CẬU BÉ ĐÁNH GIÀY
Đây là câu chuyện có thật do chính người trong truyện thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động nghẹn ngào. Ông nói:
Nhà tôi ở một phố giữa Thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặt tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời tôi mua giúp một bao. Tôi mở ví tiền và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Thưa ông , không sao ạ.Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng . Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa.
Tôi chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự :
- Thật chứ ?
- Thưa ông , thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá.
Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng. Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại.
Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ:
- '' Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này''!
Vài giờ sau, khi trở về nhà, tôi ngạc nhiên , thấy có một cậu bé đang đợi tôi. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng:
- Thưa ông , có phải ông vừa đưa cho Rô-be một đồng tiền vàng không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu . Cậu bé tiếp :
- Thưa ông , đây là tiền lẻ hoàn lại... Robert nhờ cháu... mang đến trả ông…
Robert là anh cháu… chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được.. vì anh ấy bị xe đụng… đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi…
Em bé không nói được hết câu vì những tiếng nấc xé lòng.
Tôi sững sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn:
- Vậy bây giờ Robert ở đâu? Hãy đưa tôi đến.
Sau khi dừng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói:
- Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu.
Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngắm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Robert nằm dài, bất động. Mặt em lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống. Robert đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt:
- Thưa ông, ông hãy lại gần đây.
Tôi quỳ xuống bên em, cầm lấy bàn tay em- bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt.
- Charley, em đưa tiền trả ông rồi chứ?
Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng.
- …Ôi! Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà.
Tôi cúi sát xuống người em, cầm lấy bàn tay em, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Robert rằng:
-” Em hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác-lây cho em”.
Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Robert, để cái chết của em được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của em nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần…
Em bé nghèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đấy. Cái chết đó làm cho tôi thấy rằng, trong cuộc đời tôi chưa hề được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ nghèo nàn.
Sưu tầm
#ncctv
Anh Huê ơi:
Trả lờiXóaĐây là chuyện bịa đặt 100% vì hai lý do:
1)- Ở các nước phát triển, người ta rất thương con nít.
Trẻ em dưới 17 tuổi không phải lao động vất vả. Nếu mồ
côi, có Chính phủ nuôi ăn học đến 18 tuổi.
2)- Muốn nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi cũng phải hoàn tất
rất nhiều thủ tục, và phải chứng tỏ mình sẽ không bao giờ
nuôi con nít vì lợi dụng.
Ai ngồi tưởng tượng ra chuyện này chắc không biết luật bảo
vệ trẻ con ở các nước phát triển(developed countries)
DH
Cảm ơn DH đã vào blog xem và có ý kiến. Anh ( và có lẽ còn nhiều đọc giả khác) chỉ chú ý nhiều đến nội dung "tấm lòng trong sáng thật thà" của đứa bé. Còn những góc khuất hiếm hoi nào đó của xã hội ( có thể có cách nay cả trăm năm... ) thì không phải là nội dung muốn đưa lên. Theo thiển nghĩ, khủng hoảng kinh tế thế giới hay thế chiến... , khi ấy làm cuộc sống khó khăn thì nơi nào đó cũng có những đứa trẻ phải kiếm sống như thế chứ?
XóaKhông phải đâu anh Huê.
Trả lờiXóaKhủng hoảng kinh tế vì COVID làm tất cả các nước giàu hay nghèo đều bị ảnh hưởng. Con nít ở Anh có thể bị đói. Nhưng tuyệt đối không có chuyện hai đứa trẻ mồ côi đi đánh giày nuôi nhau ở xã hội các nước phát triển.
Và anh Huê nhớ câu nói "một điều thất tín thì vạn sự bất tin" để thay chữ Anh bằng "ở đâu đó trên địa cầu". Khi có một chi tiết "tưởng tượng xạo" thì toàn bài dù có hay đến đâu cũng bị zero.
Em có thể xác tín : Hoàn toàn không có chuyện con nít dưới 17 tuổi đi kiếm sống.
Ở các nước phát triển, thậm chí con nít dưới 13 tuổi không được ở nhà một mình.
Trong câu chuyện trên, admin thấy tình tiết "bán diêm quẹt" và xài "đồng tiền vàng" là không gian cách nay cũng ngót vài… thế kỷ! Nên lúc đó Châu âu cũng chưa giàu có tiến bộ mà đưa ra luật bảo vệ trẻ em như hiện nay ( thời xuất hiện COVID ) đâu.Chỉ riêng thế chiến thứ nhất và sau đó là khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm điêu đứng người dân Châu âu đến như thế nào! Qua phim ảnh và văn học… , ta đã thấy những "miserables", những trẻ bán diêm, bán báo, đánh giày… ngoài đường phố… .
XóaDH đặt bối cảnh câu chuyện vào thời điểm hiện tại ( có COVID ) trong khi qua các tình tiết thì chuyện trên có "từ thời trẻ em còn đi bán diêm ngoài đường phố".( Giờ đâu còn như vậy) . Admin thấy đã đủ rồi. Mong đón nhận được những bình luận khác nơi bài viết khác. Cảm ơn nhiều.