CON NGƯỜI & THIÊN NHIÊN
Ảnh này trên báo Thanh Niên, chụp cảnh bà con quê tui thức trắng đêm bám sông Latin bắt cá chình con b/á/n cho các hồ nuôi [link dưới cmt]. Nhìn vầy biết bà con trúng đậm, bởi mỗi con chình con bằng cây tăm xỉa răng có g/i/á cỡ 2k, nhưng có vẻ cũng là lời ai điếu cho một nhóm loài thủy sản đặc biệt.
Hồi còn bé, thời chưa c/h/í/c/h đ/i/ệ/n, mỗi mùa khô thấy mấy anh mấy chú bắt những con chình cỡ chục ký là bình thường. Bọn nó trơn, lại rất khỏe, nhớ có lần cầu Ông Diệu nước cạn, có một con chình lớn rúc ngay chân cầu nhưng 5 người vần cả buổi mới lôi được nó lên bờ. Nay loại này quá hiếm trong tự nhiên.
Hiếm, vì cá chình ngon, và quan trọng là tập tính và vòng đời của chúng rất đặc biệt. Nếu như cá hồi lớn lên ở biển cả, sau đó ngược sông lên thượng nguồn để đẻ trứng, cá non nở ra lại xuôi dòng về với biển thì cá chình (Anguilla) lại ngược lại. Chúng trưởng thành ở nước ngọt, đến mùa sinh sản bơi ra biển ghép đôi để đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng hình lá phù du bèo bọt rồi trôi dạt vào bờ trải qua quá trình biến thái thành cá chình con. Những búp chình măng non này ngược dòng trở lại sông, suối, rồi thượng nguồn, ao hồ sâu để trưởng thành. Và cứ thế, chúng viết nên một câu chuyện hùng tráng.
Kể sơ sơ vậy để thấy hành trình của chúng thật vĩ đại. Với tập tính như thế, không khó để hình dung chúng quá khó để nhân giống trong điều kiện nhân tạo. Tất nhiên với sự phức tạp của vòng đời như đã nói ở trên, sự tồn tại của chúng đã vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhưng đất trời có đức hiếu sinh, chúng đã hòa vào bản trường ca của sự sống như thế hàng triệu hàng triệu năm qua.
Cho đến một ngày người ta ngăn đập khắp nơi làm thủy điện, cắt đứt dòng di cư, rồi chặn ngay cửa sông chờ bọn nhi đồng vào lấy mùng hứng bắt cho bằng hết. Mình nghĩ cứ nếu cứ tiếp tục theo cách này thì có lẽ chúng sắp nói lời từ giã, một nhánh tiến hóa nữa trên cây sự sống sắp đi đến đoạn cuối rồi chăng?
TRẦN PHAN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét