Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2025

Tản mạn : THÊM MỘT TUỔI MỚI - Đỗ Hồng Ngọc.

 



THÊM MỘT TUỔI MỚI

Có người hỏi vì sao tôi không phải là bác sĩ lão khoa mà lại dám viết về… người già, nào Gió heo may đã về, nào Già ơi chào bạn, nào Già sao cho sướng…? Đúng vậy, tôi là một bác sĩ nhi khoa, bác sĩ của trẻ con, nhưng sở dĩ viết về người già là bởi vì trước sau gì mấy nhóc nhỏ mà tôi đã và đang khám chữa bệnh cũng sẽ trở thành một người già, một ngày nào đó! Hơn năm mươi năm trước khi tôi thực tập ở bệnh viện Từ Dũ, đã có dịp đỡ đẻ cho một số trẻ sơ sinh, bây giờ nhớ lại, các nhóc đó tuổi cũng đã “gió heo may” rồi còn gì! Còn mấy bệnh nhi tôi có dịp chữa trị ở Bệnh viện Nhi đồng Saigon và tại phòng mạch hằng mấy chục năm qua thì bây giờ cũng đã lại thấy mang con và cả cháu nữa đến khám bệnh. Cho nên làm gì có chuyện cách ngăn tuổi này tuổi nọ tuổi kia. Cuộc sống như một dòng sông đó thôi.

Lão khoa, nhi khoa… chẳng qua là một cách nói! Có người chưa hai mươi mà đã già… khú đế, có người tám mươi còn phơi phới tuổi xuân. Một thầy thuốc đàn anh của tôi thường nói: “Hãy chăm sóc các cụ từ trong bụng mẹ”! Đúng vậy, đợi các cụ ngáp ngáp rồi mới “tận tình chăm sóc” thì e rằng quá trễ, chẳng giúp ích được gì cho cuộc sống của họ, chẳng giúp các cụ thêm vui, thêm khoẻ, thêm hạnh phúc…

Tổ chức Sức khoẻ Thế giới  (WHO) khi đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho Năm quốc tế người cao tuổi, (1999) cũng đã khuyến cáo muốn cho các cụ được khoẻ mạnh thì phải cho Mẹ… các cụ được dinh dưỡng tốt trong lúc mang thai, trong lúc cho các cụ… bú mớm;  phải chích ngừa đầy đủ các bệnh nguy hiểm ngay từ nhỏ để các cụ không phải chịu cảnh tật nguyền bệnh hoạn sau này; phải dạy dỗ các cụ từ tuổi thiếu niên như không uống rượu, không hút thuốc lá… để các cụ sau này khỏi bị ung thư phổi, viêm phổi tắt nghẽn mạn tính,  xơ gan cổ trướng; giúp các cụ có thói quen tập thể dục, chơi thể thao, ăn uống đúng cách để sau này khỏi bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường v.v… Rồi khi lớn lên thì  tránh các nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục, tránh béo phì, loãng xương, thấp khớp… Và dĩ nhiên đảm bảo cho các cụ có một thu nhập hợp lý để không bị lệ thuộc, để sống có phẩm giá, tiếp tục hoạt động theo năng lực, đóng góp kinh nghiệm của mình cho con cháu, được sự tôn trọng của xã hội, được thấy con thuận cháu hòa, gia đình hạnh phúc. Dĩ nhiên là bản thân các cụ phải hiểu rõ những chuyển biến tâm sinh lý của mình qua từng lứa tuổi, nhờ đó mà thích nghi, mà điều chỉnh thái độ và hành vi của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, với môi trường mới. Tóm lại, chăm sóc các cụ, nói cách nào đó, thực chất là công tác của … Nhi khoa. Hoặc cũng có thể nói nhi khoa chính là lão khoa, và lão khoa cũng chính là nhi khoa đó vậy! Ngành lão khoa ngày càng phát triển vì tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao, không chỉ ở các nước giàu có mà ngay ở cả các nước nghèo cũng vậy là nhờ những tiến bộ của khoa học, của y học, của kiến thức vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cũng như hiệu quả của sự cải thiện môi trường sống, của chế độ dinh dưỡng hợp lý… Thế nhưng, khi nói đến lão khoa, hình như người ta quá nặng về bệnh hoạn, về tàn phế hơn là đến sự sảng khoái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội phù hợp với tình trạng tuổi tác, giới tính, chất lượng cuộc sống của họ. Các thầy thuốc lão khoa cũng thường lại là những thấy thuốc trẻ, họ tuy có chuyên môn sâu trong chữa trị bệnh tật cho người cao tuổi nhưng chưa từng được trải nghiệm tuổi già, chưa được thưởng thức… cái già, chưa được hưởng thụ… cảnh già! Khi tôi viết cuốn “Gió heo may đã về” thì đó là lúc tôi đang thực sự nghe gió heo may, tôi đang sống với nó, sửng sốt và sảng khoái vì nó, âu lo và hồi hộp vì nó. Tôi  hiểu được nỗi khắc khoải “tôi ơi đừng tuyệt vọng”, nỗi bâng khuâng “tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe im lặng của tôi…” của Trịnh Công Sơn, và những bạn bè trang lứa. Nhưng phải đợi đến tuổi 60,  tôi mới dám viết  “Già ơi…chào bạn” – “Bonjour Vieillesse!”- như một tiếng reo vui, chào mừng nó, cái sự già đó! Đâu dễ mà già phải không? Đến tuổi 75, tôi mới dám viết “Già sao cho sướng?”…

Cho mãi đến cuối thế kỷ 20, năm 1999, Liên Hợp Quốc mới có một “Năm” dành cho người cao tuổi, người già  trên toàn thế giới, gọi là “Năm quốc tế người cao tuổi” với khẩu hiệu là “Hãy sống một tuổi già tích cực”, bởi vì trước đó  người ta chỉ nghĩ tuổi già là tuổi của tàn phai, héo úa,  ăn hại, là gánh nặng xã hội… cho đến khi giật mình thấy không phải vậy! Con người ở tuổi nào cũng sẽ là gánh nặng cho xã hội, cũng ăn hại, cũng tàn phai… nếu sống không ra sống, sống mà như đã chết, sống mà không hạnh phúc, không có chất lượng cuộc sống, sống mà lệ thuộc, mà khổ đau triền miên…

Ngàn năm trước, ở nước ta, vào thời nhà Lý, Mãn Giác thiền sư đã có những câu thơ còn lưu truyền mãi đến nay với một cái nhìn tích cực về tuổi già:

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai…

( Mãn Giác, 1052-1096)

Xuân ruỗi trăm hoa rụng

Xuân tới trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già tới rồi

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai…

(Ngô Tất Tố dịch)

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết! Thật vậy. Vẫn còn đó, nơi sân trước kia, đêm qua, một cành mai vàng rực rỡ đã nở, báo hiệu một sức sống mãnh liệt vẫn dâng tràn… Vậy đó, mùa xuân dù đã phai, cành mai sân trước vẫn nở tươi thắm. Nụ cười vẫn lạc quan, cuộc sống vẫn tích cực, chủ động và sáng tạo không ngừng nếu những người có tuổi được chuẩn bị trước để hiểu rõ sự đổi thay, để chấp nhận, để điều chỉnh, tưới tẩm những niềm vui cho chính bản thân mình, cùng với sự ý thức giúp đỡ của gia đình và xã hội thì sẽ giúp họ có một cuộc sống đầy chất lượng, nhiều hạnh phúc.

Theo WHO : “Sức khỏe của người già là phát triển và duy trì được sự sảng khoái và hoạt động chức năng tốt nhất về tâm thần (mental), xã hội (social) và thể chất (physical)”.

Phát triển và duy trì được sự sảng khoái (well-being) và hoạt động chức năng (function) , bởi đa số các hoạt động chức năng xài lâu quá đều rệu rả, phần lớn đã “quá date”, dễ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, lo âu, trầm cảm… nói khác đi là khó mà… hạnh phúc. Thể chất thì “ba cao một thấp” (ba cao là cao máu (HA); cao đường (Tiểu đường); cao mỡ (Cholesterol xấu); còn một thấp là… Thấp khớp) đã đành mà tâm thần thì tám vạn bốn ngàn phiền não! Cho nên đưa vấn đề “tâm thần” lên hàng đầu là hoàn toàn hợp lý so với định nghĩa về sức khỏe ở người trẻ.

“Khổ” thì dĩ nhiên không thể có hạnh phúc. Con đường của Phật là con đường “Diệt Khổ”, con đường dẫn đến giải thoát.

Ở góc độ y sinh học, tâm lý xã hội học, thì những điều kiện để có một tuổi già hạnh phúc gồm:

Có sức khỏe tương đối ;

Tài chánh tự chủ;

Nhà ở an toàn; an ninh, môi trường thuận lợi;

Tự tại: chủ động sắp xếp cuộc sống riêng của mình,

Duy trì các mối quan hệ gia đình/ bè bạn;

Có ký ức tốt về tuổi thơ và tuổi thanh niên,

Hoạt động phù hợp để thấy luôn sống hữu ích;

Gần gũi với thiên nhiên;

Hiểu luật vô thường và biết “Từ bi hỷ xả” với chính mình!

Cũng có thể nhìn theo Tháp MASLOW:

a) Nhu cầu sinh học: gồm những vấn đề cơ bản của tồn tại như : Ăn, Ngủ, Thở, Tình dục… (physical well-being).

b) Nhu cầu an toàn: nhà ở an toàn, môi trường xã hội tốt đẹp, an ninh, bảo đảm về kinh tế, đời sống quân bình…

c) Nhu cầu xã hội (social well-being): các mối quan hệ xã hội trong gia đình, hàng xóm, cộng đồng tốt đẹp…

d) Nhu cầu tự khẳng định: để luôn có được tôn trọng, đóng góp theo công sức cho xã hội, thấy mình sống có ích…

e) Nhu cầu tâm thần, tâm linh (mental well-being): hướng thượng, có một tôn giáo lành mạnh, tin tưởng ở sự sống thiện, nhân quả, nghiệp báo…

Có thể nhìn ở góc độ “Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức” ta cũng có thể hình dung gần giống với Tháp Nhu cầu của Maslow, và nếu có Chánh kiến để thấy Vô Thường/ Khổ/ Vô ngã/ Không/ Duyên sinh… thì đã có thể “độ nhất thiết khổ ách” rồi vậy!

•BS ĐỖ HỒNG NGỌC. 



Thơ : TÌNH NHƯ CHIẾC LÁ... - Phan Thị Thuận.

 



TÌNH NHƯ CHIẾC LÁ TRÊN SÔNG.


   Ta ngồi vớt ánh trăng trôi

Sóng xao...

Trăng chợt tả tơi theo dòng.

  Xuân còn níu ngọn đông phong

Tình như chiếc lá đang chòng chành trôi

  Trên đầu từng đợt mưa rơi

Cuốn theo sông cuộn ra khơi...cuối dòng

  Để bờ xa mãi vời trông

Chợt nghe con sóng bạc lòng biển xa!

PHAN THỊ THUẬN. 

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2025

Phương xa : SỨC MẠNH TRUYỀN THÔNG - St trên FB.

 



SỨC MẠNH TRUYỀN THÔNG. 

Sarah, một cô phục vụ tại một nhà hàng nhỏ ở Mỹ, không bao giờ nghĩ rằng một hành động nhỏ bé của mình lại có thể thay đổi cuộc đời cô theo cách kỳ diệu đến vậy.

Hôm đó, một cặp vợ chồng bước vào nhà hàng, với vẻ mặt mệt mỏi và lo lắng. Trước khi nhìn vào thực đơn, họ đã nói với Sarah rằng họ không có nhiều tiền và nhờ cô giới thiệu hai món ăn rẻ nhất. 

Nhìn vào ánh mắt họ, Sarah hiểu rằng họ đã trải qua những tháng ngày khó khăn.

Cô không do dự. Cô đề xuất hai món ăn, họ đồng ý ngay lập tức và ăn vội vàng.

Khi họ gọi tính tiền, Sarah lặng lẽ đặt một tờ giấy nhỏ trên bàn

"Tôi đã thanh toán hóa đơn của anh chị bằng tiền cá nhân của mình như một món quà. Đây là 100 đô la từ tôi, và đó là điều tôi có thể làm được. 

Cảm ơn anh chị đã ghé thăm. Trân trọng, Sarah."

Cặp vợ chồng sững sờ. Họ rời nhà hàng với nước mắt lấp lánh trong mắt và nụ cười hạnh phúc. 

Sarah cũng thấy lòng mình nhẹ nhõm, dù cô biết mình đang phải chật vật dành dụm tiền mua một chiếc máy giặt mới để thay thế cái cũ đã hỏng hóc suốt một thời gian dài.

Khi cô kể lại câu chuyện này với một người bạn, thay vì nhận được lời động viên, cô bị trách móc:

"Sao mày lại giúp người khác khi bản thân còn khó khăn?"

Nhưng Sarah không hối hận.

Điều bất ngờ xảy đến khi mẹ cô gọi điện, giọng đầy xúc động

"Sarah, con đã làm gì thế?"

Sarah giật mình: "Con có làm gì đâu mẹ?"

"Facebook đang tràn ngập lời khen ngợi con! Cặp vợ chồng ấy đã chia sẻ câu chuyện của con, và hàng nghìn người đã lan tỏa nó. 

Mẹ tự hào về con!"

