Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017
Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017
Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017
Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017
Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017
Thơ GỬI LẠI DỐC XƯA - LPQ
GỬI LẠI DỐC XƯA
Gửi lại tình sâu một màu hoa đường cũ
Khi nắng lưng đồi, khi mưa đan kín vòng môi
Em ngồi ôm, gối đơn vùi tóc rối bồi hồi
Chiếu chăn tẻ lạnh, nhớ xa xôi thời con gái.
Từng chiều gót son lạt phai qua dốc nhỏ
Hoa trước ngõ chào mà sao lá nhuộm tơ vương
Hoàng hôn nào bao buổi ngắm chiều sương
Quán vắng, ly cà phê quen mùi tương tư cũ
Đà lạt bao giờ buồn em là thiếu phụ
Anh xa dần rồi, em giở lại những trang thơ
Ngày qua mau để xuân thì hiu hắt nhớ
Chỉ mong đêm về
bình yên giấc chiêm bao...
LPQ
04/2017
Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017
Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017
Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017
Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017
Thơ CHỢT... - Ngoc Quynh Vu.
CHỢT... .
Chợt chiều
Tĩnh
Lặng
Cõi không
Ta
Bên thềm nhân thế
Khóc oằn
Tỉnh
Mê
Nghe chăng
Địu khúc vũ vần rụng rơi
Về thôi
Về với mênh mông
Nghe trong thao thức
Bến
Bờ
Tịnh
Không
Ngoc Quynh Vu 2/4/17
Truyện hương xa MÙA THU CHAMPRIN - CNL giới thiệu.
MÙA THU CHAMPRIN
(Ghi chú: Tên của những nhân vật trong truyện đều đã được thay đổi, để bảo vệ tính cách riêng tư.)
1. Vào giữa tháng 9 năm 1988, trời chớm lạnh, và tôi đã trải qua hai mùa thu ở Đại Học Oregon, tại Eugene –một thành phố nhỏ, nhà quê, cách Portland hai giờ lái xe. Một hôm, John gọi, hỏi, “cuối tuần này bạn có thể lên Portland, gặp tôi có chút việc được không?”. Tôi cười, dễ dãi: “Dĩ nhiên là được. Tôi cũng cần lên đó thăm bạn, ăn cơm Việt Nam và gặp đồng hương. Ở Eugene không có bóng người Việt, riết rồi quên mất mình là ai, chán lắm. Được rồi, ta sẽ gặp nhau, tại đâu?”
John là người bạn thân thiết, dễ thương, năm 1985 cùng học chung lớp MAT (MA in Teaching) tại PSU (Portland State University), dự tính sau này ra dạy English. John gốc Mỹ trắng Caucasian thứ thiệt, nhưng so với người Mỹ trung bình, anh thuộc loại nhỏ con, cao xấp xỉ bằng, hoặc dưới tôi, cho nên lần nào vào cafeteria của trường anh cũng rảo mắt tìm tôi, cho có bạn. Thất tình vì cô vợ Tàu Thượng Hải, đã ôm cầm sang thuyền khác, chỉ sau sáu tháng được anh bảo lãnh sang Oregon, anh bỏ học ngang xương, đi tu làm mục sư giảng đạo một thời gian. Rồi nghe ai xúi, ghi tên học môn Social Work, và sau đó xin được việc làm tại Mental Health Department của trường Đại Học Y Khoa Oregon (OHSU), tục gọi là Nhà Thương Núi. Còn tôi, Fall 1986, xuống University of Oregon (UO) dạy Pháp văn kiếm sống, đồng thời học Ph.D về Romance Languages (RL) .
