Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018
Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
Chuyện VUI CƯỜI ĐẦU NĂM - Sưu tầm
VUI CƯỜI ĐẦU NĂM
Có một cuộc thi bơi qua dòng sông toàn cá sấu, ai bơi qua mà vẫn còn nguyên vẹn thì được thưởng 10 tỷ.
Sau khi lãnh 10 tỷ tiền thưởng có nhà báo hỏi : động lực nào giúp anh làm được thế ?
Anh ý vừa thở hổn hển vua run trả lời: động lực mịa gì, tao mà biết thằng nào đẩy tao xuống, tao thề không để cho nó yên đâu!
Vợ anh ta đứng bên cạnh thì thầm:
- Là em đẩy!
Đấy các bạn thấy không, đằng sau sự thành công của người đàn ông, luôn có bóng dáng của người phụ nữ!
Trong phiên tòa xét xử
Cô gái nói:
- Hôm qua anh ấy đến nhà tôi chơi .
Đang ngồi chơi thì anh ấy đè tôi xuống , cởi hết đồ tôi ra rồi
Tòa án: Rồi sao nữa ?
- Rồi anh ấy bỏ đi ạ
- Vậy tại sao cô lại tố cáo anh ấy làm nhục cô.
.....
Cô gái chỉ tay vào mặt chàng trai hét lớn :
- Mẹ cái thằng chó , mày nhìn thấy cơ thể trần truồng của tao mà lại bỏ đi thì khác gì làm nhục tao cơ chứ.
Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018
Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018
Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018
Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018
Thơ LÒNG TA THAO THỨC - Văn Châu.
LÒNG TA THAO THỨC
Mỗi khi tết đến xuân về
Lòng ta thao thức, bộn bề lắm thay!
Muốn vùi trong những cơn say
Để nguôi quên bớt đắng cay phận người.
..........
Xuân nay nữa- mấy xuân rồi?
Ta lưu vong tại cuối trời cố hương!
Văn Châu ( 7/2/2017 )
Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018
Sưu tầm TẾT ÔNG TÁO.
TẾT ÔNG TÁO - TRUYỀN THUYẾT VÀ NGHI LỄ
Truyền thuyết về Táo Quân
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:
- Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
- Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
- Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"... Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...
Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời).
Phong tục của người Việt, ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng tiễn ông Táo lên chầu trời. Trên bàn thờ có ba chiếc mũ mới bằng giấy: một màu vàng ở giữa, hai màu đen ở hai bên - tức hai ông, một bà - không có cỗ mặn, chỉ cúng hương hoa, sau có 3 con cá chép đang bơi trong chậu thau. 3 con cá chép có ý nghĩa làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
Sớm ngày 23 Tết, các bà nội trợ của mỗi gia đình đã xách túi ra chợ chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Táo quân. Một thứ không thể thiếu trong buổi đi chợ là cá chép.
Cá Chép Vàng hay còn gọi là (Cá Chép Tiên) là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để tu hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi tu hành có chính quả, thì cá Chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên Trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác.
Làm lễ cúng ông Công ông Táo tùy nếp từng nhà nhưng mâm cúng thường bao gồm:
- "Phục trang" của ông Công ông Táo.
- Ba con cá chép vàng (loại nhỏ để cúng), nhớ để vào cái bình cao cao kẻo cá nhảy ra ngoài. Tuy nhiên có nhà không cần cá sống vì đã có cá chép giấy thường bán kèm trong túi "phục trang". Nhà nào gần ao hồ, sông suối thì nên mua cá sống, cúng xong thì đem thả (nếu nhà có trẻ con, cho các cháu đi thả cá và giảng giải cho các cháu biết phong tục thì rất hay). Thả cá xong, xin nhớ đừng vứt túi ni-lông xuống sông hồ kẻo coi như là không những không được phúc phóng sinh mà còn bị vướng vào nghiệp sát sinh.
- Thịt lợn luộc: 1 miếng, thịt vai gáy. Nên đi chợ sớm mua thì được thịt tươi ngon
- Một món canh: canh măng với xương.
- Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"... Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...
Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời).
Tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời mà không phải các con vật khác?
Phong tục của người Việt, ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng tiễn ông Táo lên chầu trời. Trên bàn thờ có ba chiếc mũ mới bằng giấy: một màu vàng ở giữa, hai màu đen ở hai bên - tức hai ông, một bà - không có cỗ mặn, chỉ cúng hương hoa, sau có 3 con cá chép đang bơi trong chậu thau. 3 con cá chép có ý nghĩa làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
Sớm ngày 23 Tết, các bà nội trợ của mỗi gia đình đã xách túi ra chợ chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Táo quân. Một thứ không thể thiếu trong buổi đi chợ là cá chép.
Cá Chép Vàng hay còn gọi là (Cá Chép Tiên) là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để tu hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi tu hành có chính quả, thì cá Chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên Trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác.
Sau đó Ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian Nhưng mà muốn bay lên Trời, thì Ông Táo phải nhờ đến cá Chép mới lên được.
Làm lễ cúng ông Công ông Táo tùy nếp từng nhà nhưng mâm cúng thường bao gồm:
- "Phục trang" của ông Công ông Táo.
- Ba con cá chép vàng (loại nhỏ để cúng), nhớ để vào cái bình cao cao kẻo cá nhảy ra ngoài. Tuy nhiên có nhà không cần cá sống vì đã có cá chép giấy thường bán kèm trong túi "phục trang". Nhà nào gần ao hồ, sông suối thì nên mua cá sống, cúng xong thì đem thả (nếu nhà có trẻ con, cho các cháu đi thả cá và giảng giải cho các cháu biết phong tục thì rất hay). Thả cá xong, xin nhớ đừng vứt túi ni-lông xuống sông hồ kẻo coi như là không những không được phúc phóng sinh mà còn bị vướng vào nghiệp sát sinh.
- Thịt lợn luộc: 1 miếng, thịt vai gáy. Nên đi chợ sớm mua thì được thịt tươi ngon
- Một món canh: canh măng với xương.
- Một món xào có rau.
- Một đĩa muối.
- Hoa quả vàng mã.
*Lập riêng bàn thờ cúng tiễn Táo Quân ở khu vực nhà bếp.
- Một đĩa muối.
- Hoa quả vàng mã.
*Lập riêng bàn thờ cúng tiễn Táo Quân ở khu vực nhà bếp.
Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018
Truyện năm Mậu Tuất : HAI CON CHÓ CỎ (p.cuối) - Huỳnh Văn Huê.
HAI CON CHÓ CỎ ( phần cuối )
(... viết theo lời kể thú vị của một bạn cà phê )
(... viết theo lời kể thú vị của một bạn cà phê )
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... .
Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt... .
Hai con Rao và Lô phải nói tuy nhỏ con kém sức nhưng chúng rất nhanh nhẹn và đầy... mưu lược. Chúng "hợp đồng tác chiến" thật khôn ngoan và... ngoạn mục. Cứ hễ con này tấn công đàng đầu thì con kia tấn công đàng đuôi. Mà ai cũng đều biết phía đuôi của con chó đực phần hiểm yếu nhất là cái bộ phận giúp nó duy trì nòi giống !!!
Hai con chó cỏ cứ thay nhau tấn công vào chỗ hiểm yếu đó. Mà con chó ngao cũng đâu phải tay vừa. Sức và vóc quả phi thường, nó xoay trở tiến thoái cái thân hình to lớn đến 180 độ. Khi thì nó quay ra sau để bảo vệ... của quý, để rồi lại phải quay phắc ra phía trước... . Mà phía đầu nó lại đâu phải không có điểm yếu. Với con chó cỏ nhỏ con và thấp hơn thì dùng miếng đòn độc là: lựa thế táp vào cái hàm dưới nòng nọng mỡ' của con chó ngao. Miếng đòn rất thông minh và lợi hại này đã làm vô hiệu hóa cái hàm răng to lớn hung tợn nhọn hoắc những răng của con chó ngao !! Lúc đó nó làm sao đem cái hàm to lớn đó để táp lại đối thủ !??
Đòn tấn công này cũng giống như chiến đấu với pháo hạm hay xe tăng vậy. Chỉ cần áp sát vào thì đại bác của đối phương trở nên vô hiệu.
Cuộc chiến kéo dài dễ hơn nửa giờ... .
Thắng được gã khổng lồ quả thực không phải dễ dàng. Hai con chó cỏ có dấu hiệu xuống sức trước. Các đòn tấn công của chúng không còn dũng mãnh như lúc đầu. Đã thấy chúng nó vừa chiến đấu với tốc độ chậm hơn và lưỡi chúng cũng thè ra để thở... . Phần con chó ngao còn hung hăng thấy rõ dù đương nhiên không sao còn khỏe như lúc khởi đầu.
Có lẽ hiểu rằng kéo dài thời gian sẽ nhận bất lợi về phía mình. Chẳng biết có truyền... "tin mật" cho nhau bằng cách nào không, hai con chó cỏ vùng lên, đồng loạt ra đòn quyết định !
Con Rao đàng trước liều chết ngoạm chặc vào hàm dưới con chó ngao, còn con Lô nhanh nhẩu ngoạm vào chỗ hiểm của kẻ thù. Túng thế, tuy không quay đầu lại được nhưng con chó ngao dùng cái chân to lớn như... chân sư tử đá ngược về sau ! Thật là giống chó danh bất hư truyền, vì trong các loài động vật 4 chân, cú đá này chỉ có ở... loài ngựa mà thôi ! Cú đá ngược mạnh mẽ trúng đích, con Lô lộn đúng một vòng. Trúng đòn một cách bất ngờ và lạ kỳ, con này thoáng hốt hoảng nhưng nó kịp lấy lại bình tĩnh và như tia chớp nó lao trở lại ngoạm chặc, thật chặc cái bàn chân thủ phạm vừa mới đá nó... .
* * *
Nhưng trận chiến có lẽ đến lúc kết thúc.
Ông Chín vừa về đến nhà, nhìn thấy mình mẩy cả 3 con chó đều dính máu, cánh cổng vào sân mở toang. Hiểu ra là sự việc rất trầm trọng, miệng ông kêu gọi hai con Lô và Rao ngưng chiến, tay ông nhanh chóng mở vòi nước tưới cây xịt thật mạnh vào lũ chó... .
Đến lúc này cuộc chiến mới thật sự chấm dứt, và cả ba "chiến binh" có lẽ chỉ trông chờ giây phút này ! Con Rao buông cái hàm trước con ngao ra... . Không ngờ trước khi rút lui phải giải thoát được cái chân đang bị đối phương giữ chặc, con ngao quay nhanh phía sau táp một phát trí mạng vào cổ con Lô để giải thoát cái chân đang bị ngoạm chặt.
Rồi người ta không hiểu sao có hai tiếng rú lớn của hai con chó?!
Tiếp theo thấy con chó ngao khập khễnh bỏ chạy về nhà một cách nặng nề đau đớn. Con đường rút chạy còn nhỏ những giọt máu tươi !
Con Rao đã rút vào đứng ở góc sân, mắt lấm lét nhìn chủ, trong khi lưỡi lè ra thở... .
Riêng con Lô bị thương nặng hơn, nó lảo đảo chạy không định hướng như người say rượu, đến sát tường thì nằm bẹp xuống.
Đứa cháu trong nhà bước ra kể hết sự tình. Ông Chín hiểu đầu đuôi hết. Ông không rầy la cháu mình và cũng không tức giận gì lũ chó nhà. Ông biết tất cả do con chó ngao mà ra, nó ỷ to lớn, đã coi thường và khiêu khích hai con chó của ông lâu rồi. Hôm nay gặp cơ hội nó xâm lấn lãnh địa của hai con chó cỏ là chuyện không có gì lạ đâu.
Nhưng bổng con Lô rít lên tiếng kêu kỳ lạ. Tuy cái đầu nó vẫn nằm im bất động nhưng cái chân trước nó vẫn yếu ớt nhấc lên chút khỏi mặt sân, run run như muốn vẫy ông Chín. Ông lật đật rời con Rao đến gần con Lô.
Thật... kinh khủng! Miệng con Lô còn ngoạm chặt miếng thịt tươi: nửa bàn chân sau của con chó ngao !!! Cổ nó máu còn chảy ròng ròng. Ông Chín hoảng hốt không ngại toàn thân nó dơ bẩn như cái giẻ lau vừa mới xử dụng, ông định ôm nó đi cấp cứu. Nhưng đã quá muộn rồi! Con Lô rít lên một tiếng, chân trước nó nhất nhẹ lên rồi... buông xuôi... . Nó muốn ra dấu vĩnh biệt với chủ !... . Ông Chín ứa nước mắt, ông biết con Lô muốn ra dấu chào ông lần cuối rồi... .
Cổ nó bị một cú ngoạm ác liệt làm đứt động mạch. Thêm nữa, cú ngoạm của con chó ngao còn làm gẫy nặng ít nhất 2-3 đốt sống cổ. Con chó không làm sao sống nổi dù có đem đi cấp cứu tức thì. Đúng khi đã gọi là cuộc chiến thì làm sao tránh khỏi hy sinh.
Sau lưng ông Chín con Rao đã đứng đó từ lúc nào. Nó hấp háy ánh mắt ươn ướt nhìn ông buồn bã. Nó đến nãy giờ để chia tay đồng đội... . Ông Chín trầm tư u buồn vuốt cái đầu dơ bẩn của con chó như muốn nói : mày giỏi lắm, dũng cảm lắm ! Khi gặp kẻ ỷ lớn bắt nạt thì phải đoàn kết đồng lòng chống trả thôi.
Tuy con Lô đã chết. Nhưng với cái chân sau thương tật nặng nề như vậy con chó ngao sẽ không còn dám hống hách với chung quanh nữa đâu. Nhất là từ sau trận chiến đó, không ai thấy nó được chủ nhà giàu cho ra ngoài đường ... "xả thải" nữa. Riêng cái sân nhà ông Chín thì vẫn còn đó con Rao dũng cảm phi thường trấn giữ. Phần chủ con chó ngao cũng không thể nói gì được vì con chó của họ đã xâm nhập vào trong đất của người ta gây sự trước.
Xem vậy không phải cứ lớn mạnh là có quyền hà hiếp kẻ yếu. Phần kẻ yếu, nếu biết đoàn kết, mưu trí vẫn tạo được sức mạnh để chống trả hữu hiệu. Đó là câu chuyện "Hai Con Chó Cỏ" đã làm được... ./.
HUỲNH VĂN HUÊ ( cuối tháng 1/2018 )
Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018
Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018
Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018
Câu chuyện phương xa THA MẠNG KẺ THÙ - Nguyễn Hiến Lê dịch.
Tha Mạng Kẻ Thù.
Người ta nghĩ rằng con người không thể yêu thương kẻ thù, bởi hai kẻ thù khó mà chịu được hình ảnh của nhau. Chậc, vậy hãy nhắm mắt lại đi - và kẻ thù của bạn cũng sẽ trông giống như hàng xóm.
Soren Kierkegaard.
° ° °
Sáng hôm đó trời lạnh 28 độ dưới số không. Đất đóng giá kêu boong boong như gạch lát trong giáo đường, còn cành cây sương đóng gãy răng rắc như thủy tinh. Không khí lạnh buốt như cắt da.
Trên thế giới, có rất ít người quen với khí hậu đó. Chúng tôi là người Pháp đa số ở những miền ấm áp hơn, chứ không phải là người Gia Nã Đại, Na Uy, Phần Lan gần Bắc Cực, nên không chịu được cái lạnh ghê gớm như vậy.
Hồi đó là tháng hai năm 1940, trong miền núi Vosges, vào thời "chiến tranh kỳ cục", như người Pháp chúng tôi thường nói (...) Một ngày như hôm đó thì không có gì xảy ra một cách bình thường được, cho nên đã không có lệnh đi tuần để nhận định vị trí của địch thì chúng tôi cũng không sao quên được buổi ấy.
Vậy khoảng bảy giờ sáng tôi ra đi với một trung sĩ và ba người lính. Tôi làm đại úy và đã quen với công việc dò thám đó rồi. Nhưng lần này không phải như những lần khác. Công việc gì cũng hóa ra khó khăn. Làm quân nhân thì phải lắng tai nghe từng tiếng động nhỏ, nhưng trời lạnh 28 độ dưới số không, hé mở cái mũ trùm đầu để lộ một lỗ tai ra là một việc nguy hiểm. Phải luân phiên, mở tai bên này và bịt tai bên kia thật mau cho tai nghe được mà không kịp đóng giá. Lại phải chùi khí giới cho không còn một vết dầu mỡ nào, mà phải đeo bao tay để làm công việc đó, nếu không thì đụng vào thép, tay sẽ buốt như rờ vào sắt nung đỏ.
Mới đầu chúng tôi tiến tới một căn nhà ở rừng, bỏ hoang ở bên một bờ suối giữa hai phòng tuyến. Phía Đức và phía chúng tôi đều không muốn chiếm hẳn căn nhà đó. Nó cách xa những ngọn đồi mà quân hai bên đương đóng ở hai bên thung lũng. Nhưng ban đêm, bọn đi tuần bên chúng tôi thường đụng đầu với bọn đi tuần bên họ và bên nào tới trước, tất nhiên là có lợi thế. Chiếm được căn nhà đó là làm chủ được cả thung lũng, nhưng không bên nào giữ vị trí đó được lâu và không ai biết được lúc nào nó trống lúc nào nó có lính núp.
Muốn chắc chắn không bị phục kích, hôm đó chúng tôi bao vây căn nhà, rồi tinh thần căng thẳng, tay lăm lăm khẩu súng, chúng tôi xông vào nhưng phòng trống rỗng, và cười rộ, y như con nít, thấy mình hơi lố bịch, có quái gì đâu mà sợ. Tưởng là một bi kịch mà rốt cuộc thành một trò khôi hài.
Chú trung sĩ bảo:
- Trời hôm nay lạnh quá. Quí vị đó đâu có ra khỏi đồn... Họ không ngốc như chúng mình.
Một lát sau, chúng tôi trở ra tiếp tục đi tuần thành hai hàng, kẻ trước người sau. Ruộng, rừng, bờ suối, sườn đồi, chỗ nào cũng có vẻ hoang vắng hơn ngày thường. Không có một cánh chim trên trời, một bóng thú trong bụi. Cảnh hoang vu tĩnh mịch đó có cái gì đáng lo ngại.
Chúng tôi nằm xuống bò tới; tôi cảm thấy mặt đất ở dưới mình tôi, chỗ thì chỉ là đất, chỗ thì phủ thêm lớp bụi tuyết hoặc vài mảng băng, cơ hồ như đất ở một thế giới khác. Bỗng tôi thấy người lính đương bò cách tôi vài thước ở bên phải, ngừng lại, đưa vài ngón tay lên làm dấu báo nguy. Chắc anh ta đã thấy một cái gì ở chỗ tôi không nhìn ra được. Tức thì tôi bò lại gần anh ta và cả năm chúng tôi đều ở trên một cái mô cao, nhìn xuống một thung lũng nhỏ.
Anh lính đó nói phào phào:
- Một tên Đức!
Khoảng sáu chục hay tám chục thước phía sau chúng tôi, ở dưới khe, có một cái hầm núp để rình, với một hàng bao đất chất thành hình bán nguyệt; trong hầm có một người quay lưng lại chúng tôi, dưới chiếc nón sắt, còn trùm thêm một cái mũ đen lớn che kín gáy và hai tai.
Các bạn tôi lặng lẽ chĩa mũi súng vào người rình đó. Tôi nhớ lúc đó đưa tay ra dấu bảo: "Để đó cho tôi" và tôi quay lại để bình tĩnh nhắm người lính lẻ loi đó, như nhắm bia ở sân tập bắn vậy. Các bạn tôi đợi tôi nổ súng. Tôi nhắm một mắt, chĩa súng nhắm giữa gáy người đó (mà tôi không thấy mặt) vào cái vết đen chiếc mũ trùm, phía dưới nón sắt. Nhưng đúng lúc tôi sắp bóp cò thì hắn nhảy lên, lắc lư như một con gấu.
Tôi sửng sốt, mất đường nhắm rồi. Tôi mở cả hai mắt ra, cảm thấy rằng mấy giây trước, hình đó đối với tôi chỉ là cái đích để nhắm thì bây giờ là một người rồi, một người cũng như tôi, bị rét cắt da, một người chân nhức nhối, tay cóng, tai lạnh buốt, chỉ nghĩ cách chống với cái rét và quên cả chiến tranh.
Tôi không nhớ lúc đó tôi có nghĩ ngợi gì không.
Tôi không phải quyết định. Tôi không cân nhắc nên hay không nên. Nòng súng của tôi tự nhiên hạ xuống, và tôi không nhắm lại nữa. Tôi đưa tay ra dấu cho anh em rút về phía sau. Chúng tôi bò trong khe rồi đứng thẳng dậy, chạy lại núp trong căn nhà ở rừng. Chú trung sĩ bảo tôi:
- Đại úy hành động như vậy là phải. Hắn lạnh quá... không được giết hắn.
Mấy người lính đều cười, tỏ ý biểu đồng tình.
Chúng tôi đã làm xong nhiệm vụ, đã biết bọn dò thám của địch đóng theo tuyến nào rồi. Chúng tôi cũng biết điểm dựa của địch ở trên ngọn đồi nữa.
Chú trung sĩ bảo:
- Xong nhiệm vụ.
Một người lính đáp:
- Còn thằng tướng đó thì nó lạnh quá.
Cơ hồ cái lạnh hôm đó đã làm cho mất chiến tranh.
° ° °
Tại sao việc xảy ra hôm đó tầm thường, trào lộng như vậy lại ghi sâu vào tâm khảm tôi hơn biết bao ngày khác có những biến cố bi đát trong thời nước tôi thua trận và bị chiếm đóng? Người lính do thám mà tôi không thể bắn đó, tôi không biết mặt, chỉ còn nhớ cái gáy xo ro trong cái mũ trùm dày, nhớ cái điểm đen đó mà tôi đã nhắm trong mấy giây.
Một buổi tối, giữa mùa đông 1943, dưới cơn gió bấc lạnh buốt, tôi đứng đợi một chuyến xe trên sân ga Montauban. Một đoàn toa chở hàng ngừng ở trước mặt chúng tôi. Đoàn đó chở một bọn bị lưu đày tới một thế giới khác, một thế giới khác mà lúc đó chúng tôi chưa biết, thế giới trại giam, thế giới đêm tối và sương mù. Trong khi đoàn xe ngừng, mấy người lính Đức đứng canh ở trước mỗi toa. Một cảm giác rùng rợn xâm chiếm tôi. Tôi không thể nhúc nhích được và thình lình, cách tôi khoảng năm chục thước ở bên phải, dưới cái nón sắt, sau lớp mũ trùm đen, tôi thấy cái gáy của một lính canh. Tôi có cảm tưởng rằng hắn chính là người mà tôi không nỡ bắn. Chính hắn. Tôi tin chắc rằng đã nhận ra được hắn. Và tôi ân hận lần đó tôi đã nhắm hắn rồi mà không cho hắn một phát.
Trong mấy năm bi thảm đó, đã bao lần tôi ân hận, gần như điên lên, rằng sao đã để cho hắn sống. Mười lần, hai mươi lần, trong cảnh nô lệ, nhìn cái gáy một người đội nón sắt, tôi đứng trân trân như bị thôi miên; chẳng cần nhìn mặt kẻ đó, tôi cũng nghĩ bụng: "chính hắn đấy, và mình đã để cho hắn sống..."
Nhưng thời gian trôi qua, và từ khi hòa bình trở lại, kẻ thù hôm trước đã thành người lân bang. Kẻ đó đối với tôi, không còn là một cái gì trừu tượng tàn khốc trong những năm chiến tranh nữa.
Tôi nhớ lần đầu tiên gặp các văn sĩ và nhà trí thức Đức trong một hội nghị quốc tế ở miền Foret-Noire. Buổi tối đó, trong một khu vườn, tôi bỗng nhận thấy một trong những vị đó, đứng cách tôi vài thước, phía bên phải, cổ quấn một chiếc khăn che mũi đen. Tôi đăm đăm nhìn gáy ông đó mà thấy một cảm giác như choáng váng. Đúng lúc đó một anh bạn lại nắm cánh tay tôi. Anh muốn cho tôi làm quen người đó. Lần đầu tiên tôi hơi nhìn thấy mặt ông ta. Nét mặt một học giả, hơi nghiêm, hơi buồn, nhưng bình tĩnh. Như đa số chúng tôi, ông ta có vẻ một người sống sót sau một tai ách ghê gớm. Ông ta cũng thích những cái tôi thích, cũng nghiên cứu môn của tôi, và chẳng bao lâu chúng tôi thành bạn bè với nhau.
Trong khi nói chuyện với ông, có cái gì thay đổi trong đáy lòng tôi, ngoài ý muốn của tôi. Nỗi ân hận đã để cho một quân thù sống sót, nỗi ân hận nó day dứt lòng tôi trong những năm quốc gia lâm nguy và bị nô lệ, bây giờ biến thành một nỗi hoan hỉ và tôi bỗng cảm thấy mừng rỡ là đã tha chết cho người đó.
Tôi nghĩ bụng nếu trước kia tôi đã biết ông ta như lần này thì không thể nào tôi có thể bắn ông ta được Thật là một sự ngẫu nhiên kỳ dị, một phép màu, mà hôm đó ông ta nhảy lên, giậm chân, gợi trong lòng tôi cái tình liên đới giữa loài người. Vì chịu chung cái lạnh ghê gớm mà trong lòng tôi nảy ra tình huynh đệ. Nhưng tình huynh đệ đó tầm thường quá so với tất cả những tình huynh đệ khác thực sự liên kết loại người với nhau. Trong chúng ta, ai là người còn có thể giết kẻ đồng loại được khi biết rõ kẻ đó, biết nhân tính, đời sống của kẻ đó? Người ta có thể hạ sát một tên lính địch, một con người máy không tên tuổi không mặt mũi, nhưng làm sao có thể giết một người thợ mộc, một người thợ tiện, một nông dân, một họa sĩ, một nhà ngôn ngữ học, một người có vợ có con, có cha có mẹ, một người có thể đói rét, sống trong cảnh rầu rĩ hoặc trong niềm hy vọng, một người như chúng ta.
Hình ảnh người lính do thám Đức mà tôi không nỡ bắn trong ngày mà thời tiết lạnh nhất đó đã làm cho tôi hiểu một cách sâu sắc hơn là dùng trí óc để suy tư, rằng nếu mỗi người trong chúng ta có thể giảng cho những người đồng loại cảm thấy được rõ mỗi đời người có sự trang nghiêm ra sao, mỗi con người chắc chắn có những nhu.nhược ra sao, giảng được như vậy thì sẽ không thể có chiến tranh nữa.❤️
André Chamson (Nguyễn Hiến Lê dịch)
Phong Luu (ST)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)