Ngay sau đó, điện thoại Sarah không ngừng rung lên. Bạn bè gọi đến, báo rằng câu chuyện của cô đã lan truyền khắp các mạng xã hội. Tin nhắn, lời mời phỏng vấn từ các kênh truyền hình, báo chí đổ về.

Ngày hôm sau, Sarah xuất hiện trên một chương trình truyền hình nổi tiếng. Người dẫn chương trình đã tặng cô một chiếc máy giặt hiện đại, một chiếc TV sang trọng và 10.000 đô la tiền mặt. Một công ty điện tử cũng tặng cô phiếu mua hàng trị giá 5.000 đô la. Những món quà tiếp tục đổ về, và tổng số tiền mà mọi người gửi đến để tôn vinh lòng tốt của Sarah đã vượt quá 100.000 đô la.

Một xuất ăn 2 người giá rẻ và 100 đô la đã thay đổi cuộc đời cô.

Lòng tốt thực sự không phải là cho đi thứ ta dư thừa, mà là sẵn sàng chia sẻ ngay cả khi ta cũng cần.

 Sự giàu có không nằm ở số tiền ta có, mà ở sự ấm áp trong trái tim.

ST TRÊN FB. 

Nên biết : NAM KỲ LỤC TỈNH - St trên mạng.

 NAM KỲ LỤC TỈNH. 

(Đất Nam Kỳ Lục Tỉnh từ đầu nhà Nguyễn đến trước năm 1841)



Cười chút : VIẾT TẮT - TVN sưu tầm.

 



VIẾT TẮT

 Trong sổ ghi đầu bài lớp 12A ở một trường nọ, một giáo viên môn Văn ghi nhận xét: 

"Đm, 10 học sinh vkl, đcmn".

Khi Ban Giám hiệu xem cuốn sổ để xét thưởng cuối tháng ông Hiệu trưởng nổi giận lôi đình bèn gọi giáo viên ghi sổ lên và mắng:

- Tại sao cô lại ghi chửi bậy học sinh lớp 12A vậy?

Cô giáo dạy Văn phân trần:

- Thưa thầy tôi đâu có ghi bậy. 

- !?!? 

- Bởi vì sổ không đủ dòng để ghi dài mà chỉ ghi được ngắn, nên tôi phải viết tắt. 

Những chữ viết tắt đó là: 

"Đi muộn, 10 học sinh vô kỷ luật, đình chỉ mười ngày."

Ý tôi là đề nghị Ban Giám hiệu, đình chỉ học 10 ngày đối với mười học sinh vô kỷ luật này... 

TVN sưu tầm.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2025

Thơ: PHÁO ĐÀI ĐỒNG ĐĂNG - Bùi Lê Gôn.

 



PHÁO ĐÀI ĐỒNG ĐĂNG(20/02/2022)

Ráng chiều chạng vạng men say

Pháo đài kiêu hãnh dang tay đón chào

Khói sương mãi tự thuở nào

Ru hồn lữ khách lạc vào cung mây

Chứng tích lịch sử còn đây

Rạng danh Tổ quốc đuổi Tây đánh Tầu

Non xanh nước biếc thắm mầu

Đồng Đăng dấu mốc địa đầu biên cương…!

BÙI LÊ GÔN.

Suy ngẫm : MỘT ƯỚC MUỐN... - Sưu tầm.

 



MỘT ƯỚC MUỐN THÔNG MINH

 Ở xứ nọ, có một người đàn ông nghèo rất mộ đạo, ông ấy có người mẹ bị mù và người vợ bị hiếm muộn. 

Sau nhiều năm cầu nguyện thì Thượng đế mới mủi lòng và hỏi thực sự điều gì là ông mong muốn nhứt. 

          Người đàn ông nghèo đi về nhà để hỏi ý kiến của mẹ và vợ. 

Nhưng cả ba người chẳng thể thống nhất được một điều ước duy nhất:

- Mẹ ông thì mong muốn mắt bà sáng lại. 

- Vợ ông thì muốn có một đứa con trai. 

- Còn ông ấy thì muốn có việc làm để có tiền nuôi sống gia đình. 

Người đàn ông khốn khổ rời khỏi nhà và tìm đến một nhà thông thái để nhờ tham vấn.

Ông nói ra vấn đề nan giải của mình:

- Mẹ tôi thì muốn sáng mắt. 

- Vợ tôi thì muốn có đứa con trai. 

- Còn tôi thì muốn có tiền để có thể lo cái ăn hàng ngày cho gia đình.

Vậy thì tôi phải yêu cầu điều gì?

Yêu cầu nào sẽ đưa ra đầu tiên? 