Sau vài hớp rượu đỏ, chưa đủ mềm môi, và những câu thường lệ hỏi thăm sức khỏe, và câu không thể thiếu “Eugene có gì lạ không bạn?”, John đi ngay vào đề:
- Bệnh viện Tâm thần cần một người thông thạo Pháp ngữ cho một bệnh nhân. Cô là case của tôi, người Cam Bốt, đến từ trại tỵ nạn Bataan bên Philippines. Chỉ nói tiếng Pháp. Ở đây, thông dịch người Cam Bốt rất nhiều, nhưng cô ta không chịu nói tiếng mẹ đẻ, thế mới kỳ và mệt cho chúng tôi. Nên phải nhờ đến bạn, là người tôi thấy rất ư lý tưởng cho công việc này: vừa là ông thầy Tây chính hiệu vừa là một cựu tù binh và thuyền nhân đã trải qua những chặng đời khổ ải nhất, nên dễ thông cảm những người bất hạnh. Thêm nữa: tôi biết bạn có thời gian làm việc ở Phnom Penh. Perfect. Có lương thông dịch on call, ngoài giờ. Tôi biết trong tuần bạn bận lắm, cho nên chỉ xếp bạn làm vào chiều thứ sáu đến hết trưa Chúa nhật, kiếm thêm tí tiền còm, tuy ít nhưng cũng đỡ hơn tiền hái dâu hay rửa chén tại nhà hàng. Để tôi xin bệnh viện bao bữa ăn tối và cấp cho bạn một chỗ ngả lưng trong hai ngày đó. Chịu không?
Rồi bỗng John hỏi:
- À, mà bạn có biết hoặc nghe nói gì về bệnh tâm thần?
- Có chứ. Ở trại tỵ nạn Bataan, Philippines, cuối năm 1984, tôi đã tham dự khóa học 15 tuần
tuần về Community Mental Health and Family Services, được cấp bằng và thư giới thiệu. Học vừa xong, thì đầu năm 1985 được qua Mỹ, nên không có giờ thực hành, để lâu “lụt nghề” mất rồi.
John cười, khoan khoái:
- Tốt. Bây giờ chịu thực hành chưa?
Tại sao không, tôi tự hỏi? Độc thân dễ tính, ăn cơm hàng cháo chợ kinh niên, ở phòng thuê, ngủ sofa quanh năm suốt tháng, tự nhiên có nơi tá túc free cho mỗi cuối tuần, dại gì không chịu. Lý do nữa: tôi thầm mong bệnh nhân là Soriya, cô bạn trẻ đẹp người Cam Bốt, quê Battambang, thư ký đánh máy của tòa đại sứ VNCH tại Phnom-Penh mà tôi đã quen năm 1971 khi phục vụ Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự, và từ sau tháng 6, 1984, tại các trại tỵ nạn Philippines, đã vô vọng đi tìm gặp và nghĩ có thể bị Khmer Đỏ giết rồi. Biết đâu, may ra, lần này.
Tôi đáp, mắt sáng ngời hy vọng:
- OK trên nguyên tắc. Nhưng trước hết, có phải tên người ấy là Soriya? Và kể vắn tắt cho John nghe chuyện của nàng. John trả lời:
- Trên giấy tờ ghi Boupha. Tên thân mật ở nhà gọi Champrin. Có thể Soriya là tên thân mật thứ hai, I don’t really know.
- Có thể lắm. Tôi chưa hề biết tên thật của Soriya. Nhưng tôi đồng ý.
John mừng rỡ, bắt tay tôi: - Excellent. Tôi sẽ điền đơn chính thức cho bạn làm việc với bệnh viện để nếu cần bạn có phép đặc biệt được chia sẻ phần nào tin tức như một staff member.
Tôi bắt đầu công việc ngay tối ấy. Sau bữa ăn tại tiệm Yến Hà, vào Nhà Thương Núi cùng với anh để gặp Champrin. John nói sơ về cô. Con một ông cựu đại sứ Cam Bốt tại Pháp, học trung học tại Paris. Chồng là bác sĩ bị một tên Khmer Đỏ chém hai búa vào đầu, chết tươi, ngay tại sân bệnh viện, trước mắt cô, khi thủ đô Cam Bốt bị chiếm vào thượng tuần tháng 4, 1975. May lúc ấy chúng không biết cô là ai. Sau đó, cô trốn sang Thái Lan bằng đường bộ, cùng với một đám phụ nữ khác, tất cả bị lính canh phòng Thái bắt giữ trong rừng, hãm hiếp nhiều lần, trước khi được cứu thoát và đưa đến trại tỵ nạn của Cao ủy Liên Hiệp Quốc. Và một số được chuyển về Bataan ở sáu tháng, để học tiếng Anh và chuẩn bị đi Mỹ. Đến Salem, Oregon, sau một tuần lễ, cô được bác sĩ và thân nhân đưa vào đây chữa trị. Bệnh tâm thần: Post Traumatic Stress Disorder (PTSD), thường thấy ở những Viet Nam Veterans, và nạn nhân của những biến cố kinh hoàng, như chiến tranh hoặc tai nạn lưu thông. Mấy năm trước, một nữ thuyền nhân Việt Nam bị hải tặc hiếp cũng đã đến đây, cũng có những triệu chứng PTSD như thế, bây giờ khỏi bệnh rồi, sau khi được chữa bằng thuốc và tâm lý, nhất là tâm lý. Riêng Champrin còn bị thêm chứng Dissociative Identity Disorder (DID), hoặc Dual Personality –căn bệnh không nhất thiết là hậu quả của, nhưng có chút dây mơ rễ má với, PTSD, John cắt nghĩa vắn tắt theo kiến thức chuyên môn. Về từ ngữ, tôi hiểu, đại khái, nhưng phần bệnh lý thì mù mờ. Nhưng cần gì, nhiệm vụ của tôi chỉ là thông dịch.
2. Đêm xuống, lạnh vừa, đủ cho hồn đong đầy nhung nhớ và kỷ niệm. Mùa thu phủ màn sương dày trắng đục trên thành phố Portland. Ánh trăng lơ lửng treo giữa một vùng trời tỏa chiếu những tia vàng vọt, run rẩy, loãng tan. Những hàng cây trong khu bệnh viện khẽ rung mình trước những ngọn gió lùa qua. Không gian vắng ngắt, yên tĩnh đến rợn người.
Tôi được John dẫn vào phòng Champrin, nhỏ và ngăn nắp, gọn gàng. Không phải Soriya, tôi thở dài. Champrin còn trẻ, khoảng ba mươi ngoài, suýt soát tuổi của Soriya –mà năm 1971 chỉ mới mười chín. Mỗi nàng đẹp một vẻ. Champrin có mái tóc mượt đen, làn da trắng xanh, ánh mắt long lanh, đôi môi thắm, và dáng dấp một tiểu thư con nhà khuê các.
Vừa thấy tôi, cô đang nằm ngó mông lung lên trần nhà vụt choàng dậy, và mừng rỡ, nói liền một tràng tiếng Pháp, tutoyer (xưng “anh, em”) với tôi:
- Ôi, Rithisak đấy phải không anh? Em là Champrin đây mà. Em chờ anh đã bao năm rồi, nhớ anh quá chừng. Anh đi đâu bỏ em ở lại một mình? Ai đi với anh vậy?
Rồi lấy hai tay che mặt, cô rú lên, khi thấy John đến gần:
- Thằng lính Xiêm (Siamois) hả, hay thằng lính Pol Pot?
Tôi đứng im, bất động như trời trồng. Tiếng Pháp của cô thanh thoát, đúng giọng đầm. Tôi dịch liền cho John. Anh vui lắm, kéo tôi ra gần cửa, giải thích cặn kẽ cho tôi, trong khi, có lẽ vì không rành tiếng Anh, cô ngơ ngẩn nhìn theo hai người:
- Như thế thì quá tốt. Từ ngày nhập viện đến nay, cô lầm lầm lì lì, ít nói, lúc nào cũng buồn bã, ủ rũ, hoặc thỉnh thoảng ôm đầu la hét, run lẩy bẩy, hoảng sợ, như bị ai bóp cổ. Theo hồ sơ, cô phát bệnh từ hồi còn ở trại Bangkok, hoặc Bataan, nhưng chưa nặng như bây giờ. Vả lại, người tỵ nạn Đông Dương bằng đường bộ hay đường biển nào lại không có ít nhiều vấn đề liên quan tới tâm thần...
Tôi hỏi:
- Rithisak là ai vậy?
- Chồng cô, cũng người Cam Bốt, dòng dõi quý tộc, còn có tên Bernard, tốt nghiệp bác sĩ tại Montpellier, Pháp quốc. Người nhà cô cho tôi biết hai vợ chồng ngày xưa có thói quen nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Bạn hãy nhập vai Rithisak, please, và tùy cơ ứng biến xử sự cho đúng vai trò. Hãy quên bạn là Julien, cựu đại úy VNCH, hoặc đương kim giáo sư Pháp văn tại UO. Cứ để cô luân phiên sống một trong hai thể nhân, nghĩa là trong ảo tưởng, ảo ảnh, hay ảo giác. Nghĩa là, đơn giản hơn, Champrin đang là vợ của bác sĩ Bernard Rithisak qua hình bóng của Julien Nguyen. Cho đến khi cô tự động, tự nhiên bước ra khỏi cơn mộng dài, gặp lại personality đích thực của mình, tức là mỹ nhân Boupha –xuất thân từ một gia đình trưởng giả, quý phái, gặp bao nhiêu bất hạnh khi tuổi đời còn quá trẻ. Có gì vướng mắc cứ thoải mái hỏi tôi nhé. Good luck.
- Còn bao lâu nữa?
- Chưa biết được. Cũng tùy. Hai tháng, một năm...
Tôi lại thắc mắc:
- John à, tôi chỉ được mướn làm thông dịch viên, không phải diễn viên đóng kịch. Mà đóng kịch theo tôi đồng nghĩa với nói dối. Đó là vấn đề lương thiện.
John lắc đầu, mỉm cười:
- Ồ, lương thiện hả? Nếu ta không lợi dụng ai, không lường gạt ai, không làm chuyện bậy bạ thì lương tâm không có gì phải áy náy. Nhất là khi ta không cố tình chủ động làm những việc này vì tư lợi. Đạo giáo và luân lý nào cũng cấm ta nói dối, hay đóng kịch, dĩ nhiên, theo nghĩa bóng. Nhưng nói dối đôi khi cần thiết nếu để cứu mạng một người. Một bà mẹ sắp chết trên giường bệnh hỏi thăm về đứa con trai duy nhất mà bà không biết vừa mới tử trận, lúc ấy, tôi hỏi bạn, bạn phải nói thật hay tìm cách giấu, tức nói dối, tức đóng kịch? Trường hợp Champrin cũng không khác mấy.
Nói xong, không chờ câu trả lời, anh vỗ vai tôi, bỏ đi, nhẹ nhàng khép cửa, để tôi một mình với cô, lúng túng trước tình huống mà không ai ngờ, hoặc tính trước.
Champrin cười tươi, đứng lên, kéo tôi ngồi xuống chung giường.
- Anh có chuyện gì vậy, hả Bernard? Em là Boupha đây mà, anh không nhận ra em sao? Sao hôm nay anh hờ hững với em như thế hả? Ôm em đi.
Tôi ôm. Cô hôn môi, và vuốt má tôi:
- Trông anh gầy xanh, nhưng vẫn còn phong độ. Anh mới thay gọng kính hả? Lại còn để râu nữa! Bọn Khmer Đỏ thả anh về sao? Bọn chúng đối xử tốt với anh chứ nhỉ? Tội nghiệp, mon chéri!
Và cứ thế, cô tiếp tục câu chuyện, tiếp tục độc thoại. Những chuyện trên trời dưới đất, tôi chẳng hiểu gì cả. Lộn xộn, không đầu không đuôi, ngoại trừ, điều thật lạ, tiếng Pháp của cô vẫn lưu loát, đúng giọng, đúng văn phạm như của một người bình thường. Những chuyện ngày xưa thân ái giữa vợ chồng –mà bỗng dưng tôi phải xen vào một cách lờ mờ, thụ động. Lần hẹn hò khiêu vũ đầu tiên, Bernard nhớ không, anh khen em nhảy như con mèo cụt đuôi? Đám cưới đông, vui, hạnh phúc với biết bao bạn bè và người thân gia đình, có cả thằng em mất dạy của anh, nó dám chê tóc em bới đẹp quá. Tuần trăng mật tại Paris, ôi thôi, có bao nhiêu là đèn màu và một con ngựa chết trôi trên sông Seine (tôi cãi, làm gì có con ngựa chết trôi trên sông, cô khăng khăng nói “có mà, em thấy”). Rồi chiến tranh lan tràn. Rồi sự xuất hiện của tên coco Sihanouk và thằng salaud (khốn nạn) Iang Sary… Cô kể lể huyên thuyên, chuyện nọ xọ chuyện kia, như muốn giải tỏa những uẩn ức chất chứa từ lâu. Tôi chới với, ngồi im, chịu trận. Miễn cưỡng ôm và hôn cô, vô hồn như người máy theo yêu cầu của vai kịch bất đắc dĩ. Chỉ nghe, và nói rất ít, vả lại cũng chẳng biết nói gì, lỡ sai, hỏng việc.
Một lát sau, cô hỏi về con chó trắng lông xù của hai người trong căn nhà ở đại lộ Monivong bây giờ đâu rồi, về bà dì của Rithisak thường gắn trên tóc cô những vòng hoa lilas để đi dạ hội mà bây giờ không biết ra sao từ biến cố 1975, về ước ao của cô được có một đứa con, gái trai gì cũng được, peu importe… Tôi ú ớ vài giây, rồi sực nhớ lời dặn của John, ráng trả lời cầm chừng, lửng lơ, nước đôi.
Bỗng nhiên, cô hất mạnh tay tôi, nhăn mặt, lớn tiếng: “Tại sao anh không nói gì cả? Bộ anh mê đứa nào, rồi lạnh lùng với em phải không?”
Tôi dịu dàng, nói dối một cách trơn tru, nhuần nhuyễn, như một con vẹt thuộc bài: “Anh vẫn yêu em mà, như anh đã từng yêu em, cho đến hết cuộc đời. Em không tin anh sao… Je t’aime toujours, comme je t’ai toujours aimée, jusqu’à la fin de ma vie, de notre vie. Tu ne m’en crois pas?”. Champrin gật đầu, hài lòng, không nói nữa, ôm chặt lấy tôi. Rồi có lẽ thấy mệt, cô nằm lại xuống giường, sau khi hôn tôi bonne nuit, mon chéri. Một lát sau, cô thiêm thiếp, hơi thở dồn dập, rồi chìm vào giấc ngủ nặng nề.
Tôi lấy chăn đắp cho cô, ngắm cô giây lâu, nghĩ thầm: “Dính vào người điên, mệt quá, nhưng lỡ rồi”, rồi chặc lưỡi, lặng lẽ mở cửa phòng, bước ra hành lang, đứng nhìn bóng đêm ngập khu vườn nhỏ trước mặt. Một nỗi thương cảm tràn dâng, cùng lúc với sự mệt mỏi, căng thẳng thần kinh. Và nhớ câu nói muôn đời của cha ông ta: Hồng nhan bạc phận. Tôi nghĩ đến nỗi gian truân của bao khách má hồng tự thuở xưa, mà Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du là một. Đến giấc mơ hoa tàn vỡ của em gái Bội Trân, sau khi hôn phu, một phi công, chết trong tù cải tạo, đang chôn vùi tuổi xuân và khổ hận trong một Dòng Kín xa xôi. Đến Lệ Ngà, đến Hương Mai, đến Marita, và biết đâu Soriya –những mỹ nhân đã sớm lìa bỏ dương trần, từ những mùa chinh chiến cũ, còn để mãi trong tim vàng võ của tôi dung nhan yêu kiều và kỷ niệm xót xa. Bây giờ đến lượt Champrin. Người đẹp có bao giờ được hạnh phúc, tại sao? Hay đó là quy luật bù trừ đặt ra bởi ông “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” (Kiều)?
( còn tiếp )
KIM THANH - Portland, 12-2013.
Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)