Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Đời sống: NGƯỜI DO THÁI DẠY CON - Sưu tầm.

 





 NGƯỜI DO THÁI. DẠY CON. 


Người Do Thái rất chú trọng vào việc giáo dục con trẻ, đặc biệt là về tiền bạc. So với các dân tộc khác trên thế giới, họ có những nguyên tắc dạy con vô cùng độc đáo, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chính vì những lý do đó mà dù chỉ là số ít nhưng họ là những người giàu có bậc nhất trên thế giới.


THỜI ĐIỂM DẠY CON VỀ TIỀN BẠC


Hầu hết chúng ta quan niệm rằng cho trẻ biết đến tiền sớm sẽ khiến chúng sinh hư xuất phát từ quan niệm cũ kỹ của chúng ta rằng tiền bạc là kẻ xấu. Trong khi đó, các bậc cha mẹ Do Thái lại ngược lại, họ cho con tiếp xúc với tiền bạc từ rất sớm. Hầu hết, trẻ con Do Thái đều được dạy về tiền khi mới chập chững đi lại, cha mẹ người Do Thái không hề trốn tránh trong việc đề cập về tiền, họ dạy con biết nguồn gốc của tiền bạc, phải làm gì để có tiền và tiền có thể mua bất cứ thứ gì con muốn.


Cha mẹ sẽ theo sát hướng dẫn các kỹ năng quản lý tiền bạc cần thiết để trẻ em có thể biết cách quản lý tiền bạc. Dưới đây là thời điểm khác nhau trong các giai đoạn mà trẻ em Do Thái làm quen với tiền bạc


- 3 tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.

- 4 tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn.

- 5 tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động, nên phải chi tiêu hợp lý.

- 6 tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.

- 7 tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không.

- 8 tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.

-  9 tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá với cửa hàng, biết giao dịch mua bán.

- 10 tuổi: Con học cách tiết kiệm từ tiền được cho để mua những món đồ có giá trị lớn hơn. 

- 11 tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và có quan niệm về giảm giá và ưu đãi.

-  12 tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ kiếm được, có quan niệm tiết kiệm.

 

- Từ 12 tuổi trở lên: Cùng bố mẹ tham gia các hoạt động quản lý tài sản. 


DẠY CON VỀ GIÁ TRỊ CỦA TIỀN BẠC.


Trong khi chúng ta hay có suy nghĩ rằng người nghèo là người tốt còn những người giàu có là độc ác (hình ảnh phú ông và người nông dân quá quen thuộc trong các câu chuyện cổ tích của chúng ta) thì người Do Thái ngược lại, họ không hề xem thường mà luôn đề cao giá trị của tiền bạc.


Trong triết lý của họ, tiền không phải để áp bức kẻ khác hay thống trị bất cứ ai, nó đơn giản là công cụ để đạt ước mơ công bằng và hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn. Tiền bạc là để giải phóng thời gian dành cho tâm linh.


Cha mẹ Do Thái sẽ giảng giải cho con hiểu về giá trị và công dụng của đồng tiền bằng những trò chơi đơn giản để giúp trẻ nâng cao nhận biết về đồng tiền. Đối với họ, tất cả là từ sức lao động mà ra và trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền và biết trân trọng sức lao động. 

 

Đến tuổi lên 10, đa số trẻ em Do Thái đã hiểu ý nghĩa của việc dành dụm tiền. Cha mẹ định hướng cho trẻ dùng số tiền ấy để đầu tư sinh lời và giới thiệu những cách đầu tư an toàn cho trẻ.


Trẻ lúc này sẽ được cha mẹ mở cho tài khoản riêng mang tên mình ở ngân hàng, chúng sẽ trải nghiệm việc cùng cha mẹ thực hiện các thủ tục ngân hàng. Con sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với tài khoản này, và chi dùng rất thông minh để không xài phí “gia tài” của mình. 

 

Đồng thời, họ cùng con lập kế hoạch chi tiêu, liệt kê tất cả những chi phí trong gia đình. Sau đó, cha mẹ sẽ kiểm tra và chỉ cho con biết những điểm nào trong kế hoạch chưa hợp lý và cách chi tiêu phù hợp.


Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ em cũng được dạy cách quản lý sử dụng năng lượng trong gia đình, chi phí sinh hoạt hàng tháng, dành dụm tiền đóng học phí các lớp ngoại khóa, dành tiền học đại học…


CON CŨNG CÓ THỂ TỰ KIẾM TIỀN.


