Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019
Thư giãn : CHUYỆN VỀ VUA XE HƠI- H.Thanh Thủy st và giới thiệu.
( Hình : Marilyn Monroe và xe hơi )
CHUYỆN VỀ VUA XE HƠI
Ông vua xe hơi, Henry Ford sau khi chết được đưa lên thiên đàng. Tại cổng thiên đàng có Thánh Peter chờ sẵn để đón Ford.
Vừa gặp Ford, Thánh Peter cho biết: Ford hồi còn sống ngươi đã làm nhiều việc công ích cho xã hội, như sáng chế phương pháp làm việc dây chuyền cho kỹ nghệ xe hơi làm thay đổi cả thế giới. Với thành quả như vậy, ngươi sẽ được một ân huệ là có thể chuyện trò với bất cứ ai trên thiên đường này.
Suy nghĩ vài giây, Ford xin được gặp thượng đế. Thánh Peter dẫn Ford đi gặp thượng đế, vừa gặp thượng đế, Ford hỏi ngay:
- Thưa ngài, lúc ngài chế tạo ra đàn bà, ngài đã suy nghĩ gì?
Thượng đế nghe xong bèn hỏi lại:
- Ngươi hỏi như vậy là ý gì?
Ford liền trả lời:
- Trong sáng chế của ngài có quá nhiều sai sót. Phía trước thì phồng lên, phía sau bị nhô ra. Máy thường kêu to khi chạy nhanh. Tiền bảo trì và nuôi dưỡng quá cao. Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới. Cứ đi 28 ngày là lại bị chảy nhớt và không làm việc được. Chỗ bơm xăng và ống xả lại quá gần nhau. Đèn trước thì quá nhỏ. Tiêu thụ nhiên liệu thì nhiều khủng khiếp ...
Thượng đế nghe qua liền bảo:
- Ngươi hãy đợi một lát để ta xem lại bản thiết kế.
Ngài bèn cho gọi toàn bộ kỹ sư thiết kế và cơ khí trên thiên đàng lại để xem lại quá trình. Sau một thời gian họ trình thượng đế bản báo cáo. Xem xong, ngài bèn phán rằng:
- Những lời ngươi vừa nói hoàn toàn đúng, sáng chế của ta quả thật có nhiều sai sót, nhưng nếu tính trên phương diện kinh tế thì hiệu quả lại rất cao: Có gần 98% đàn ông trên thế giới xài sản phẩm do ta chế tạo, trong khi chưa đầy 10% đàn ông xài sản phẩm của ngươi.
(St)
Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019
Vui cười: ĐÀN ÔNG ĐỀU... ĂN CẮP !! - ST trên mạng.
ĐÀN ÔNG ĐỀU... ĂN CẮP!!
- Xin lỗi cho tôi nói thẳng, số cậu sau này chỉ có thể là một thằng ăn cắp thôi.
Tèo tức giận ra về. Kể từ đó anh quyết chí lập nghiệp để không trở thành trộm cắp như lời thầy bói nói.
10 năm sau, Tèo trở thành một người đàn ông thành đạt, có vợ đẹp con ngoan. Anh quay lại chỗ thầy bói năm xưa, cười khẩy:
- Lời ông nói khi xưa hoàn toàn sai bét.
Thầy bói nhếch môi cười rồi đáp:
- Chẳng phải bây giờ ngày nào anh cũng phải ăn cắp tiền mình làm ra từ ví của vợ sao?
- !?!
SƯU TẦM.
- Xin lỗi cho tôi nói thẳng, số cậu sau này chỉ có thể là một thằng ăn cắp thôi.
Tèo tức giận ra về. Kể từ đó anh quyết chí lập nghiệp để không trở thành trộm cắp như lời thầy bói nói.
10 năm sau, Tèo trở thành một người đàn ông thành đạt, có vợ đẹp con ngoan. Anh quay lại chỗ thầy bói năm xưa, cười khẩy:
- Lời ông nói khi xưa hoàn toàn sai bét.
Thầy bói nhếch môi cười rồi đáp:
- Chẳng phải bây giờ ngày nào anh cũng phải ăn cắp tiền mình làm ra từ ví của vợ sao?
- !?!
SƯU TẦM.
Truyện thư giãn : EM YÊU ANH - Võ Tòng Đánh Mèo.
Em yêu anh
Dạo này đang rộ lên phong trào nhắn tin “Em yêu anh”, nên thằng bạn mình cũng đua đòi làm theo, nhưng có thay đổi tí xíu cho nó thú vị. Vậy là đợi lúc vợ nó đi tắm, nó lấy điện thoại của vợ, soạn tin: “Em có bầu rồi”, và gửi cho rất nhiều số của đàn ông có tên trong danh bạ (tất nhiên là trừ những số có những chữ: bố, ông nội, ông ngoại…)
Vài giây sau, đã bắt đầu có tin nhắn trả lời. Đầu tiên là tin của Giám đốc: “Em tự giải quyết như mọi lần đi nhé! Cuối tháng thanh toán lương anh sẽ cộng cả vào cho”.
Sau đó là tin của Trưởng Phòng: “Thật hay đùa đấy em? Anh nhớ là hôm ấy anh có dùng bao mà! Chính em còn dặn anh rằng: “lần sau cứ mua loại có gai, vị sô cô la ngòn ngọt này nhé, em thích lắm!”.
Tiếp đó là tin của bác bảo vệ: “Cô bảo đã đặt vòng rồi mà! Định úp sọt rồi hủy hoại công danh, sự nghiệp của tôi sao?”.
Giờ, thằng bạn mình đang đập phá đồ đạc ầm ầm ngoài phòng khách, còn vợ thì bị nó nhốt trong phòng tắm, cũng đang đập cửa phành phành, rồi luôn mồm gào khóc, van xin: Anh ơi! Em yêu anh! Em yêu anh!
Võ Tòng Đánh Mèo
Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019
Thơ : XỨ GIỌNG HUYỀN - Trần Lực.
XỨ GIỌNG HUYỀN
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương (*)
Đã dạ rồi còn thưa
Huế răng mà ngọt rứa
Xa Huế rồi còn nhớ
Giọng huyền ai dạ thưa...
TRẦN LỰC ( 2009 )
____________
(*) thơ Bùi Giáng
Thơ : GIỌT MƯA THU - Xuân Duyên.
GIỌT MƯA THU
Cho em giọt mưa thu
Rơi trên bờ vai nhỏ
Lời yêu chưa cạn tỏ
Mang chút mộng sầu ưu
Cho em giọt mưa thu
Tí tách sau màn lá
Để bao chân hối hả
Dội hết tình luyến lưu
XUÂN DUYÊN - 9/2019
Nhân sinh: ĐỪNG VỘI VÀNG - Hồ Thanh Thủy st và giới thiệu.
ĐỪNG VỘI VÀNG.
Một bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được gọi cho một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:
"Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào à?"
Bác sĩ mỉm cười và nói:
-"Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện và tôi đã đi nhanh nhất có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi ..."
-"Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong căn phòng này, ông sẽ bình tĩnh được không? Nếu con trai của ông sắp chết ông có bình tĩnh nổi không?" - Cha cậu bé nói một cách giận dữ.
Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:
- "Tôi sẽ nói lại những gì trong Sách Thánh viết "Chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về cát bụi, may mắn là tên của Thiên Chúa" Các bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống. Hãy đi và cầu nguyện cho con trai của anh, chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất nhờ ân điển của Đức Chúa Trời "
- "Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như vậy" - Cha cậu bé nghĩ thầm .
Ca phẫu thuật mất khoảng vài tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.
"Cám ơn Chúa, con trai của anh được được cứu!"
Không chờ đợi câu trả lời của người cha, vị bác sĩ đã chạy như bay ra thang máy và không quên nói vọng lại: "Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá!"
"Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao?" - Cha cậu bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại.
Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:
- "Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông, ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh. Ông ấy đã cứu được cuộc sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành nốt việc chôn cất con trai mình."
ĐẠO ĐỨC RẤT KHÓ ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT CỨ AI ... bởi vì bạn không bao giờ biết cuộc sống của họ như thế nào và những gì họ đang trải qua.
SƯU TẦM.
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019
Từ phương xa: CÔ GIÁO TỴ NẠN- Nguyễn Khắp Nơi.
Một chuyện tình cô giáo và học viên tuyệt đẹp, một cuộc hôn nhân dị chủng thật thơ mộng, và một gia đình Việt & Úc rất hạnh phúc !
CÔ GIÁO TỴ NẠN JENNIFER RAMM
Trại Tỵ nạn Galang, Nam Dương
* Nguyễn Khắp Nơi *
Cô Giáo Tỵ Nạn mà tôi và các bạn đề cập tới ngày hôm nay, không phải là cô giáo ở Việt Nam đi vượt biên, sống tạm thời tại các trại tỵ nạn, mà là cô giáo người Úc, từ Úc tới các trại tỵ nạn để dậy tiếng Anh cho những người dân Tỵ Nạn đang sống ở đó.
Cô giáo người Úc này tên là Jennifer Joy Ramm.
Cô Giáo Jenny đang nhận quà Giáng Sinh do đại diện trạitỵ nạn traotặng, năm 1982.
Cô Giáo Jenny đang nhận quà Giáng Sinh do đại diện trại tỵ nạn trao tặng, năm 1982.
Sau năm 1975, dân Việt một số đã bỏ xứ ra đi tìm Tự Do, vì không thể sống dưới chế độ bạo lực, tù đầy và sự trả thù dã man của bọn Cộng Sản. Cả thế giới dang rộng vòng tay và lòng từ thiện thiết lập những trung tâm tỵ nạn tại các hòn đảo trong vùng Á Châu Thái Bình Dương để chúng ta có nơi tạm trú chờ đi định cư ở các quốc gia khác.
Trong thời gian tạm trú này, đã có rất nhiều thiện nguyện viên nam cũng như nữ, già cũng như trẻ, ở khắp mọi nơi trên thế giới tới các trại tỵ nạn để giúp đỡ chúng ta tìm thân nhân thất lạc cũng như học Anh ngữ. Một trong những người trẻ đó là cô Jennifer Joy Ramm mà các bạn hữu và các học viên thường gọi cô bằng cái tên ngắn gọn và đầy tình thân: “Chị Jenny”.
Jenny là con cả trong một gia đình gốc Anh, sinh sống ở vùng Burra Burri thuộc Tiểu bang Queensland. Đến khi lớn lên, gia đình đã chuyển về Cooroy để cô có thể tiếp tục học bậc trung học ở Noosa.Tốt nghiệp trung học, Jenny được học bổng của chính phủ Liên Bang để tiếp tục học ở Đại Học Queensland.
Sau khi tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân Văn Chương tại Queensland, cô đã xuống Melbourne học thêm để lấy chứng chỉ về Giáo Dục tại Đại học La Trobe.
Là thành viên của nhóm người trẻ tình nguyện hoạt động ở ngoại quốc “Australian VolunteersAbroad – AVA”, vào năm 1976, cô Jenny được cử đi dậy Anh ngữ tại một trường trung học ở Mukah, thuộc Malaysia. Với giọng nói nhẹ nhàng, vui tươi và thái độ cởi mở, Cô giáo Jenny đã thu phục được nhân tâm của các học sinh và phụ huynh của Mukah, đến nỗi có gia đình đã đặt tên con của họ là Jenny để ghi nhớ thời gian cô dậy học cho các em học sinh tại đây.
Năm 1979, cô lại được cử đến trại tỵ nạn Ban Vmai ở Thái Lan, để lập ra một chương trình giảng dậy tiếng Anh cho 60.000 người Hmong đang sống ở trại tị nạn này. Để có thể dậy tiếng Anh một cách hữu hiệu, cô đã theo cách thức của các nhà truyền giáo là học tiếng bản địa trước. Jenny đã bỏ ra bốn tháng trời để chuyên tâm học tiếng Thái Hmong cho thật trôi chẩy, rồi sau đó mới dùng chính ngôn ngữ của họ mà dậy tiếng Anh cho họ. Trong vòng hai năm trời, cô đã xây dựng lên một trung tâm giảng dậy với nhiều lớp học, thuê giáo viên địa phương và mua cả một chiếc xe chở hàng nữa.
Với những kinh nghiệm giảng dậy này, vào khoảng cuối năm 1981, cô đã được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc mới đi dậy tiếng Anh cho các Thuyền Nhân Việt Nam tại trại Tỵ Nạn Galang, thuộc Indonesia.
Tại Galang, công vỉệc của Cô Giáo Jenny không chỉ đơn giản là dậy tiếng Anh cho người Việt Nam, cô con phải giúp đỡ họ chuẩn bị cho cuộc sống mới ở các nước Tây Phương, mà ở đó, không những họ chỉ phải đương đầu với sư khác biệt về ngôn ngữ, mà còn cả những khác biệt về phong tục tập quán, cách thức ăn uống và những sinh hoạt hàng ngày nữa. Các học viên của cô, gồm đủ mọi trình độ, đủ mọi lứa tuổi và đủ mọi ý thích. Từ đó, cô Jenny mới chia lớp học ra thành nhiều nhóm khác nhau: Nhóm nhỏ bạo dạn hơn, nói lung tung mà không sợ bị chê là sai, nên học nhớ chữ mau hơn và nói đúng giọng hơn. Nhóm lớn tuổi, trí nhớ kém đi và hay bị mặc cảm nên khó nhớ mặt chữ và giọng đọc cứng hơn. Một nhóm đặc biệt mà chỉ có ở trại tỵ nạn Việt Nam, đó là nhóm trai tráng đã đi lính, bị Việt Cộng bắt đi tù “Cải Tạo” rồi trốn về hoặc được thả về. Nhóm người này đa số biết nói một chút ít tiếng Anh, một số nói rất khá.Họ rất chăm chỉ học và cố gắng nói thật nhiều để cô sửa giọng cho họ.Đối với nhóm cựu quân nhân này và những nhóm lớn tuổi, cách giảng tiếng Anh của cô là kể những câu chuyện về đời sống hàng ngày tại Úc và dậy cho họ những câu đối thoại cần thiết.
Theo kinh nghiệm dậy học cho người Hmong, ngoài giờ dậy học, Jenny thường hay tới thăm viếng những láng trại của người Việt tỵ nạn để nói chuyện với họ, tìm hiểu cách thức sinh sống của họ và nhất là . . . học tiếng Việt bằng cách . . . nói tiếng Anh với người Việt. Từ những buổi tiếp xúc này mà cô giáo Jenny quen biết rất nhiều bạn bè và biết ăn cơm, biết cầm đũa. Một cô thợ may đã đo và may tặng cho Jenny một chiếc áo dài, cô mặc thử, thấy đẹp quá, về thư viện, cô đã tìm sách đọc thêm, và sau khi biết chíêc áo này được coi là quốc phục của người Việt Nam, cô đã khuyến khích các cô gái Việt trên đảo giữ truyền thống áo dài của mình bằng cách . . . tổ chức một cuộc thi áo dài ngay trên đảo tỵ nạn.
Cô Giáo Tỵ Nạn tổ chức thi Hoa Hậu Áo Dài mừng xuân Quý Hợi 1983 tại trại tỵ nạn Galang.
Cô Giáo Tỵ Nạn tổ chức thi Hoa Hậu Áo Dài mừng xuân Quý Hợi 1983 tại trại tỵ nạn Galang.
Trong một buổi giảng dậy, cô giáo Jenny để ý thấy có một cậu trai luôn luôn lảng vảng phía ngoài lớp học, nhưng không bao giờ vào dự lớp học của cô.Nghĩ rằng anh này có thể . . . còn ngại ngùng gì đó, nên cô giáo đã đích thân ra mời anh vô lớp để học cho vui, nhưng anh mắc cở đỏ mặt chạy đi nơi khác.Một lúc sau, anh ta lại quay trở lại, nhưng cũng vẫn đứng ở ngoài lớp học chứ không vô trong lớp.Lâu dần, cô không thắc mắc nữa, mà chỉ giảng và đọc lớn hơn để người đứng ở ngoài có thể nghe rõ hơn mà thôi.
Đến năm 1983, cô giáo Jenny trở về lại Melbourne, tiếp tục dậy tiếng Anh tại Trung Tâm Anh Ngữ Cho Những Người Di Dân Lớn Tuổi (Adult Migrant English Service-AMES), tại đây, Jenny cũng vẫn giúp đỡ người dân tỵ nạn Việt Nam bằng cách khuyến khích họ làm những công việc mà họ có khả năng từ hồi ở Việt Nam, và dậy họ nói Tiếng Anh về chính ngành nghề họ có thể làm, muốn làm và đang làm. Cô giáo Jenny thành công ở chỗ, cô có thể nói tiếng Việt, hiểu tiếng Việt, để nghe người Việt nói ra những điều họ muốn biết, muốn học, do đó đã giúp người Việt có hứng thú khi học tiếng Anh và vì thế mà họ học mau hơn, tiến bộ hơn. Jenny lại có sáng kiến tổ chức những buổi barbecue tại nhà của mình, mới các bạn trẻ người Úc và người tỵ nạn Việt Nam cùng tham dự, để cả hai bên hiểu rõ nhau hơn và nhất là để các bạn trẻ người Việt có cơ hội nói chuyện, trau dồi khả năng Anh ngữ của mình. Nhiều cô giáo đã rất ngại ngùng phải dậy học cho đám trẻ thiếu niên đi tỵ nạn một mình, vì các em . . . khó dậy, không chịu tiếp xúc . . . Riêng đối với Jenny, cô không thấy có gì trở ngại cả, vì cô hiểu tâm tình của đám trẻ này, cứ để cho các em tâm sự với cô về những khó khăn của cuộc sống, cô nhờ nhân viên xã hội giải quyết những điều các em mong muốn, rồi sau đó mới dậy học cho các em nhỏ này. Việc quan trọng nhất mà Jenny muốn hướng dẫn họ là, nên đi học trở lại để có kiến thức và có một tương lai tốt đẹp hơn. ( còn tiếp )
NGUYỄN KHẮP NƠI.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019
Chuyện nhân sinh: ẤM TRÀ TRI KỶ- St trên Facebook.
ẤM TRÀ TRI KỶ
Ngày xưa có một phú ông rất thích thưởng trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông ta đều sẽ phân cho hạ nhân chiêu đãi.
Một hôm nọ, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa nhà phú ông, không xin cơm, chỉ nói đến xin bát nước trà. Hạ nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn.
Tên ăn mày nhìn nhìn rồi nói: “Trà không ngon”.
Hạ nhân cuối cùng nhận định người này tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp. Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát.
Tên ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”. Phú ông nói: “Đây là ấm pha tốt nhất của ta”.
Tên ăn mày lắc đầu, từ trong áo cẩn thận lấy ra một ấm trá bằng đất sét tử sa, yêu cầu hạ nhân dùng chiếc bình này để pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử mùi vị quả nhiên không tầm thường, lập tức chắp tay thi lễ với tên ăn mày: “Ta xin mua lại chiếc ấm tử sa này, bao nhiêu cũng được”.
Nhưng tên ăn mày cũng rất thích chiếc ấm tử sa, nhất định không muốn bán, tên ăn mày dứt khoát trả lời: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán”. Tên ăn mày vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm.
Phú ông vội vã ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi”.Tên ăn mày không tin, vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng, nói: “Ta đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi.” Tên ăn mày nghe vậy không tự chủ mỉm cười, nói: “Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay”. Nói xong tên ăn mày quay người bỏ đi.
Phú ông sốt ruột nói: “Như này đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta, ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, thế nào”. Phú ông quá thích chiếc ấm rồi vì vậy trong lúc cấp bách nghĩ ra cách đó.
Tên ăn mày cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không đồng ý nhỉ? Vậy là hắn vui vẻ đồng ý yêu cầu của phú ông.
Cứ như vậy, tên ăn mày ở lại nhà phú ông, ăn cùng ở cùng phú ông, hai người ngày ngày nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau, thưởng trà ẩm rượu, vô cùng ăn ý. Cứ thể hơn mười năm qua đi hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.
Thời gian trôi đi, phú ông và tên ăn mày cũng dần già đi, lúc này người ta nhận ra người bạn ăn mày lớn tuổi hơn phú ông. Một hôm phú ông mới nói với người bạn ăn mày của mình: “Ông không có con cháu nối dõi, không có ai kế thừa chiếc ấm trà, không bằng sau khi ông đi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?”.
Ông ăn mày rưng rưng đồng ý.
Không lâu sau, ông ăn mày thật sự ra đi, phú ông cũng được như mong muốn có được chiếc ấm tử sa. Vừa mới đầu, phú ông chìm trong cảm giác vui sướng có được chiếc ấm tử sa, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm đột nhiên cảm thấy bản thân như thiếu thứ gì đó, lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng ông ăn mày vui vẻ thưởng trà. Hiểu rõ tất cả rồi, lão phú ông lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất…
Câu chuyện kết thúc, kết cục có lẽ khiến người ta không ngờ được. Thật ra theo dòng thời gian, có rất nhiều thứ cũng đổi thay, tình nghĩa giữa phú ông và tên ăn mày đã vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri kỷ. Hãy nghĩ về cuộc đời mình, thứ gì mới là quan trọng nhất trong cuộc đời bạn? Có lẽ chính là người cùng bạn giao tâm thưởng trà!
Lời bàn:
Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được! Tình tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô hình.
Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói; có những khi chỉ cần một đoạn tin nhắn là có thể cảm động mãi sau này.
Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Cuộc sống có một loại tình cảm, không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói tâm hồn.
NGUỒN ST.
Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019
Sưu tầm: KHÔNG AI CÓ THỂ THAY THẾ BẠN ĐƯỢC... - Thái Lan (dịch)
KHÔNG AI CÓ THỂ THAY THẾ BẠN ĐƯỢC…
Nếu như nốt nhạc nói rằng: một nốt nhạc sẽ không làm được âm nhạc…
thì sẽ chẳng có bản giao hưởng nào.
Nếu như từ ngữ nói: một từ ngữ sẽ không làm nên trang thơ văn…
thì sẽ chẳng có sách báo nào.
Nếu như phiến đá cho rằng: chỉ một phiến đá sẽ không xây được bức tường…
thì sẽ chẳng có được nhà cửa, nhà thờ, cũng chẳng có giáo đường
Nếu như giọt nước nói rằng: chỉ một giọt nước sẽ không làm được con sông…
thi đại dương sẽ không hiện hữu.
Nếu như hạt lúa nói rằng: chỉ một hạt lúa sẽ không thể nào gieo hạt cho cánh đồng…
thì sẽ chẳng có mùa gặt
.
Nếu con người nói rằng: chỉ một hành động yêu thương sẽ không thể nào cứu vãn nhân loại...
thì sẽ không bao giờ có công lý và hòa bình,
*****
Bởi vì bài giao hưởng rất cần từng nốt nhạc để thành hình,
Vì cuốn sách, thư tịch cần mỗi từ ngữ,
Vì ngôi nhà thì cần từng viên đá,
Vì đại dương thì cần đến từng giọt nước,
Vì người thợ gặt thì cần từng hạt thóc,
Toàn nhân loại khắp nơi rất cần đến bạn, bất kể bạn đang ở nơi chốn nao.
Và ta còn có thể ghi thêm: nơi đó, với con người của bạn,
Với niềm vui, lòng hy vọng, nỗi đau, nỗi thống khổ, tuổi xế chiều của bạn,
Toàn nhân loại khắp nơi đang cần đến bạn, vì bạn là duy nhất.
Bạn được Thượng Đế yêu thương,
vì vậy nên KHÔNG AI CÓ THỂ THAY THẾ BẠN ĐƯỢC.
Michel Quoist
TháiLan dịch.
(Nguồn : ngo-quyen.org)
Thơ: SÁNG CUỐI THU... - Văn Châu.
SÁNG CUỐI THU
VIẾT BÀI THƠ CHO NHỎ
Hình như đã cuối thu rồi thì phải?!
Phố núi cao, mây thật thấp; trời gần
Còn lại chút gió heo may lành lạnh
Bên hiên đời hoa vẫn nở đầy sân.
Ta ngồi viết bài thơ trong quán nọ
Nơi góc quen, thuở trước vẫn hay ngồi
Tất cả...mãi uyên nguyên màu kỷ niệm
Chỉ thiếu mùi hương tóc Nhỏ mà thôi!
Không biết phải chọn vần chi đây nữa?
Vần nhớ đã nhiều, vần đợi đã lâu
Hay ta chọn gieo bài này vần nợ
Bởi ta luôn nợ Nhỏ mối tình đầu.
Nợ ánh mắt- từ buổi đầu hò hẹn
Đắm đuối trao nhau đôi kẻ si tình
Nợ bờ môi- tươi hồng như cánh phượng
Lỡ chạm vào, nay phải trót điêu linh...
Nợ cành hoa- cài trên làn tóc mượt
Mỗi lúc lên đồi đùa giỡn tung tăng
Nợ bờ vai- vòng tay ôm không chặt
Nợ lối về- mưa nắng, sớm sương giăng...
...
Ta vốn biết: Đời là trăm nhánh khổ
Kể làm sao cho hết nỗi điêu linh
Lại một mùa thu sắp qua rồi- đấy Nhỏ!
Có về không?- Ta trả nợ cuộc tình.
Văn Châu
Viết từ phương xa : ĐI HỌC - Nguyễn Thị Thêm. (ngo-quyen.org)
ĐI HỌC
Thế là chấm dứt những ngày hè vui chơi, cháu tôi rời San Francisco nhà ngoại để về lại Texas.
Buổi chiều con trai đón tôi tại phi trường San Antonio rồi đưa về nhà. Buổi tối hai mẹ con lại ra phi trường để đón con dâu và cháu nội. 12 giờ đêm, trời Texas giảm độ nóng, xa lộ trống trơn, cuộc sống yên bình.
Tôi thích phi trường San Antonio vì nó không lớn nhưng rất tiện nghi. Những bảng chỉ dẫn rõ ràng. Ở bãi đậu xe có những dấu hiệu dành cho hành khách. Lối ra có vẽ những bước chân và ghi rõ " Lối ra". Lối vào phi trường cũng có những dấu chân "lối vào" để hành khách không đi lạc. Nhìn những bước chân hướng dẫn vẽ dưới đất tôi có cảm tình với những người đã nghĩ ra cách này. Dễ thương và chu đáo thiệt.
Ở khu nhận hành lý, hành khách chỉ có một lối ra duy nhất bằng thang cuốn và một thang máy dành cho xe lăn và xe đẩy con nhỏ. Cửa thang máy vừa mở, các cháu tôi ùa ra ôm cứng lấy cha. Hơn một tháng xa cách các cháu quá mừng được về nhà.
Chỉ hai ngày được nghỉ ngơi, cháu tôi lại phải tiếp tục những chương trình học ngoài giờ mà những ngày hè đi chơi bị gián đoạn. Nào học piano, thể thao, học múa Ba Lê.
Lớp học piano là một trung tâm dạy đủ các loại nhạc. Guitar, Piano, Violon... Mỗi môn học có phòng riêng và cách âm nên không làm phiền các lớp khác. Cháu trai tôi được học một thầy còn trẻ, còn cháu gái học một cô giáo rất xinh và vui vẻ.
Thật lòng tôi không nghĩ cháu tôi có khiếu về âm nhạc. Vì cháu học thì nhanh, đánh đúng nốt nhạc và được thầy cô giáo khen. Nhưng về nhà ít khi nào chúng tự ngồi vào đàn và say sưa thực hành. Có lẽ tôi quá khắt khe vì cháu còn quá nhỏ. Nhưng âm nhạc đòi hỏi năng khiếu, rèn luyện và sự đam mê. Nhu cầu cho con học đàn dường như là phổ biến trong các gia đình Việt Nam tại Mỹ . Tiền mua một cây đàn piano không phải rẻ. Mướn thầy dạy nhạc cũng không phải ít tiền. Công chở tới lớp và ngồi chờ mới thấy sự hy sinh của cha mẹ quá lớn. Thế nhưng khi các cháu lên tới đại học, bao nhiêu đứa theo đuổi âm nhạc. Chiếc đàn piano nằm im lìm như sự xa vắng của con cái. Cha mẹ nhìn cây đàn hoài niệm một thời con còn bé nhỏ. Nhớ những nốt nhạc đầu tiên vang lên trong căn nhà hạnh phúc.
Mỗi tuần hai lần cháu gái tôi đi học múa Ba Lê ở hai địa điểm khác nhau. Nghe nói chỗ đó cũng gần nhà. Nhưng ở Texas gần có nghĩa là đi khoảng 25 đến 30 phút mới tới. Địa điểm thứ nhất là ở trong khuôn viên một trường Đại học. Phòng tập rất rộng, có gắn kiếng 3 bên để các cháu có thể thấy động tác của mình. Đến giờ dạy, các cháu dễ thương trong bộ đồ tập vào phòng. Cô giáo đóng cửa lại, phụ huynh ngồi ở phòng chờ, hết giờ mới được gặp con.
Mỗi tuần hai lần cháu gái tôi đi học múa Ba Lê ở hai địa điểm khác nhau. Nghe nói chỗ đó cũng gần nhà. Nhưng ở Texas gần có nghĩa là đi khoảng 25 đến 30 phút mới tới. Địa điểm thứ nhất là ở trong khuôn viên một trường Đại học. Phòng tập rất rộng, có gắn kiếng 3 bên để các cháu có thể thấy động tác của mình. Đến giờ dạy, các cháu dễ thương trong bộ đồ tập vào phòng. Cô giáo đóng cửa lại, phụ huynh ngồi ở phòng chờ, hết giờ mới được gặp con.
Nơi đây ở tầng cuối có một hồ bơi thật lớn. Mực độ nước trong hồ từ thấp nhất cho các cháu bé đến thật sâu dành cho người lớn. Có phòng thay đồ, phòng vệ sinh ngay bên cạnh. Các phao bơi rất nhiều và đủ cỡ dành cho các cháu. Lần nào đi, con dâu tôi cũng cho các con tắm để giết thời gian chờ đợi. Cháu tôi tập múa xong đi xuống lầu và tập bơi trước khi về nhà. Tôi ngồi trên bờ hồ nhìn các cháu tung tăng dưới nước lòng thật vui. Chúng rủ bà nội xuống tắm. Tôi lắc đầu mà thẹn vì bà nội không biết bơi.
Địa điểm thứ hai cháu tôi học múa là một trung tâm giải trí của khu vực trong một cái park thật lớn. Có sân bóng chuyền, bóng rỗ ... Bãi cỏ mênh mông, mùa đá banh trên sân cỏ ba bốn đội thiếu nhi giao tranh vui lắm. Trong trung tâm văn phòng rất rộng. Có phòng để tập múa, phòng chơi game, có huấn luyện viên đá banh, bóng rỗ, bóng chuyền ...Năm vừa rồi cháu trai tôi trong đội banh thiếu nhi, cũng thi đấu nhiều trận. Cuối mùa cũng được phần thưởng. Lớp huấn luyện về thể thao sẽ bắt đầu vào đầu tháng 9. Bây giờ thời tiết còn quá nóng có lẽ không thích hợp cho các môn thể thao ngoài trời.
Tôi hỏi cháu nội "Con có thích đi học không? " cháu nhìn tôi lắc đầu. Tôi lại hỏi: " Con không thích đi học. Vậy con thích gì?" Cháu cười thật tươi và nói không cần suy nghĩ :" Con thích ở nhà đọc sách và chơi game" Tuổi thơ thành thật và dễ thương như vậy đó. Sao mà cháu giống tôi ngày xưa quá. Nghỉ hè rong chơi thỏa thích không muốn đến trường một chút nào. Nhất là vào năm học mới, thầy cô mới, bạn bè mới. Mọi thứ đều thay đổi.
Ở đây, ngày tựu trường, phụ huynh phải mua đầy đủ những yêu cầu của nhà trường dành cho một năm học. Một cái list dài phải đi vài nơi mới mua xong. Cùng con đi mua dụng cụ học sinh giao nộp cho nhà trường, chúng tôi vào khu vực bán đồ dụng cụ học sinh. Cầm trên tay những quyển tập, những hộp bút chì màu vừa đẹp, vừa rẻ bán cho học sinh "Back to School " tôi mới thấy sự ưu việt của xã hội Mỹ. Vào tháng tám mỗi năm, mọi cửa hàng đều dành ưu tiên cho các cháu. Có những khu riêng bán dụng cụ học sinh đại hạ giá. Dù nghèo thế mấy cũng có thể mua đầy đủ cho con đến trường. Quần áo, backpack, giày, vớ...đều có giá rẻ bất ngờ.
Chúng tôi đến trường vào ngày nhận lớp đầu niên học. Đi theo chúng tôi là hai thùng đồ to kềnh để giao nộp cho giáo viên. Một cái list dài ghi rõ phải mua những thứ gì. Giấy, viết, phấn màu, viết màu, Tissues, tai nghe và rất nhiều thứ cần thiết dùng cho suốt năm học.
Đó là một ngày hội thật vui của thầy, trò và phụ huynh học sinh. Bãi đậu xe chật cứng. Phụ huynh nườm nượp ra vào, tay xách nách mang. Học sinh vui vẻ chào nhau, rối rít chuyện trò. Chúng tôi dùng chiếc xe kéo có 4 bánh xe bỏ hai thùng sách vở vào để kéo đi vì khá nặng. Tưởng chỉ có nhà mình lập dị, ai dè nhiều người cũng làm vậy.Tên lớp, số phòng, tên giáo viên được ghi vào một tờ giấy khi phụ huynh vào ký tên ở bàn tiếp tân. Bên trong trường rất rộng chia làm nhiều khu vực. Mỗi khu vực là hành lang rất dài. Mỗi hành lang có một bảng ghi rõ dãy lớp và số phòng. Từ số phòng đầu tiên đến số cuối cùng nên rất dễ tìm lớp. Chúng tôi đi vào hành lang dãy lớp dành cho mẫu giáo của cháu Emma. Phía trước mỗi lớp có một bảng nhỏ ghi rõ số phòng, tên họ và hình của giáo viên phụ trách. Trên bức tường hành lang mỗi lớp là một tấm bảng giấy to được cô giáo trang trí thật đẹp. Có từng ô xinh xắn để cô giáo sẽ ghi tên học sinh lớp mình năm học mới.
Cháu Eli năm nay lên lớp hai. Các lớp hai học riêng biệt ở một dãy nhà bên hông trường. Năm nay cháu sẽ học hai cô giáo. Một cô dạy môn toán và khoa học. Một cô dạy về văn và các môn khác. Hai lớp thông với nhau bằng một cánh cửa nối kết hai phòng.
Sau khi ghi tên, giao nộp học cụ, nghe cô giáo trình bày về cách dạy và giới thiệu lớp phụ trách, chúng tôi đi vào khu căn tin của trường. Nơi đây có rất nhiều bàn tiếp tân để phụ huynh và nhà trường giải quyết những thắc mắc nếu có. Các cháu tôi phải đi xe bus đến trường, nên đến bàn ghi tên, lấy thẻ rồi sắp hàng để được tiếp xúc với người phụ trách. Thủ tục hoàn thành, tên họ đã được đưa vào computer, mỗi cháu nhận được một bảng màu đỏ gắn ở ba lô. Có ghi tên họ, lớp, tên cô giáo, số phòng. Mỗi ngày xe bus đến đón ở địa điểm cố định trong khu gia cư ngay đầu đường nhà con tôi. Buổi chiều xe bus trả trở về địa điểm cũ đúng giờ rất an toàn.
Các cháu tôi đã trở lại trường học. Buổi sáng đưa các cháu ra xe bus, tôi đứng nhìn bầy trẻ con trong xóm đi học ríu rít mà thương. Người phụ trách ân cần đưa từng đứa lên xe, cô tài xế đưa tay chào tạm biệt. Qua cửa kính cháu tôi vẫy vẫy. Xe chạy đã xa, tôi còn đứng đó tần ngần. Khu nhà yên tịnh thật đẹp trong buổi sớm mai. Tôi lại nhớ bài "Tôi đi học " của Thanh Tịnh. Ôi tuổi thơ của ngày đó dễ thương biết ngần nào. Không có xe bus đưa rước, không có backpacks, không có game, không có tất cả những phương tiện hiện đại. Tuổi thơ tươi đẹp như buổi bình minh, như hoa trong vườn, như không khí trong lành thôn dã. Tất cả đều tinh anh và rất chân quê.
Ngày đó bằng tuổi cháu tôi bây giờ, tôi học lớp tư cô giáo tên Ngẫu. Ngày đầu tiên khai giảng, tôi mặc đồ con trai giống như hai anh của tôi. Tóc cắt bum bê, tay cầm nón lá. Một hình ảnh thật tếu và buồn cười. Má tôi cho sách vở vào một cái túi vải bố, má tự may tay. Có sợi dây dài mắc trên vai. Tôi đến trường với hai anh rồi đi vào xếp hàng ở dãy lớp dành cho mình. Cô giáo ghi tên tôi là Nguyễn Thị Chín theo tên gọi ở nhà. Mãi tới khi học hết lớp trường làng phải ra trường quận, ba má tôi mới trình khai sinh để làm hồ sơ chuyển trường. Lúc đó tôi mới biết mình có tên khác. Một cái tên cũng chẳng đẹp chút nào.
Trường làng chỉ vỏn vẹn có 4 lớp học chứ không rộng thênh thang nhiều lớp như các trường Tiểu học bây giờ. Ông Hiệu Trưởng kiêm giáo viên dạy lớp nhì. Ba cô giáo dạy ba lớp, lớp vỡ lòng, lớp tư và lớp ba. Cứ mỗi sáng chúng tôi cắp sách đến trường. Vì trường gần nhà nên đứng ở nhà có thể thấy mấy học sinh chơi chạy nhảy trong sân. Thầy đánh kẻng, học trò xếp hàng trước lớp. Thầy cô đi dài theo hàng, kiểm tra quần áo, tay chân có sạch sẽ không rồi mới cho vào lớp. Đứa nào bị lỗi sẽ bị phạt quỳ gối, khẻ tay trước khi giờ học bắt đầu.Hết giờ kẻng đánh, chúng tôi sắp hàng tan lớp về nhà ăn cơm và ngủ trưa. Khoảng 2 giờ là lớp học buổi chiều. Giấc ngủ trưa chưa đã, gió hiu hiu nên nhiều đứa ngủ gục. Ông thầy giáo già hay dùng cây roi mây dài. Ông nhún ngọn roi từ xa, gốc mây cốc đầu một cái bụp là tỉnh ngủ ngay.
Vì đây là trường của đồn điền người Pháp nên tới lớp nhì là chúng tôi phải học tiếng Pháp và lịch sử Pháp. Cứ vài ba tháng là có thanh tra Pháp đến kiểm tra. Mỗi năm vào ngày Tết tây, học trò giỏi được chọn đi tặng hoa cho chủ sở và xếp người Pháp. Vào cuối mỗi niên học, thầy hiệu trưởng chọn mỗi lớp một học sinh giỏi nhất ra quận Long Thành lãnh thưởng. Đó là một vinh dự rất lớn cho việc học tập. Nhưng năm nào phần thưởng của chủ Tây cũng có giá trị hơn hẳn các phần thưởng được nhận từ trường Quận.
Học hết lớp nhì trường làng, chúng tôi được ra học lớp nhất trường Quận. Ở thôn quê học tới lớp nhì là đã khá. Biết đọc, biết viết, biết làm toán cộng trừ nhân chia. Cha mẹ thường cho nghỉ học ở nhà phụ việc hay giữ em. Một lớp mấy chục đứa học mà ra trường quận không có bao nhiêu.
Học lớp nhất trường quận chúng tôi phải mặc đồng phục và mang cơm theo để ăn bửa trưa. Sáng sớm mấy đứa chờ nhau đi một lượt. Chúng tôi nối đuôi nhau đi xe đạp trên con đường đất đỏ của lô cao su. Đến một trạm gát lửa có chòi cao chúng tôi trèo lên đó lấy cơm ra ăn sáng. Ăn xong tuột xuống, lên xe đi tiếp. Vượt qua con dốc cuối lô cao su là đến xã Lộc An. Qua khỏi xã Lộc An mới đến xã Phước Lộc. Ngôi trường Tiểu học của tôi nằm đối diện trại Nguyễn Hữu Ngộ thuộc dinh quận Long Thành
Xã Lộc An có một con suối nước trong veo. Qua khỏi cây cầu của con suối là một ngôi chùa rất đẹp xưa và cổ kính. Giờ tôi không nhớ chùa tên gì. Chỉ nhớ con suối đó lúc về tụi con trai hay xuống tắm. Tụi con gái chúng tôi ngồi giữ xe, nghỉ mệt và chờ tụi nó. Tắm xong là cả bọn lên xe đạp về nhà. Con trai con gái lúc đó cứ mầy tao thật vui, không hề có ý nghĩ nam nữ bậy bạ.
Học hết lớp nhất chúng tôi thi Tiểu Học rồi thi tuyển vào Đệ Thất công lập. Đậu kỳ thi tuyển cam go này, tôi mặc áo dài làm học trò Trung Học. Lúc này vì học sinh ra trường quận hơi đông, nên sở cao su cho một chiếc xe thùng chở học trò ra Long Thành và chiều rước về. Người tài xế là ba tôi nên tôi thường được ngồi cabin. Chỉ trừ khi có người già hay người có bầu muốn quá giang về vì chiều đã hết xe lam. Tôi leo ra sau thùng xe vui đùa với bạn bè.
Ngày xưa ở quê má tôi có tiệm tạp hóa tại nhà. Tiệm bán bánh kẹo, dầu hôi, nước mắm, cá khô... và có cả dụng cụ học sinh. Gần ngày tựu trường các chú, cô đến nhà mua vở, bút chì, bút mực, bình mực, giấy chậm, bao vở, nhản vở, bảng đen, phấn... về cho con đi học. Thường thì họ mua chịu. Tới đầu tháng công nhân lãnh lương họ mới trả tiền.
Học lớp vỡ lòng thì chỉ vỡ, viết chì, bảng đen và phấn. Cô giáo tập cho học trò quen mặt chữ cô viết trên bảng đen. Học sinh viết vào bảng nhỏ của mình đưa lên cho cô giáo kiểm tra. Vở tập viết có những đường gạch chuẩn. Học sinh tập viết chử trên đó cho đúng.
Lên tới lớp tư ( lớp hai bây giờ) thì bắt đầu học toán, học thuộc lòng, viết chính tả....bằng bút mực.
Lên tới lớp tư ( lớp hai bây giờ) thì bắt đầu học toán, học thuộc lòng, viết chính tả....bằng bút mực.
Trước hết mình nói về bình mực. Bình mực lúc đầu bằng thủy tinh, có nắp đậy cẩn thận. Thường được đựng trong một cái túi vải có dây buộc cầm trên tay cho khỏi đổ. Thật ra vấn đề là ở cái nắp bình mực. Khi mở nắp ra thì mực đã dính vào tay, cho nên lúc nào tay tôi cũng vấy đầy mực. Chấm mực để viết chữ cho khỏi lem cũng là một nghệ thuật của học trò. Viết mà chấm nhiều mực quá, mực sẽ đọng vũng ở đầu ngòi viết phải vẫy một cái cho mực rơi bớt ra. Mấy đứa con trai phá nhau cũng thường vẫy mực vào áo quần nhau cho bỏ ghét. Có khi cả bình mực bị vô ý đổ vào vở lấm lem, thầy khẻ tay thật đau, phải xé trang giấy đó hoặc ngày mai phải mua vở mới.
Mực ngày xưa bán từng viên và học trò chỉ được viết màu xanh hay màu tím. Mực viên được ngâm với nước lạnh và đổ vào bình. Con gái còn hay dùng trái mồng tơi hòa làm mực viết cho dễ thương. Các Thầy thì dùng mực đỏ để chấm bài. Tên nào mà bài thầy trả lại đỏ lòm thì biết ngay bài nhiều lỗi. Sau này tiến bộ có bình mực bằng nhựa, nghiêng qua nghiêng lại hay dốc ngược xuống mực cũng không đổ ra ngoài rất tiện lợi cho học trò.
Cây viết có hai phần: Cán viết và ngòi viết . Cán viết thon thon đầu lớn đầu nhỏ bằng gỗ sơn xanh đỏ. Cây viết có điểm tí bông hoa được tráng một lớp vẹc ni cho bóng thì bán mắc hơn một chút. Ở đầu cán viết có chỗ để gắn ngòi viết. Có hai loại ngòi viết. Ngòi viết lá mít thì thô to bản, hình có cạnh tam giác hai bên. Nhìn không được đẹp nhưng chắc và ít bị tà ngòi. Ngòi lá tre nhỏ và mảnh hơn. Viết chữ nét rất đẹp nhưng nếu đè nhiều sẽ bị tà đầu hay gảy mất một bên phải thay ngòi mới.
Mỗi khi viết tôi hay đè thử bên ngoài xem nét đã vừa chưa, mực xuống có đều không rồi với viết vào vỡ. Mỗi khi viết xong một hàng phải dùng giấy chậm, chậm cho khô rồi mới viết tiếp. Chỉ cần không cẩn thận thì mực sẽ lem, nhòa chữ viết không đọc được.
Ngoài ra còn một loại ngòi viết nữa là ngòi viết rông. Đầu viết to bảng hơn dùng để viết tựa bài hay ngày tháng. Ông thầy Giáo Lượm của tôi còn có một con cóc bằng đá đặt trên bàn viết. Ông hay phóng nhẹ đầu ngòi viết rông xuống đó chỉnh ngòi để chữ viết đẹp hơn.
Lên tới trung học đã có thể dùng viết máy . Viết máy thì không có thể dùng mực viên như thời tiểu học. Mực phải loại không có cặn để bơm vào trong cây viết. Lúc đó dùng mực đen Waterman để xài. Thường đi học cũng phải mang bình mực theo để hờ khi viết nhiều hết mực. Có nhiều loại viết máy ra đời, nhưng loại Pilot và Parker là hai loại viết được ưa chuộng nhất.
Tôi nhớ anh Tám tôi, dành dụm mãi mới mua cho em gái một cây viết máy hiệu Pilot khi tôi được lãnh thưởng ưu hạng. Anh cốc vào đầu tôi âu yếm:
-Thưởng cho em nè! Ráng học giỏi nha.
Tôi cầm cây viết muốn khóc. Mừng quá đi thôi vì nhà nghèo làm gì tôi mơ ước được cây viết này. Mặc dù tôi quý lắm nhưng không dám dùng thường sợ sẽ bị hư hay mất. Tôi đi học vẫn xài cây viết máy rẻ tiền.
Bây giờ anh tôi đã mất, viết bài này tôi lại thương anh tôi quá.
Ngày xưa đi học, chữ viết rất quan trọng. Môn tập viết ngày nào cũng phải có, Chữ viết thường, chữ viết hoa phải nắn nót, ngay hàng thẳng lối. Nhìn cuốn vỡ học sinh thì biết ngay sức học và hạnh kiểm trò đó. Chữ viết còn biểu lộ tâm tính của người học trò. Sau này qua Mỹ, khi các con tôi học tiểu học, ông xã cũng thường bắt các con viết chữ. Ông cẩn thận chỉnh từng nét và bắt phải nằm trong ô, cân đối và đều nét. Nhưng rồi khi lên Trung học, đại học, các cháu phải viết thật nhanh, đôi khi phải viết tốc ký, chữ viết không còn như xưa. Nhiều lúc tôi đọc cũng không ra.
Đi học ở trường ngày xưa không có sách, chỉ học theo bài dạy của thầy cô rồi viết vào vở. Lên tới lớp nhất thì mỗi mùa tựu trường phải mua khoảng 10 cuốn vở mới đủ các môn học. Vở phải được bao lại cẩn thận và dán nhản bên ngoài. Tùy theo thầy cô quy định phải bao màu gì và nhản ghi như thế nào. Thầy tôi đơn giản miễn là bao vở sạch sẽ là được rồi, tôi dùng tờ Thế Giới Tự Do bao rất đẹp.
Nói tới vở, ngoài các loại vở rẻ tiền, giấy không được tốt, viết hay bị lem thì có hai loại vở được đánh giá là loại tập vở phẩm chất cao nhất. Bìa vở cứng, hình rõ và đẹp. Phía sau quyễn vở luôn luôn có in bảng cữu chương. Loại thứ nhất là tập vở hình xích lô máy, giấy tốt, trắng, dày, không lem mực được mọi học sinh ưa chuộng.
Loại tốt đứng hạng nhì là tập vở Olympic có hình ông lực sĩ cầm bó đuốc, ở dưới là quả địa cầu, giấy cũng tốt nhưng không bằng hiệu xích lô máy.
Thời Tiểu học, quyển vở là gương mặt học trò. Vở phải sạch sẻ, không được để cuốn mép. Có cô còn bắt đánh số từng tờ để không thể xé vở. Tựa bài phải được gạch dưới đàng hoàng. Ngày tháng phải viết chữ to cho rõ ràng. Mỗi ngày sau hàng ghi ngày tháng còn có một câu cách ngôn hay châm ngôn ghi ở dưới. Thầy thường giảng câu ca dao hay tục ngữ này cho học trò nghe như một bài giảng luân lý đầu ngày.
Sau 1975 con tôi đi học mới thảm. Quyển vở mua của hợp tác xã xấu đui. Từng trang vở ngà ngà hiện lên những đường vân của bột xay chưa kỹ. Viết lên là bị lem nhòe ra thật tội. Cầm quyển vở của con trên tay tôi nhớ những quyển vở học ngày xưa. Nhớ trường nhớ lớp. Nhớ một thời đi học yên vui. Thời gian đi qua, xã hội và nền văn minh lại đi xuống.
Con đường tôi đi học mấy chục năm trước giờ cũng dẫn con tôi tới trường. Rồi con cũng vào ngôi trường Trung học ngày xưa tôi đã học. Buổi sáng tôi nấu cơm độn khoai mì. Bửa trưa con ăn cơm độn với cá trích kho tiêu hay nước mắm kho quẹt. Bảng tên trường đã đổi, bài vở hoàn toàn không giống thời đi học của tôi. Ngọn cờ bay phất phới trước sân trường cũng đã khác và đối nghịch. Chiến tranh đã chấm dứt nhưng vẫn còn nhiều tồn đọng trong xã hội, trong trường học, trong lòng người.
Mùa tựu trường năm nay cháu tôi cả chín đứa đang vào niên khóa mới. Nước Mỹ dành nhiều ưu tiên cho trẻ em. Xã hội tạo điều kiện cho thế hệ trẻ đi lên, tiến bộ và thành công.
Cháu ngoại tôi hai đứa cũng học tại trường Trung Học ngày xưa mẹ nó từng học
Ba thế hệ chúng tôi nối bước nhau đi vào trường, vào lớp.
Yêu và nhớ quá một thời học sinh.
Nguyễn thị Thêm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)