổi hơn bọn tôi , nên phải gọi bằng “anh” cho “phải phép” . Lớp nầy thầy dạy kỹ lắm vì năm tới phải thi vô trường công , khỏi học trường tư . Trường tư phải đóng học phí . Không kịp đóng học phí , học sinh sẽ bị đuổi học , về nhà xin tiền đóng tiếp để được học tiếp . “Tiên “học phí” , hậu học văn” . “Trường tư” thường bị mang tiếng kinh doanh hơn giáo dục . Nhưng không đóng học phí , tiền đâu trả lương cho thầy ?
Được mấy năm , ông thầy già qua đời . Nghề làm thầy giáo mà : “Tổn lắm” . Bố tôi thường nói vậy . Mẹ tôi bảo làm thầy giáo “dễ bị ho lao” . Người đời thì bảo là nghề “bán cháo phổi” . Ông thầy già , sức yếu , lại nhiều năm gian khổ , dù không bị bệnh lao , ông vẫn qui tiên sớm là chuyện thường .
Ổng chết rồi , bọn chúng tôi vẫn nhớ ông , và thương ông nữa , bởi ông có một điều đáng quí : Tận tâm với bọn trẻ chúng tôi , mặc dù chúng tôi vẫn ngán cây roi mây của ông , một là để thầy nhịp nhiều lần trên mặt bàn , nhắc chúng tôi im , không được nói chuyện , phải học bài làm bài chăm chỉ , và cũng “phết vào đít” thằng nào đó , cái tội nghịch trong giờ học hay đánh lộn ngoài giờ .
Ông thầy già qua đời rồi , trường “Xóm Vẹc” của tôi đóng cửa . Không ai nối nghiệp ông ở cái xóm mới định cư nầy .
Chúng tôi xuống học lớp Nhất ở một cái trường tư khác , trên đường Kỳ Đồng , của “ông cha nhà thờ” . Trường có lớp nầy lớp kia đàng hoàng , nhưng bọn học trò chúng tôi thì không đàng hoàng . Sau giờ học , có khi bỏ cả giờ học , chúng tôi leo “Xe Buýt Đỏ” , loại nầy vừa thay cho “Xe Buýt Vàng” , để chui vào Sở Thú chơi .
Ông tuyệt vời ! Những buổi lang thang trong Sở Thú . “Làm học trò nhưng không sách cầm tay ! Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ” Ông nhà thơ Đinh Hùng nói chỉ đúng có một nửa , vì chúng tôi “Có tâm sự” gì đâu !
Tới giờ , lo tìm về cho đúng giờ để “ông bô bà via” của chúng tôi vẫn nghĩ chúng tôi là những đứa học trò ngoan .
Lên Trung Học , mỗi đứa chúng tôi xa nhau hơn . Đứa vào trường công , đứa vào trường tư . Gần thì Huỳnh Thị Ngà ở Xóm Chùa , vào Huỳnh Khương Ninh ở Đa-Kao , đứa xa hơn , Hưng Đạo , gần đường Trần Hưng Đạo .
Bấy giờ thì tình hình Saigon “vui lắm” . Biểu tình , đá đảo , hoan hô , tuyệt thực , tự thiêu , đảo chánh , “biểu dương lực lượng” … .. xảy ra đều đều , tháng nào cũng có hay mỗi năm , năm bảy bận . Cũng có khi chúng tôi đi biểu tình “cho vui” , cho đời thêm “màu sắc” .
Đậu tú tài , được vô đại học ; nhưng chiến tranh đã gần kề . Súng không còn nổ ở Bình Giả , Đắk-Tô , Ban-Hét … .. “xa tít mù khơi” nữa mà gần kề hơn , có khi ngay tại Saigon . Việt Cộng gài lựu đạn , mìn , khủng bố . Thế rồi chúng tôi lần lượt vô quân trường lúc nào mà ngay chính mình cũng không nhớ tới nữa .
Tới tuổi rồi , không đi sao được . Với lại , mấy ông thầy đứng trên bục giảng làm chúng tôi “hứng chí” không ít : “Áo chàng đỏ tựa ráng pha , ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in” .
Chúng tôi bỗng thấy “gần gũi” với màu áo lính trận , màu xanh cây rừng , màu hoa dù , màu rong biển … ..
Vài bữa đi học về , nghe bố mẹ hay ai đó trong gia đình nóin: “Thằng X. đi Võ Bị rồi !” Rồi lại : “Thằng Y. vô Không Quân” , rồi lại “Thằng Z. đi Nhảy Dù” , “Thằng T. đi Biệt Động Quân” . Biệt Động Quân là cọp “Ba Đầu Rằn” đấy .
Một hôm , gặp “Thằng bố vợ tôi”, sau nầy . Nó bảo : “Tao đi Quân Cụ” . Tôi ừ , nghĩ “Lớ ngớ như mày , ra đơn vị tác chiến , “bỏ mạng sa tràng sớm ” . Nói thì nói vậy , chứ đời chưa hẳn vậy . “Đơn vị không tác chiến , có khi bỏ mạng sớm , còn như ai đánh giặc ngày nầy qua tháng khác , lại sống nhăn .
Thế rồi có đứa hy sinh , có đứa bị thương , thành thương binh , có đứa bị Việt Cộng bắt .
Trong bọn tôi , tôi là người bị bắt sớm nhất , tù Việt Cộng sớm nhất . Năm 1971 , tôi bị chúng nó bắt ở Hạ Lào . Những đứa còn lại , đều thua tuổi tù tôi những 4 năm . Sau Ba mươi tháng Tư , chúng nói mới lục tục kéo nhau “trình diện” , “đóng tiền đi ở tù” . Xem ra , tôi là “tù trưởng” của bọn chúng .
Từ Hạ Lào , bên kia đưa “bọn tù binh chúng tôi” ra Bắc . Năm ký Hiệp Định Paris , tưởng chúng tha về , như các tù binh khác , nhưng không thấy động tĩnh gì cả . Sau nầy mới biết , khi Chính Phủ VNCH yêu cầu thả chúng tôi ra , bên kia nói chúng tôi bị bắt ở Lào là do Pathet Lào giam giữ , chúng nó không có trách nhiệm .
Mãi tới 16 năm sau , tôi mới “được tha ra khỏi trại cải tạo” . Đó là câu ghi trong cái gọi là “Lệnh Tha” .
Sau 16 năm tù , về lại xóm cũ thấy quạnh hiu . Quạnh hiu là ở lòng người ! Nhà cửa thì vẫn thế , không thay đổi gì nhiều . Người tuy đông mà vắng vẻ . Thế hệ cha ông chúng tôi , hầu như “qui tiên” hết cả rồi . Thế hệ tôi thì cũng tan tác . Mười phương tám hướng chúng nó đi hết : Vượt biên , kinh tế mới , về quê làm ruộng , đi làm ăn xa . Bọn trẻ lớn lên , nhiều đứa nhìn tôi xa lạ . Tôi xa nhà đã hơn hai mươi năm . Những đứa ngày tôi ra đi , nay hơn hai chục tuổi , làm sao chúng biết tôi là ai ?
&
Khi tôi đạp chiếc xích-lô ngang cổng nhà người bạn cũ thì một cô gái khoảng hai mươi tuổi , tất tả từ trong nhà chạy ra , tay xách , tay mang , gọi ơi ới :
- Chú Đức , chú Đức , chở cháu đi với .
Tôi dừng xe lại chờ .
Ra tới nơi, cô gái hỏi :
- Chú đưa cháu qua chợ Hòa Hưng được không ? Cháu đi gấp , sợ trễ .
Tôi hỏi :
- Cô muốn đi đường nào ? Qua ngã Tân Sa Châu hay lên Thoại Ngọc Hầu . Đi ngã Tân Sa Châu ngắn hơn .
- Đường Tân Sa Châu xấu lắm . Lên Thoại Ngọc Hầu dễ đạp hơn .
Cô gái ngồi lên xe xong , tôi nghiêng mình lấy đà đạp xe đi .
Một chốc , cô gái hỏi :
- Chú ăn gì chưa ?
- Dân Saigon không ăn sáng , chỉ uống càphê thôi . Trưa mới ăn .
- Buổi trưa chú ăn ở đâu ?
- Không chắc ở đâu , ngang đâu tấp đấy , miễn no với rẻ thì thôi .
- Khổ nhỉ ? Chốc nữa chú uống càphê với cháu . Có chỗ nầy càphê ngon lắm . -- Cô gái nói .
- Cô sợ trễ mà ? -- Tôi hỏi .
- Một chút không sao . -- Cô ta trả lời .
Một lúc cô ta hỏi :
- Chú đạp xe từ hồi nào ?
- Cải tạo về tới giờ . -- Tôi trả lời .
- Sao gọi là cải tạo ? Tù chớ . -- Cô gái cải chính .
- Với ai quen mới gọi tù . Lỡ gặp cán bộ , gọi tù nó phê bình đấy . -- Tôi nói .
- Ối giời ! Bây giờ ai còn ngại gì nữa . Cán bộ , Công An cũng như mình thôi , kiếm ăn cả . Cứ theo “Chính sách đường lối” thì lấy gì sống ! -- Cô gái trả lời .
Lại một lúc, cô ta nói :
- Bố cháu cũng tù về đấy ! Chú biết không ?
- Biết sao không ? Ông ấy là bạn với tôi từ hồi còn nhỏ đấy . Bố cháu cũng đỡ vất vả . Mẹ cháu và chị em cháu đảm đang . Ông ấy chỉ giúp vợ việc lặt vặt .
Tôi nhới tới Hiền . Có lẽ là bố cô gái . Nó hiền đúng như tên nó . Dù có lính lác như tôi , nhưng nó ít gian khổ hơn nhiều . Nghĩ thế, tôi nói :
- Ai có gia đình cũng đỡ . Tôi tù về thì không còn ai .
- Cháu biết , hàng xóm mà ! Người trong nhà chú lần hồi đi cả . Mấy anh lớn chị lớn vượt biên . Ông cụ qua đời , ít lâu bà cụ cũng đi theo . May họ chưa lấy nhà , nhờ bà cô già .
Quả thật khi tôi tù về thì nhà không còn ai , chỉ còn bà cô già , chị của bố tôi . Bà ở góa từ khi còn trẻ , không chồng con gì cả . Trước 1975 , bà vô chùa . Sau đó , thấy bố mẹ tôi cô quạnh , cô bỏ chùa về săn sóc , cơm nước cho bố mẹ tôi . Bố mẹ tôi mất rồi , Việt Cộng tính lấy nhà vì bà là chị bố tôi , chúng nại cớ bà không có quyền thừa kế , thì tôi về . Cũng may , còn được căn nhà che mưa nắng , không thì ngủ gầm cầu .
Trong khi uống càphê , cô gái hỏi :
- Hồi còn trẻ sao chú không lấy vợ như ba cháu ?
- Lấy vợ sao được ? Ba cháu ở “đơn vị không tác chiến” , có “chữ thọ” , lấy vợ không lo gì , chớ như bọn tôi , hành quân “mút mùa Lệ Thủy” , có ở nhà đâu . Với lại : “Lỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ … .. "
- Chú cũng thơ thẩn dữ ! -- Cô gái cười nói .
- Thơ người ta ! Với lại , hồi đó chương trình Việt Văn thơ văn nhiều lắm . Bọn tôi phải học Chinh Phụ Ngâm .
- Cháu học sau “giải phóng” , chẳng biết gì hết . Cháu có nghe nói Chinh Phụ Ngâm , nhưng có biết gì đâu .
- Đó là bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm . Hay lắm . Tôi nghe ông thầy giảng mấy lần câu “Cổ lai chinh chiến địa , kỷ kiến hữu nhân hồi” , nên khi đi lính rồi , ngại tính việc lấy vợ . -- Tôi giải thích .
- Câu chú đọc nghĩa như thế nào ? -- Cô gái hỏi .
- Những người đi chinh chiến , ít thấy trở về . -- Tôi nói lại theo lời thầy giảng ngày trước .
- Đang đánh nhau với ngoài kia , mà lại dạy cho học trò như thế , cháu thấy có mâu thuẫn đấy . -- Cô ta nhận xét .
- Dĩ nhiên ! Nhưng mà đất nước tự do , không cấm được . Đi lính là bổn phận , không lý không cần tới văn chương . -- Tôi nói .
Cuối cùng , trước khi đi tiếp tới chợ , cô ta nói :
- Nói chuyện với chú vui đấy . Hay cứ mỗi sáng , chú đưa cháu sang chợ . Cháu khỏi lo trễ chợ , chú cháu mình lại uống cà phê . Tiền xe cháu tính đủ cho chú .
- Được thôi ! Tôi chạy một ngày sao cho đủ mua gạo với rau muống là đủ , về nghỉ . Thành ra cũng thoải mái .
Vậy rồi , mỗi ngày , tôi đưa cô ra ra chợ . Quen dần , chiều lại thêm một “cuốc” , đón cô ta về .
Công việc cứ thế diễn ra gần nửa năm . Trong khoảng thời gian đó , vì cùng xóm , có lần cô ta vào nhà thăm tôi , xem tôi ăn ở như thế nào , và bày tỏ vài ý kiến về cảnh sống của tôi : Đàn ông không vợ , sống với bà cô già . Bà cô đã già , nấu cơm bằng củi , khi chín khi khê , áo quần tôi lâu ngày không giặt , treo trên vách , thúi hoắc mồ hôi … ..
Vì vậy , một lần cô ta hỏi tôi :
- Chú Đức ! Sao chú không lấy vợ đi ?
Tôi thành thật nói :
- Ai chịu làm vợ tôi bây giờ ? Cô thử nghĩ đi !
Một lúc tôi lại nói :
- Nửa đời nửa đoạn , trẻ không còn trẻ , già cũng chưa già hẳn” . Rồi tôi đọc nhại câu ca dao “Lấy ai ai lấy bây giờ lấy ai” . Trẻ thì họ không thể lấy tôi , ít ra tôi cũng lớn hơn vài chục tuổi . “Nửa đời hương phấn” thì “có đũa có đôi” . Còn lại thì có ai đó góa chồng mà tay dắt tay bồng : “Em tay bế tay bồng” , đâu phải “người yêu năm cũ” để mà “thương thiếu phụ bên sông” .
- Hồi ấy chú không có người yêu ? -- Cô ta hỏi .
- Vâng ! Tôi nói rồi . Sợ người ta “Góa phụ ngây thơ” .
- Hồi ấy tại sao chú đi lính ? -- Cô ta lại hỏi .
- Ai cũng đi thì mình đi . Tôi có anh bạn cùng ở Dù . Anh nó quá ba mươi , đang dạy học , bỗng tình nguyện đi lính . -- Tôi nói .
- Không được miễn lính à ?
- Có đâu ! Mậu Thân ở Huế , ông người Huế – thấy học trò mang khăn tang nhiều quá nên ông bỏ dạy đăng lính . Có vợ con rồi đấy .
- Bây giờ mà chú không lấy vợ , cháu cũng không lấy chồng .
-Sao kỳ thế ? -- Tôi ngạc nhiên hỏi .
Cô ta chưa kịp trả lời thì xe đã tới chợ . Cô ta xuống xe , quày quả vào chợ .
&
Thế rồi ngày ngày qua đi … ..
Một hôm , tôi gợi chuyện :
- Mấy bữa nay , tôi cứ suy nghĩ hoài . Tại sao cô nói cô không lấy chồng .
- Chú nghĩ coi ! Đời bây giờ có anh thanh niên nào vừa mắt mình để lấy làm chồng ! Con gái phải có “thần tượng” chứ ! Cháu lớn lên , thế hệ chú và ba cháu qua rồi , vô tù hết cả rồi . Nhưng hình ảnh những người lính thời đó , vẫn còn lại trong lòng cháu . Cháu thấy thích và ngưỡng mộ khi nghĩ đến họ . Còn như đời bây giờ … .. -- Cô ta bỏ lửng câu nói .
- Bây giờ thì sao ? -- Tôi giả bộ hỏi .
- Bây giờ, thời bình , cái hào hùng của người lính không còn nữa . Giữa cái hổn độn xã hội bây giờn, cháu biết tìm ai ? -- Cô ta tâm sự .
- Cũng có người cho cô vậy . -- Tôi an ủi .
- Khó lắm chú à ! Thanh niên bây giờ , muốn kiếm sống , phải lo chạy mánh .
- Cô cho chạy “mánh” là không đứng đắn sao ? -- Tôi hỏi .
- Mánh là mánh mung . Mánh mung thì làm người đứng đắn thế nào được ? Cháu lấy một anh chạy mánh làm chồng sao ? -- Cô gái than thở .
- Gắng tìm một người không chạy mánh mà chọn làm chồng . -- Tôi nói .
- Khó lắm chú à ! Ai cũng phải chạy mánh hết , ai cũng phải mánh mung để kiếm sống ! Muốn sống , buôn bán như cháu cũng mánh . Lấy một công nhân , viên chức , muốn sống cũng chạy mánh . Mánh với mọi người , riết rồi vợ mánh với chồng , chồng mánh với vợ . Vợ chồng coi như xong .
- Đó là cách “quản lý xã hội” của họ đấy . Ai cũng phải có một cái gì đấy , để chính quyền coi như cái án treo , khi cần thì cho vào tù cho dễ .
- Kinh thật chú nhỉ ? Thành ra cháu không thể lấy chồng , đành chịu vậy .
Lại đến chợ . Cô ta quày quả vào chợ .
Thế rồi ngày ngày qua đi … ..
Một hôm cô ta hỏi tôi một câu , tôi cho là “động trời” .
- Cháu muốn chú cưới cháu làm vợ !
Tôi lặng người đi , vừa kinh ngạc , vừa lạ lùng . Tôi hỏi :
- Tại sao cháu nói thế ?
- Không phải cháu muốn đi HO với chú . Gia đình cháu cũng chuẩn bị đi HO như chú . Không lấy chú , không đi HO với chú., cháu đi với ba mẹ cháu . Cháu muốn chú cưới cháu vì suy đi tính lại , cháu chẳng thấy ai hơn .
- Tại sao cháu nghĩ thế ? Tuổi tác xa nhau quá mà !
- Hai chục tuổi mà xa gì . Đàn bà mau già lắm . Mẹ cháu nói vậy . Cháu sinh vài đứa con, coi như cháu … .. già bằng chú . Vả lại tình yêu chú à ! Cháu nghĩ cháu cũng có thể yêu chú vậy . Cháu có đọc sách Chu Tử . Tình yêu không cần tuổi tác .
- Chú nghĩ cháu không yêu chú . Cháu chỉ thương hại .
- Ba cháu nói người Việt giàu tình thương . Cha mẹ , vợ chồng , anh em , bà con , tất cả đều bắt đầu bằng tình thương . Ngày xưa , không yêu nhau mà lấy nhau , người ta thương nhau , rồi yêu nhau . Sau nầy người ta đổi chữ đấy chú à . -- Cô gái nói .
- Đổi chữ là sao ? Chú chưa hiểu .
- Ba cháu nói hồi xưa ít dùng chữ “yêu” mà thường nói chữ thương . “Thương nhau cởi áo cho nhau … ..” Chớ đâu phải “Yêu nhau … ..” Yêu nhau là nói theo cách bây giờ . Xưa là “Thương nhau … ..” Ba cháu nói bản “Nắng chiều” , chú nhớ không ? In đầu tiên , ông nhạc sĩ viết “Lạnh lùng nhìn anh , em nói “mến” anh” . Mà không viết “yêu anh” . Sau nầy người ta hát “yêu anh” là sai đấy . Phải không ? Thành ra , cháu có “thương hại” chú , rồi có … .. “yêu chú” cũng không có gì lạ cả . Con người ta , căn bản là tình thương , không phải tình yêu . Ba cháu giải thích “thương” là cho mà không đòi lại . Yêu là cho mà đòi lại . “Yêu rất nhiều song chẳng nhận bao nhiêu” .
- Cô sâu sắc đấy . -- Tôi nói .
- Không phải đâu ! Ba cháu giải thích cả đấy .
- "Cóc mở miệng” (Thằng) đó mà nói là như “Cóc mở miệng” . Nói xong , tôi thấy ngại . Tôi lỡ lời , gọi bố cô ta bằng “thằng” .
Một chốc , tôi nói :
- Nhưng chú thấy ngại quá ! Làm sao chú có thể mở miệng xin cưới cháu với bố mẹ cháu được ?
- Chú đừng lo ! Cháu sẽ nói . Cháu mở đường xong thì chú tiếp tục … .. rán mà đạp xe xích lô . -- Cô ta nói nửa đùa nửa thật .
&
Thế rồi “thằng” ấy trở thành bố vợ tôi .
Tôi rất thương vợ , và kính trọng bố vợ như cô ta kính trọng cha mẹ cô ta vậy . Ở địa vị người rể , tôi gọi thằng bạn thân ấy là “bố” và xưng “con” như vợ tôi vậy !
Rắc rối là từ khi qua Mỹ rồi , cùng ở Orange County , lại cũng đã già , “đất khách quê người” , tình bạn cũ càng thêm khăng khít nên ít nhất , mỗi tuần , sáng Chủ Nhật , cả bọn năm bảy đứa , họp nhau uống cà phê ở một quán quen , để kể chuyện cũ , vui đùa , chọc quê nhau , một phần vì bạn với nhau từ khi thơ ấu , một phần , cũng “quen đời lính” “lúc nào cũng vui đùa” để quên bớt … .. súng đạn . Đúng là thói cũ khó chừa .
Cũng rắc rối là cái thằng Quang . Ngồi chung một bàn , quen như ở nhà , – vợ chồng tôi ở chung với bố mẹ vợ – nên cứ quen miệng “bố bố , con con” khiến thằng Quang chưởi tôi không ít bận , cho là gai tai nó . Tôi bỏ “họp mặt” mấy lần , khiến bọn nó nhắc hoài .
Hôm qua , Lộc gọi cho tôi :
- Ê ! Đức , mai Chúa nhật , mày vắng mặt là tụi nó chưởi cho đấy .
- Nhưng tao … .. -- rồi tôi ngập ngừng .
Lộc nói :
- Mày sợ thằng Quang chớ gì . Thằng chó “đập chó không ngó đằng sau” . Tù về , nó mới lấy vợ . Vợ nó trước kia góa chồng, tử trận , để lại hai con , lớn hơn nói ba tuổi . “Trai tân lấy gái nạ dòng”, có ai nói gì đâu ?
Thế là tôi thủ sẵn “vũ khí” .
Ngày hôm sau , đang ngồi cười đùa vui vẻ , thấy tôi “bố bố , con con” với bố vợ , Quang nói :
- Mày dẹp cái “trò bố con” của mày lại đi . Tao gai quá !
Tôi phản pháo ngay :
- Nói thật với mày . Tao thương vợ nên gọi “nó” bằng bố . Mày có thương vợ mày không ? Nếu mày thương vợ thì mày gọi vợ mày bằng “Chị” hay bằng “Em“ ? Mày nói “Em yêu chị” hay “Anh yêu em” . Trả lời đi !
Cả bọn cười ồ .
Vậy là coi như xong một màn “Hài kịch thời đại” .
-- hoànglonghải
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020
Thư giãn: BÁO TIN CHO CẢNH SÁT - Sưu tầm.
BÁO TIN CHO CẢNH SÁT.
Nửa đêm Bob phát hiện có kẻ trộm đột nhập vào nhà kho.Anh bèn nhấc máy gọi cảnh sát. Đầu máy bên kia trả lời rằng họ không thể can thiệp ngay được vì hiện không có nhân viên nào trong khu vực.
Bob gác máy, chờ một lát rồi gọi lại:
- Alô ! Tôi là người vừa gọi các ông cách đây 1 phút vì có kẻ trộm đột nhập vào nhà. Bây giờ thì các ông không cần phải tới nữa vì tôi bắn chết hắn rồi.
Vài phút sau, nửa tá xe cảnh sát lao tới nhà Bob, có cả trực thăng yểm hộ và cảnh khuyển. Họ dễ dàng tóm gọn tên trộm.
Một sĩ quan hỏi Bob:
- Hồi nãy tôi nghe anh nói là đã bắn chết hắn rồi cơ mà?
Bob đáp:
- Vâng! Lúc nãy ông cũng bảo tôi rằng chẳng có nhân viên nào trong khu vực này cả.
Sưu tầm.
Xã hội con người: NGÀY MẸ GIÀ ĐI - Sưu tầm.
Có thể bạn đã đọc câu chuyện này, riêng tôi vẫn cứ muốn đọc hoài để xót thương cho những bậc cha mẹ già nua đau yếu
NGÀY MẸ GIÀ ĐI!
- Bác sỹ có thể cho thuốc về nhà uống được không? Tôi không muốn nhập viện, nhà tôi đơn chiếc lắm!
- Con bà đâu? Bà đi khám bệnh một mình à?
- Tụi nó đi làm hết rồi.
- Bận rộn đến nỗi để mẹ già 75 tuổi bệnh nặng đi khám bệnh một mình sao?
Mình hỏi xong tự dưng thấy có lỗi với bà cụ, bởi câu hỏi đó chỉ làm bà tủi thân và xót xa. Người cần nghe thì không có mặt ở đây.
Bà cụ ngồi đối diện với mình dáng vẻ gầy guộc như cành khô, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể xuôi tay về đất. Đường huyết 480 mg%, Na+ 157, Creatinin 2,5mg%, ECG : rung nhĩ đáp ứng thất nhanh....
Vậy mà ...
Mình biết cho thuốc gì bây giờ? Insulin ư? Bà cụ có chích insulin được không? Nhìn đôi mắt ngân ngấn lệ mà se sắt trong lòng. Ngỡ như mình đang "kiệt" nước.
- Bà ơi, bà nghe lời con nhập viện đi. Bệnh bà nặng lắm. Bà có thể vào hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu.
- Không được đâu. Bác sĩ cứ cho thuốc đi.
- Bà đọc số điện thoại con bà đi, con gọi cho. Bệnh của bà phải nhập viện.
Bà cụ nhìn mình một hồi rồi mới lập cập giở tờ giấy lận lưng có ghi số điện thoại con mình.
- Alo, phải chị là con bà Nguyễn Thị A không?
- Đúng rồi.
- Mẹ chị bệnh nặng lắm, phải nhập viện.
- Cho thuốc về được không? Bả còn phải coi nhà và hai đứa nhỏ nữa. Vợ chồng tui chiều nay có cuộc họp quan trọng.
- Chị nói đùa hay sao vậy? Tôi là bác sĩ đang khám cho bà đây.
Mình gần như quát lên trong điện thoại.
- Vậy thôi, nhập thì nhập. Mà ở bệnh viện đó có dịch vụ thuê người nuôi bệnh không?
Bây giờ mình mới hiểu được tại sao bà cụ không muốn nhập viện. Ôi ... giá như mình đừng hiểu, đừng cố nhìn thật sâu vào lòng người ....
Nhiều khi chúng ta mê mải với cuộc mưu sinh, mà quên còn mẹ ở bên, bạn nhỉ? Hay do tình yêu và sự hy sinh của mẹ quá thầm lặng, đến nỗi chúng ta không cảm nhận được!
Mỗi đêm chúng ta đi làm về, vội lao vào chiếc tivi xem trận đá bóng ngoại hạng, xem cô ca sỹ hở hang bốc lửa hát... mà quên hỏi mẹ hôm nay có khỏe không, ăn có ngon miệng không, mùa mưa về khớp xương có nhức mỏi hơn không?
Có bao giờ chúng ta mua tặng mẹ một chiếc áo, một nhành hoa? Có bao giờ chúng ta chở mẹ lang thang phố, hay ghé vào một quán nào đó, ngồi lặng im bên mẹ và nhìn mẹ ăn?
Rồi một ngày không xa, chúng ta vội vàng đưa mẹ đến phòng cấp cứu trong cơn nguy kịch. Rồi một ngày bác sĩ nhìn chúng ta lắc đầu hỏi : Sao anh chị không đưa bà đến đây sớm hơn?
Rồi chúng ta ngỡ ngàng hối tiếc ... Mẹ đã ra đi. Bây giờ bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tiền của cũng không thể nhìn thấy thêm một lần nữa nụ cười hiền từ bao dung của mẹ.
Trở về sau cuộc cờ tàn.
Bàn chân con bước bao lần chông chênh.
Bao lần khó ngủ trong đêm.
Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?
P/S : Cảm ơn bạn đã đọc bài, nếu thấy hay và ý nghĩa thì đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng đọc và chia sẻ để nhận chia sẻ nhiều hơn bạn nhé...
ST TRÊN FB
Chuyện vui : ĂN MỪNG - St trên mạng.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
ĂN MỪNG
Hai vợ chồng đi ăn tối cùng nhau tại một tiệm rượu. Giữa bữa ăn, đột nhiên cô vợ nhận ra một gương mặt quen thuộc bèn huých tay chồng, chỉ ra phía đó. Anh có nhìn thấy người đàn ông đang ngửa cổ tu rượu ở góc quầy bar đằng kia không?
Thấy! Có chuyện gì vậy.
Cô vợ lắc đầu vẻ thương cảm: Người yêu cũ của em đấy! Anh ta đã uống như thế này từ 10 năm nay rồi, kể từ khi chia tay với em.
Người chồng nhún vai rồi quay lại với món ăn đang dùng dở:
- Vớ vẩn thật! Anh ta nhận xét.
- Đâu cần phải ăn mừng kỹ đến thế!
SƯU TẦM
Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020
Vui cười : NHỤC NHÃ QUÁ !...
NHỤC NHÃ QUÁ.!
Đang nằm ngáp vặt thì điện thoại nổ ting ting, bồ tôi nhắn, anh ơi, đến ngay đi, chồng em vắng nhà rồi. Chúng mình làm trận long giời lở đất nhé. Hí hí.
Tôi sướng quá vội vã phi xe đến ngay. Cô bồ đã tắm rửa sạch sẽ, thơm ngào ngạt, nằm nghiêng nghiêng cho ráo nước. Tôi đến, hai người nhao vào nhau như trâu chọi Đồ Sơn. Gớm đương hùng hục đánh chén, mồ hôi mồ kê đầm đìa, thở phì phà phì phò thì bỗng...cửa phòng lạch cạch. Cô bồ mặt cắt không còn giọt máu, lắp ba lắp bắp. Anh ơi, chồng em, chồng em về.
Ngay lập tức tôi phóng ra ngoài ban công. Thằng chồng nó vào, tìm lồng lộn lên. Ra cả ngoài ban công. Tài chưa, không tìm được tôi.
Thì ra tôi đã đu người xuống dưới, cởi truồng tồng ngồng. Nhưng có vấn đề xảy ra, đu người mãi thì cũng mỏi tay, phải tìm cách nào đó cho cơ thể nhẹ bớt đi. Ý tưởng thiên tài chợt lóe lên. Phải ị bớt cho người nó nhẹ đi. Thế là tôi nhắm mắt nhắm mũi rặn lấy rặn để. May thay cũng tòi ra được một ít. Quả là cơ thể nhẹ hơn.
...
...
Đang sung sướng vì tìm ra cách thoát hiểm thì có bàn tay đập mạnh vào vai rồi tiếng người giục giã: Anh ơi, dậy đi, sao lại ỉa ra chăn chiếu thế này?. Kinh quá.! Giật mình tỉnh dậy, nhìn thấy vợ đang nhăn nhó. Hóa ra tôi mơ ngủ.! Nhục nhã quá.!
St trên FB
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020
Cuộc sống : HIỆP KHÁCH - St trên FB
HIỆP KHÁCH HÀNH
Сhuyện khó viết ( vì mình không phải nhà văn ), nhưng vẫn phải kể ( để không được quên )...
Hôm đó đến sớm, mới 7h30 sáng bọn mình đã treo xong hàng hóa, đang vươn vai khoan khoái, nhấm nháp ngụm trà xanh ...thì hắn lò dò mò đến, trông hắn gầy còm (có vẻ ốm yếu là đằng khác), ăn mặc xềnh xoàng, dáng đi thất thểu giống như kẻ nghiện ngập hoặc vô gia cư... Mình lắc đầu ngao ngán "sáng ra đã gập ma men thế này, thật là xui xẻo" , moi ra mấy đồng xu lẻ, chờ hắn đến để đưa cho hắn đi khuất mắt...
Hắn đến thật, nhìn mình từ đầu đến chân rồi sẵng giọng hỏi:
-Tôi hy vọng rằng anh là người VN chứ không phải người TQ ?
Mình lạnh lùng trả lời có ý không muốn bắt chuyện:
- Vâng, tôi là người VN, anh có cần gì không? để tôi phục vụ .
Nhìn kỹ lại, mình thấy hắn ăn mặc "lôi thôi" nhưng rất sạch sẽ, không giống như một kẻ vô gia cư bẩn thỉu, từ người hắn lại tỏa ra mùi nước hoa đắt tiền rất đàn ông chứ không phải mùi men của bọn nát rượu...Mặt hắn trông hung dữ bởi một vết sẹo chạy dài trên má, nhất là đôi mắt của hắn vừa lạnh lùng vừa ngạo mạn nhìn mình một cách soi mói...
"Hay là, hắn là kẻ lưu manh đến để "xin đểu" mình đây??? " ... Giọng của hắn cất lên cắt đứt dòng suy nghĩ của mình :
- Anh đừng lo lắng! tôi đến từ bà Valentina (Một người quen hay mua hàng của mình), bà ấy hay nói về anh, hôm nay có việc đến đây , tôi chỉ tranh thủ làm quen nói chuyện thôi ...
Mình thấy nhẹ cả người, mời hắn ngồi lên bịch hàng đối diện, rót cho hắn một cốc trà, hắn nhâm nhi khen ngon rồi hỏi :
- Anh là người VN chắc vẫn có những hồi ức về chiến tranh phải không ? Chợ vẫn chưa có ai, tranh thủ kể tôi nghe đi !
Mình nói:
- Tôi chẳng có gì để kể cả vì lúc đó tôi còn bé, tuy vậy những gì tôi nhìn thấy chẳng bao giờ quên .
Cặp mắt mờ đục của hắn bỗng sáng rực lên :
-Tôi thích câu nói của anh, "mờ nhạt nhưng không thể quên" Nếu như thời đó một số quan chức nhà nước cũng có những kí ức như vậy thì tôi đâu đến nỗi trở thành kẻ giết người.
Hắn thở dài... Thấy mình có vẻ chột dạ, hắn cười ngất:
- Tôi giết... nhưng là người có công chứ không phải là một kẻ có tội đâu ...
Rồi hắn đứng lên, bỏ mũ, chìa tay, trinh trọng tự giới thiệu :
-Tôi là...,cựu đại úy biệt động thời 1990 ở Apganistan ...
Mình đã hiểu, người ngồi đối diện với mình là ai, buột miệng khen:
- Thế thì võ nghệ của anh chắc là cao cường lắm cho nên mới sống sót đến bây giờ.
Không ngờ câu nói đó lại động đến cả chiều sâu tâm sự của hắn, lặng đi một lúc, hắn giãi bày :
- Võ nghệ gì đâu, gặp may thôi mà, cái mà bọn anh gọi là "võ nghệ" đối với chúng tôi ngày đó nó gọi là "khả năng giết người ta nhanh hơn họ giết mình mà thôi" ...võ nghệ xuất phát từ lòng thù hằn, nếu sống trong hòa thuận thì con người ta đâu cần đến võ nghệ làm gì???
Thấy hắn có vẻ triết lý, mình thấy thích cho nên cũng cởi mở hơn, hai đứa kể cho nhau nghe rất nhiều về VN về Liên Xô cũ , về chiến tranh ngày ấy, chính trị bây giờ...Bỗng hắn ngồi thừ ra, mắt xa xăm nhìn theo khói thuốc :
- Anh biết không ? Tôi hay bị mất ngủ cho nên mặt mũi phờ phạc, nhiều lúc máu và xác người ngày ấy vẫn hiện rõ mồn một trong những cơn ác mộng của tôi vào ban đêm khiến tôi tỉnh giấc mà ko dám ngủ tiếp...Ông zời cho tôi sống mà bắt bao nhiêu người khác phải chết vì tôi, họ cũng có người thân, bố mẹ , con cái bạn bè mong họ từng ngày từng giờ ...haizz!"
Giọng hắn run run nhỏ dần...Mình thấy cặp mắt kiêu ngạo của hắn bỗng nhòa lệ và một giọt nước mắt đục ngầu từ từ lăn trên gò má đã khô cằn theo năm tháng, giống như một giọt nước mưa rơi trên xa mạc ...
Hắn như một cành cây khô héo được sống bởi những giọt nước mắt của chính mình, chỉ sau vài giây yếu đuối, mắt hắn đã ráo hoảnh, hắn trở nên nhanh nhẹn hoạt bát khác thường , đứng dậy hắn nói :
- Tôi đến đây thực ra là để mua bít tất của anh, anh có bao nhiêu tất màu đen thì mang ra đây hết cho tôi - Hắn nói xong rút từ túi áo "của kẻ vô gia cư" một bọc tiền và cái iphone x :
- Anh tính đi, hết bao nhiêu? để tôi gọi cho họ mang đi ...
Tính toán xong mình bảo: "anh mua nhiều để tôi bớt đi cho một chút" . Nhưng hắn xua tay :
- Không cần đâu, lương hưu và bổng lộc chiến tranh của tôi còn hơn tiền anh làm ra ở ngoài chợ rất nhiều, vả lại anh cũng đã bớt cho tôi rồi mà.
Mình ngạc nhiên : "tôi có bớt gì đâu nhỉ ?" Hắn cười hìhì :
- Bớt một đống thời gian để tâm sự với một thằng "gàn dở" như tôi đấy thôi, thế là nhiều lắm rồi! ...
Một xe v8 đời mới sáng choang dừng lại ở bên cạnh, người tài xế bước ra bốc hàng và kính cẩn mời hắn lên xe....
Hắn chìa tay cho mình để tạm biệt, đúng là con nhà võ có khác, hắn chỉ bóp nhẹ một cái mà mấy ngón tay mình đau ê ẩm ..
Cô nhân viên chạy lại nói trong hơi thở hồi hộp :
- Trông hắn hung dữ quá, em phải cầm điện thoại chạy ra kia theo dõi, sợ hắn bắt nạt anh thì gọi điện cho người ta tới, ai ngờ lại là một khách sộp đến mở hàng ...
Mình bảo:
- Khách sộp mới chỉ là chuyện nhỏ thôi em ạ, chuyện lớn hơn là bọn mình hôm nay có duyên gặp được một trong những anh hùng vô danh (no face, no name) bằng xương, bằng thịt của Liên Xô cũ và nước Nga bây giờ, họ còn lại rất ít mà toàn sống ẩn dật mà thôi...
PS. Mấy hôm sau gọi điện cho chị người quen mình mới được biết : Hắn là em họ của bà , ngày xưa thư sinh , học giỏi, hiền lành, đùng một cái vào bộ đội, đi Apgan. Lúc về trở thành một con người hoàn toàn khác, khép kín, nghiện ngập suýt phải vào viện vì bệnh "hồi tưởng chiến tranh" ...
Sau một thời gian dài "tìm lại bản thân mình", bán hết gia tài ở một thành phố lớn, về quê lập nghiệp, hắn mở được mấy nông trang nuôi bò vắt sữa , với triết lý thật đơn giản : Thay dòng máu đỏ của chiến tranh thành dòng sữa trắng nuôi cuộc sống...
Trong ảnh là sữa bò tươi của hắn đang được bán ở chợ vào mỗi buổi sáng, người mua sếp hàng rất đông và bao giờ bán cũng hết, vì sạch và rẻ ...
Hắn là người khiêm tốn cho nên bỏ xe đẹp ở ngoài, ăn mặc xềnh xoàng rồi mới đi vào chợ, dáng hắn thất thểu vì hắn đã từng bị thương vào chân, hắn hay nhìn soi mói là vì do bị thương vào đầu, thị lực giảm sút...
Hắn là người chu đáo và thương người, tất hắn mua là để free cho những người cùng làm việc, thừa ra thì từ thiện vào trại dưỡng lão...
NGƯỜI HÙNG- Không nhất thiết phải tô vẽ thêm cơ bắp như Răm bô trong phim Mỹ , không nhất thiết phải có thần công bí kíp như "anh hùng xạ điêu", " thần điêu đại hiệp" trong kiếm hiệp của Kim dung ...
NGƯỜI HÙNG - Là những người bình thường như hàng xóm láng giềng ở quanh ta, biết yêu thương, dám xả thân, nhưng cũng biết xám hối và dám khóc...
St trên FB.
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020
Thơ : DÁNG MỘT NGƯỜI... - Hà Thu Thủy.
DÁNG MỘT NGƯỜI...
Đến từ nửa đêm mưa tuôn xào xạc
Rót vào lòng đêm đánh thức canh dài
Thức cả cỏ cây đang hồi say giấc
Tỉnh dậy nghe mưa tựa tiếng ru hời.
Thương cây nhỏ đứng bên đường giông gió
Thấy tháng ngày như lá rụng trong mưa
Rồi bỗng nhớ,tự vô cùng bỗng nhớ
Dáng một người yêu dấu của ngày xưa.
HÀ THU THỦY ( 18-5-2020 )
Chuyện của con người : KHÙNG NHƯNG KHÔNG NGU - St trên mạng.
TÔI KHÙNG CHỨ TÔI ĐÂU CÓ NGU !!
Một anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước.
Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi. Anh kích chiếc xe tải lên và tháo bánh xe xì hơi để thay vào đó một bánh xe dự phòng.
Lúc sắp sửa gắn bánh xe mới vào, đột nhiên anh làm rơi cả bốn chiếc bù lon xuống ống cống nước. Anh không thể nào vớt những chiếc bù lon ra khỏi ống cống được, và bắt đầu hoảng lên vì không biết phải làm gì.
Ngay lúc đó, một bệnh nhân đi ngang qua và hỏi anh tài xế tại sao trông anh có vẻ hốt hoảng như vậy. Người tài xế tự nghĩ, bởi vì mình mà còn không làm được huống gì cái gã điên này, nên để gã ta đi cho khuất mắt, người tài xế xe tải nói sơ qua tình hình và đưa một cái nhìn thất vọng.
Người bệnh nhân cười anh tài xế và nói:
“Chỉ mỗi cái việc đơn giản như vậy mà anh còn không cách nào làm được. Không lạ gì anh sinh ra chỉ làm cái nghề tài xế xe tải để sống”.
Người tài xế lấy làm ngạc nhiên khi nghe lời nhận xét như vậy từ một gã tâm thần.
“Đây là cái anh có thể làm”, gã tâm thần nói…
Trước khi đọc tiếp, các bạn thử nghĩ giùm một giải pháp giúp anh tài xế xem giải pháp của bạn có hay hơn của người bệnh tâm thần không?
....
....
“Tháo một cái bù lon từ mỗi trong ba bánh xe kia và gắn vô cái bánh xe này. Rồi lái xe xuống cửa tiệm gần nhất và thay những cái bù lon còn thiếu vô. Đơn giản quá phải không anh bạn?”
Người tài xế quá cảm kích với lối giải quyết nhanh chóng này liền hỏi người bệnh:
“Anh quá giỏi và thông minh như vậy sao lại có mặt ở cái bệnh viện tâm thần này nhỉ?”
Người bệnh trả lời:
“Anh bạn ạ! Tôi ở đây bởi vì tôi khùng chứ không phải tôi ngu”.
---
✪ Chẳng có gì ngạc nhiên, có nhiều người, thái độ chẳng khác anh tài xế xe tải, cứ nghĩ rằng người khác toàn là kẻ ngu hơn mình một cái đầu.
Bởi vậy, các bạn ạ, mặc dầu tất cả các bạn được học hành tử tế và thông minh, nhưng cứ nhìn xem, có thể có nhiều gã điên quanh nhà và chỗ làm của chúng ta. Họ có thể cho bạn nhiều cách giải quyết nhanh chóng và vượt qua cả sự khôn ngoan mà chúng ta tưởng mình có.
®Bao Nguyen Quang St.
MỘT CUỘC CHIẾN ĐẤU
(NGAO TÂY TẠNG ĐÁNH THUA CHÓ TRỤI LÔNG)
Một chàng trai dắt con chó ngao Tây Tạng thuần chủng đi dạo. Trên đường đi, gặp ai trầm trồ con chó thì anh ta cũng khoe con chó của mình có giá 1 triệu đô la, rằng nó là vua của các loài chó, nếu không phải người thực sự khỏe mạnh, có thể trọng tầm 100kg với sức kéo 400 kg trở lên, sẽ khó mà giữ được nó.
Lúc này, bên kia đường có ông già đầu hói ngồi cạnh một con chó gần như đã rụng hết lông. Con chó ngao Tây Tạng của anh ta hướng về phía con chó đó sủa lên ầm ĩ, nhưng con chó già kia làm lơ không thèm để ý đến nó.
Chàng trai cảm thấy bực bội với con chó già kiêu ngạo, anh ta nói với ông già:
- Ông lão này! Con chó của ông là giống chó gì mà to lớn vậy? Hãy để chó của chúng ta đấu với nhau thử xem? Nếu chó của ông thua hãy đưa cho tôi 500 đồng, còn nếu chó của tôi thua thì tôi sẽ đưa cho ông 2000 đồng.
Ông lão vui vẻ nói:
- Ờ, cũng được. Tôi đang lo lắng về thức ăn tháng sau của anh bạn già này đây! Sao chúng ta không đánh cược lớn hơn một chút? Nếu chó của tôi thua, tôi sẽ đưa cho anh 5 vạn, còn nếu chó của anh thua thì anh hãy đưa cho tôi 3 vạn.
Nghĩ rằng ông già tháu cáy hoặc điếc không sợ súng, anh chàng cười lớn:
- OK, vậy cũng được, nhưng ông cần biết chó của tôi là giống chó ngao Tây Tạng thuần chủng. Sau này, ông đừng trách là tôi đã không báo trước.
Ông già không nói gì, chỉ nheo mắt cười hề hề.
***
Hai con chó giao tranh chưa được một phút, chó ngao Tây Tạng cụp đuôi co giò chạy mất, không dám kêu sủa gì nữa.
Anh chàng thua mất 3 vạn, vừa kinh ngạc vừa thất vọng, hỏi:
- Con chó của ông là giống chó quái vật gì vậy? Làm sao nó lại dũng mãnh như thế?
Ông lão vừa đếm tiền vừa nói:
- Đến bây giờ tôi cũng không biết nó là chó gì nữa, còn trước kia khi chưa rụng lông... thì người ta gọi nó là sư tử.
Phong Luu (viết lại từ nguồn Internet)
Cuộc sống : ĐỌC VÀ SUY NGẪM - St trên FB
ĐỌC VÀ SUY NGẪM
Đây là một câu chuyện có thật kể về một người phụ nữ Ấn Độ sống ở thời trung cổ. Bà ta có nuôi một con thú cưng, vâng 1 con trăn, bà ấy rất thương con trăn dài tới hơn 4m và trông rất khỏe mạnh này. Bỗng một ngày con trăn không chịu ăn những gì bà ta đưa cho nó nữa, vài tuần sau nó vẫn tiếp tục không ăn. Lo lắng mình sẽ mất con trăn, bà ta đã đưa nó tới thầy lang về thú y trong làng.
Sau khi nghe bà ta kể lại sự tình, ông thầy lang hỏi lại bà:
-Bà có để con trăn ngủ chung với mình ban đêm không? và bà có thấy con trăn cuốn lấy thân thể bà không?
-Có thưa thầy, nó làm điều đó hàng ngày, con rất buồn vì không thể giúp ích gì cho nó.
Sau khi nghe xong, ông thầy lang đã nói với bà một điều khiến bà sửng sốt " Con trăn của bà không bị bệnh gì cả, chỉ là nó sắp ăn thịt bà thôi "
" Mỗi lần nó cuốn lấy thân thể bà là nó đang dùng chính độ dài của mình để đo lại kích thước của con mồi, và nó cũng cần thời gian để cơ thể nó đạt được kích thước có thể nuốt trọn bà."
P/s : Câu chuyện này muốn dạy chúng ta rằng: " Có những người nói chuyện tâm sự và đi chơi với bạn 24/7 để bạn có thể cảm thấy được đối với họ bạn có vị trí quan trọng như thế nào và cũng là để lấy lòng bạn. Tuy nhiên bạn cần phải xác định rõ Ý ĐỊNH thật sự của việc kết bạn là gì? Sự thân thiết đột xuất chưa chắc đến từ lòng thành tâm quí mến nhau mà nó đến từ những mục đích HAY HO khác .
Đừng bao giờ sợ kẻ thù tấn công bạn, mà hãy dè chừng những người giả vờ kết thân để đạt đc mục đích của họ.
St trên mạng.
Chuyện về mẹ : TIN NHẮN CỦA MẸ - Phong Luu
TIN NHẮN CỦA MẸ
Sau trận động đất lớn ở Nhật Bản, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm người bị nạn.
Khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện, cơ thể nghiêng về phía trước và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.
Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn, khi anh luồn tay qua một khe hẹp trên tường để với tới nạn nhân. Anh hy vọng người phụ nữ này có thể vẫn còn sống, nhưng lúc chạm phải thân hình lạnh ngắt và cứng đờ, anh thấy ngay rằng cô đã chết.
Cả đội rời đi, tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một sức mạnh vô hình kéo anh trở lại ngôi nhà của người phụ nữ.
Một lần nữa, anh quỳ xuống tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé! Có một đứa bé!".
Đội cứu hộ cẩn thận dỡ bỏ những gạch đá đè bên trên người phụ nữ, họ thấy trong lòng bà mẹ trẻ là một bé trai chừng 3 tháng tuổi được bọc trong chiếc chăn hoa. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên lành khi đội cứu hộ nhấc em lên.
Có thể hình dung ra trong cảnh hỗn loạn của mặt đất rung chuyển và gạch đá đổ như mưa, bà mẹ biết không thể nào chạy thoát, nên đã lấy thân mình làm tấm chắn để bảo vệ con trai. Chính cái khung xương thịt của người mẹ đã tạo thành một mái vòm nhỏ che chắn gạch đá và không khí có thể đi vào, nên đứa bé không bị thương và không chết ngạt.
Lúc bác sĩ kiểm tra sức khỏe cậu bé, khi mở tấm chăn ông thấy một điện thoại di động có tin nhắn trên màn hình... Đoạn tin nhắn đó đã làm cho tất cả mọi người trong đội cứu hộ phải bật khóc.
Tin nhắn viết rằng: "Con trai. Nếu con có thể sống sót, hãy nhớ rằng mẹ rất yêu con".
Phong Luu (viết lại từ nguồn Internet)
Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020
Chuyện xưa : BÚT MỰC, SÁCH VỞ... - Nguyễn Khôi Việt.
BÚT MỰC, SÁCH VỞ CỦA NGÀY XƯA
● Nguyễn Khôi Việt
Khoảng năm 54-65 học trò cấp Tiểu học miền Nam chép bài ở lớp thường dùng hai loại ngòi viết: lá Mít và lá Tre. Như trong hình "ông" học trò đang viết bằng ngòi bút lá Mít, vì nó lớn, thô hơn ngòi lá Tre, có góc cạnh tam giác hai bên ngòi viết.
Ngòi lá Tre nhỏ mảnh, được ưa chuộng hơn ngòi lá Mít vì viết chữ sắc nét, và nét to nhỏ tùy theo người viết đè mạnh hay nhẹ trên ngòi bút. Người Bắc gọi là "quản bút" cho cây bút lúc không có ngòi, người Nam gọi là "cán bút". Còn khi đã có cắm ngòi sẵn sàng. Bắc hay Nam gì cũng gọi là cây bút hoặc cái bút. Lúc có tiền mẹ cho, tôi thường đi kiếm mua những cây "quản bút" đẹp ở tiệm sách gần nhà, có cây được quét véc ni với vài bông hoa nhỏ xíu, cây khác được trang điểm bằng sơn xanh đỏ đủ màu. Trong cặp tôi lúc nào cũng có ít nhất là 4 cây quản bút và ngòi bút khác nhau. Để phòng khi bút rơi xuống sàn bị "toè" ngòi là chuyện rất thường xảy ra. Cũng không thể quên được ngòi bút "rông" chỉ dùng để viết đầu bài.
Chắc hồi đi học, ai cũng có những thương yêu thân thuộc với những đồ vật lúc tới trường như cặp, sách hoặc tập vở để viết bài, như tập vở có hình Xích lô máy là loại vở viết có phẩm chất rất cao rất được ưa chuộng, nó khác những cuốn sách viết bình thường là được đóng gáy màu đen. Mở cuốn tập ra, nhìn trang giấy trắng muốt và ngửi mùi thơm kỳ lạ bốc lên, là một niềm mê man ngây ngất của tôi lúc có một cuốn vở mới.
Vở Olympic có hình Lực sĩ cũng tốt nhưng vẫn xếp hạng hai sau Xích Lô Máy. Vở có hình con Nai cũng tốt nhưng dù sao vẫn tốt hơn bất cứ loại vở nào sau 1975. Bây giờ tôi nghĩ không có tập vở viết nào ở Việt Nam hiện nay có thể qua mặt được phẩm chất của vở viết mang hiệu "Xích lô máy" ngày xưa. Phần thưởng học sinh xuất sắc những năm Tiểu học của hầu hết các trường miền Nam đều là một bảng đen, hộp phấn, một hộp bút chì và khoảng một chục cuốn "Xich Lô máy". Điều cần nói thêm là mọi cuốn vở viết đều có in Bảng Cửu Chương ở bìa sách đằng sau.
Nói về bút xong phải nói bình mực. Hồi ấy học trò đến trường gần như tay chân quần người nào cũng dính mực, vì mở nắp bình mực ra bị dính vào tay, nên cứ chùi vào quần áo, bàn ghế, bất cứ chỗ nào. Thậm chí còn nghịch ngợm chùi vào áo bạn bè, rồi sau đó lúc ra chơi, thế nào cũng đánh nhau.
Bình mực như trong hình đi kèm, dễ bị rò mực ra ngoài, gây lấm lem quần áo và dễ vỡ vì làm bằng thủy tinh. Đến năm 60 thì bình mực không đổ hiệu Hondo ra đời, thay thế hoàn toàn bình mực cũ vì làm bằng nhựa plastic nhẹ nhàng, cấu tạo của bình mực tuy rất đơn giản nhưng hợp lý để lỡ có nghiêng, hoặc dốc bình mực xuống cũng không đổ mực ra được. Nhớ không lầm tôi là học sinh đầu tiên của lớp vênh váo cầm bình mực Hondo vào lớp, mở ra và biểu diễn dốc ngược bình mực xuống mà không đổ mực ra, trong những cặp mắt thèm thuồng ganh tị của bạn bè.
Lại phải nói đến mực. Chỉ có hai loại mực xanh và mực tím dùng trong lớp. Được đóng thành viên như viên thuốc. Mua về bỏ vào nước lạnh cho tan ra rồi đổ vào bình thôi. Còn một loại mực tím được các cô, và các các chàng có tâm hồn lãng mạn ưa thích vì màu của nó tím "cả chiều hoang biền biệt". Loại này ở trạng thái giống như cát hoặc đôi khi lục cục như những hạt đậu để trong những túi nilon nhỏ. Và mua nó cũng mắc hơn loại mực viên thông thường.
Sau có mực đen của mực Mỹ hiệu Waterman, nhưng mực này chỉ dùng để hút vào bút máy. Thời gian này đã bước vào trung học rồi. Ít có ai mang bút chấm mực đi học. Bây giờ là thời của bút máy Pilot, Parker. Tôi nhận xét thấy bút Pilot được các cô ưa chuộng vì nó nhỏ ốm thanh thanh thường có màu xanh đậm hay tím. Bút Parker được phái nam ưa thích vì hình dáng của nó mạnh mẽ, hào nhoáng hơn bút Pilot. Ngoài ta còn có bút Kaolo, loại này không thịnh hành mấy vì cây bút to không đẹp, nét bút lớn và thô, chắc tại ngòi nó làm bằng thủy tinh. Nhưng loại bút này cũng có cái độc đáo riêng của nó, là khi mở nắp để viết, phải xoay ở cuối cây viết, ngòi của nó sẽ trồi lên, có hình dáng xoáy ốc của một ngọn đuốc. Thứ đến là nó viết rất êm, tuy nét thô cứng nhưng mạnh bạo nghiêm khắc, nên tôi thấy rất nhiều thầy dùng bút đó để ký tên và chấm điểm.
Ngòi bút có ảnh hưởng gì đến chữ viết không? Có chứ, chắc chắn thế. Bất cứ ai trong chúng ta cũng biết điều đó. Cho nên sau này khi loại bút nguyên tử, tức là bút Bic ra đời. Học sinh cấp tiểu học vẫn không được phép dùng, vì nó sẽ làm cho học sinh không thể viết được một dáng chữ đẹp.
® Nguyễn Khôi Việt.
Bao Nguyen Quang St & T/h
#ncctv