Nhà thông thái ngẫm nghĩ một lúc rồi ông ấy trả lời:

- Anh không phải chọn ước muốn duy nhất cho bất cứ ai trong gia đình, nhưng thay cho tất cả, anh hãy xin với Thượng đế rằng:

- Thưa Thượng đế. 

Con không yêu cầu điều gì cho con. 

Vợ con cũng không yêu cầu điều gì cho cô ấy. 

Nhưng mẹ của con thì bị mù, và ước muốn của bà ấy là, trước khi chết, bà ấy có thể nhìn thấy được cháu nội trai của mình đang ăn cơm từ cái chén bằng vàng... 


_________

Sưu tầm.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2025

Thơ vui : TÌM HIỂU GÁI HÀ NỘI - Sưu tầm.

 



TÌM HIỂU GÁI HÀ NỘI 

    (Sưu tầm - cho vui- nhân ngày Thơ VN)

Gái nào  "tròn" nhất kinh kỳ? 

Gái phố Hàng Chĩnh em  thì tròn xoe 

Gái phố nào "thẳng" không "loe"

Em đây, Em ở tại quê Hàng Thùng 

Gái nào nhẹ mượt như nhung

Là em gái phố Hàng Bông mỹ miều 

Gái nào chất "nặng" tình yêu ?

Hàng Đồng em ở, sớm chiều anh qua

Gái nào mềm mại nhất nhà ?

Gái phố Hàng Bún như là sợi tơ 

Gái nào trắng trẻo nên thơ? 

Gái phố Hàng Bột đến giờ trắng phau

Gái nào "đen đủi " như trâu?

Hàng Than phố ấy, rất giầu anh ơi 

Gái nào bướng bỉnh ngất trời ?

Mời anh ra ngắm, em người Hàng Ngang

Gái nào "mặn" nhất trần gian ?

Anh qua Hàng Muối lấy hàng đi cho 

Gái nào người thật thơm tho ? 

Em ở Thuốc Bắc uống cho khỏe người 

Gái nào mùi thật :"Trời ơi "?

Anh qua Hàng Mắm ngửi mùi phố em 

Gái nào lời nói ngọt êm ?

Hàng Đường phố ấy nhà em ngọt ngào 

Gái nào " hăng" tận Trời cao?

Bước đi một đoạn, lao xao: Hàng Hành

Gái nào " sợ " nhất kinh thành ?

Hàng Rươi phố ấy chế thành chả thơm

Gái nào không thể giầu hơn?

Nhà em: Hàng Bạc vua hờn, quan ghen

Gái nào kẹt xỉ chi tiền ?

Hàng Hòm sẵn khóa chắc liền đó anh

Gái nào đẳng cấp  " đại thanh"?

Gái phố Hàng Trống kêu thành lệnh quân

Gái nào " giả dối " nhân thân? 

Mời qua Hàng Mã ngày rằm anh ơi 

Gái nào bạc bẽo nhất đời ?

Hàng Vôi tên phố, em người chân nhân

Gái nào ôi thật khó gần ?

Là em , em ở rất gần : Hàng Gai

Gái nào nhõng nhẽo, đài hai?

Đích thị Hàng Cháo thử tài các anh

Gái nào " cùn" nhất Trời xanh?

Gái phố Hàng "Chuối" lúc xanh chát lè 

Gái nào "lười nhác " lê thê ?

Em mời anh hãy đi về Lãn Ông

Gái nào mắn đẻ với chồng? 

Là gái Lò Đúc má hồng chân son

Gái nào ăn diện ai hơn? 

Gái phố Hàng Vải chất hơn phi tần 

Lẳng lơ má đỏ bồ quân 

Hàng Đào gái ấy, hoa xuân kinh thành. 

Vui vui một tý mấy anh 

Em là con gái kinh thành Thăng Long !

SƯU TẦM. 

Cười chút: CHỦ CÁC ĐÔI GIÀY - Sưu tầm.

      CHỦ CÁC ĐÔI GIÀY !


VUI THÔI, CHỚ KHÔNG ĐÚNG ĐÂU!!! 😊

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2025

Thơ : VALENTINE - Lam ( st trên FB )

 



VALENTINE !

"bà đi chầm chậm đấy

tối hôm trước có mưa."

ông vừa nói gì đấy

hột vịt kho nước dừa?

"cái gì mà bánh dứa

sáng sớm phải ăn no."

răng tôi đang đau lắm

không muốn ăn phở bò.

"bà thích sữa bí đỏ?

vậy thêm chiếc bánh tiêu."

cái ông này, già cả

yêu cái gì mà yêu.


---


-Tác giả: LAM


(Ảnh: Pinterest)