Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Bài hát hay : TÌNH LÀ THẾ ĐÓ - Kim Dung.

 

 

Bài hát : TÌNH LÀ THẾ ĐÓ.

Sáng tác : Kim Dung.

Trình bày : Ca sĩ Ngọc Ánh.

Cuộc sống : KHO BÁU TỪ SỰ TÀN NHẪN! - Trầm Hương.

 





KHO BÁU TỪ SỰ TÀN NHẪN !

Cha tôi là một người độ lượng và tốt bụng, chắc chắn là như thế. Chỉ tội ông sinh ra trong một gia đình nhiều ruộng đất, của cải. Thời mở đất của ông sơ, ông cố với gian nan, khó nhọc đã trôi qua, để thời cha tôi được thừa hưởng. Khi về làm vợ ông, ai  cũng nghĩ mẹ tôi may mắn, “chuột sa hũ nếp”. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, đời bà không một ngày vui...

Cưới nhau không hôn nhân, những đứa con lần lượt ra đời. Rồi cái nghĩa... Mẹ tôi sống với ông bằng bổn phận. Ông có biết điều đó không? Hình như với ông điều đó không quan trọng. Vào thời ấy, đòi hỏi tình yêu trong hôn nhân có lẽ thật phù phiếm. Cha tôi cần một người vợ cam chịu và phục tùng, như bao người đàn ông thời đó. Vả chăng, thời ấy, phụ nữ đã lấy chồng không được biết đến khái niệm của hai chữ  “ly dị”. Mẹ tôi không chịu nổi định kiến:“Lộn nài bẻ ống, gái thôi chồng của một đền hai”. Bà đã cam chịu, sinh ra bầy con 11 đứa . Sau này mẹ tôi thường nói vui: “Hồi đó mà tân thời như bây giờ, tao đã ly dị ổng lâu rồi, chắc không có tụi bây!”. 

Cha tôi là người tốt bụng với tất cả mọi người, trừ mẹ tôi. Hay ông nghĩ vì bà đã là vợ thì ông không cần tốt bụng với bà nữa. Mẹ tôi quần quật dưới chái bếp đen đặc bồ hóng, nấu nướng cho cha những món ngon vật lạ, dọn riêng mâm cho ông. Ông ăn cơm, uống rượu một mình, mặc nhiên xem sự hầu hạ của mẹ tôi là bổn phận người vợ. Chưa bao giờ bà được ăn cơm cùng mâm với ông. Chúng tôi e ngại sự nghiêm khắc của ông nên càng xa cách. Đợi ông ăn rồi, chúng tôi cùng mẹ quây quần bên nhau với phần thức ăn còn lại rất khiêm nhường. Ông mặc nhiên cho mình quyền thừa hưởng món ngon vật lạ. Ông quí bạn bè, “Tứ hải giai huynh đệ”. Ông thường cười ha hả cụng ly với những người khách cũ, khách lạ. Ông sẵn sàng đổi ba giạ lúa lấy một con cua lột đãi khách. Nhà không còn thức ăn, ông sẵn sàng hy sinh con gà mái đang ấp trứng vì lòng hiếu khách khác thường, bất chấp ánh mắt van nài, ái ngại của mẹ.

Thích ăn ngon, mê rượu quí nhưng ông sẵn sàng bỏ tất cả khi bà con lối xóm có chuyện hữu sự. Vốn kiến thức trung học thời thuộc Pháp giúp ông nói được tiếng Tây uyên bác, tính toán nhanh nhẹn, chữ viết rồng bay phượng múa. Ông thuộc loại người “Giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”. Ông sẵn sàng xách dù ngoéo, cơm nhà, tiền nhà đi kiện cho những người dân thấp cổ bé họng. Ông là người đứng mũi chịu sào bênh vực quyền lợi cho bà con trước sự rún ép của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền thời ấy cũng có phần vì nể ông. Ông cũng thắng nhiều vụ nhưng tiền túi xơ xác, trống rỗng. Làm gì được cho ai ông không bao giờ kể công, nhắc nhở; nhất là việc ông đứng ra nhận mấy bà hàng xóm làm “vợ bé”, khi các bà mang bầu mỗi khi vô căn cứ cách mạng thăm chồng. Ông không nhận quà biếu, lễ vật của bất cứ ai. Nhà nhà trong làng nức nở ca ngợi đạo đức của ông. Chỉ những người trong gia đình mới thấu hiểu ông tốt xấu thế nào. Mẹ tôi thường hay cằn nhằn ông: “Chuyện nhà thì nhác, chuyên cô bác thì siêng”.

Thói quen mà ông thích là được khề khà với bạn hữu bên chung trà, chén rượu. Thói xấu mà ông ghét là tật ăn cắp. Ông đã từng răn đe tôi: “Có ham cái gì thì xin, cha cho. Đừng ăn cắp. Ăn cắp của ai điều gì, con sẽ mất nhiều hơn những gì con lấy được của người ta!”. Lớn lên rồi, đi giữa đường đời dài vạn dặm, tôi càng thấu hiểu lời dạy của ông.

Cho dù tính tình ông khó hiểu, kỳ quặc đến đâu đi chăng nữa, cho dù ông có nhiều tật và những nguyên tắc sống gần như cứng nhắc mà sinh thời, vì thương mẹ, đôi lúc tôi không khỏi oán trách ông. Nhưng theo thời gian và có thêm những trải nghiệm cuộc đời, tôi mới nhận ra những bài học sâu sắc mà cha tôi đã trao cho con cái. Tôi không bao giờ quên bài học về sự công bằng - một nguyên tắc sống của ông. Dù là thứ chín trong nhà, nhưng sau tôi còn 3 đứa em nhỏ nữa. Mỗi khi có ai cho quà bánh, cha ưu tiên cho mấy đứa nhỏ, kể từ tôi trở xuống. Ông trao quyền chia phần cho tôi. Tôi xẻ cái bánh bông lan ra làm tư, có một miếng cố tình tôi dùng dao cắt lớn hơn một chút, dự định để phần mình. Hình như hiểu thấu tâm can tôi, cha nghiêm mặt nói: “Khi con làm người chia phần, con hãy để cho người khác chọn trước. Cái cuối cùng là của mình!”. Dĩ nhiên, miếng bánh cuối cùng tôi nhận được là miếng hẻo nhất. Nhìn vẻ mặt buồn so của tôi, ông nói: “Nếu con chia công bằng thì con không phải thiệt thòi. Ngay cả con không công bằng được với mình thì làm sao công bằng được với người khác!”. Tôi lặng người, thấm thía bài học của cha.

Cha tôi là một người kỳ quặc, khó hiểu, chắc chắn là như thế. Ông có thể bỏ ra số tiền lớn không chút đắn đo, ngần ngại giúp đỡ người hoạn nạn. Ông có thể sẵn sàng đổi mấy giạ lúa lấy con cua lột đãi bạn hiền. Ông uống rượu tràn cung mây, không tiếc tiền cho một cuộc vui, tiệc tùng. Ông sẵn sàng thưởng mấy chục giạ lúa cho tiếng đàn, giọng ca của những đào kép nổi bật trong gánh cải lương ghé lại làng quê biểu diễn. Ông hào phóng làm mẹ tôi luôn kinh ngạc. Thế mà... thế mà có lúc bất chợt ông làm tôi quá đỗi ngạc nhiên. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh ông trong một lần đi thăm lúa. Đứng trên bờ mẫu, lon ton bước theo ông, tôi nhìn thấy rất rõ. Ôm lúa oằn lưng, chân ông ì oạp dưới bùn nhão nhoét. Ông bước đi vô cùng khó nhọc, nặng trĩu. Vậy mà nhìn thấy một bông lúa rơi thôi, ông còn cố cúi xuống, nhặt bằng được bông lúa sót. Hình ảnh ấy của ông đã đi theo suốt cuộc đời tôi.

“Ăn của đất phải trả về cho đất”. Thủy chung, trung nghĩa, trọng lẽ phải, sống trên nguyên tắc công bằng, không để ai phải chịu thiệt thòi trong các mối quan hệ (trừ mẹ tôi) là tính cách của ông. Ngày còn bé, tôi hời hợt, vô tư, chẳng mấy tí suy ngẫm những lời của ông. Khi ông mất đi, tôi mới hiểu vì sao ông trọng sự công bằng lại bất công với mẹ tôi. Đơn giản vì trong sâu thẳm, ông hiểu mẹ tôi với sự thấu hiểu và lòng vị tha không nỡ trách ông. Trong ứng xử “chia phần”, dẫu mẹ tôi luôn “chịu lép” nhưng bà tự hào vì tính cách nghĩa hiệp của ông. Cái phần lép ấy, chính là tình yêu ông dành cho bà. Nghe hơi kỳ nhưng đó là sự thật.

Sau này, khi nhiều người bạn kinh ngạc kêu lên: “Trầm Hương mà biết nấu ăn, pha trà ngon vậy sao?!”, tôi lại nhói lòng nhớ đến cha tôi. Hồi nhỏ, tôi đã từng hận ông, thậm chí căm ghét ông. Tôi cho rằng mình là một đứa trẻ bất hạnh quá đỗi khi có một người cha thật quái dị, chỉ thích đày ải con cái. Tôi thấy những đứa trẻ không cha sao mà tự do, sung sướng, còn tôi thì quá khổ. Mới sáu tuổi đầu, bắt đầu vào lớp một, năm giờ sáng tôi đã bị cha dựng dậy. Ông bắt tôi nấu nước, pha trà cho ông, với sự giám sát chặt chẽ. Nước pha trà phải là nước mưa làm trong và sạch bằng trái bí đao già rồi lược kỹ bằng bông gòn. Ấm chén phải tráng bằng nước sôi. Pha trà xong, tôi phải rót trà cúng ông bà tổ tiên, rồi ngồi học bài. Ông khởi đầu ngày mới bằng ấm nước trà tôi nấu. Cũng đôi lần tôi phản kháng và nhận lại là đòn roi. Ghét thức dậy sớm pha trà nhưng sợ bị đòn hơn nên phải ráng. Quen dần, tôi có thói quen thức khuya dậy sớm. Mới sáu tuổi, tôi đã phải học nấu nướng từ mẹ tôi, với sự o ép, gò tôi vào khuôn phép của một người cha nghiêm khắc. Mẹ tôi yếu mềm hơn cha nên mỗi khi tôi dùng dằng không chịu thức dậy sớm, giúp bà nấu nướng bà cũng chìu, cho qua. Cha tôi thì cứng rắn với nguyên tắc dạy dỗ con cái: “Không phải là cha không nấu được ấm nước nhưng tập con làm cho quen, sau  này chồng con được nhờ!”. “Chồng, chồng, ai thèm lấy chồng”. Tôi gầm gừ trong cổ họng. Nghe mà ứa gan nhưng thú thật sợ roi tôi nào dám cãi. (Mà đúng như ông nói thật, sau này mấy đứa con tôi rất mê được mẹ nấu ăn). Ông biện hộ cho sự “tàn bạo” của mình: “Thương con cho roi cho vọt...”. Một tiếng nói phản kháng trỗi dậy trong tôi: “Con ghét roi vọt. Con thích ngọt bùi. Con ghét cha!”.

Sinh thời, cha tôi rất ghét phụ nữ uốn tóc quăn và sơn móng tay. Ông kể một lần lên thị xã tìm nhà cho anh trai tôi trọ học. Thấy nhà bên cạnh có cô uốn tóc quăn, sơn móng tay đỏ chót; ông xách cổ anh tôi tìm nhà khác. Ông cho những người phụ nữ quá trau chuốt bề ngoài, chỉ lo “đánh áo đánh quần” là phù phiếm, không đàng hoàng. Ông chuộng tự nhiên, với câu nói cửa miệng "Trời sinh sao để vậy”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp phụ nữ mà ông không ngớt lời ca tụng là tóc dài, áo dài, ‘thùy mị, nết na”. Ôi Trời, vào lúc đó, tôi chỉ muốn đá phăng cái nết na thùy mị mà ông muốn nhìn thấy ở con gái mình. Tôi chỉ mưốn nổi loạn cho ông biết là tôi rất căm ghét sự o ép của ông nhưng không đủ dũng khí. Mấy bà chị tôi lớn lên, rất thèm uốn tóc quăn và sơn móng tay nhưng sợ cha nên không dám. Và tôi biết, mấy chị cũng rất hận cha. Nhưng rồi theo tháng năm, tôi thấy người cha cực đoan, kỳ quặc của mình phần nào cũng có lý. Cho đến giờ, tôi chưa bao giờ sơn móng tay. (Phần vì bàn tay tôi quá xấu, không muốn sơn xanh đỏ để xấu hơn; mà cũng có thể vì bận rộn, tôi không đủ kiên nhẫn mất cả tiếng đồng hồ chăm sóc bộ móng cho mình).

Nếu bạn phải thức dậy từ năm giờ sáng quét dọn, nấu nướng trong khi những đứa trẻ hàng xóm cùng lứa được ngủ no mắt, muốn thức dậy vào giờ nào cũng được, đòi cái gì cũng có; nếu bạn thấy khách đến nhà, gặp người lớn mà “trơ mắt ếch”, không khoanh tay chào hỏi liền bị bắt cúi, bị đánh cả chục roi, kèm theo là bài giảng về sự lễ phép, kính trên nhường dưới; nếu bạn rời khỏi nhà mà không khoanh tay thưa cha mẹ con đi học hay đi đâu đó liền nhận những lằn roi xé thịt vì quên phép tắc đơn giản “đi thưa về trình”; nếu bạn lỡ văng một câu nói tục liền bị bắt nhịn đói cả ngày trời; nếu bạn bỏ một trang giấy trắng liền bị nhận roi vì tội lãng phí; nếu bạn bị bắt gặp xúc một tô cơm ngồi ăn nhồm nhoàm ngoài bậc cửa thay vì dọn cơm lên bàn ăn, liền bị hứng trận lôi đình vì không biết “ăn coi nồi ngồi coi hướng”; nếu lỡ bị bắt gặp chơi bài cào, bầu cua cá cọp dù chỉ một lần thì nát thịt xương tan dưới những lằn roi nghiêm khắc kèm bài thuyết giáo: “Cờ bạc là bác thằng bần”... thì các bạn biết là tôi đã từng oán ghét, hận cha tôi như thế nào. Có một người cha quá khó, hồi nhỏ, tôi từng ao ước phải chi mình đừng có cha. Nhưng khi cha không còn, tôi mới biết ông đã cho tôi cả một kho báu từ sự tàn nhẫn của ông. Theo tháng năm, tôi đâu hay mình đã ngấm lời cha dạy trong tiềm thức, đã chịu nhiều ảnh hường từ tính cách của ông. Tôi học được từ người cha nghiêm khắc sự thương khó, biết gò mình vào kỹ luật bản thân, học cách con ong chăm chỉ, thức khuya dậy sớm kiên trì theo đuổi đam mê và lẽ sống của mình; tôn trọng sự công bằng, chính trực; quen với lối sống giản dị, lành mạnh, không phù phiếm. Những bài học ấy tôi lại truyền dẫn cho những đứa con của mình, theo cách thức phù hợp hơn (loại bỏ đòn roi trong cách dạy dỗ). Một người cha tôi đã từng rất ghét, rất hận đã cho tôi cả một sự nghiệp, cho tôi giá trị con người. Bây giờ thì tôi hiểu là cha đã rất thương tôi.  

TRẦM HƯƠNG.

Tản mạn : TỔ QUỐC LÀ GÌ ? - Đinh Trực.

 


(Nhà văn Sơn Nam)


TỔ QUỐC LÀ GÌ....?

Năm 2006..., Ông có đến nhà Từ đường của Gia đình tôi để dự đám giỗ Ông Nội...!

Trong lúc uống trà, ông bắt chân bó gối trên ghế, chân kia thả xuống đất..., đặc sệt của người bình dân Tây Nam bộ, kéo xệ cặp kính lão đã cũ xuống, nhìn kĩ xung quanh nhà, nhìn lên mái ngói... rồi nhìn ra cửa....

-"Chú (Ông Nội tôi), học trường Tây, học nghề trường Bá nghệ ở Sài Gòn (L'école des Mécaniciens Asiatiques). Vậy mà Chú xây nhà kiểu Nam Bộ rặc ròi vậy...! 

Mái ngói âm dương, cửa ba gian, bàn thờ Gia tiên ở chính giữa có hai câu đối hay...! 

“Những tưởng cùng nhau tròn Tứ Đức.

Ai ngờ theo trẻ vẹn Tam Tòng."

-Chú không xây nhà theo kiểu lầu vì con cháu ở trên ấy sẽ đi lại trên đầu Ông Bà...! Ngoài sân có xây cột bàn Thiên để sáng-chiều hương khói cho cao xanh, nhìn cũng công phu... Như vậy là biết ơn Tổ tiên, biết tôn trọng cội nguồn...!

Tôi thấy ông đốt thuốc lá liên tục, hút thì ít, thuốc cháy không thì nhiều. Hai đầu ngón tay ám vàng vì khói thuốc... Không hiểu do ghiền nặng hay chỉ là thói quen...? 

Buộc miệng hỏi nhà văn Sơn Nam:

- Theo Chú, thì Tổ quốc là gì...?

- Theo tôi, Tổ quốc là một nơi mà: Người ta có thể kiếm sống được bằng một công việc lương thiện, không bị ai làm khó dễ và có vài người bạn chơi được, không đâm hơi, không bị nói xóc hông, không bị đâm xuồng bể..., được ngồi uống cà phê vỉa hè, nhìn người ta qua lại..., rảnh rỗi viết lách sách báo cho vui, kiếm tiền để sống, được ngắm cảnh hay, cảnh đẹp đã mắt, được thấy được nghe những điều buồn vui trong thiên hạ...!

*Xem ra, cái khái niệm về Tổ quốc rất bình dị và đơn giản như vậy mà vẫn là nỗi khát vọng của hàng triệu... triệu con người....!

Tôi nhìn kĩ ông.... Một con người ăn nói bộc trực, bình dân và luôn có những từ ngữ, khẩu khí, đặc sệt của người miền Tây Nam Bộ...

Ngẫm những điều ông nói rất đúng...!

(Đinh Trực)

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Cuộc sống : LINH TÍNH - NTL (st)

 




LINH TÍNH

Mưa to như trút nước, cả trời đất trắng xóa một mảnh. Người chồng bỗng bật dậy, tim đập thình thịch. Anh vội thắp ngọn đèn, lay lay vợ mình đang ngủ bên cạnh. Người vợ trở mình ngồi dậy, nói: 

_ Sao thế? Nước vào nhà hả anh?

Không, anh lo cho bố mẹ...

_ Anh nói cái gì thế? Bố mẹ không phải đang ở nhà của họ à? Nếu có sập, thì sập nhà mình, còn chỗ bố mẹ, vững chãi lắm!

Vững thì vững chứ, nhưng bên ấy địa hình thấp, nếu chẳng may nước vào, thì cũng chẳng phải chuyện đùa đâu…

_ Trước nhà có đê, sau lại có kênh, làm sao nước vào được? Thôi ngủ đi ! 

Mưa vẫn to như trút nước. Người chồng lại bật dậy, tim đập thình thịch. Lần này, người vợ không bị lay cũng tự ngồi dậy. 

_ Anh rốt cuộc là bị làm sao? Còn có để cho người khác ngủ không?

Anh vẫn cứ không yên tâm, bố mẹ cũng đều đã hơn 70 rồi, nếu nước vào nhà thì có chạy cũng chẳng chạy nổi…

_ Nếu không thì anh qua đó xem .

Ừ, để anh qua xem sao. 

Nói rồi, người chồng mặc quần áo, đi ra ngoài.

_ Anh định để em ở nhà một mình à? Đợi chút, em cũng đi với anh! 

Mặc áo mưa, che thêm dù, tay cầm đèn pin, hai vợ chồng đẩy cửa, bước đi trong màn mưa. 

Ầm! Sấm nổ vang trời. Mưa to như trút nước, cả trời đất trắng xóa. Hai vợ chồng vội vã đi... 

Đến trước cửa nhà ông bà, mọi thứ vẫn bình yên..

Người vợ nói:

_ Thế nào? Em đã nói không sao mà anh cứ không tin. Giờ thì yên tâm rồi chứ? 

Hai vợ chồng lại lảo đảo dưới mưa gió rất to quay theo đường cũ về nhà mình. 

Vừa đến trước cổng nhà, cảnh tượng trước mắt khiến cả hai sững sờ... Nhà họ đã bị sập. Nếu như còn ở trong đó, có lẽ họ đã gặp đại nạn. 

Họ ôm chặt nhau dưới mưa….❤ 

NTL (Sưu tầm.) 

Tùy bút : MỘT TÙY BÚT... - St trên mạng.

 


( Hình ảnh sưu tầm trên mạng chỉ có tính cách minh họa )


MỘT TUỲ BÚT THẬT HAY .

Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi bữa, trời đã nhập nhoạng tối. Cha đứng đợi ở cửa, quát: “Đi đâu giờ này mới về?”. Tôi lí nhí đáp: “Dạ, con đi học thêm!”. “Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửa bỏ nhà, không dọn dẹp nấu nướng; heo cá gà vịt không ai cho ăn”, vừa nói, cha vừa rút cây roi giắt trên vách, quất liên tiếp vào mình tôi. “Kể từ ngày mai, không được đi học gì hết! Học nè, học nè, học nè!”, mỗi từ học là một roi.

Tôi đau quắn người, đưa tay ra đỡ. Cây roi gãy làm đôi. Cha quăng cây roi gãy xuống, phăm phăm bước vào nhà, đến kệ sách của tôi, chụp lấy đống sách vở, vừa quăng vừa xé! Tôi đứng trân mắt nhìn, đau điếng nhưng không dám phản ứng.

Mẹ từ trong bếp chạy ra, kéo tôi vào nhà sau, nói: “Muốn ăn đòn nữa hay sao mà còn đứng đó. Vô nấu cháo heo đi!”. Nhà sau là một cảnh nháo nhác. Bầy heo đói, kêu eng éc. Lũ gà lên chuồng lục tục, quang quác. Âm thanh inh ỏi. Mẹ tôi vừa thổi cơm, vừa la hai đứa em trai tôi, bảo tụi nó xắt rau, xắt chuối. Khói bay mù mịt gian nhà tranh chật chội, cay xè cả mắt. Bữa cơm tối rất trễ, tôi nuốt cơm, nuốt luôn cả những giọt nước mắt.

Năm đó tôi đang cuối cấp ba. Nhà tôi nghèo xơ xác. Cha tôi làm nông, mùa được mùa mất. Mẹ thì đi may ở chợ, sớm dọn đồ ra, tối dọn về. Anh Hai tôi trước đó buổi đi học, buổi phụ mẹ. Thấy mẹ cực quá, anh quyết định nghỉ học. Mẹ không cho, bảo: “Nếu con không học thì ra chợ xin thức ăn thừa ở mấy quán cơm về nuôi heo!”. Anh tôi làm thiệt. Thấy cảnh đứa con trai mười bảy tuổi ngày ngày hai tay xách hai xô ra chợ xin thức ăn thừa, mẹ chịu không nổi, cho anh theo học may. Đến lúc anh Ba tôi vào đại học, cha mất đi một người phụ việc, lại phải hàng tháng gửi tiền cho anh, nhà lâm vào cảnh túng quẫn.

Cha mẹ cắn răng chịu đựng thêm vài năm, đến khi tôi vào lớp 12, cha bảo: “Con Quyên là con gái, không cần phải học nhiều, hết mười hai ở nhà phụ mẹ vài năm rồi lấy chồng là vừa”. Nghe vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng biết cảnh nhà cơ cực, không dám hó hé, dặn lòng học đến đâu hay đến đó, biết đâu cha mẹ đổi ý cho tôi vào đại học.

Năm cuối cấp, bài vở rất nhiều. Tôi vừa học ở trường, vừa học thêm ở nhà Nam - học miễn phí, vì “thầy giáo” chính là Nam! Nam học với tôi từ nhỏ, hai đứa rất thân. Biết cảnh nhà tôi, Nam thường kèm tôi làm bài tập. Sau giờ đi luyện thi ở nhà thầy chủ nhiệm về, Nam sắp xếp thời gian hướng dẫn cho tôi làm bài tập chung. Nhờ vậy mà tôi học cũng khá. Nhưng kẹt nỗi, tôi vừa học vừa phải canh giờ về. Ở nhà bao nhiêu việc chờ tôi, nào nấu cơm tối, dọn dẹp nhà cửa, nào giặt giũ áo quần, cho heo ăn - lũ heo chính là tiền học của mấy anh em tôi, nhất là anh Ba; nhờ bán mấy lứa heo con, mẹ mới có tiền gửi cho anh trọ học! Cha tôi biết chuyện tôi nuôi mộng đại học, nhưng do việc nhà cũng ổn nên không nói gì. Ngặt nỗi, hai đứa em tôi lười chảy thây, chẳng giúp tôi được gì. Đó cũng chính là lý do gián tiếp khiến cho tôi bị cha xé tập vở, bắt phải nghỉ học gấp.

Sáng hôm sau, lo lắng cơm nước xong, phần cho cha bới đi làm, phần để mẹ bới đi chợ, tôi rón rén ôm cặp ra khỏi nhà. Cha nhìn theo, lặng lẽ. Đến lớp, mắt tôi vẫn còn sưng húp, tụi bạn xúm nhau hỏi, nhưng tôi không trả lời. Xui xẻo làm sao, đúng hôm đó thầy chủ nhiệm gọi tôi lên trả bài. Tôi hoảng hốt, ngơ ngẩn bước lên bục giảng. Thầy cầm lấy quyển tập của tôi, ngạc nhiên hỏi: “Tập em sao thế này? Không phải em xé đó chứ?”. Tôi đứng im vô hồn, thầy hỏi gì cũng không đáp. “Này!”, thầy khẽ nắm lấy cổ tay tôi lắc lắc, đúng ngay chỗ bị cha đánh. Tôi đau quá, la “oái” lên. Thầy nhìn thấy cổ tay tôi sưng vù, bầm tím, như hiểu ra điều gì, dịu giọng nói: “Em xuống phòng y tế đi, nhờ cô Vy bóp dầu cho. Thầy cho em nợ, lần sau trả bài nhé!”.

Kể từ hôm đó, thầy chủ nhiệm quan tâm đến tôi nhiều hơn. Thỉnh thoảng, thầy nhờ Nam gửi cho tôi một vài quyển sách tự học với lời nhắn nhủ: Hãy cố lên, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp, em nhé! Không gì là mãi mãi... Lời nhắn nhủ của thầy theo tôi mãi đến những tháng năm sau này...

Rồi tôi cũng tốt nghiệp, loại giỏi! Tôi tiếp tục nộp đơn dự tuyển sinh đại học. May thay, dù chỉ dự thi một trường duy nhất là Đại học Sư phạm, tôi cũng đậu. Trước mặt tôi là một con đường! Dưới chân tôi là một con đường! Tôi sẽ phải bước tiếp!

Hôm tôi trình giấy báo nhập học, mẹ lặng lẽ cười. Cha tôi trầm ngâm không nói. Thêm một người nữa vào đại học. Một niềm vui, một nỗi lo. Phía trước, phía trước. Phía trước chắc chắn là những tháng ngày gian khó cho cha mẹ, và dĩ nhiên, cả cho tôi nữa. Tôi nhớ lúc trong phòng thi, khi đã hoàn thành bài thi cuối cùng mà vẫn còn chút ít thời gian, thay vì coi lại bài, tôi đã gục đầu trên trang giấy của mình và khóc. Giám thị có lẽ nghĩ tôi làm bài không được, nhìn tôi ái ngại. Nhưng tôi thì lại khác, không hiểu sao tôi nghĩ là mình sẽ đậu, đậu trong lo lắng. Tôi khóc vì tấm lưng cha phơi nắng giữa đồng. Tôi khóc vì những đường kim miệt mài của mẹ. Khóc cho hai đứa em tôi. Và tôi khóc cho tôi. Không gì là mãi mãi... Tôi nhớ câu nói của thầy chủ nhiệm và tự nhủ: vì những người thân yêu, mình sẽ thay đổi được mọi thứ! Nhất định!

Khuya hôm đó, mẹ dậy sớm nấu cơm. Hai đứa em tôi vẫn còn say ngủ. Cha ngồi uống trà, nghe radio, kênh nhà nông. Tôi một mình xếp hành lý. Ăn sáng xong, tôi cúi chào cha mẹ lên đường. Cha tôi chỉ gật đầu, còn mẹ chỉ dặn: “Con đi đường cẩn thận. Phải biết tự chăm sóc cho mình, cha mẹ ở xa không lo được”. Lần đầu tiên tôi xa nhà, xa những vài trăm cây số. Trong túi tôi cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn. Ra đến cổng, tôi ngoái lại nhìn căn nhà thân yêu của mình, nơi tôi đã sống, đã thương yêu, đã buồn khóc những 18 năm trời! Bất chợt, tôi bắt gặp ánh mắt của cha nhìn theo. Thấy tôi quay lại, cha vội lảng đi chỗ khác. Dù xa, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhận ra những giọt nước mắt - giọt nước mắt đã chảy xuống đôi gò má sạm nắng của cha. Cha đã khóc vì tôi. Nghĩ đến đó, mắt tôi chợt cay xè!

Bến xe hôm đó thật đông. Tôi lên xe, lặng lẽ nhìn ra cửa. Đây là quê hương tôi, lát nữa tôi phải xa. Dù là đi học, nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cái cảm giác biền biệt, như lời một bài hát: “Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa lắm...”.

Xe khởi động. Tiếng rừm rừm làm tôi rùng mình. Tôi thò đầu ra khỏi xe, nhìn về hướng nhà. Bỗng, trên con đường đất đỏ, tôi thấy dáng ai đang tất tả chạy lại - dáng ai như thể dáng mẹ! Đúng là mẹ rồi! Mẹ đi đâu vậy nhỉ? Không phải giờ này mẹ phải ra chợ rồi sao? Đến trước cửa xe, mẹ hớt hơ hớt hải gọi tài xế: “Chờ tôi chút!”. Tôi vội lao ra khỏi xe. “Có chuyện gì hả mẹ?”, tôi lo lắng hỏi. “Không!”, mẹ vừa thở hổn hển vừa nói: “Mẹ chỉ gửi cái này cho con!”. Nói rồi, mẹ dúi vào tay tôi một bọc giấy nhỏ: “Con cầm lấy đi!”. Tôi ngờ ngợ, vội mở ra, mẹ không kịp ngăn lại. Cái gì đây? Một đôi bông tai và chiếc nhẫn vàng! Ồ,... không! Chẳng phải đây là đôi bông tai và chiếc nhẫn cưới của mẹ sao. Mẹ đã giữ gìn cẩn thận nhiều năm, cho dù có túng quẫn thế nào cũng không đem ra bán. Đó là vật kỷ niệm thiêng liêng của ngoại tặng mà mẹ quý hơn máu thịt.

“Mẹ, con không nhận đâu!”, tôi bật khóc nói. “Không, con cầm lấy đi cho mẹ yên tâm. Thân gái dặm trường, không có ai lo cho con cả!”. “Còn cha thì sao? Cha có biết chuyện này không?”, tôi ngập ngừng hỏi. Mẹ gật đầu: “Cha con nói, vật kỷ niệm thì cũng là vật. Bây giờ mà không đưa cho con thì đợi đến bao giờ?!”. Thì ra, cha tôi... Cha vẫn rất thương yêu tôi, thương yêu theo cái cách của cha! Hai mẹ con chia tay nhau tại bến xe, ngập đầy nước mắt!

Xe chạy. Dáng mẹ xa dần. Tôi lại giở những kỷ vật của mẹ ra xem. Nước mắt lại trào ra. Tôi tự hứa là sẽ không bao giờ bán những kỷ vật này đi. Tôi có đôi bàn tay; tôi có khối óc; tôi có những kiến thức quý giá mà mình đã tích lũy được từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nhất định tôi sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Nhất định!

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha nhìn theo tôi, nước mắt cha chảy xuống đôi gò má sạm đen vì nắng! Tôi thương cha, thương theo cách của mình. Dù cha có làm gì đi nữa thì tôi vẫn thương!        ```` 

Sưu tầm

🌹🌹🌹

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

Hồi ký : TUI ĐI XEM PHIM - Lê Xuân Sang.

 




Hồi ký: TUI ĐI XEM PHIM

Nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ thấy bây giờ khác ngày xưa nhiều quá về cái khoản “coi phin” mà giới bình dân hay gọi.

Nếu truy nguyên từ gốc tiếng Tây tiếng U thì nó do từ chữ film mà ra. Thế nhưng ở miền Nam trước năm 1975 hổng có ai nói đi “xem phin” hết á, mà gọi là đi coi "chớp bóng", đi xi nê , hoặc xi-nê-ma   cũng từ tiếng Pháp cinéma mà ra.

Theo tiếng Pháp thì cinéma là nơi thính đường rộng lớn,trong đó người ta thiết kế nhiều ghế ngồi dành cho khán giả và phía trước mặt khán giả là cái phông màn thiệt lớn bằng vải trắng ( nên còn được gọi là “màn bạc”)       để hình ảnh được chiếu lên đó. Ở trên lầu,phía sau lưng khán giả là cái phòng chứa máy chiếu phim. Trên vách tường người ta trổ mấy ô vuông nhỏ để hình ảnh từ máy chiếu  phóng to rồi    rọi thẳng xuống màn bạc.

Ở mấy tỉnh khác không biết sao chứ riêng tỉnh Biên hoà ,theo tui được biết hồi nhỏ thì trước khi một phim nào được công chiếu,người ta pré ( chuẩn bị) rất công phu trước đó một tuần. Nào là thợ vẽ ( bằng bột màu) poster phim     trên những tấm pa nô to cỡ 3mX 4m rồi treo trên cao trước rạp,đồng thời có xe ngựa hay xe cam-nhông-nết (camionnette= xe tải nhỏ) gắn 2 tấm pa nô 2 bên xe ,chạy khắp đường phố để quảng cáo. Trong lúc xe chạy chầm chậm ,họ đánh trống,khua chiêng và     rãi giấy giới thiệu nội dung phim. Hồi nhỏ bọn  con nít  tui thường gọi là xe “tùng chen” ,vì từ xa đã nghe tiếng và  chuẩn bị đứng ở lề đường chờ xe tới hoặc chạy đuổi theo xe để xin cho được tờ chương trình,rất vui, trong đó có ....tui. 😀

Ngày trước( trước năm 1968) ở Biên hoà chỉ có 2 rạp hát là Biên Hùng và Vạn khánh Hưng. Biên Hùng nằm ngay trung tâm Biên hoà,trên đường Quốc lộ 1 ,     thuộc xã Bình Trước. Rạp này chiếu đủ các thể loại phim của các nước Anh,Mỹ, Pháp, Nhựt,Hồng Kông, Việt Nam,...,còn Vạn khánh Hưng chuyên chiếu phim Ấn độ có chuyển âm tiếng Việt( bây giờ gọi là lồng tiếng)    theo kỹ thuật RIP. Rạp Vạn khánh Hưng nằm ở ngay chợ Biên hoà, sát bến xe ngựa,xe lam.

Đặc biệt, 2 rạp nầy là loại “ lưỡng dụng”. Tuy chiếu phim nhưng thĩnh thoảng có đoàn ca nhạc ( hồi đó gọi là đại nhạc hội) ,hoặc đoàn cải lương nào tới thì chủ rạp cũng cho thuê để diễn.

Ba tui là tín đồ xi nê, còn má tui là tín đồ cải lương. Hễ có phim nào hay(nhất là phim hành động, cao bồi cưởi ngựa) là ba hay dẫn tụi tui đi xem. Tui còn nhớ anh xét vé ở rạp Biên Hùng là người Việt lai Ấn. Vé lúc đó bán theo "chế độ" con nít bằng nửa giá vé người lớn, còn gọi là vé "đờ mi". Mỗi lần đi xem ba dẫn theo 3,4 đứa anh em tui nhưng ba mua chỉ 1 vé người lớn và mấy vé trẻ em, mặc dù có quy định trên 8 tuổi phải mua vé người lớn. Lúc đó tụi tui đều trên 8 tuổi hết trơn😄.

Vừa đưa vé cho anh Việt Ấn kiểm soát, ba vừa đẩy tụi tui ào qua cửa. Anh Việt Ấn nhìn theo lắc đầu vừa cười như mếu:

-ông giáo làm vậy chết tui ! 

Hehe.

Còn má, mỗi lần có đoàn cải lương nào hay má cũng dẫn tụi tui đi coi. Hồi đó kỹ thuật thiết kế sân khấu cũng thuộc trình độ giỏi. Trước khi sắp tới cảnh nào hoành tráng thì họ hạ phông vải xuống để nghệ sĩ diễn một màn gì ngắn gọn ở phía trước, còn ở phía sau thì lực lượng hậu trường"bày binh bố trận"thí dụ như cảnh rừng núi, cảnh thác đổ, cảnh cung điện ,triều đình...v.v... Khi đâu đó xong xuôi, họ tắt đèn sân khấu cái bụp, kéo phông vải lên rồi bật đèn sân khấu trở lại  thì hiện ra cảnh lộng lẫy hoành tráng(cái này chỉ diễn ra tích tắc, gọi là chuyển cảnh). Họ còn làm mây bay, trăng khuyết đang chầm chậm di chuyển rất hay.

Rồi phong trào phim chưởng ở thập niên 70, cải lương cũng biến chuyển theo thời cuộc. Trong một số tuồng cải lương cũng có đánh chưởng xịt khói xịt lửa, rồi diễn viên cũng "bay" ào ào nhờ có sợi dây móc ở.... lưng quần .😄 Và có một vài tai nạn diễn viên phải đi cấp cứu vì.... đứt dây.😄

Nhưng thời đó micro chưa có hệ thống Bluetooth gắn bên lỗ tai    như bây giờ mà là cục micro bự bằng nắm tay treo lơ lửng trên đầu diễn viên do một người đứng núp trên cao điều khiển. Khi diễn viên nào sắp nói hoặc ca thì người điều khiển micro đứng phía trên kéo micro về phía họ.

Sau năm 1970, Biên Hòa mở thêm nhiều rạp chiếu phim như Thanh Bình, Lido....nên tăng lên gần chục rạp.

Sau năm 1975, rạp Biên Hùng được "quốc hữu hóa" và đổi tên thành rạp Nam Hà.

Ngày 27.7.2019 người ta giải tỏa rạp để làm một công trình khác và từ đây rạp Biên Hùng bị xóa sổ. Kỷ niệm một thời thơ ấu.

Xin quay lại chuyện coi phim. Thời nay phương tiện giải trí coi bộ cung nhiều hơn cầu. Nếu cần xem phim người ta chỉ cần ngồi nhà mở mạng internet ra thì có hàng chục kênh phim. Trả tiền có, miễn phí có nên ít ai muốn đến rạp chiếu. Có chăng là những phim thật hay, mới ra lò và những cặp nhí rủ nhau đi xem. Vì vậy rạp bây giờ thường là nhỏ (mini) và thiết kế hiện đại mới hấp dẫn người ta đến xem.

Mà đổi đời cũng có chuyện lạ. Hồi nhỏ ba thường dẫn tui đi xem, còn ngược lại bây giờ con tui nó dẫn (rủ) tui đi vì nó biết tui cũng thích xem phim. Thường thì rạp chiếu bây giờ nằm trong khu thương mại hay siêu thị và hay chiếu phim hoạt hình. Đang coi chừng nửa phim thì bỗng nghe tiếng cười hô hố vang lên của cô xồn xồn, bên cạnh đó là tiếng khóc thúc thít của em bé vì trong phim có  đoạn cảm động, kèm tiếng ngáy ro ro của ông già 71 tuổi. Đó là 3 thế hệ nhà tui. Haha 

😄😄😄

LÊ XUÂN SANG - 24.7.22


(* Trong bài có một số hình ảnh minh họa cho bài viết. Xin phép tác giả cho được đăng để bài thêm sinh động. Không vì mục đích thương mại. Cảm ơn)

Thư giãn : SÁNG KIẾN HAY TỐI KIẾN?

 




SÁNG KIẾN HAY TỐI KIẾN  ?

Ai bảo dân VN không có óc sáng tạo.....

Sẵn dịp đang có vụ ăn tô phở gà bị tính 300.000 đ, khách phản đối thì chủ quán nói ăn sao không hỏi giá trước, để tôi kể bạn nghe chuyện này, thật 100%, đọc thôi bỏ qua, đừng kể ai nghe nhé!

Có anh bạn người Miền Nam ra Bắc công tác, vào ăn phở, bị tính 80.000 đ, trong khi mọi người xung quanh chỉ trả 40.000 đ, anh hỏi tại sao thì được trả lời: giá nó thế ai bảo anh không hỏi trước!

Anh cay lắm nhưng rút kinh nghiệm, mai đi chùa, ghé vào mua dừa uống. Lần này anh kinh nghiệm hỏi kỹ : bao tiền một trái! 20.000 nghìn! Ok cho hai quả!

Chút tính tiền, hai quả 100.000đ! Anh nói tôi hỏi rõ là 20.000 một quả mà! Đúng, quả này 20.000đ còn quả kia 80.000đ, 2 quả 100.000đ giờ có trả không hay ăn dao chặt dừa?

Anh trả tiền xong cay lắm! Mai ghé ăn ốc ghẹ ở quán lề đường! Anh gọi hai ba đĩa, bày lên mâm hỏi rất rõ: tất cả mâm này bao nhiêu tiền? Chủ quán nói 150 nghìn! Anh đắc chí ngồi ăn!

Ăn xong tính tiền, cho xin 300.000 ạ, đồ ăn 150.000 đ, chỗ ngồi 150.000 đ ai bảo không hỏi trước!

Anh ấy bỏ dở công tác bỏ về nhà luôn!

Vậy đó, một dân tộc chả lo để đầu óc suy nghĩ làm ra của cải vật chất, chỉ toàn nghĩ cách đẽo tiền của nhau thôi thì bao giờ mới khá được!

Từ fb DENNIE LAM

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

Phương xa: ĐÔI GIÀY SỐ 39 VÀ 40 - St trên FB.





 ĐÔI GIÀY SỐ 39 VÀ 40 

Một bà lão nghèo hằng ngày vẫn đến nhà thờ trong ngôi làng nghèo hoang vắng để tham dự Thánh Lễ. 

Mấy ngày nay bà không dự lễ nữa nên vị linh mục thắc mắc, Ngài đã lân la dò hỏi thì được biết rằng bà không đi nhà thờ do bà không có giày mang. Hỏi thăm thì vị linh mục biết được rằng đôi giày cũ của bà đã sửa đến 6 lần rồi và anh thợ sửa giày nói lần này không thể sửa được nữa. Vậy là bà không có giày để mang nên không thể vượt đường xa heo hút mà đến tham dự Thánh Lễ được. 

Một người trong làng biết tin ấy đã gợi ý tặng bà lão đôi giày mới nhưng bà lão khước từ và nói : cảm ơn cô nhưng Chúa của tôi biết tôi cần gì và Ngài sẽ ban cho tôi.” Sau vài lần thuyết phục ko được người ấy bỏ ý định đó. 

Vị linh mục hay tin ấy đã lặn lội tìm đến nhà bà mang theo một đôi giày để tặng bà: khi thấy vị linh mục đến bà cũng nói như nói với vị ân nhân kia : tôi cảm ơn ý tốt của Cha nhưng Chúa của tôi biết tôi cần gì Ngài sẽ ban cho tôi!

Vị linh mục nói : Thiên Chúa là tình yêu Ngài sẽ ban ơn lành của Ngài xuống trên bà thông qua anh chị em xung quanh bà. 

Nhưng thưa bà hôm nay tôi thật xấu hổ khi nói với bà điều này, đôi giày tôi tặng bà thật không hoàn hảo. Một người bạn mua tặng tôi khi cô ta trở về nước thăm nhà nhưng do một sự nhầm lẫn nên cô ấy lấy nhầm đôi giày một bên phải số 40  và bên trái số 39. 

Nhưng thật sự tôi ko có đôi giày nào khác ngoài đôi này để tặng bà. Tôi hy vọng nó sẽ giúp được bà. Nhưng tôi bảo đảm nó thật sự tốt. 

Bà lão vừa nghe xong đã vui mừng thốt lên : Tạ ơn Chúa Ngài thật vĩ đại. Con biết Ngài sẽ ban cho con những thứ con cần. Tạ ơn Chúa, Tạ ơn Chúa. 

Vị linh mục hết sức ngạc nhiên và ngỡ ngàng rồi bà giải thích: thưa Cha bẩm sinh bố mẹ sinh tôi ra đã mang một đôi chân ko hoàn hảo. Nhưng gia đình tôi thật sự nghèo vì vậy khi mua giày tôi phải mua 2 đôi 2 size 39 và 40. Nên tôi rất quý đôi giày. Và khi đôi giày tôi bị hư thật sự tôi rất buồn và tôi cũng không thể nào yêu cầu vị ân nhân mua cho tôi cùng lúc 2 đôi được. 

Nhưng tôi luôn luôn tin Chúa của tôi Ngài yêu thương tôi. Ngài sẽ ban cho tôi những thứ tôi cần. Tạ ơn Chúa. 

Thật vậy “ vì Cha anh em biết rõ anh em cần gì trước khi anh em cầu xin” ( Mt 6,8)


Nguồn : catholicletter

Chia sẻ từ fb Nguyễn Học

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

Thơ: NHỚ LẮM CHIỀU PLEIKU - Thuy Hà.

 



NHỚ LẮM CHIỀU PLEIKU 

Cầu đỏ trong nắng chiều

Mây chập chùng phố núi

Đứng bên cầu liêu xiêu

Hỏi Nhà Rông nhiêu tuổi?


Chút gió nhẹ qua thềm

Nhớ lắm chiều Pleiku

Em tóc ướt môi mềm

Động lòng người lữ thứ.


Pleiku ơi! Pleiku

Hẹn một ngày trở lại

Hương cà phê ngất ngây

Bên quán gầy... Nhớ mãi.

THUY HÀ. 

Chuyện phương xa : TRỞ THÀNH TỶ PHÚ -Trần Thanh Thủy st và gt.

 



TRỞ THÀNH TỶ PHÚ

Một nhà triệu phú người Mỹ nghĩ hè ở một làng chài bên vịnh Mêhicô. Chiều chiều khi những thuyền cá kéo nhau cập bến, ông lại rảo bộ ngắm cảnh tấp nập ồn ào, hít ngửi làn gió tanh tanh mằn mặn.

Một chiều nọ, đứng trên bờ ông thấy một cô bé lấy tay che bớt ánh nắng và nhìn ra biển. 

Nhà triệu phú bước tới bắt chuyện hỏi:

-Cháu chờ ai vậy?

Cô bé đáp:

- Cháu chờ cha cháu đi khơi về để lấy cá đi bán.

- Thường cha cháu đánh được nhiều cá không?

- Dạ, không nhiều đâu, mấy con cá ngừ... nhưng cha cháu chỉ đi có một loáng rồi về.

- Thế sao cha cháu không câu nhiều cá hơn nữa?

- Dạ, ngần ấy đủ cho nhà cháu sống rồi ạ!

- Thế thời gian còn lại cha cháu làm gì ? 

- Cha cháu chơi với cháu, dạy chúng cháu vá lưới, sửa đồ trong nhà. Cha giúp Mẹ cháu trồng cây, chặt củi, vét giếng. Thỉnh thoảng cha chơi Guitar hát hò với mấy chú hàng xóm. Cháu thấy cha cháu bận cả ngày ấy! 

Nghe xong, nhà triệu phú nhún vai nói:

- Cháu biết ta là ai không? Ta là triệu phú, ta có bằng thạc sĩ kinh tế của trường Harvard. Ta sẽ chỉ cho cha cháu phải năng đi biển hơn, đi đủ bảy ngày mỗi tuần, từ sáng tinh mơ tới nửa đêm, câu thật nhiều cá bán lấy tiền. 

Rồi nhờ tiền đó, ông mua một chiếc thuyền to hơn, có thuyền to, ông có thể ra xa bờ nơi có nhiều cá hơn. Chẳng bao lâu cha cháu sẽ có đủ tiền sắm thêm vài chiếc thuyền, thuê người ra khơi. 

Khi có nhiều cá hơn nữa, cha cháu đừng bán cá cho lái mà phải mở xưởng đóng cá hộp riêng, tổ chức hệ thống bán lẻ riêng. Lúc đó, cha con cháu sẽ rời bỏ ngôi làng chài heo hút và chuyển lên Mexico City, rồi sang Mỹ, ban đầu thì ở Los Angeles, sau dời tới New York, cha cháu sẽ làm chủ cả một vương quốc đánh bắt, chế biến và tiêu thụ cá biển, cha cháu sẽ sống trong các biệt thự trị giá vài chục triệu đô la, mặc đồ thời trang khiến các minh tinh Holywood phát thèm... 

- Dạ, thế mất chừng bao lâu mới được vậy ạ?

- Chừng 15 _ 20 năm gì đó.

- Dạ, rồi sau đó thì sao ạ?

- Rồi cha cháu phát hành cổ phiếu, đăng ký tham gia thị trường chứng khoán. Ồ lúc đó cha cháu sẽ rất giàu, là triệu phú như ta hiện nay.... biết đâu cha cháu trở thành tỷ phú cũng không chừng.

- Dạ, tỷ phú? Rồi sao nữa ạ?

- Sau cùng, cha cháu về hưu. Ông sẽ chơi với các con, dạy con vá lưới, phơi cá, sửa đồ trong nhà. Cha cháu sẽ giúp mẹ trồng cây, chặt củi, vét giếng... thỉnh thoảng ông chơi Ghita hát hò với mấy chú hàng xóm. Rồi Cha cháu cũng bận rộn cả ngày ấy.

Khi nghe xong, cô bé bình thản nói:

- Thế thì cha cháu chẳng cần làm tỷ phú thưa ông. Cha cháu đã có tất cả cái sau cùng mà ông vừa nói rồi ạ.

Khi bạn không thoát khỏi ham muốn, thì bạn sẽ bất chấp làm mọi thứ để bán rẻ sức khỏe của mình cho đồng tiền. Đời người nói dài cũng không quá dài, nói ngắn cũng không phải là quá ngắn.

Cuộc sống này vô thường ngắn ngủi lắm bạn à! 

Câu chuyện trên như muốn khuyên ta:

Làm việc gì cũng được, miễn sao tâm hồn được thanh thản.

Làm điều gì cũng được, miễn sao thân thể được bình an, gia đình luôn vui vẻ hạnh phúc....

Sức khỏe và Gia Đình là điều vô giá không có đồng tiền nào có thể mua được.

Sưu tầm trên mạng. 

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

Bài hát hay: NGHE NHỮNG HOÀI MONG - Kim Dung.


 Sáng tác : KIM DUNG 
Trình bày : NGỌC MINH

Thơ hay văn : NỖI LÒNG - Trần Thà Thiệt.





 NỖI LÒNG

Có người chê tui viết văn hổng ra văn ,thơ hổng ra thơ, đôi ba con chữ mơ mơ màng màng.Ai ôi có một cây đàn,năm bảy người cầm phím lạc chùn dây. 

Ai biểu ai hơn ai đây, thơ là nơi tỏ nỗi bày thế nhân, lòng dạ tui dẫu có đần ,trang thơ yêu ấy vẫn gần đời tôi. 

Ai kia ấm một chổ ngồi , tôi còn lạnh lẽo bẻ đôi xếp vần,nhà người hoa lá đầy sân ,vườn tôi cỏ dại nên lần lữa vui, thơ cho tôi nét ngậm ngùi ,thương mẹ áo vá mần xui không tròn,mưa về lúa ngã héo hon,năm nay thất vụ đám con đói lòng. 

Thương em hôm sớm long đong,lấy chồng xa xứ mùa không thấy về, sá gì chút nét thơ quê ,tôi vân vê viết khen chê chẳng màn...

Lời thơ dại dột mênh mang,có đồng ruộng có đàn cò bay, và em ơi có những ngày tát đìa bắt cá hai tay tím sần. Có chiều thơ mộng bên sân, tiếng ai thỏ thẻ lúc gần lúc xa ,hương ai dịu ngọt mặn mà ,tui đi hết kiếp sao mà quên đây ? 

Trưa ba thả cặp trâu cày ,đồng trơ ruộng vắng hàng cây trốn tình ,lòng dạ tui vẫn đinh ninh,kiếp sau em vẫn là mình của nhau ,mùa lúa chín rồi mùa sau ,mâm trầu nồng thắm buồng cau ngọt mời, mà này em của tôi ơi, ai bưng khay đó sao mời tay em ?

Sau ngày nước ngập tới thềm, người con gái ấy đã đem đi rồi ,dấu tình em đặt trên môi , dấu thương tôi gửi cút côi theo người 

Mơ em vẫn nụ cười tươi, hoa em đã nở qua đời thơ tôi. Biết rằng em đã xa xôi, thơ mang côi cút xếp đôi dành nàng 

Thơ tôi thơ của hoang tàn,không ai yêu chỉ cần nàng yêu thơ,trăng buồn trăng tỏ trăng mờ ,tui xin làm một gã khờ mai sau

Người ơi mình không là gì  của nhau ,không thích đọc cũng chẳng sao đâu mà. 


03/07/2022

Trần Thà Thiệt

Cuộc sống : QUY LUẬT SÔNG & BIỂN - St trên mạng.

 



QUY LUẬT SÔNG & BIỂN 

 - Giữa biển và sông, cái nào nhận được nước?

- Dạ! Biển nhận được chứ, thưa thầy - Học trò thưa.

Thầy lại hỏi :

- Biển tuy rất rộng lớn, nhận được nước từ các con sông, theo con thì: 

Biển cao hơn các con sông hay thấp hơn các con sông?

Học trò trả lời không cần suy nghĩ:

- Dạ, biển thấp hơn các con sông, nên các con sông mới đổ ra biển, thưa Thầy.

Người thầy gật đầu, tiếp:

- Do đó trong cuộc đời nếu, muốn nhận thì ta phải ở vị trí thấp hơn người khác. 

 “Biển lớn ở chỗ thấp mới có thể dung nạp được trăm sông”.

Kết

Tuy rộng lớn hơn, nhưng càng khiêm tốn, ta càng nhận được nhiều hơn và càng rộng lớn hơn.

 Thảm kịch của cuộc đời, thường ở chỗ ai cũng muốn coi mình cao hơn mà xem thường người thấp. 

Hãy nghĩ đến quy luật "nước sông luôn đổ ra biển", chắc chắn kết quả công việc và cuộc sống sẽ luôn tốt đẹp đến bất ngờ với ta.

SƯU TẦM TRÊN MẠNG. 

Thơ : CHỈ CÒN HOÀI NIỆM - Thuy Hà.

 





CHỈ CÒN HOÀI NIỆM. 

Trong mưa mù rơi rơi

Bồi hồi trăm nỗi nhớ

Của một ngày xa xôi 

Giờ chỉ còn hoài niệm

. . . . . . . . . .

Chỉ còn là hoài niệm

Sao lại chẳng đành quên

Con đường xưa hoa tím

Của ngày xưa êm đềm.

THUY HÀ. 

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

Thơ: XIN CHÚT NẮNG - Kim Dung.

 




XIN CHÚT NẮNG. 

Dù em biết thời gian ko đứng đợi 

Vẫn thấy buồn theo chiếc lá thu phai 

Hơn nửa đời rong ruổi bước trần ai 

Vẫn xa vắng vẫn thấy mình lạc lõng 


Em vẫn sống như chưa hề được sống 

Sống an nhiên trọn vẹn một kiếp người 

Như trần gian em đến để rong chơi 

Chứ nào phải để buồn theo năm tháng 


Em dừng chân mây chiều trôi bảng lảng 

Bóng hoàng hôn nhuộm cả bóng hình em 

Bao nỗi sầu bao khắc khoải trong tim 

Xin chút nắng lung linh ngày mai đến 

KIM DUNG. 

Cuộc sống : TẠI SAO!?... - Sưu tầm trên mạng.

 




TẠI SAO!?... 

Trên đường đi bộ thể dục buổi sáng về, chị H ghé hàng rau, hỏi trịch thượng:

- Mồng tơi bao nhiêu một bó? 

- Dạ 6 ngàn ạ. 

- Đắt thế, 4 ngàn nhé. 

Ngần ngừ một lát rồi cô hàng rau cũng bán 4 ngàn/bó, nhưng khi cô cho rau vào túi, thì chị H đã kịp nhặt thêm 1 quả chanh, 4 quả ớt và mấy nhánh hành. Cô bé ngước mắt nhìn lên, lý nhí:

- Chị ơi chỗ chị lấy thêm ấy 1 nghìn đồng ạ. 

- Ơ, con này hỗn nhỉ? Tao tát cho một cái lệch mặt đi bây giờ! 

Cô bé bán rau rơm rớm nước mắt chẳng dám nói gì, chỉ nghĩ thầm:

“Thôi đành thất hứa với bé con thôi. Hôm qua lỡ hứa mẹ sẽ thưởng cái thước kẻ mới vì con được điểm 10 môn toán”. 

Đến hàng hoa quả, chị vặt luôn một quả vải ở chùm đẹp nhất ăn thử, miệng nhồm nhoàm, hỏi:

- Vải bao nhiêu một kilogam? 

Anh bán vải có lẽ hơn chồng chị H đến chục tuổi, nhưng lễ phép:

- Dạ 18 ngàn đồng chị ạ. 

- Mày bán hay ăn cướp thế, 12 ngàn thôi. 

Anh bán vải cũng đồng ý bán 12 ngàn/kg, nhưng khi anh cân xong, trả tiền rồi thì chị vặt thêm mấy quả nữa ở cái chùm đẹp nhất bên sọt phía kia. Anh bán vải tức run lên, vì không chỉ phải buộc lại chùm vải mà những quả cùng chùm bị vặt phải bỏ ra, lỗ đã thấy rõ, nhưng anh đành ngậm ngùi thở dài:

“Hứa mua cho vợ đôi dép mới, thế là phải nói dối bị rơi mất tiền rồi”. 

Hôm ấy, chị H và mấy người bạn đi shoping hết 11 triệu 700k, chị đưa luôn 12 triệu đồng chẵn, khỏi trả tiền thừa. Bà chủ shop khinh khỉnh nhìn theo lầm bầm:

- Bọn đỹ, chưởng giả học làm sang! 

Các chị lại còn tổ chức đi “từ thiện” rầm rộ nữa, cho mấy người thôn quê ít bộ váy áo cũ, rồi rủ nhau đi nhà hàng ăn uống hết 8 triệu 540 k, khi thanh toán chị đưa luôn 9 triệu đồng để dễ chia, khỏi cần trả lại tiền thừa. Ông chủ cười hí hí cảm ơn nhưng khi ra khỏi lại lầu bầu:

- Toàn lũ nạ dòng sồn sồn đua đòi. 

Cứ thế, chị ăn bớt từng xu của người nghèo hèn, rồi chị vung tay mang cho những người không cần thiết. 

Ôi xã hội gì lạ thế.


Ngẫm: Nếu có lòng tự trọng, những người như chị H, hãy rộng lòng với người lao động thấp cổ bé họng, chỉ cần mua bán sòng phẳng ở những cửa hàng đồ hiệu thì có thể vô tư mua không chỉ rau, quả mà nhiều thứ khác, là cách gián tiếp giúp người nghèo!

Sưu tầm. 

Thơ: LÀM SAO ĐỂ... - Thuy Hà.




LÀM SAO ĐỂ KHỎI NHỚ THƯƠNG...

 Hỏi cành lá rụng ven tường

Làm sao để khỏi nhớ thương đầy lòng?

Bốn mùa xuân hạ thu đông

Ngày nào cũng thấy nặng lòng nắng mưa

Thương nhau biết mấy cho vừa

Xa nhau ngày rộng tháng thừa... Người ơi!

Hướng nào cũng thấy chơi vơi

Mịt mù sương khói...thêm vời vợi xa.

THUY HÀ. ( Hà Thu Thủy )

Truyện : MADE IN VIETNAM - Tiểu Tử.

 




MADE IN VIỆT -NAM

Truyện: Tiểu Tử 


Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối.


 Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần:


- Có phải ông là bác sĩ Lee không?


Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là "Lee", nên ông được gọi là "ông Lee" ( Li ).


Ông ôn tồn trả lời nhiều lần:


- Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.

- Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu á đông không?

- Thưa cô phải.

- Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không?


Bác sĩ Lê, đã ngoài sáu mươi tuổi, tánh rất điềm đạm, vậy mà cũng bắt đầu nghe bực! Tuy nhiên, ông vẫn ôn tồn:


- Thưa cô phải. Xin cô cho biết cô cần gì ?

Giọng cô gái như reo lên :

- Vậy là đúng rồi! Con Cathy bị bịnh suyễn nói bác sĩ chữa bịnh hay lắm. Cả nhà nó, kể luôn ba má ông bà nó đều đi bác sĩ hết. 

Đến đây thì ông bác sĩ già đó không kềm được nữa, ông xẵng giọng : 

- Cám ơn cô. Bây giờ xin dứt khoát cho tôi biết coi cô muốn cái gì? 

Giọng bên kia đầu dây như lắng xuống: 

- Tôi xin lỗi bác sĩ. Xin lỗi. Tôi muốn xin bác sĩ cái hẹn cho ngày mai. Tôi bịnh… 

- Mai là ngày nghỉ trong tuần, phòng mạch không có mở cửa. Ngày khác vậy. 

- Ngày mai cũng là ngày nghỉ của tôi nữa, bác sĩ à. 

- Cô đã bịnh thì cứ xin nghỉ để đi bác sĩ, ngày nào lại không được!

Một chút im lặng ở đầu dây bên kia rồi giọng người con gái bỗng nghe thật buồn:

- Họ đâu có cho nghỉ, bác sĩ. Họ nạt vô mặt :" Mầy muốn nghỉ thì mầy nghỉ luôn đi. Thiếu gì đứa muốn vào làm chỗ của mày. Mày biết không?"

Giọng nói như nghẹn ngang ở đó, rồi tiếp :

- Không có việc làm là chết, bác sĩ à…


Ông bác sĩ già làm thinh, suy nghĩ. Đầu dây bên kia, cô gái van lơn :

- Xin bác sĩ thông cảm. Tôi sợ bịnh nặng hơn, không đi làm nổi nữa là mất việc. Xin bác sĩ thông cảm. Xin 

thông cảm.

- Ờ thôi, để tôi ráng giúp cô. Sáng mai, chín giờ. Phòng mạch của tôi ở số…

- Cám ơn bác sĩ. Cám ơn! Con Cathy có chỉ phòng mạch của bác sĩ rồi.

- Xin lỗi. Cô tên gì ?

- Kim. K, I, M.


Bác sĩ Lê vừa ghi vào sổ hẹn vừa nghĩ : "Tội nghiệp! Chắc lại đi làm lậu nên mới bị người ta hăm he như vậy.


 Theo cách phát âm thì cô này có vẻ là người Á đông. Tên Kim chắc là Đại Hàn. Để mình phải phone lại cô Cathy hỏi cho chắc ý kẻo gặp thứ lưu manh thừa dịp ngày nghỉ không có cô phụ tá, nó 'su' mình thì khổ! "


Đúng chín giờ, chuông cửa phòng mạch reo. Ông bác sĩ già bước ra mở cửa. Đứng trước mặt ông là một cô gái á đông còn trẻ, ăn mặc theo kiểu "punk" : quần áo có tua có tụi, tóc dựng đứng hỗn loạn như con gà xước, đeo nhiều vòng sên bằng bạc to như dây lòi tói, đầy cổ đầy hai cườm tay, mang cái xắc đỏ cũng có tua có tụi. 


Bác sĩ Lê, quá đỗi ngạc nhiên, chưa kịp hỏi gì, thì cô gái nói bằng tiếng Mỹ rất lưu loát:


- Chào bác sĩ. Tôi là Kim, bịnh nhân đã gọi điện thoại cho ông hôm qua. Tôi có làm cho bác sĩ chờ không? 


Bác sĩ Lê chưa hết ngạc nhiên, trả lời một cách máy móc : "Không! Không!".

 Rồi ông bước tránh qua một bên : "Mời cô!"


Vào phòng mạch, ông đưa cho cô cái áo blouse trắng ngắn tay :

- Cô đến phía sau bình phong bỏ hết quần áo chỉ mặc quần lót thôi, rồi khoác ngược áo blouse này, lưng áo nằm về phía trước.


Trong lúc cô gái loay hoay làm theo lời dặn, ông bác sĩ già gọi phone về nhà, nói bằng tiếng Việt:


- Bịnh nhân của anh tới rồi, đang thay đồ. Chắc một giờ nữa là xong. Em đợi anh về rồi mình đi chợ.


Cô gái bỗng ló đầu ra khỏi bình phong mỉm cười nhìn ông, gương mặt thật rạng rỡ, định nói gì nhưng rồi không nói, thụt đầu vào tiếp tục cởi quần áo. 


Một lúc sau cô ta bước ra, mắt ngời lên sung sướng, nói bằng tiếng Việt, giọng như reo lên:


- Bác sĩ là người Việt Nam mà con cứ tưởng là người Tàu! Tên "Lee" nghe Tàu trân!

- Ủa! Vậy mà tôi cứ nghĩ cô là người Đại Hàn chớ !


Rồi cả hai cùng cười, cái cười rất sảng khoái. Tình đồng hương trên đất khách bỗng thấy thật ấm, thật đầy…Ông bác sĩ già nhìn cô bịnh nhân trẻ mặc áo blouse trắng đứng trước mặt ông mà không còn thấy cô gái "punk" hồi nãy nữa!


Ông đưa cho cô cái dĩa, rồi vừa chỉ cái giường cao vừa nói:


- Cô cởi hết đồ nữ trang để vào đây, rồi lên nằm trên này để tôi chẩn mạch.


Cô gái làm theo như cái máy.


Phòng mạch được trang trí rất đơn sơ, nhưng thật yên tịnh. Trong không khí có mùi thơm dìu dịu của moxa (ngải cứu, đốt lên để hơ huyệt). Cái giường khám bịnh cao ngang tầm tay của bác sĩ. Ở một đầu giường có gắn thêm một vòng bằng da để chịu cái đầu của bịnh nhân, và khi bịnh nhân nằm sấp để châm cứu trên lưng thì mặt người bịnh nằm trọn trong vòng da. Như vậy, người bịnh không cảm thấy khó chịu nhờ khoảng trống ở giữa vòng da giúp người bịnh vẫn thở đều đặn và mắt được nhìn thoải mái xuống sàn nhà.


Bác sĩ đặt hai bàn tay lên cánh tay trần của cô gái, ôn tồn hỏi:


- Cô bịnh làm sao? Nói tôi nghe.

- Con ngủ không được, đêm nào cũng trằn trọc tới khuya. Hay bị chóng mặt. Đang đứng làm việc, tự nhiên muốn sụm xuống làm sợ toát mồ hôi. Con lo quá, bác sĩ. Mất việc làm chắc con chết quá, bác sĩ!

Ông Lê bóp nhẹ cánh tay bịnh nhân :

- Cô yên tâm. Có tôi đây. Mà…cô có uống rượu không ?

- Không. Dạ thưa không.

- Cô có hút thuốc không ?

- Dạ thưa có. Hút cũng nhiều…

- Cô có xì ke ma túy gì không ? Nói thiệt tôi nghe.

- Mấy thứ đó con không dám rớ. Hồi ở bên nhà thằng anh con chết vì ba cái thứ ôn dịch đó, bác sĩ à. Vì vậy, con sợ lắm !

- Cô le lưỡi tôi coi.

- Ùm. Được rồi. Bây giờ cô nằm yên, để hai tay xuôi theo thân mình, nhắm mắt, thở đều đặn.


Ông bác sĩ già đứng cạnh giường đặt mấy đầu ngón tay lên cườm tay cô gái, chăm chú bắt mạch. Một lúc sau, ông bước vòng qua phía đối diện bắt mạch tay bên kia. Bộ mạch nói lên một sự rối loạn tâm thần. Cô gái này chất chứa quá nhiều ẩn ức nên sanh bịnh. 


Ông nhìn cô gái đang nhắm mắt thở đều: gương mặt Việt Nam đó, bỏ đi món tóc "punk", vẫn toát ra nét nhu mì dễ thương. Ông cảm thấy tội nghiệp cô bịnh nhân trẻ này và thắc mắc không biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy cô ta trôi qua xứ Mỹ để có một cuộc sống mà ông đoán là thật bấp bênh, qua cuộc nói chuyện trong điện thoại. Ông nói:


- Bây giờ, cô nằm sấp xuống để tôi châm trên lưng.

Cô gái mở choàng mắt nhìn ông, mỉm cười, một nụ cười đầy tin tưởng. Ông bác sĩ nói tiếp :

- Cô đừng sợ. Châm không có đau. Còn nhẹ hơn kiến cắn nữa.


Cô gái trở mình nằm sấp, hai vạt áo blouse rớt xuống hai bên, bày ra cái lưng thon thon với nước da ngà ngà. Theo thói quen, trước khi châm, bác sĩ vuốt lưng bịnh nhân vài lần để bịnh nhân đỡ bị stress. Lần này, khi vuốt xuống thắt lưng, ông để ý thấy dưới làn vải mỏng của quần lót có một vết bầm nằm vắt ngang phía trên của mông. Ngạc nhiên, ông hỏi :

- Cô bị ai đánh hay sao mà bầm vậy ?

Cô gái cười khúc khích :

- Bác sĩ coi đi !

Ông già kéo quần lót xuống một chút, thì ra không phải vết bầm mà là hàng chữ xâm màu chàm:


 "Made In VietNam!"


 Ông bật cười, vừa kéo lưng quần lót lên vừa nói :

- Cha…Bạo quá há !


Cô gái hơi rút cổ cười khúc khích vài tiếng nữa rồi im.


 Chắc cô đang sống lại với một vài kỷ niệm nào đó. Ông bác sĩ già áp hai lòng bàn tay lên lưng bịnh nhân, nhưng bây giờ sao ông không còn thấy cười được nữa. Hàng chữ " Made In VietNam" nhắc cho ông rằng con người nằm đây là sản phẩm của quê hương ông, cái quê hương đã mấy chục năm xa cách, cái quê hương mà ở đó ông không còn ai để nhớ, nhưng ông còn quá nhiều thứ để nhớ. Những thứ cũng mang dấu ấn "Made In VietNam", từ con trâu cái cày, từ mảnh ruộng vườn rau, từ hàng cau rặng dừa, từ con đường đất đỏ đến con rạch nhỏ uốn khúc quanh quanh…Chao ơi ! Bỗng nhiên sao mà nhớ thắc thẻo đến muốn trào nước mắt…


Ông bác sĩ vuốt lưng cô bịnh nhân thật chậm để cho niềm xúc động lắng xuống tan đi. Ông có cảm tưởng như ông đang sờ lại được quê hương, có chỗ cao chỗ thấp, có phù sa đất mịn…Tự nhiên, ông muốn nói lên một tiếng "cám ơn". Ông muốn cám ơn cô bịnh nhân đã mang quê hương đến với ông bằng hàng chữ nhỏ xâm trên bờ mông, chỉ vỏn vẹn có một hàng chữ nhỏ. Và ông cũng muốn nói với cô, nói một cách thật tình, không văn chương bóng bẩy, nói như ông nói cho chính ông, vỏn vẹn chỉ có một câu thôi:


 "Tôi cũng made in VietNam đây!".


 Nhưng rồi ông làm thinh tiếp tục vuốt lưng người bịnh. Ông biết rằng cô gái không thể nào hiểu được ông, một bác sĩ già vừa quá sáu mươi, đã gần nửa tuổi đời lưu vong trên xứ Mỹ, có đầy đủ tiền tài danh vọng mà cũng xâm hàng chữ "Made In VietNam", xâm ở trong lòng… 


Bác sĩ im lặng dò huyệt châm kim.


 Bỗng cô bịnh nhân nói, giọng buồn buồn, làm như cô vừa xem lại hết một đoạn phim đời nào đó:


- Thằng bồ của con xâm cho con để làm kỷ niệm hồi tụi này còn ở Louisiana. Ảnh là thợ xâm…

- Ủa ! Rồi sao bây giờ cô ở đây ?

- Con theo ba má con dọn về Cali, ổng bả nói ở Cali bạn bè nhiều làm ăn dễ.

- Ờ…người Việt mình thích ở miền nam Cali lắm.


Ngừng một chút bác sĩ lại nói, trong lúc hai tay vẫn tiếp tục châm kim:


- Ở Cali khí hậu tốt hơn nhiều tiểu bang khác. Mà…ba má cô làm gì?


Cô gái làm thinh một lúc mới trả lời, giọng ngang ngang:


- Qua đây rồi ổng bả đá đít nhau. Bả lấy thằng Mễ chủ pressing , còn ổng thì chó dắt ổng ôm được một bà Mỹ goá chồng có tài sản.

- Vậy rồi cô ở với ai ?

- Với ba con. Bà Mỹ cho con đi học college, ba con lái xe đưa rước.

- Vậy mà sao hôm qua, trong phone, cô nói cô đi làm ?

Giọng cô gái như nghẹn lại :

- Khổ lắm bác sĩ.

Cô ngừng một chút để nén xúc động rồi nói tiếp :

- Ba con ỷ có bà Mỹ nuôi, không chịu đi làm. Tối ngày cứ đi nhậu với bạn bè, rồi nay đổi xe, mai đổi xe…Con nói ổng, chẳng những ổng không nghe mà còn chửi con: "Tiên Tổ mày ! Tao đem mày qua đây đặng mày dạy đời tao hả!" 


Lại ngừng một chút mới nói được, nói như trút hết ẩn ức còn lại:


- Có lần ổng xáng cho con mấy bạt tay đau điếng…


Rồi nghẹn ngào:


- Lần đó, con bỏ nhà đi hoang…


Nói xong, hít một hơi thật sâu rồi thở hắt ra một cái như vừa làm xong một việc gì thật khó!


Ông bác sĩ im lặng, tiếp tục châm, mà nghe thương hại cô bịnh nhân vô cùng. Cô ta cỡ tuổi con gái út của ông. Con gái út của ông đang học đại học, còn cô này thì đang sống trong hoàn cảnh quá bấp bênh. Cả hai đều Made In VietNam hết!


Châm xong, ông đặt tay lên cánh tay trần của bịnh nhân, vuốt vuốt như vuốt tay một đứa con đang cần được vỗ về an ủi:


- Cô cứ nằm yên như vầy độ mười lăm phút, nghen.


Tiếng "dạ" bỗng nghe như đầy nước mắt.


Sau khi gỡ kim, ông bác sĩ bóp tay bóp chân bịnh nhân một lúc rồi nói: 


- Bây giờ thì cô mặc quần áo vào được rồi..


Cô gái ngồi lên nói "cám ơn" mà đôi mắt vẫn còn mọng nước.


 Cô bước vào sau bình phong, chậm rãi mặc quần áo, làm như cô muốn những xúc cảm hồi nãy có thời gian để thấm sâu vào lòng….


Khi cô bước ra, gương mặt cô đã trở lại rạng rỡ. Cô mỉm cười nhìn ông bác sĩ, rồi, vừa mở cái xắc đỏ vừa hỏi :.


- Bao nhiêu vậy, bác sĩ?.

- Không có bao nhiêu. Chừng chữa xong rồi cô hãy trả..

- Bác sĩ cho con trả mỗi lần, chớ đợi hết bịnh, tiền đâu con trả. Cái thứ đi làm lậu như con….

- Cô yên tâm. Rồi mình tính..

Ông bác sĩ đưa dĩa nữ trang :.

- Cô đừng quên mấy thứ này..

Cô gái phì cười, không đeo vào người mà trút hết vào xắc, rồi hỏi :.

- Chừng nào con trở lại nữa, bác sĩ ?.

- Tuần tới, cũng ngày này giờ này..


Bác sĩ mở tủ thuốc, chọn lấy ra hai chai có dán nhãn sẵn, trao cho bịnh nhân: 

- Trên nhãn có ghi liều lượng: mỗi ngày, cô uống sáng trưa chiều, mỗi thứ hai capsule...


Ra đến cửa phòng mạch, ông bác sĩ già cầm bàn tay cô bịnh nhân trong hai bàn tay của ông, lắc nhẹ:


- Bớt hút thuốc đi, nghen! Từ từ rồi tôi sẽ chữa cho cô vụ ghiền thuốc nữa..

Ngập ngừng một chút rồi ông nói, giọng ôn tồn :.

- Tôi muốn nói với cô điều này….

Cô gái chớp chớp mắt chờ. Chắc là lần đầu tiên cô được một ông già cầm tay một cách ân cần như vậy. Bác sĩ nói :

- Mình là người Việt Nam, ăn mặc theo "punk" không hạp với con người với bản chất của mình chút nào hết. Cô đâu có xấu mà cô làm cho xấu đi, uổng lắm ! Mình phải xứng đáng là Made In Viet Nam, chớ cô..


Cô gái nhìn vào mắt ông bác sĩ, không nói gì hết, chỉ siết tay ông già một cái thật mạnh, rồi bước ra xe, một chiếc xe hơi cũ mèm phải đề tới bốn lần mới nổ máy !


* * *


Ông bác sĩ Lê ngồi uống cà phê với tôi ở khu Phước Lộc Thọ (Orange County – Nam Cali). Ông kể tiếp:


- Anh biết không, lần sau cô Kim đến phòng mạch, ăn mặc chải gỡ rất dễ thương. Chẳng có chút gì "punk" hết ! Lần khám bịnh đó, tôi có hỏi cổ sao không về sống với thằng bồ ở Louisiane có phải hơn là sống cù bơ cù bất ở Cali.

Cổ nói như mếu: "Ảnh có vợ rồi". Tôi biết: như vậy là cổ kẹt thiệt. Tôi đem chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Bả cảm động lắm nên đề nghị giúp tiền cho cổ học một cái nghề gì đó, uốn tóc, làm nail chẳng hạn, để có công ăn việc làm vững chắc hơn là đi làm lậu tầm bậy tầm bạ.

Tôi nói chen vào :

- Chắc gì cổ chịu. Nghe anh kể, tôi đoán chị này cũng tự ái lắm.

- Anh nói đúng. Cổ từ chối hoài. Sau nhờ vợ tôi mời cổ về nhà khuyên nhủ, coi như là trong thân tình, cổ mới chịu. Hôm đó, cổ ôm vợ tôi vừa khóc vừa nói : "Con cám ơn ông bà. Cám ơn ông bà".

- Sau đó cổ có đi học thiệt không?

- Có. Học làm nail. Học giỏi nữa là khác.

- Cổ bây giờ ra sao rồi ?

- Mới đầu làm thợ, làm công cho người ta. Bây giờ vừa làm thợ vừa làm chủ. Khá lắm !

- Mừng cho cổ, há !

- Cổ xách đồ nghề tới làm nail cho vợ tôi, con út và hai con dâu tôi thường lắm. Làm không lấy tiền. Cổ cứ nói với mấy con tôi : "Tôi chịu ơn ông bà bác sĩ biết đời nào mới trả cho hết, mấy cô biết không? Tôi không dám nói ra, chớ mỗi lần tôi cầm bàn tay của bà bác sĩ để làm nail, tôi vẫn nghĩ không có bàn tay này thì làm gì tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh của tôi hồi đó để có những gì tôi có hôm nay…"

- Dễ thương quá!

- Noel, ngày Tết…cổ đều mang quà đến tặng vợ chồng tôi.

- Con người ở có tình có nghĩa quá, anh há!

- Đã hết đâu! Cổ còn nhớ đến ngày giỗ của ba má tôi nữa. Mấy ngày đó tụi con tôi có đứa quên chớ cô ta không bao giờ cô ta quên. Ngày đó, cô đem đồ tới cúng và ở lại phụ vợ tôi nấu nướng dọn giẹp nữa. Cho nên vợ tôi quí cô ta lắm!


Nói xong, bác sĩ Lê vỗ vai tôi, cười :

- Anh thấy không ? Cô ta mới đúng là "Made In VietNam" đó! Còn nguyên chất, hè!


Ông Lê vui vẻ cầm tách cà phê vừa nhâm nhi vừa nhìn quanh. Người Việt Nam đi đầy trong thương xá. Cung cách có hơi khác nhưng nói năng thì y hệt như ở bên nhà. Một vài tiếng chửi thề rớt rơi đâu đó, nghe rất tự nhiên.


 Bỗng ông quay sang hỏi tôi mà nghe như ổng tự hỏi ổng:


- Không biết ở xứ Mỹ này, đồng hương lưu vong, có ai lâu lâu nhớ lại rằng mình "Made In VietNam" không?

- Có chớ anh! Nhưng cũng có người chẳng những không nhớ mà còn tự đóng cho mình con dấu "Made In USA" nữa, anh à. Thứ đó bây giờ thấy cũng nhiều !


Tôi đưa tách lên môi uống ngụm cà phê cuối cùng, bỗng nghe cà phê sao mà thật đắng…


Tác giả chú thích:


[1]: “Punk” – nhìn bề ngoài rách rưới màu mè gai góc bẩn thỉu 90% là dân punk!


Tiểu sử tác giả


Họ tên: Võ Hoài Nam

Sinh năm: 1930

Nguyên quán: Gò Dầu Hạ (Tây Ninh)

Bút danh: Tiểu Tử

Học lực: Tốt nghiệp Kỹ sư, Marseille năm 1955.


Nghề nghiệp:


– Dạy lý hoá trung học Pétrus Ký: 1955/1956.

– Làm việc cho hãng dầu SHELL Việt Nam từ năm 1956 đến 30/04/1975.

– Vượt biên cuối năm 1978. Ðịnh cư ở Pháp từ đầu năm 1979 đến nay.

– Làm việc cho hãng đường mía của Nhà nước Côte d’ Ivoire (Phi Châu): 1979/1982.

– Làm việc cho hãng dầu SHELL Côte d’ Ivoire từ năm 1982 đến 1991, về hưu ở Pháp.

– Bắt đầu viết truyện ngắn khi lưu vong qua Côte d’ Ivoire.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022

Thơ: TÌNH THỜI CHINH CHIẾN - Thạch Thảo (Bình Dương).

 

(Hình st ngẫu nhiên trên Google)



TÌNH THỜI CHINH CHIẾN

 (Viết thay cô Ba S)


Thuở ấy chàng tinh khôi áo trắng

Đến trường hai buổi, tuổi  hồn nhiên.

Chiều về cùng chị chăm vườn tược

Hoa trái sớm chiều, gánh chợ phiên.


Nàng là thiếu nữ miền thôn dã

Sách vở còn thơm bút học trò.

Ngày nghỉ thường bám theo gót mẹ

Tập tành mua bán, đếm, đong, đo.


Có một ngày…Hương thơm trái nhớ

Khiến xui tim bất chợt rung chuông.

Vì nàng con gái duyên duyên ấy

Đã hốt hồn ai…Những phập phồng.


Gió nói hai mình duyên xứng lắm

Trăng cười lỏn lẻn hợp song đôi.

Chúng mình hò hẹn nhau từ đó

E ấp thương thương chưa cạn lời.


Tổ quốc gọi, lên đường nhập ngũ

Hải âu tung cánh bốn phương trời.

Nàng bên song cửa chờ mòn mõi

Dõi bóng người đi. Chẳng thấy lời.


Có miếng trầu cay chiều dạm ngỏ

Vâng lời mẹ goá, nàng sang sông

Duyên xưa gói lại, qua nhà mới

Trời sụt sùi mưa. Ướt cả lòng.


Gãy súng 75, chàng Đại Úy

Bỏ tàu, bỏ biển, bỏ dòng sông 

Về quê câu cá, rồi dần chết

Mòn mõi theo mệnh nước nổi trôi.


Có những tình yêu thời lửa đạn

Ngàn đời vết chém vẫn chưa phai

Ngàn đời…thương quá bao trai  trẻ

Buồn đến bao giờ? Ai hỡi ai!


Thương quá là thương chàng lính trẻ

Cô đơn. Lạc lỏng…Chính quê mình!


Thạch Thảo Bình Dương

Ngày 11-7-2022

Thơ: MƯA - Lê Xuân Duyên.

 



MƯA..

Buồn không tháng bảy trời mưa đổ?

Cho ướt tóc thề ,có hong khô? 

Em đi dưới phố ,chiều mưa bão

Gió lạnh trong lòng hay sóng xô?

   Buồn không tháng bảy trời mưa rơi?

   Giọt sầu man mác vẫn chưa vơi

   Nhìn mưa ,em nhớ ngày xưa ấy

   Chưa kết vần thơ để tỏ lời

        LÊ XUÂN DUYÊN - 7/2022

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

Thế giới phẳng :TẠM BIỆT ÔNG SHINZO ABE - Dung Nguyen FB





 TẠM BIỆT ÔNG ABE SHINZO 


Rất nhiều người trên thế giới đã thương tiếc ông. Tôi cũng vậy! Ngoài những lời chia buồn của lãnh đạo các nước với biết bao sự mến phục, ngưỡng mộ dành cho ông. Còn có rất nhiều người dân bình thường như tôi đã bàng hoàng và xót thương khi nghe tin ông bị ám sát và ra đi mãi mãi 


Mọi người nhớ về ông không phải với những biệt phủ sang trọng, với những siêu xe đắt tiền, hay cuộc sống đế vương. Người ta nhớ về ông với một con người có đủ tài, đức nhưng sống khiêm cung , giản dị. Người ta nhớ về ông với sự giàu mạnh ông đã mang lại cho nước Nhật trong suốt thời gian ông làm thủ tướng- Một thủ tướng tại vị lâu năm nhất -


 Người ta nhớ về ông với những chính sách đối ngoại khôn ngoan của ông. Ông cho thế giới thấy ông không cổ súy cho chiến tranh, nhưng cũng không nhường bước trước bất kỳ sự khiêu khích nào từ bên ngoài. Ngay VN cũng nhận rất nhiều sự viện trợ từ Nhật trong thời gian ông làm thủ tướng


Nhiều người cứ hỏi : Sao ông ấy có tài có đức vậy mà bị ám sát? Đôi khi người có tài đức lại là một cái gai cần phải nhổ dưới mắt của kẻ ác. Kẻ không muốn ông tồn tại. Tôi nghĩ vậy


Tạm biệt ông! Ông đã sống, đã sống đúng nghĩa một con người. Cầu mong ông được yên nghỉ mãi mãi nơi quê trời.

DUNG NGUYEN (FB) 

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

Thư giãn : MÀI DAO - St trên FB.

 




MÀI DAO


Có 1 anh chàng tính rất máu ăn. Nhà nuôi 10 con gà thì anh ta đã thịt 9 con, đang định thịt nốt con cuối thì vợ bảo:

- Con gà này phải có khách mới được thịt!

Anh chàng suốt ngày ra ngóng vào trông mà chẳng có khách. Một hôm, thèm quá anh ra gặp một người đi đường:

- Ông bạn, vào nhà tôi uống rượu. 

- Nhưng tôi và ông có quen nhau đâu?

- Quan trọng gì, ta vừa uống rượu vừa làm quen, tôi có con gà ngon lắm. 

Cô vợ đi làm về thấy chồng đang mài dao, khách đang xem ti vi. Qua vài câu hỏi cô đã hiểu ra sự việc, cô nói với ông khách:

- Hôm nay thật may cho bác là tôi về kịp, chả là chồng tôi bị điên, thỉnh thoảng ông ấy ra đường mời khách vào ăn gà rồi chém người ta. Có tất cả 6 người bị chém rồi, tháng trước có người bị chém đứt lìa cánh tay vẫn đang nằm ở Bệnh viện Đa Khoa Thái Nguyên đấy. 

Ông khách nghe thế thi ̀hồn vía lên mây bèn  đứng dậy về ngay. Anh chồng thấy thế thì cầm dao đuổi theo gọi:

- Ông..... gì.... ới... ơi... tôi đang mài dao mà, đã xong đâu mà về thế?

Ông khách thấy chủ nhà đuổi theo thì vứt cả đôi dép chạy cho nhanh...


  P/s: Định nghĩa (chạy mất dép) cũng bắt đầu xuất hiện từ câu chuyện trên.


SƯU TẦM. 

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Cuộc sống : "BF" TRONG TIẾNG ANH - Sưu tầm trên FB.

 




“BF” TRONG TIẾNG ANH 

Một chàng trai nọ nói với một cô gái :

- Chúng ta là BF !

Cô gái hỏi : - BF là gì?

- Nghĩa là Best Friends ( bạn thân nhất )

Sau này khi họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái :

- Anh là BF của em !

Cô lại nhẹ nhàng hỏi : - BF là gì ?

Chàng trai đáp : 

- Là Boy Friend đấy ! ( bạn trai )

Nhiều năm sau khi họ cưới nhau, rồi sinh những đứa con đáng yêu anh lại dịu dàng nói :

- Anh là BF của em !

Cô gái vẫn dịu dàng đáp lại : - BF là gì ?

Chàng trai nhìn lũ con của mình rồi nhìn người vợ, hạnh phúc nói:

-Là Babies' Father ( bố của các con )

Khi những đứa con lớn dần, chàng trai lại nói :

- Chúng mình là BF.

Cô vợ tươi cười hỏi : - BF gì nữa đây anh ?

-Là  Beautiful Family ! ( gia đình hạnh phúc )

Một ngày, có đôi vợ chồng già cùng ngắm hoàng hôn, ông lão nói với vợ mình :

- Bà nó à, tôi là BF của bà đấy !

Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:

- BF là gì hả ông ?

Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời một cách thần bí :

- Là Be Forever ! ( mãi mãi thuộc về nhau )

Khi ông lão hấp hối, ông vẫn nói :

- Tôi BF bà nha.

Bà lão trả lời với những giọt nước mắt đang lăn trên má : - BF là gì vậy ông?

Ông lão đáp : 

- Là Bye Forever! ( tạm biệt mãi mãi )

Rồi ông nhắm mắt. Vài tháng sau, bà lão cũng ra đi, trước khi nhắm mắt bà nói nhỏ bên mộ ông lão :

- BF nha ông ( Beside Forever - Bên nhau mãi mãi )

 Sưu tầm

Tản mạn : CÀ PHÊ PHIÊU LƯU KÝ- Sưu tầm trên FB.





 CÀ PHÊ PHIÊU LƯU KÝ (TẶNG DÂN GHIỀN CÀ PHÊ)


Tôi ra Hà Nội lần đầu vào năm 1980 gì đó, vào cửa hàng ăn uống gọi, à không, mua phiếu một ly cà phê đen. Tôi nhâm nhi, gật gù,…đúng là cà phê nguyên chất. Nhưng xin lỗi,…mùi vị dở ẹc. Dĩ nhiên tôi chỉ chê thầm, lỡ cô mậu dịch viên mà nghe được thì tôi tới số. Mậu dịch viên hồi đó là chúa tể, chứ không phải lèng phèng như mấy cô em cà phê Sài Gòn đâu. Gần 40 năm sau, tôi lại nghe mấy đại gia cà phê quảng cáo rầm rộ “cà phê nguyên chất”. Ủa, mà cà phê nguyên chất là thứ gì mà khoe ầm lên thế?


Hồi đó cà phê bán ở Sài Gòn có loại hạt rang sẵn, cà phê Moka, cà phê Robusta,… bán tới đâu xay tới đó, mà mỗi lần mua chừng một trăm, hai trăm gram là nhiều. Xài hết ra mua tiếp, chẳng ai khoe cà phê nguyên chất cả. Cà phê là cà phê, thế thôi.


Mà nguyên chất thế nào được!


Hồi người Pháp mới trồng cà phê ở Việt Nam đâu đó cuối thế kỷ 19, cà phê hạt chỉ được rang, xay rồi pha với đường quậy với sữa. Thứ “cà phê di sản” này mới đúng là cà phê nguyên chất (pure).


Nhưng dân Đằng Trong đâu chịu cà phê đắng nghét kiểu đó, họ bắt đầu thêm thắt chế biến theo kiểu cách riêng, cái mà marketing hiện đại gọi là… “tạo sự khác biệt”. Họ làm quy mô nhỏ thôi, bỏ mối cho mấy quán cà phê, hay mấy tiệm bán cà phê xay lẻ.


Cà phê Sài Gòn hồi đó có độn bắp không? Có chứ sao không. Không có chút xíu bắp rang làm sao cà phê có độ sánh. Có thêm xác cau rang không? Có luôn, không có xác cau rang làm sao cà phê có vị đắng. Rồi tiện tay, cho thêm rượu đế, mắm muối,… Mà rượu đế là dung môi dễ bay hơi, không kéo theo hương tự nhiên của cà phê bốc lên mũi sao? Thêm muối để cà phê thêm phần đậm đà. Còn thêm nước mắm là để tạo sự…khác biệt. Cà phê Tây cà phê Mỹ Starbucks, Green Mountain, Rombouts,…cũng rang tẩm tá lả, nhưng không có nước mắm đâu nghen. Sáng tạo tới cỡ này thì là cà phê Sài Gòn thứ thiệt rồi còn gì.


Đó là những phụ gia dân dã trong tầm tay. Còn chơi sang hơn nữa thì thêm chút vanilla hay beurre để hương lan tỏa nhẹ trên tách cà phê nóng, trước khi hương cà phê thứ thiệt bốc ra.


Nhưng cần hiểu rằng, những thứ lằng nhằng thêm thắt này chỉ là phụ gia son phấn thôi, chứ ngon dở vẫn phải là cà phê rang sao cho tới mới ra được hương vị cà phê mê hoặc lòng người.


Vậy thì chất gì tạo ra hương thơm (aroma) cà phê? Đó là chất caffeol.


Thế caffeol là chất gì? Đó là tập hợp tùm lum chất, mà đến nay khoa học vẫn chưa biết hết. Những chất cấu thành caffeol không có trong hạt cà phê sống, mà chỉ hình thành trong quá trình rang cà phê. Rang nhanh rang lâu, rang nhẹ lửa già lửa đều ảnh hưởng đến thành phần của caffeol, và hệ quả là hương vị cà phê cũng khác nhau. Dĩ nhiên, cách rang chỉ là một yếu tố thôi, chứ hạt cà phê loại xoàng thì rang có hay cũng xoàng.


Khi pha cà phê, caffeol sẽ “tuột” ra, và tan trong nước cà phê (qua lọc), tạo ra hương vị. Còn chất béo bị giữ lại ở bã cà phê.


Dĩ nhiên, còn có nhiều chất khác phát sinh khi rang góp phần tạo ra hương cà phê, ngay cả protein, chiếm rất ít trong hạt cà phê cũng phản ứng với đường khử để góp phần tạo ra màu, mùi và vị (phản ứng Maillard hoá nâu).


Rang chưa đủ đâu, còn phải tẩm nữa, nghĩa là phải dùng thêm phụ gia. Cà phê Tây, cà phê Mỹ đều có kỹ thuật rang tẩm khác nhau để tạo ra sự khác biệt cho nhãn hiệu riêng của họ. Cà phê Sài Gòn cũng thế. Những phụ gia “nhà bếp” và đầy tính sáng tạo quyện với hương vị của hạt cà phê rang thủ công đúng điệu tạo ra cái gọi là cà phê Sài Gòn một thời.


Cà phê Sài Gòn một thời. Một thời mà cũng cả trăm năm rồi chứ đâu còn là thưở hồng hoang cà phê nguyên chất như khi Pháp mới lập đồn điền cà phê.


Mới đây, một độc giả gửi cho tôi một bài báo nói về khảo sát cà phê ở thị trường trong nước, dựa trên hàm lượng caffeine trong cà phê để đánh giá.


Kết quả: 5/253 mẫu không có caffeine, 1/3 tổng số mẫu khảo sát có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới 1g/lít).


Chất caffeine chỉ là một yếu tố nhỏ trong cấu thành chất lượng cà phê, và tùy thuộc loại cà phê và cách pha.


Pha kiểu nén hơi cái rẹt (espresso), chất caffeine thoát ra nhiều hơn. Caffeine ra ít hơn là pha kiểu vớ, ngâm trong bình nước sôi (giống như siêu thuốc bắc), và ít nhất là cà phê nhỏ giọt, “cái nồi ngồi trên cái cốc”. Đó là chưa kể xay to xay nhỏ, độ mịn của cà phê cũng ảnh hưởng đến lượng caffeine được chiết xuất.


Hàm lượng caffeine nhiều hay ít còn tùy loại cà phê. Cà phê Robusta (hạt) chứa 2-4% caffeine, trong khi cà phê Arabica chỉ khoảng 1-2%.


Hơn 90% cà phê trồng ở Việt Nam là loại Robusta. Mặc dù có hàm lượng caffeine trong Robusta cao gấp đôi Arabica, nhưng giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới lại chỉ bằng một nửa so với Arabica. Sao vậy? Tây chuộng Arabica hơn vì họ thích hương vị của nó. Và mặc dù, khoa học xác nhận tiêu thụ 300 mg caffeine mỗi ngày (tương đương 3 – 4 tách cà phê), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả, nhưng dân Tây khoái cà phê nhưng vẫn gườm gườm chất caffeine, nên mới chọn Arabica vì có lượng caffeine ít hơn. Dĩ nhiên, đó chỉ là một cách giải thích. Lý do chính vẫn là cái gout hương vị của cà phê Arabica.


Chất caffeine được xem là đối tượng khảo sát trong trong cà phê, trong lá chè,…vì e ngại đến sức khỏe người dùng. Có điều ít người biết, chất caffeine trong các chai nước ngọt hầu hết là caffeine tổng hợp (nhân tạo). Cái gọi là “cà phê nguyên chất” liệu có chắc chắn chứa caffeine 100% tự nhiên không? Giá caffeine nhân tạo rẻ hơn nhiều so với caffeine tự nhiên.


Khảo sát cà phê trong nước nêu trên được xem là khảo sát đầu tiên trên thế giới, dùng lượng caffeine để xác định chất lượng cà phê, cà phê nguyên chất, hay cái gọi là cà phê không đúng nghĩa. Khảo sát này do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) thực hiện trước vụ nước mắm arsenic 3 tháng. Lại cũng mấy ông bà khoa học Vinastas. Rõ khổ!


Phương pháp khảo cứu thì lạng quạng về mặt khoa học như vậy, nhưng kết quả lại được việc cho những tay hý lộng qủy thần chữ nghĩa. Một vị điều hành cao cấp của ngành hàng cà phê kết luận, rằng, 50% cà phê trên thị trường không phải là cà phê nguyên chất, và rằng người dân Việt Nam không được uống ly cà phê đúng nghĩa. Kết luận như thế sao khó nghe quá!


Chất lượng cà phê ngoài thị trường đúng là có một mảng nhỏ hỗn loạn, đó là “cà phê non-caffeine”. Dùng đậu nành rang là chính. Muốn đắng có dexamethasone, muốn sánh có a dao gelatin, muốn đen có màu caramel, muốn bọt có chất tạo bọt xà phòng (lauryl sulfate). Còn hương cà phê? Hương cốm, hương nếp, hương cà cuống còn… “nhân tạo” được, thì hương cà phê nhằm nhò gì, nhiều vô số kể.


Hạt đậu nành chứa khoảng 20% chất béo, mà trên 70% lại là acid béo bất bão hòa. Khi rang (cỡ 200 độ C), chất béo phân hủy, tạo ra những chất có thể có hại. Đó là tôi suy đoán từ lý thuyết. Chưa có nghiên cứu độc hại nào từ đậu nành rang, nên độc hại tới đâu, tôi không chắc, không dám nói bừa. Nhưng dù sao, cà phê bá đạo xài phụ gia lung tung kiểu này, cơ quan hữu trách nên dẹp đi luôn cho rồi.


Cà phê Sài Gòn ngày trước có thêm bắp rang, nhưng rất ít, chủ yếu dùng như phụ gia để tạo độ sánh vì bột bắp có thể tạo gel. Mà cũng chỉ rang nhẹ thôi, rang mạnh hạt bắp nở bung. Mức độ độc hại do bắp rang coi như không đáng kể.


Thế còn chất béo trong cà phê? Có chứ, khoảng 10-12%, đa số là acid bão hòa. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào nói, uống cà phê có hại do chất béo bị biến chất khi rang cà phê. Có dạo ở bên Tây báo chí làm ầm ĩ vụ chất béo khi rang cà phê, nhưng đây chỉ là trò chơi thương mại nhằm tiếp thị cho loại cà phê khử caffeine (decaffeinated). Không uống được cà phê thì ăn yogurt, uống đá chanh,… mắc mớ gì phải uống cà phê khử caffeine, có khác gì uống rượu khử alcohol. Gà trống thiến đâu phải là gà mái.


Cà phê Sài Gòn hồi đó đâu có đen thui, sánh sệt như bây giờ. Cà phê Sài Gòn phôi pha nhiều theo cuộc bể dâu, nhưng không vì thế mà bốc lên cà phê nguyên chất, cà phê đúng nghĩa, cà phê linh thiêng, hay cà phê là di sản quốc gia…


Lang thang ở Hà Nội, thỉnh thoảng tôi cũng ngồi bệt trên thềm hè, uống cốc chè thúng mẹt, hút chơi điếu cày, ăn miếng kẹo lạc, tám chuyện lăng nhăng với dân Hà Nội. Sài Gòn có cà phê, Hà Nội có nước chè mà, phải không?


Cà phê Sài Gòn vẫn còn nguyên đấy! Còn nguyên trong ký ức như một thứ cà phê dĩ vãng, buồn nhiều hơn vui. Xin đừng lộng ngôn với quá khứ.

KHUYẾT DANH.

(Sưu tầm từ internet)

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

Thơ: THÁNG 7... - Thuy Hà.

 



 

THÁNG 7 THÊNH THANG. 

Mùa thu về thay áo

Dưới màn mưa long lanh

Mưa gội bờ tóc lá

Giọt ngắn dài mênh mang.


Mưa mới vừa dứt hạt

Chim đã về đầy sân

Hoa nghiêng mình qua cửa

Chào tháng 7 thênh thang .

THUY HÀ.