Không chỉ hướng dẫn con cách tiêu tiền mà người Do Thái còn khuyến khích con cái tìm cách tăng thu để bảo vệ tài khoản.

 

Họ bồi dưỡng ý thức kiếm tiền của con để cho chúng hiểu được những quy tắc kiếm tiền, quy tắc quay vòng vốn, hiểu được những đạo lý đơn giản về báo đáp và thù lao qua những ví dụ thực tế trong lao động.


Phụ huynh Do Thái còn khuyến khích con lao động kiếm tiền tiêu vặt như làm việc nhà, giúp việc tại cửa hàng tạp hóa, dọn vệ sinh, kinh doanh,…  Đồng tiền từ sức lao động của chính mình là bài học vỡ lòng cho trẻ em Do Thái, mang đến của cải vật chất và cả tinh thần.

  

Có nhiều người còn khơi gợi sức sáng tạo của con khi bảo con trẻ vào trong sân chơi, xem có thể tự mình làm việc gì hay không. Sau đó chúng trở về cho cha mẹ biết rằng chúng có thể làm gì, và có thể nhận được bao nhiêu tiền khi làm việc này.

 

Quá trình này nguyên là một cuộc đàm phán: Bọn nhỏ đi khắp nơi tìm nhu cầu, sau đó mới đến đàm phán với cha mẹ chúng rằng chúng muốn được bao nhiêu tiền công. Như vậy, chúng sẽ học được cách “đề xuất” và “mặc cả”. Hơn nữa, bọn nhỏ sẽ không nhận được món tiều tiêu vặt cố định, trừ khi bọn chúng tìm ra cơ hội kiếm tiền.

 

QUY TẮC 5 CHIẾC LỌ


Để con biết sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan, cha mẹ sẽ cho con cái 5 chiếc lọ. Trên mỗi lọ được dán nhãn cụ thể như sau: 10% đóng góp xã hội, 20% đầu tư, 10% làm từ thiện, 10% tiết kiệm, và 50% dùng để chi tiêu.

 

Mỗi ngày, trẻ được bố mẹ cho 10 Shekel (tiền Israel) và sẽ bỏ vào mỗi lọ đóng góp xã hội, tiết kiệm, từ thiện 1 đồng, 2 đồng cho lọ đầu tư và 5 đồng cho chi tiêu. Sau đó, lọ từ thiện sẽ được mở vào cuối tuần để giúp đỡ người khác.


Lọ đóng góp xã hội sẽ được mở vào cuối tháng.


Lọ tiết kiệm chỉ được mở vào những dịp đặc biệt như khi gia đình xảy ra chuyện, có người đau ốm.


Còn lọ đầu tư chỉ được mở khi đó đã đầy tiền.

 

Về phần lọ dùng để chi tiêu, trẻ sẽ tự phải tính toán xem sẽ dùng như thế nào. Nếu tiêu hoang phí, trẻ sẽ không còn tiền để sử dụng.


Với 5 chiếc lọ, cha mẹ Do Thái đã dạy cho con cái một bài học đắt giá về việc phân bổ, lên kế hoạch và sử dụng tiền hợp lý. Ngay cả khi con tiêu hoang phí thì cũng là con tự chịu trách nhiệm và rút ra bài học sau những sai lầm chi tiêu của mình.


MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KHUYẾN KHÍCH CON LÀM GIÀU.


Người Do Thái dạy con cách làm giàu và khuyến khích con kiếm tiền không phải để khoe khoang hay đạt được lối sống xa xỉ mà chỉ với mục đích cuối cùng là dùng tiền cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

Họ xem tiền bạc như là phương tiên để thực hiện triết lý sống cao cả. Quản lý tốt tiền bạc, thái độ với đồng tiền được xem như cách giáo dục đạo đức và nhân cách cho trẻ. Từ những bài học về tiền bạc, con trẻ sẽ được truyền thụ nhân sinh quan về cuộc đời.


Mục đích để trẻ hiểu luân lý lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản, không chỉ đơn thuần truyền bá tri thức, rèn kỹ năng sinh tồn mà ý nghĩa sâu xa là giúp con trẻ trang bị những hiểu biết cần thiết và giá trị đúng đắn của cuộc đời.

 

Hơn nữa, chúng cũng thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện hay gây quỹ cộng đồng để thấy rằng số tiền mình kiếm được tuy không nhiều cũng đã có thể cùng góp sức để có thể san sẻ với những người bất hạnh, mang lại cuộc sống tốt đẹp và công bằng hơn.


Sưu tầm 


Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét