Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Thơ: THƯƠNG NHỚ THÁNG NGÀY XA.- Bùi Mai Thành.

 




THƯƠNG NHỚ THÁNG NGÀY XA


Chiều hạ buồn nỗi nhớ cũng mênh mang

Để cơn gió nhuộm vàng theo sắc nắng

Bao kỷ niệm của một thời xa vắng

Bỗng vọng về trĩu nặng trái tim côi.


Thương nhớ hoài miền dĩ vãng xa xôi

Da diết nhớ bờ môi xinh thơm ngọt

Trang thư mỏng vần thơ ai nắn nót 

Ai dỗi hờn quay gót khóc vu vơ.


Ký ức đâu rồi đau đáu những giấc mơ

Người xa mãi biết bao giờ gặp lại

Niềm khao khát những ngày xưa thân ái

Cứ bùi ngùi, khắc khoải mãi trong nhau.


Hạ vẫn về khơi lại những niềm đau

Bằng lăng tím, tím một màu trăn trở

Cơn mưa trút như tiếng lòng than thở

Thương mối tình dang dở đã trôi xa.


Ta tìm về với những tháng năm qua

Con đường vắng chỉ mình ta rong ruổi

Vương vấn cũ quyện hòa theo tiếc nuối

Nỗi buồn nào hơn phút cuối chia ly. 


Mỗi hạ về thương lắm mối tình si

Day dứt mãi những gì mình trót mất

Dẫu ta biết giữa dòng đời tấp nập

Chẳng thể tìm nhau dù trái đất vẫn tròn...


    Bùi Mai Thành

 

Thơ : CÓ MỘT NGƯỜI... - nguoivotinh.

 



CÓ MỘT NGƯỜI CHỈ GỌI CỐ NHÂN THÔI. 

Có một người tôi thuở trước từng quen

Lâu chẳng gặp nên chắc giờ quên mặt

Chỉ còn đọng trong tôi là đôi mắt

Thăm thẳm xa... đăm đắm ánh dương tà.

Có một người nay dẫu đã hoài xa

Nhưng vẫn muốn được gọi là tri kỷ

Dẫu khi xưa mãi ngập ngừng chưa ngỏ

Vẫn muốn một lần tỏ ước nguyện chung đôi.

Có một người thuở trước rất thương tôi

Nay đôi đứa đôi phương trời cách biệt

Chẳng hỏi han sợ mang ưu phiền đến

Nên chỉ thầm mong người mãi bình yên.

Có một người ôm nỗi nhớ vào tim

Đêm khuya vắng ngược tìm về kí ức

Đôi mắt chợt long lanh mi ngấn nước

Nhớ thương hoài cơn mộng đã vụt qua.

Có một người...chẳng thể gọi tên ra

Nhưng day dứt khi mưa nhoà nhạt đổ

Trách khi xưa để cho tình dang dở

Lỡ một lời... khiến thương nhớ khôn nguôi.

Có một người... khắc khoải trái tim côi

Dẫu xưa vẫn chưa thề bồi ước nguyện 

Chưa dám ngỏ câu yêu... môi chưa chạm

Nhưng chẳng đành quên lãng hoặc dửng dưng.

Có một người... nay chẳng phải người thương

Nhưng vẫn mãi cầu mong đời êm ấm

Người vui cười... chừng như viên mãn lắm

Ta nghẹn ngào nhưng vẫn thấy tim vui.

Có một người... chỉ gọi cố nhân thôi...


#nguoivotinh

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Cuộc sống: NGẪM - Huỳnh Vĩnh Linh.

 




NGẪM !!!


Tôi là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở thành phố nên không biết nhiều về cây chuối. Có một lần nhìn thấy một cây chuối có buồng, tôi hỏi ba tôi:


“Ba , trong cuộc đời của một cây chuối nó sinh ra được bao nhiều buồng?”


“Chỉ một buồng duy nhất thôi con ạ.” - ba tôi trả lời.


Tôi ngạc nhiên về câu trả lời của ba . Tôi cứ đinh ninh trong cuộc đời của mình một cây chuối ít nhất cũng phải cho vài buồng quả.


“Khi buồng chuối chín cũng là lúc cây chuối mẹ chết đi.” - ba tôi nói thêm.


Về sau, tôi có dịp được nhìn một cây chuối mang một buồng quả chín. Lá của cây chuối mẹ héo rũ, xác xơ và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối nặng trĩu. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.


Trong quá trình nuôi buồng chuối, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình - chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt.


Hóa ra lâu nay hằng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.


Và bạn biết không, dưới gốc cây chuối mẹ sắp chết đi, tôi nhìn thấy chồi non của một cây chuối mới. Một cuộc sống mới, một sự hy sinh mới lại bắt đầu…


Hình ảnh cây chuối mang một quày chuối nặng trĩu không xa lạ đối với chúng ta ; nhưng có bao nhiêu người nghĩ rằng cây chuối chính là hình ảnh của người mẹ hiền. Ta chỉ nhìn những quày chuối to béo, nõn nà mà quên đi những thân chuối xác xơ, héo tàn. Có khi ta dành gần cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp tận đẩu tận đâu mà quên những cái đẹp tuyệt vời ở gần bên ta...❤

HVL

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Tản mạn: NGƯỜI DƯNG NƯỚC LÃ- Lê Minh Tiến.



( Câu chuyện từ "văn nói" của người phương Nam được tác giả chuyển sang "văn viết" một cách bình dị nhưng đầy ắp chân tình... )

 

NGƯỜI DƯNG NƯỚC LÃ....


Bánh mì lề đường thì xe nào chả vậy, cũng nhiêu đó thịt, chả, trứng... nhưng cái mình chú ý là có một ông mặc áo đen đứng chờ từ nãy giờ mà chị bán không để tâm, vẫn thản nhiên đưa bánh cho người khác đến sau.


Tới lượt mình, mình ngứa miệng hỏi sao không đưa anh kia trước, chỉ nói: 

- Em đưa nãy giờ mà ảnh ngại không lấy đó chớ. Mình ngạc nhiên, sao chỉ lại cho bánh cái ông này?


- Ổng ở tuốt ngoài Bắc dô Saigon để gặp mặt dợ chưa cưới. Đi tàu bị lấy cắp mất hết tiền bạc. Tới bến, nhà dợ ra đón, thấy nghèo, hỏi ra còn biết thêm gia cảnh rớt mồng tơi nên ai mà thèm nhận, đuổi về. Giờ ảnh nói còn có 2 ngàn, hỏi mua bánh mì không, nhưng chị nhét thịt chả thì hỏng lấy, đói tới mặt mày xanh rớt.


Mình nghe xong, nghĩ mấy chuyện này ở Saigon nghe có mà đầy, còn cái ông này mặt mũi cũng hầm hố, mình mới quay qua cười cười: 

- Ai biết được, lỡ ổng ăn ở, tính tình sao đó nên nhà vợ mới đuổi. Chị mới nghe kể mà đã tin rồi, đất Saigon mà tin người dễ dữ?


Chỉ đáp: 

- Có gì đâu. Em thấy tội thì em giúp thôi. Em mà có tiền em cho ảnh mua vé xe về rồi. Bán chiều giờ có nhiêu đâu, nãy còn bị công an rượt nữa chứ. Bánh đây anh. Rồi chỉ quay sang ông kia: 

- Ăn đi, em cho mà, ngại quài đói chết.


Xong chỉ tiếp: 

- Chồng em cũng đi làm xa rày đây mai đó, bữa đói bữa khát. Em giúp anh này làm phước, biết đâu có người khác giúp lại chồng em. Nghĩ nhiều chi cho mệt.


Mình nghe xong choáng mất mấy phút! Rồi dỏng tai hóng tiếp. 

- Gì? Ổ bánh có 15 ngàn mà ngại quài. Thôi ăn đi, mai mốt tiện quay lại trả em sau cũng được.


Mình vừa nhai bánh, vừa đùa: 

- Ừa hén, không chừng có bà nào trẻ, đẹp, giàu hơn, bả giúp chồng chị đó!

- Ơi, chồng em cực nhọc, khắc khổ ai mà thèm dòm tới. Nói vậy chứ em cũng sợ lắm. Đời em sợ nhứt là mất chồng! - nói xong không thấy bả sợ hay buồn gì, chỉ thấy cười ha ha.


Ăn xong tính đi, nhưng tò mò ngó thấy ông áo đen khi nãy đã chịu nhận rồi ngồi xổm gặm bánh mì, thấy thương, bèn móc điện thoại ra chụp phát.


Định bụng đợi ổng ăn xong gửi ổng ít tiền phụ mua vé về quê, mà mải nhiều chuyện với bà bánh mì, lúc quay lại ổng đi đâu mất.


• Nam Cao từng viết trong Lão Hạc: "Đối với những người xung quanh, nếu ta không cố tìm hiểu, sẽ chỉ thấy họ ngu ngốc, bần tiện, xấu xa...".


Đôi khi những bài học cuộc sống lại xuất hiện từ những người mà bạn không ngờ, trong những hoàn cảnh thật bất ngờ. Càng nghĩ càng thấy mình ăn học chi cố, mà ăn ở tệ hơn cả bà bán bánh mì.


Cái câu nói của bả mình chắc chắn đã học, đã đọc đâu đó trong cuốn sách nào, hay nghe người nào đó nói... Nghĩ mãi không ra, nên thôi, mang câu chuyện biên lên đây để hỏi mọi người vậy! ❤


 Lê Minh Tiến

(Tôi là người Saigon)

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Cuộc sống: LỜI DẠY CỦA CHA - Sưu tầm trên mạng.

 




LỜI DẠY CỦA CHA 


Con đã tốt nghiệp, Bố sẽ dành tặng cho con một chiếc xe bố đã mua được nhiều năm trước... nó đã hơn 50 tuổi.


Nhưng trước khi bố đưa nó cho con, con hãy đưa nó đến chỗ bán xe cũ đã qua sử dụng xem họ trả cho nó bao nhiêu.


Người con trai đi đến chỗ xe đã qua sử dụng, trở về với cha và nói: "Họ được đề nghị 1,000 đô la vì nó trông nó đã quá đát".


Cha nói: "Con đưa nó đến tiệm cầm đồ"


Ng con trai đưa đến tiệm cầm đồ, trở về nói với cha: "Tiệm cầm đồ đã đề nghị 100 đô la vì nó là một chiếc xe sắt vụn"


Cha bảo con trai đưa nó đến câu lạc bộ ô tô và cho họ xem xe.


Đứa con trai đưa xe đến câu lạc bộ, trở về và nói với cha: "Một số người ở câu lạc bộ đã đề nghị $ 100,000 cho nó, vì nó là một Mustang cổ điển và được tìm kiếm rất khó thấy trong số các thành viên câu lạc bộ"


Người cha nói với con trai của mình: "Bố muốn con biết rằng con hãy ở đúng nơi coi trọng con đúng cách"...


Nếu con không có giá trị, đừng buồn và tức giận, điều đó có nghĩa là con đang ở sai chỗ. Những người biết giá trị của con là những người đánh giá cao về con, và không bao giờ được ở một nơi mà không ai nhìn thấy giá trị của con.

SƯU TẦM. 

Thơ : EM BIẾT CHĂNG... - Người Vô Tình.

 




EM BIẾT CHĂNG

               …. THÁNG SÁU ĐÃ TRỞ VỀ…


Em biết chăng… tháng Sáu đã trở về

Ve ngơ ngác giữa trưa Hè rực lửa

Cánh phượng hồng thôi bay… ngơ ngẩn nhớ 

Những tiếng cười một thuở đã hoài xa…


Tháng Sáu về khơi nỗi nhớ trong ta 

Bao mùa đã trôi qua còn đọng lại

Những buồn vui của một thời ngây dại

Vẫn dội về cho khoé mắt ai cay…


Tháng Sáu về khơi ký ức nồng say

Kỷ nệm cũ… tưởng bao ngày chẳng nhớ

Cánh hoa xưa ngủ quên trong trang vở

Hoá bướm vàng theo cơn gió bay xa…


Tháng Sáu về… nhắc chuyện cũ đôi ta

Ngày xưa ấy ngập ngừng và khờ dại

Yêu thiết tha… cuối cùng không dám nói

Để một đời… tiếc nuối… giữa cơn mơ


#nguoivotinh

Thơ: NỬA VẦNG TRĂNG HẸN - Hà Thu Thủy.

 






Anh đi xa mang nửa vầng trăng hẹn

Bỏ lại em vầng trăng khuyết đợi chờ

Biết bao giờ anh mang vầng trăng nhớ

Về cho em trang trải hết vào thơ.?


Dẫu vẫn biết cuộc đời như gió thoảng

Nỗi chìm theo sóng cuộn giữa ngàn khơi

Để mỗi lần nhìn theo ngàn mây trắng

Là nhớ người... Cứ đầy mãi không vơi.

HÀ THU THỦY. 

Thư giãn: BÀI HỌC QUÝ GIÁ - Quan Võ st và giới thiệu.

 




BÀI HỌC QUÝ GIÁ. 

             

Ếch hỏi Ốc : Cậu vừa xấu, vừa chậm, lại học hành kém hơn tớ,(bằng cấp toàn đi mua), nhưng sao cậu cứ được thăng quan tiến chức ầm ầm thế. Còn tớ cứ "ngồi đáy giếng" mãi.. 


ỐC thủng thẳng:

Về cậu: rất đẹp, bẻm mép, nhanh nhẹn, vai u thịt bắp, đàn bà nhìn thấy cặp đùi của cậu thì chết mê, chết mệt luôn... Nhưng con đường quan lộ của cậu không thể thẳng tiến hay làm to được. Vì:

- Thứ nhất : chỉ ngồi đáy giếng nên cậu hay coi Trời bằng vung.

- Thứ hai : làm gì cũng nhảy chồm chồm lên; không có tính toán mưu sâu kế hiểm gì, kể cả mưu hèn kế bẩn?

- Thứ ba : cậu chết ở cái miệng , lúc nào cũng ồm ộp, toang toác cái miệng ,sẩy tay còn đỡ, sẩy miệng thì toi !

- Thứ tư : cả hai con mắt chết tiệt của cậu nữa, cứ trố lên thao láo, khi các vị quan trên nhỡ có làm điều gì sai trái, khuất tất, cậu cứ giương mắt lên nhìn, người ta lại tưởng cậu đang soi mói để tố cáo thì thằng nào nó chịu được?!! 

- Thứ năm : Ếch cùng họ hàng với nhà Cóc, nên thỉnh thoảng hay kéo nhau đi kiện Trời ? Mà quan trên thì nó cực ghét, nó “thù lâu nhớ dai” những kẻ hay đâm đơn từ đi kiện tụng, tố cáo lung tung về những việc làm “khuất tất” của nhà quan!? Thử hỏi, chỉ với 5 cái tội “chết người” trên thì thằng chó nào nó còn dám “nâng đỡ trong sáng” cậu nữa..


Còn tớ, tuy xấu xí, chậm chạp, học kém, bằng cấp chắp vá, kể cả nó biết tỏng là bằng cấp đi mua, rồi hồ sơ thì khai gian năm sinh? nhưng bù lại, tớ luôn sống có nguyên tắc, đó là: 

- Thứ nhất : bình thường luôn ngậm miệng, biết giữ mồm giữ miệng..(ngậm miệng ăn tiền í, cậu nghe cổ nhân nói vậy chưa?); người ta mất 3 năm để học nói, nhưng phải mất 30 năm để học “cách im lặng” đấy! 

- Thứ hai : đi đâu cũng đi bằng miệng (uốn ba tấc LƯỠI ) và phải biết “bôi trơn” cẩn thận (cậu chưa nghe câu: Ốc bò trút nhớt à ? Đấy là tớ đang bôi trơn” con đường quan lộ đấy?

- Thứ ba : khi có biến phải biết chui ngay vào cái  vỏ bọc và ngậm miệng lại nghe ngóng hoặc lặn sâu không sủi tăm.


                 (Sưu tầm)

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Tản mạn: ĐỨC TÍNH ÂN CẦN CỦA NGƯỜI SÀI GÒN - Quan Võ st và gt.

 





ĐỨC TÍNH ÂN CẦN CỦA NGƯỜI SÀI GÒN.


Buổi sáng nọ, nơi góc đổ rác chung của cả khu nhà tự dưng xuất hiện một đôi giày cũ còn khá tốt. Giày được đặt trong một cái hộp với tờ giấy ghi chú, nét chữ nắn nót “đồ còn tốt, ai cần xin cứ tự nhiên”.


Ở mấy nước tư bản giãy chết, việc đem bỏ đi đồ dùng còn xài tốt không lạ, nhưng cách nhường lại cho người khác sử dụng với tất cả sự ân cần là một cung cách đáng ngưỡng mộ. Đôi giày cũ khi đặt vào hộp, gửi tặng mơ hồ vào cõi nhân gian, được chủ nhân ân cần đi đánh xi lại, mới và đẹp, ai nhìn cũng thú vị.


Vậy mà mấy ngày sau mới có anh Mễ làm nghề đổ rác đến lấy, rồi để lại chữ “cám ơn”. Đôi giày nằm liên tục mấy ngày ở đấy, vì những người trong khu nhà không ai muốn giành lấy phần của người có thể khó khăn hơn mình.


Thỉnh thoảng thấy trong đời có sự ân cần làm lay động, lại chợt nhớ Sài Gòn với tất cả không gian từng rất ân cần của nó, một không gian mà giờ đây nhắc lại như một thứ của quý đang mất dần, phai dần, dư niệm của nhiều thế hệ.


Sài Gòn ân cần trong trí nhớ đơn giản lạ. Đôi khi chỉ là chuyện người qua đường trú mưa được chủ nhà mời vào ngồi vì sợ kẻ lạ bị ướt. Đôi khi vì một thùng trà đá để trước cửa để giúp bá tánh lỡ đường giải khát trưa hè. Có đi đến tận những thành phố, hỏi đường đi bị tính tiền, mới biết Sài Gòn đã từng ân cần thế nào. Sài Gòn ân cần và vô tư đến mức từng thấy người say nắng ngất xỉu bên đường, không ai biết ai cứ xúm vô cạo gió, lấy thuốc cho uống để giúp khách qua đường có sức đi tiếp.


Mới hôm rồi, may mắn đọc được một câu chuyện của người Sài Gòn mà lòng mát dịu. Lại thấy thương người đất miền Nam không quen nói trôi chữ, chỉ có tấm lòng.


Một anh trên facebook kể rằng anh đi làm thêm kiếm tiền đi học, chạy bàn rửa chén cho một đôi vợ chồng ở Sài Gòn.


Một hôm lỡ tay làm bể hết nguyên chồng tô dĩa, anh lính quýnh không biết làm sao thì bất chợt bà chủ chạy vô nhìn thấy.


Bà sững người, chưa kịp la đã dặn: “Nếu chồng cô có xuống thấy thì nói tại cô làm bể, chứ không ổng chửi chết!”.


Vừa quay lưng thì ông chủ chạy từ trên lầu xuống, nhìn đống tô dĩa nát bấy mà thất thần, rồi dặn: “Nếu vợ chú vô hỏi, thì nói chú làm bể nghe, chứ không bả chửi chết!”.


Người làm công đó mang kỷ niệm ngọt ngào và xúc động đó kể lại trên nhật ký của mình, làm không biết bao người đọc rưng rưng, trìu mến.


Sự ân cần là cách mà con người thấu hiểu đời sống, đối đãi bằng lòng chân thành của mình. Bước đi vài dặm trong một đất nước, có thể thấy sự ân cần cho con người đang ở mức nào.


Việt Nam hôm nay có những thành phố lớn hơn, con người cao sang hơn, đại lộ đi bộ to rộng hơn… nhưng sự xua đuổi người nghèo khó cũng quyết liệt hơn. Sự ân cần như chỉ còn trú ngụ loanh quanh với giai cấp dưới, ở những thị dân ít học được thói cao sang.


Nhiều cao ốc được dựng lên, nhưng không mấy cái có lối đi của người khuyết tật. Nhà vệ sinh công cộng phải xây đắt tiền như tượng đài, nhưng hầu như không có cái nào dành cho phụ nữ có thai hay cho người già yếu.


Trong sự rực rỡ của đất nước này hôm nay, đã nhàn nhạt sự ân cần của người với người. Sự chói lọi chỉ số phát triển vẫn kèm theo khoảng tối đen mù lòa sau lưng nó.



Tuấn Khanh

Thơ: CÓ KHI NÀO ANH NHỚ?-TTH st và gt.

 




CÓ KHI NÀO ANH 

 Thơ: Hoàng Khánh Linh


Có khi nào anh thấy nhớ em không

Ngay cả lúc đang kề bên người khác

Có lúc nào con tim anh đi lạc

Giấc mộng tàn… khao khát ghé bờ môi.


Có khi nào anh ngắm ánh sao rơi

Anh chọt thấy như mắt người anh nhớ 

Phút bâng khuâng thấy lòng mình ngỡ

Chưa từng quên… một người… cũ đã từng.


Có khi nào gặp ánh mắt người dưng

Anh nhớ đến câu chuyện tình dang dở

Chỉ mới đến lưng chừng quên và nhớ

Chưa thành đôi… đã tan vỡ chia lìa…


Có khi nào… độc bước giữa canh khuya

Anh thảng thốt khi lối về… quen thuộc

Có bâng khuâng nhớ về câu nguyện ước

Cùng người dưng chung bước suốt một đời….


Có khi nào…. Anh nhớ… đến khôn nguôi…


#nguoivotinh

Cuộc sống: CÂU CHUYỆN CHIẾC CẦU - St trên mạng.

 




CÂU CHUYỆN CHIẾC CẦU


Hai anh em nhà nọ, tóc đã bắt đầu điểm bạc , sống trong hai trang trại nằm cạnh nhau . Đàn bò của họ ăn cỏ trên cùng một cánh đồng do Cha Mẹ để lại . Suốt ba bốn chục năm , hai bên luôn qua lại giúp đở nhau, lúc cho mượn máy cày , khi thì cho người sang cắt cỏ hộ ....


Thế rồi một ngày kia ...chỉ vì một con bê lạc chuồng , những rạn nứt đầu tiên xuất hiện . Thoạt tiên do bên này ngại bên kia nên không nói , chỉ âm thầm ngó qua nhà nhau với cặp mắt nghi kỵ . Rồi sau đó mối tị hiềm bùng nổ thành những cuộc cãi cọ .


Một sáng nọ ... Người anh đang ngồi bên bàn uống trà thì nghe tiếng gỏ cửa. Bước ra ngoài xem thì thấy có một người đàn ông ăn mặc xuềnh xoàng, vai đeo cưa, tay xách thùng gổ chứa đục bào. Người đàn ông nói : 

__Thưa ông chủ, ở đây có việc gì cần tôi làm không ??.


Người anh đáp : Có đấy, anh hãy nhìn con mương, vùng đất bên kia con mương là trang trại của thằng em tôi. Tuần trước tôi với nó mới cải nhau một trận kịch liệt, sau đó nó mang máy cày tới ủi bãi cỏ giữa hai nhà thành con mương mà anh thấy đó .... đấy là nó muốn chọc tức tôi . Không lẽ tôi chịu thua nó. Sau nhà tôi có bãi gổ anh thấy không ? Việc của anh là làm một cái gì đó , để nó hiểu rằng, thằng anh nó cao tay hơn nó. Làm gì thì tùy anh ... 

À , hay anh dựng cho tôi một hàng rào cao quá đầu người chạy dọc theo con mương , tôi không thèm qua lại hay nhìn mặt nó nữa !.


Người thợ nhìn thẳng vào mặt người anh một lúc, anh thoáng nghĩ ngợi một chút, rồi cắn môi đáp :

" Vâng, thưa ông chủ. Tôi sẽ làm một cái gì đó cho ông chủ hài lòng .!! "


Để mặt cho người thợ bắt tay vào việc cưa, đục, bào. Người anh vào rừng đốn thêm cây, mãi cho tới trời sẩm tối mới về, cũng là lúc anh thợ mộc đã hoàn tất công việc của mình. Mời người anh ra xem . Khi tới gần, bỗng người anh trợn mắt, há hốc mồm . Sao ..! Sao ...không có hàng rào nào hết !! Thay vào đó là MỘT CHIẾC CẦU NỐI LIỀN HAI BỜ CON MƯƠNG CỦA NGƯỜI EM MỚI ĐÀO ...người anh đứng lặng một lúc....và rồi.... rồi ...mạnh dạn bước qua cầu đi về phía nhà người em ...!!


Sáng sớm ngày hôm sau. Khi người thợ mộc chuẩn bị khăn gói lên đường, hai anh em nhà nọ NẮM CHẶT TAY NHAU RỒI CÙNG NÓI : Hay anh ở lại vài ngày nữa đi, chúng tôi có khối việc cần anh làm .!!


Người thợ mộc đáp : Xin cảm ơn các ông , còn nhiều cây cầu nữa đang chờ tôi ....


🍁Sống cho trọn vẹn kiếp người .

Buồn vui, yêu ghét, khóc cười cũng qua.

Đường nào gần, lối nào xa .

Trở về cát bụi cũng là hư vô...


Nguồn & ảnh St.

Tâm sự : GIÀ LÀM GÌ? - St trên mạng.

 





Tâm sự tuổi già 

GIÀ LÀM GÌ?

*Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,

Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn*


Già thì nghỉ ngơi thôi chứ làm được gì nữa hỡi trời! Già mắt mờ, tay run, chân yếu, đầu óc chậm chạp, làm được gì nữa mà làm?....

Hồi còn trẻ thì dường như ai cũng có ước mơ cho mình một khoảng trời bình yên lúc về già, thực hiện những thú vui tiêu khiển mà thời trẻ không có thì giờ thực hiện. Đa số mong sẽ dứt bỏ thị thành náo nhiệt ồn ào về một miền quê yên tĩnh, vui thú với cỏ cây, vạn vật. Kẻ thì mơ sẽ đi cùng trời cuối đất thoả chí tang bồng.

 Ông Nguyễn Công Trứ ngày xưa thì: “ Nào thơ nào rượu nào địch nào đờn, đồ thích chí chất đầy trong một túi. Mặc ai hỏi mặc ai không hỏi tới. Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh!...” 

Ai cũng muốn “dọn” cho mình một chỗ lúc về già, thoả chí bình sinh của một đời người, nhưng đa số rốt cuộc đều vướng phải ba yếu tố trở ngại đến của cuộc đời, đó là:


♡Sức khoẻ: trên 60, cái thân tứ đại một thời xông pha mưa gió, một thời phung phí sức lực cho những bon chen giành tranh, kiếm tìm của cải, chức phận, danh vọng... đã rã rời. Ai cũng vướng chí ít vào một hai trong tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, cao mỡ, suy thận, đau xương khớp, tuyến tiền liệt....Vậy là mọi dự định đều bị xáo trộn, bị phá vỡ bởi bác sĩ, bệnh viện, thuốc men...


♡♡Bạn bè, thân quyến: tới tuổi già thì bạn bè mất đi hơn nửa, cả nghĩa đen lẫn nghĩa trắng. Vì bạn cũng già, cũng đau yếu và chết. Thường thì những người ta tâm đắc lại mất trước ta, kẻ còn lại thì hơn một nửa bị gió bão thời gian bào mòn cái mặt nạ đời, lòi ra khuôn mặt thật che giấu bao năm, còn một ít thì thường bận bịu với gia đình cháu con. Bè biến mất, bạn hắt heo!...

Người bạn đời bên ta cũng đã không còn trẻ nữa, thậm chí ốm đau ta phải bận tâm chăm sóc. Con cái có đường con cái.


♡♡♡Tiền bạc: những bạn già ta vốn dĩ không khó khăn về tiền bạc nhưng đại đa số khi về già lại muốn tằn tiện để dành phòng khi hữu sự, ốm đau. Ngày trước tiền vào nhiều, tiền ra ít, chi tiêu có người này đỡ, kẻ kia đần. Nay thì ngược lại, bao nhiêu chi phí trong đời như ma chay hiếu hỉ, như điện nước, xăng nhớt, điện thoại, thuốc men...., thảy thảy đều phải móc hầu bao ra trả, tiền ra thì nhiều mà tiền vô thì nhỏ giọt, nên lòng ray rức băn khoăn không dám rộng rãi chi tiêu như trước. 

Tiền trong túi ít thì người cũng “nhỏ” dần đi, bạn bè cũng thưa thớt dần đi, người thân cũng lạnh nhạt dần đi....


Nói vậy thôi, tôi thấy nhiều bạn tôi vẫn lắm phong độ, vẫn phiêu lưu trong chốn phong tình, vẫn tụ nhậu mỗi chiều “tăng một tăng hai” chửi thời, chửi thế. Chứng tỏ họ còn rất khoẻ chưa già

Có những anh vẫn ba lô lên vai với lỉnh kỉnh phụ tùng máy ảnh, lên rừng, xuống biển, chụp chim chụp vượn, chụp cá chụp mây. 


Có những bạn thủ thường với thân phận làm cha, làm ông giữ cháu cho con, trông nhà cho vợ. 

....Già là vậy. Những dự tính, những kế hoạch cho tuổi già thường không chủ động được mà do...ông trời! 

Làng quê cũng đã bê tông hoá không còn bờ tre giếng nước, người tứ xứ nhập cư, loa thùng karaoke náo nhiệt ngày đêm, ồn ào phức tạp hơn phố sá rất nhiều...

Bệnh tật đã biến ta thành người thụ động với tất cả, ước mơ đi xe máy chu du khắp mọi miền chụp ảnh quê hương chỉ còn là mộng tưởng viển vông. Chọn nơi ở gần bệnh viện, gần tiệm thuốc tây, gần chợ, đi bộ nhẹ nhàng, ấy là thượng sách!...

Vậy thì già làm chi đây? 


Già rồi, chẳng nên nghĩ mình phải làm gì. Giữ cho ít đau yếu, thuận với cơ thể trong ăn uống nghỉ ngơi, trong chơi bời, bè bạn, để đừng làm phiền con cái, người thân phải vất vả chăm sóc cho mình, đó là đã giữ được đạo già! Bớt luyến nhớ quá khứ, không lo lắng ngày mai, sướng vui khi mặt trời lên thấy mình còn hít thở không khí trong lành, mỉm cười khi tà dương khuất bóng còn dỗ được giấc ngủ bình yên. Đói thì ăn. Khát thì uống. 

Còn đi được thì đi. Còn ca được thì ca. Tựa vai vào bạn đời bên nhau mà bước, và nếu được cả bình an với con cháu trưởng thành, thì đã là một tuổi già mênh mông hạnh phúc!...

SƯU TẦM. 

Thơ : VỀ THÔI ANH !... - Trang Nguyễn.

 




VỀ THÔI ANH !...

Về thôi anh… đêm đã đẫm sương rồi 

Em thương lắm bóng cô đơn lặng lẽ 

Em muốn nắm tay anh một lần... nhưng không thể 

Thương nhớ quá nhiều...vì giờ mãi xa xôi.


Về thôi anh… đừng thương mảnh trăng côi

Đừng lặng lẽ một mình trong đêm vắng

Xót thương anh phương xa em thức trắng

Đừng để em lệ đắng lại tuôn trào


Về thôi anh… đã nhoà nhạt trăng sao

Đời vẫn thế, biết bao điều đành lỡ

Đừng tiếc thương khi duyên tình dang dở 

Giấu vào lòng những nhung nhớ đầy vơi


Về thôi anh… tim em vỡ tan rồi

Em không trách, bởi vì duyên không nợ

Thôi mình giờ… chỉ lưng chừng thương nhớ… 

Em thương anh, nhưng cách trở phương trời...!


Về thôi anh… đừng để lệ em rơi...

Đêm an lành… 

          Hãy ngủ ngon..

                      Người nhé.!!!

TRANG NGUYỄN. 

Vui cười: LÀM GIÀU KHÔNG KHÓ- Sưu tầm trên FB.





 LÀM GIÀU KHÔNG KHÓ 


 Một cô gái cãi nhau với chồng, tức phát khóc nhưng vì sĩ diện nên không dám về nhà khóc: 😪😪😪 Thế là suy đi tính lại, cô đến nhà tang lễ khóc vì tiện thể ở đó có đám tang và cô nghĩ ở đó có khóc thì không ai để ý đến mình.😭 

Đến đó đang là đám tang của một ông lão nên cô gái yên tâm quỳ xuống và khóc ngon lành kèm theo tiếng nấc rất thảm thiết. Thế rồi, có hai người phụ nữ trung niên thương cảm nhìn thấy vậy và nói: "Con ma chết tiệt này, dám có bồ nhí bên ngoài!" 😬Hai bà bàn bạc xong, tiến lại cô gái và nói:

"Em ba à, thấy em khóc thảm thương thế này, coi như đền bù cho tuổi trẻ của em, các chị chia cho em 2 tỷ tiền mặt, còn nhà cửa, đất đai, cổ phiếu... em đừng nghĩ tới chuyện chia phần nữa được không?" 🤔🤔🤔

ST 

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Nhân ngày của cha: LỜI CHA DẠY- Thai NC.





 LỜI CHA DẠY

(Nhân ngày của Cha, Father’s Day 20-6-2021)


Chương trình giáo khoa lóp Nhất tiểu học (tức lớp Năm sau này) có bài tập đọc đại ý nói rằng: Nếu đi giữa dòng sông và bị lật thuyền, có cha, thầy, và vua, cả ba người đều không biết bơi thì phải cứu vua trước, xong cứu thầy, rồi mới cứu cha. 

Tôi không chịu, về nhà nói với ba tôi rằng phải ngược lại mới đúng: con sẽ cứu ba trước, rồi mới cứu thầy, vì thầy dù có công dạy dỗ nhưng làm sao bằng cha được? Còn vua là ai, đâu biết? 

Ba cười nói: Sách dạy vậy thôi chứ khi đó ai ở gần nhất, con cứu người đó. Tình thế nguy cấp không có sự chọn lựa. Lỡ ba đang ở xa nhất, con ráng tới cứu cũng không kịp, rồi cả ba người cùng chìm, trong khi con có thể cứu một người khác. Cho nên phải cứu người đang ở gần con nhất, không kể là cha, thầy, hay vua. 

Đó là bài học luôn luôn ghi nhớ về cách ứng xử ba tôi đã dạy khi hãy còn thơ.

Nhưng lúc đó tôi cũng láu lắm, bèn hỏi tiếp rằng: tại sao sách nhà trường không dạy như ba nói nghe có lý hơn, lại dạy phải cứu vua?

Ba giải thích rằng: Nền văn hóa và giáo dục nước ta dù đã có nhiều cải tiến theo tây phương, nhưng cội nguồn vẫn còn ảnh hưởng nền tảng Khổng Giáo của thời phong kiến. Các chính thể quân chủ thời xưa đã dùng triết lý QUÂN SƯ PHỤ, tôn sùng nhà vua để trị nước. Thuyết đó không sai vào thời điểm bấy giờ, nhưng với trình độ dân trí hiện nay thì không còn thích hợp nữa.

Và ông tiếp, nếu được quyền soạn sách giáo khoa cho bộ giáo dục, sẽ thế bài “Quân Sư Phụ” ở trên bằng bài “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của thầy Mạnh Tử.

Những ngày thơ ấu đã qua, nhưng bài học cha dạy năm xưa nhớ mãi trong lòng.

./. 

ThaiNC

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Thơ: TÌNH THẦM LẶNG - Nhung Trần.


(Cư xá sinh viên Học Viện QGNN- SG)


 Tình Thầm Lặng

 

Tôi gặp em như thể

Duyên đến thật tình cờ

Ngay phút đầu gặp gỡ

Lòng xao xuyến, ngẩn ngơ

 

Ngôi trường đường Cường Để

Bỗng ấm áp dạt dào

Bên hàng me em tựa

Me xanh cũng ngọt ngào

 

Cùng giảng đường chung học

Anh không dám ngồi gần

Thà trộm nhìn cách khoảng

Lòng mơ tưởng bâng khuâng

 

Anh trách mình khờ dại

Thẹn thùng chẳng nói gì

Chỉ yêu bằng ánh mắt

Nhìn giấc mộng trôi đi...

 

Giờ đây ngồi nhớ lại

Chuyện cũ của năm nào

Có khi nào em biết?

Mối tình anh ước trao

 

NHUNG TRẦN. 

QLD 11/06/2021

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Thơ: TẠ TÌNH 2- Giáng Hương





TẠ TÌNH 2

( Thêm một bạn cũng là bạn thời sinh viên 1970 -1974 tham gia MCHX blog với Nhung Trần qua bài thơ TT 2 )

Những bóng hồng của một thời trai trẻ

Đã nhạt nhòa sương khói năm mươi năm

Chỉ còn ta ngồi lại với âm thầm

Trong nỗi nhớ mênh mang sầu lẻ bóng

Con đường với hàng me xanh gió lộng

Vẫn mãi còn lưu giữ những tàn phai?

Khi lời hẹn thề giờ xa thẳm đêm dài

Cho ta tạ lỗi với ngày xưa một thời thương nhớ!

GIÁNG HƯƠNG 

10/6/2021

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

Thơ: TẠ TÌNH - Nhung Trần.

 





TẠ TÌNH. 

( Một bài thơ mới sáng tác để nhớ về "một chút hương xưa" của một chàng sinh viên bạn học vào năm 1970.)

Bao nhiêu năm qua rồi

Đời như áng mây trôi

Tình yêu từng lạc lối

Giờ ôm kỷ niệm thôi


Ngày xưa em trong trắng

Ngây thơ đến hồn nhiên

Yêu hết lòng như thể

Nắng hôn gió triền miên


Em muốn dừng bến đỗ

Anh chưa vội lên bờ

Tương lai đầy khát vọng

Giết chết mối tình thơ


Anh tiếc mình non trẻ

Chưa biết yêu là gì?

Tình yêu đầy lý trí

Là chẳng biết yêu chi!


Giờ đây hai lối rẽ

Em trôi dạt phương trời

Có khi nào em nhớ

Đến mối tình chia phôi


Anh mong ngày gặp lại

Nói với em muộn màng

Lời tạ tình ân hận

Day dứt sầu vương mang


NHUNG TRẦN. 

(QLD 09/06/2021)

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

Tản mạn: MỘT TÂM HỒN - Quan Võ st và gt.

 


 ( Hình ảnh cô giáo sưu tầm trên FB )


MỘT TÂM HỒN

Câu chuyện bình dị này không hư cấu với 90 phần trăm sự thật.

  Nhân vật chính của truyện giờ là một Bác sĩ giỏi, với trình độ chuyên khoa cao, và đang giữ vị trí lãnh đạo trong ngành Y tế.

Truyện ngắn “Người học trò đạp xích lô”, mong được chia sẻ với các đồng nghiệp và các thế hệ học sinh những tâm sự về nghề dạy học.

Trân trọng cám ơn bạn đọc. 

         Kết thúc chuyến đi xa ở Hà Nội, cô giáo đồng nghiệp với tôi trong câu chuyện này trở về trên chuyến tàu Thống Nhất, đến ga Phan Thiết lúc 12 giờ đêm. Cô phát thanh viên đón chào hành khách bằng cái giọng trầm khàn vọng vào đêm sâu làm cho cả con tàu bừng tỉnh giấc. Niềm háo hức của người đi xa, về với nơi thân thuộc gắn bó khiến bước chân tôi nhanh nhẹn lạ thường.

  Thoáng một cái tôi đã ở ngoài phố. Thật yên tĩnh: vườn hoa với những chiếc ghế đá trầm ngâm; con đường thoáng đãng, mải miết chạy dài về phía biển. Tôi gọi xích lô để được về thật nhanh với ngôi nhà ấm cúng, nơi có những đứa con kháu khỉnh, mà những ngày xa lòng tôi nôn nao nhớ. Một người đạp chiếc xích lô tiến lại. Dưới ánh điện vàng vọt, tôi thấy đó là một thanh niên dáng dong dỏng, mặc chiếc áo sẫm màu vá nhiều miếng to, chiếc mũ lá rộng vành sụp xuống mặt. Cậu ta còn quá trẻ, tôi đoán vậy.

  -Về phố Trần Hưng Đạo bao nhiêu em?

  Tôi hỏi giá, vì nghe nói giá xe ban đêm gấp đôi ban ngày, vả lại túi tôi đã cạn sau chuyến đi dài.

-Dạ mười ngàn .

Chàng trai đáp một cách từ tốn và rất nhỏ. Tôi nghĩ, không phải đi bộ quãng đường hai cây số, mà chỉ mất chừng ấy tiền thì không nên đắn đo. Nhưng tôi có quyền mặc cả cơ mà!

-Năm ngàn nhé!

-Dạ.

Tiếng “dạ” có vẻ nhỏ hơn. Tôi lên xe, thầm nghĩ chàng trai này dễ chịu thật, loại người chăm chỉ đây, chắc hoàn cảnh khó khăn nên mới phải làm lụng đêm hôm vất vả thế này.

  Thành phố ngủ say. Không có tiếng động nào ngoài tiếng xích xe nhịp đều đều theo đôi chân mải miết của chàng trai. Những vòm cây, những mái nhà tôi đã bao lần đi qua, dừng lại, ngắm nhìn, vậy mà trong đêm, tất cả trở nên lạ lẫm. Tất cả đột ngột hiện ra rồi lặng lẽ lùi vào vắng vẻ.

 Tôi yêu sự yên tĩnh này bằng một cảm xúc mới mẻ như lần đầu tiên tôi nhận ra cái thơ mộng của phố xá lúc đêm khuya. Tôi hít sâu vào lồng ngực, hưởng lấy chút không khí trong lành ẩm ướt hơi sương. Chưa kịp nghĩ ngợi gì thì xe đã dừng lại trước cảnh cổng sắt sơn xanh ẩn giữa bờ hoa giấy. Tôi trả tiền, chàng trai không nhận, chỉ vội vã quay xe, rồi nói, vẫn cái giọng rất nhỏ:

-Cô về nghỉ ạ, em đi.

Bây giờ tôi mới ngẩn nhìn chàng trai:

-Phương!

 Tôi thốt lên ngạc nhiên, ngỡ ngàng nhận ra cậu học trò lớp 12A mà tôi đang chủ nhiệm. Không nói được gì thêm, tôi đứng trân trân giữa đường nhìn theo bóng Phương lẫn vào phố vắng. Một cảm giác xấu hổ làm tôi đau nhói. Tôi trách mình sao vô tình đến thế? Sao tôi không nhận ra Phương. Phải vì em mặc chiếc áo vá nhiều miếng to? Tôi lại còn mặc cả tiền bạc nữa chứ !Điều này có vẻ mâu thuẫn với những những gì hay ho mà tôi say sưa rao giảng trên lớp. Những ý nghĩ xót xa dày vò khiến tôi đứng ngoài phố một lúc lâu mới gọi người nhà mở cửa. Đêm ấy tôi trằn trọc cho đến khi đài phát thanh thành phố truyền đi bản nhạc quen thuộc đầu tiên trong ngày.

Tôi đến lớp với tâm trạng buồn khó tả. Câu chuyện hôm qua giúp tôi hiểu rằng không thể đánh giá học sinh một cách hời hợt, nông cạn. Năm mươi học sinh ngồi đây là năm mươi thế giới bí ẩn. Tâm hồn các em như cầu vồng bảy sắc mà ta bất chợt nhìn thấy nhờ những tia sáng mặt trời.

  Phương vẫn ngồi kia, góc cuối lớp, nét mặt không gì đổi khác, mà sao bây giờ tôi mới nhìn kỹ, cái mũi cao thẳng trên khuôn mặt khôi ngô, đôi mắt luôn ngời lên ánh nhìn thông minh và ngay thật. Bao giờ Phương cũng chỉnh tề với mái tóc gọn gàng, áo sơ mi tém trong chiếc quần xanh ngay ngắn.Cái dáng cao và nước da trắng làm nên vẻ thư sinh, khiến tôi không nhận ra em trong “vai” chàng trai đạp xích lô đêm qua.

 Tôi nhớ lại những cuộc họp hội đồng giáo dục, nhiều ý kiến phản ánh tình hình học sinh. Để tiếp tục cắp sách đến trường đối với các em không đơn giản chút nào. Có em phải bán trứng luộc trên tàu, bán hàng rong ngoài bờ biển, gánh nước thuê, đạp xích lô… Tôi cho rằng đó là những thực tế không tránh khỏi, nhưng lại đinh ninh rằng lớp tôi không có những trường hợp như vậy, bởi vì ánh mắt các em bình thản, vô tư lắm. Hoá ra lâu nay tôi toàn nhận xét học sinh theo cảm tính. Tôi có biết đâu, đằng sau tiếng cười hồn nhiên của các em là một cuộc sống đầy vất vả, lo toan.

  Tôi không thể làm ngơ trước một học trò như Phương được. Tôi phải tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư của em, ý nghĩ đó thúc bách tôi mạnh mẽ. Giờ nghỉ, tôi gọi Phương ra hành lang.

-Hôm qua cô có lỗi là không nhận ra . Cám ơn em đã đưa cô về nhà, nhưng tại sao em lại có vẻ tránh cô thế nhỉ?

-Thưa cô, Em thực sự không muốn cô phải bận lòng nhiều vì chúng em…

-Sao em phải đạp xích lô ban đêm?

-Dạ, em thuê chiếc xích lô này. Chủ xe đi ban ngày, ban đêm họ nghỉ, cho thuê.

-Đêm nào cũng vậy, còn thời gian nào mà nghỉ ngơi?

-Thường lệ cứ 7 giờ tối, em đi các phố đón khách, sau đó lên ga chờ khách xuống tàu. Em về nhà lúc 2 giờ sáng ngủ đến 5 giờ dậy, đi học.

-Ngủ ít vậy mà cô không thấy em ngủ gật?

-Dạ, em quen rồi.

-Cô còn mắc nợ em đấy, chủ nhật cô đến nhà thăm em được chứ?

Phương “dạ” một tiếng rồi đi vào lớp, hoà trong đám học sinh đang gõ bàn hát ầm ĩ. Tôi nghĩ, em không thể sống vô tư.

Phương ở trong hẻm một khu phố lao động. Căn nhà chật chội, với những đồ vật sơ sài sắp đặt không được hợp lý lắm. Tất cả muốn nói rằng cái “hậu phương” của em chẳng có gì là vững chắc. Phương kéo ghế, mời tôi ngồi, cử chỉ chững chạc, lễ độ và tự nhiên, không có sự khúm núm mà tôi thường gặp ở một số học sinh. 

  Vừa rót nước ra những chiếc ly thủy tinh, em vừa kể:

"Bố em là lính ngụy, mất tích trước giải phóng. Mẹ em cũng mới mất cách đây hai năm. Bệnh hen suyễn đã hành hạ bà suốt cuộc đời. Cho đến giờ em vẫn không thể nào quên hình ảnh mẹ khô gầy, hố mắt trũng sâu, đêm đêm không ngủ được, mẹ phải dựa lưng vào vách, há miệng ra thở những hơi thở khò khè, nặng nhọc. Căn bệnh hiểm nghèo, nên mọi sự chữa chạy đều vô hiệu. Mỗi lần lên cơn khó thở, mẹ co rúm người, vật vã khổ sở. Mẹ bảo chỉ mong chết. Em ước mình là bác sĩ để cứu mẹ. Mẹ mất, cuộc sống chúng em càng khó khăn. Hai đứa em nhỏ cũng đang tuổi ăn học. Mấy lần em tính bỏ học, đi làm kiếm tiền nuôi các em, nhưng xa lớp, xa các bạn, nhớ quá, không chịu nổi. Với lại em ước mơ trở thành bác sĩ nên phải cố gắng cô ạ…”

 Bây giờ thì tôi hiểu vì sao Phương học giỏi. Mỗi sự vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, đều có một động lực bên trong. Từ đó, mỗi khi giảng bài, tôi thường nhìn vào mắt em, ở đó niềm hy vọng đang cháy lên và tôi như được tiếp thêm sức mạnh.

Bẵng đi một thời gian dài, dễ đến bảy, tám năm, tôi đã là bà giáo thâm niên trong nghề.Bao nhiêu lớp học sinh đi qua cuộc đời, bao nhiêu gương mặt lưu lại trong tâm trí, có những điều bị xoá nhoà, lãng quên, có những niềm vui, nỗi buồn khắc sâu thành kỷ niệm. Tôi bắt đầu ngấm mệt, bắt đầu cảm nhận những bất cập và cả nỗi buồn của nghề dạy học.

  Một buổi sáng, sau khi dạy xong bốn tiết văn, tôi bước ra khỏi lớp bỗng thấy đầu choáng váng mắt nhoà đi, cổ họng đau cứng như có vật gì to lắm chẹn lại, ngực tức tựa hồ ai đem đặt vào đó một tảng đá. Tôi ho rũ và khạc ra một cục máu đỏ bầm to bằng đầu ngón tay. Không tin ở mắt mình, tôi nhìn kỹ lại, thì đúng là một cục máu. Tôi bàng hoàng kinh sợ, nghĩ đó là dấu hiệu của bệnh “lao” và rùng mình nhớ đến những đồng nghiệp của tôi đã chết vì lao phổi. Hai mươi năm cầm phấn, viết và nói, tôi đã hít không biết bao nhiêu vi trùng. 

Những hạt bụi trắng, li ti mà những người làm thơ, làm nhạc đã tha thiết ngợi ca. Tuổi trẻ vốn tin vào những gì đẹp đẽ. Tôi cũng một thời thi vị hoá bụi phấn. Cứ để mặc cho phấn nhuộm trắng bàn tay như một bông hoa huệ; Cứ để phấn bám đầy quần áo, rắc mịn màng lên tóc, bay vào mũi, vào miệng, đó mới thật sự yêu nghề, xả thân vì đạo. Cứ gào lên mà giảng, chẳng hề băn khoăn về hai lá phổi. Mấy lần thấy đau cuống họng, ngậm vài viên ômai ngòn ngọt, dìu dịu lại nói rất say sưa. Có lúc mệt lử tự dặn mình đừng hăng quá, phí sức, nói nhỏ lại, ít đi, chậm rãi hơn, nhưng gặp chỗ tâm đắc, hứng lên, lại thao thao bất tuyệt. Chợt nhớ mình quá đà thì cổ họng đã sưng tấy lên rồi. 

Lần này không thể xem thường, tôi phải đến bệnh viện. Phòng khám khá đông. Tôi lấy cuốn sách “Giáo dục con người chân chính” của Xu-khôm-lin-xki ra đọc, chờ đến phiên mình.

-Chào cô ạ – Một người mặc áo bơ -lu trắng, mang kính cận, nhìn tôi, cười:

-Thưa cô, cô khám bệnh ạ, cô có nhận ra em không?

Trong giây lát, những gương mặt học trò lần lượt hiện lên trong trí nhớ.

-A, Phương! – Tôi khẽ reo lên – Thế ra bây giờ em không tránh cô như dạo trước nữa.

– Dạ. Sau khi tốt nghiệp đại học Y khoa, em về làm việc bệnh viện này. Thưa cô, mời cô vào phòng khám.

  Hôm ấy, chính Phương đã khám bệnh cho tôi, đôi mắt em nheo lại, đăm chiêu dõi theo từng nhịp thở của tôi qua chiếc ống nghe. Sự bình tĩnh và thành thạo của Phương làm cho tôi hoàn toàn tin cậy. Tôi đâu còn là cô giáo của em như ngày nào trang nghiêm trên bục giảng. Tôi là bệnh nhân, còn em là thầy thuốc. Phương đưa tôi đến phòng khám tai mũi họng, khoa X quang chụp phổi. Cử chỉ của Phương lẹ làng dứt khoát, tôi chỉ biết phục tùng như một cái máy. 

Sau đó, tôi đến ghế đá vườn hoa giữa bệnh viện ngồi chờ kết quả xét nghiệm. Một chiếc lá xanh non khẽ chạm vào tay tôi như một cử chỉ dịu dàng. Chẳng có cơn gió nào giật đi chiếc lá như trong truyện của O. Henry. Vây quanh tôi là muôn nghìn con mắt lá, tràn trề hy vọng. Ngồi ở vườn hoa tôi có thể nhìn toàn cảnh bệnh viện. Một chiếc cáng đưa một bệnh nhân vừa chết xuống Nhà vĩnh biệt, những tiếng khóc dữ dội đi theo.

  Một anh thanh niên ngồi ở ghế đá bên cạnh nở một nụ cười sung sướng khi có người đến báo tin vợ anh vừa sinh con trai đầu lòng. Ở đây sự sống và cái chết diễn ra trong khoảnh khắc. Nếu có khi nào ta đứng trong khoảnh khắc ấy sẽ cảm nhận sâu sắc hơn hạnh phúc và khổ đau. Những người thầy thuốc là những chiến sĩ gan góc, họ đang chiến đấu âm thầm, giành lại sự sống, niềm hạnh phúc cho con người, mà sao bây giờ tôi mới thấm thía điều này. Phải chăng, chỉ lúc nào ta là bệnh nhân, bị nỗi đau thể xác dày vò, ta mới suy nghĩ về công lao của người thầy thuốc?

  Chị bạn tôi là bác sĩ phàn nàn rằng “nghề Y khổ sở lắm. Mổ bụng người, cắt cả khúc ruột thừa, mà tiền bồi dưỡng không bằng tiền trả cho anh thợ ngồi ở đầu đường vá cái ruột xe”. Ồ, thế thì nghề dạy học của tôi có hơn gì? Tiền bồi dưỡng cho một giờ dạy học ngoài tiêu chuẩn, gọi là giờ phụ trội, chỉ mua được một quả chanh. những chuyện như thế thật vô cùng, làm sao có thể ghi hết bằng vài trang truyện?

Có điều là tôi, chị và tất cả mọi người vẫn sống, vẫn làm việc. Chúng ta là những trí thức không thể lạc quan theo kiểu A-Q (truyện Lỗ Tấn) nhưng chắc chắn còn có một sức mạnh vô hình nào quyết định sự sống của ta. Bát cơm, manh áo, chẳng đơn giản chút nào, nó làm ta chóng mặt. Nhưng đáng sợ hơn khi trái tim ngủ yên, bộ óc ngủ yên…

  Có những lúc tôi tưởng mình sắp ngã xuống giữa bục gíảng cao và vững chãi như cái điểm tựa kia. Nhưng rồi lòng tự trọng đã buộc tôi phải đứng lên với một tư thế đàng hoàng. Mỗi giờ dạy thất bại khiến tôi đau đớn hơn cả nỗi đau thể xác. Mỗi một giờ dạy thành công thì niềm hạnh phúc ùa đến ngập tràn, như được hồi sinh. có khác gì niềm vui của người thầy thuốc giành lại sự sống cho người bệnh từ tay thần chết… 

Có lẽ tôi sẽ còn nghĩ ngợi miên man nếu Phương chưa trở lại. Em cầm trong tay tấm phim to bằng trang giấy học sinh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một phần cơ thể của mình trên hình ảnh, hồi hộp, lo âu. Chỉ một lời nói của Phương lúc này là quyết định phần đời còn lại của tôi. Nếu tôi bị lao phổi có nghĩa là tôi phải vĩnh viễn rời xa bục giảng.

Phương giơ tấm phim lên, chỉ vào từng vùng sáng tối giải thích:

– Thưa cô, kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng sức khỏe của cô hiện thời không đáng lo ngại. Không có dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Cô chỉ bị yếu phổi. Hiện tượng ho ra máu là do viêm họng, xung huyết. Cô cần được nghỉ ngơi ít ngày và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn, nếu thấy trong người còn mệt cô trở lại đây.

Tôi run run đón lấy tấm phim từ tay Phương, khẽ nói “cám ơn em” mà nỗi xúc động như muốn vỡ òa.

Phương tiễn tôi ra cổng bệnh viện. Quãng đường ngắn không cho phép cô trò nhắc nhiều về kỷ niệm, nhưng hình ảnh cậu học trò mặc chiếc áo vá nhiều miếng to, đạp xích lô và căn nhà chật chội trong hẻm hiển hiện trong tâm trí tôi. Sực nhớ điều gì tôi hỏi:

– Hai em của Phương thế nào?

– Dạ, tốt nghiệp đại học hết cả rồi cô ạ. Một đứa Bách khoa, một đứa kinh tế.

– Ôi trời ! Giỏi quá. Làm thế nào mà nuôi nhau ăn học?

– Dạ, cũng tự lao động kiếm sống thôi ạ. Chật vật, gian nan lắm, nhưng rồi cũng qua.

– Em làm cô bất ngờ quá đấy Phương ạ. Sự thành đạt của các em là bài học làm người.

– Em vẫn nhớ, khi giảng bài, cô thường nói: Hạnh phúc chỉ có thể đạt được bằng nghị lực vươn lên không ngừng.

Tôi tin Phương thành thật, vì em nói điều đó sau những trải nghiệm của chính cuộc đời mình. 

Chia tay Phương, tôi ra khỏi bệnh viện trong trạng thái nhẹ nhõm như chưa từng đau ốm. Phần vì Phương đã cho tôi biết tôi không bị lao phổi, nhưng lý do quan trọng hơn khiến tôi trở nên khỏe khoắn là vì tôi vừa được chứng kiến “thành quả” của mình.Người thầy giáo thường mang tâm sự buồn vì nghề dạy học vất vả, âm thầm nhưng chẳng bao giờ được nhìn thấy “sản phẩm”. Thì đây, sản phẩm của nghề dạy học là những con người, những thầy thuốc, kỹ sư, nghệ sĩ, nhà kinh tế, nhà lãnh đạo…

  Tôi sung sướng nhận ra, với tôi, không có chỗ đứng nào tốt đẹp hơn chỗ đứng trên bục giảng...

Không một hành động nào cho dù nhỏ nhoi, che đậy, giấu kín tới đâu mà không tạo Nhân và không có Nhân nào mà không gây Quả !! Hãy cẩn thận trước khi làm một điều gì ! 


Sưu tầm

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

Tản mạn: CÀ PHÊ TÂN MAI - Sưu tầm.





 CÀ PHÊ TÂN MAI 

Làng Tân Mai có Quốc Lộ 15 chạy ngang , bắt đầu từ cây xăng ông Văn ( ông Văn là em ông Thiên trước bán hòm , sau này con ông Thiên bán thịt bò cách tiệm sách Long Hải hai nhà ) chạy dài đến cầu Đa Mình . Quãng đường dài hơn cây số trước năm 1975 cũng chỉ vài quán bán cà phê buổi sáng , cà phê Thanh đối diện lối vào họ Thánh Tâm của bố anh Hùng , cà phê sáng quán Phở Nam Hưng sau không bán phở mà bán cháo lòng của bố ông Màu , cà phê Tí bên hẻm tiệm Bắc Sơn , cà phê Chọn gần nhà ông Miêng sửa xe đạp , cà phê ông Đàm , cà phê bà Đức , cà phê ông No , và cà phê quán Thoàn . 

  Trong các quán cà phê thì lâu đời nhất là của ông Đàm . Ông cụ Đàm mở cửa từ 3 giờ sáng cho những người khách dậy sớm tìm cữ cà phê đầu ngày và đóng cửa lúc 9 giờ sáng . 

 Luận cà phê ngon thì cà phê nào cũng như nhau , giá tiền bằng nhau trừ những quán như Thanh hay Thoàn bán cả ngày đến tối có thêm dàn máy casette phát nhạc vàng . 

 Cà phê ông Tí thì mở trễ hơn khoảng 6 giờ nhưng cũng chỉ bán đến 9 giờ thì dẹp .

 Cà phê là thức uống do người Pháp mang sang xứ thuộc địa Đông Dương , nghe nói chính ông Năm Yersin là người tìm ra đất Dalat đã mang hạt giống để trồng trên đất An nam này .Ở Sài Gòn hay Hà nội người Pháp đã xây dựng lên những kiến trúc thuộc địa đẹp đẽ , trong đó có những khách sạn lâu đời như H’ôtel Continentant , những nhà hàng sang trọng Brodard ... Hãy tưởng tượng các ngài quý tộc mặc áo quần ka ki chân đi ủng cao đến đầu gối đưa các quý bà váy bồng đầu đội nón vải viền ren vào nhà hàng . Gọi tách cà phê lấy thìa bạc cho chút đường vào khuấy nhẹ tạo ra những tiếng lành canh như chuông bạc , tay quý bà nâng tách cà phê bằng ba ngón chừa lại ngón út cong cong thật sang trọng . 

 Đó là ngày xưa thôi , thú uống cà phê của người Tân Mai bây giờ bình dị hơn nhiều. 

 Thức giấc lúc bốn giờ , sau khi vệ sinh răng miệng rồi chỉn chu trong trang phục ta thong thả dạo bước trong sương đem lành lạnh phả vào mặt đến quán ông Đàm . Ông cụ dáng cao gầy có anh con phụ giúp sẽ lại đăt một ấm trà nóng rồi hỏi anh muốn uống gì ? Cà phê , cà phê sữa , pạc sỉu ... hay bất cứ thứ gì anh muốn uống ! 

 Ly cà phê có phin lọc được mang ra bàn , anh ngồi chờ những giọt cà phê nâu chảy xuống đáy ly , những sợi khói nhẹ sẽ bay lên nhẹ nhàng mang theo mùi thơm của cà phê, của bơ được tẩm vào hạt cà phê khi rang .Anh ngồi đó suy nghĩ vẩn vơ trong thinh lặng buổi sớm . Thỉnh thoảng cái tĩnh lặng ấy bị tiếng máy xe lambro nào đấy chở hàng sớm phá vỡ .

 Phin cà phê đã cạn nước , anh nhấc xuống và cho đường vào khuấy. Nâng ly lên không cần kiểu cách như quý bà ở trên và nhấp thử một chút . Ngọt và đắng nhẹ thêm vị chát hơi tê lưỡi trộn lẫn trong vòm họng , mùi thơm của cà phê sẽ làm anh thấy sảng khoái sau một giấc ngủ ngon. Với tay lấy gói thuốc châm một điếu rít nhẹ cho buồng phổi tràn đầy khói thuốc . Thật sự là một khởi đầu cho buổi sáng . 

 Hôm nào đấy anh chán vị ngọt của đường anh có thể kêu một ly cà phê sữa . Ông cụ hoặc anh Tĩnh sẽ mang ra cho anh một ly cà phê có chút sữa đặc đựng trong ly nhôm ngắn rót nước nóng . Nước nóng để khi phin cạn nước thì ly cà phê vẫn ấm . Khuấy cho đều anh sẽ có một thứ nước màu nâu nhạt , vị cà phê sữa ngọt hơn nhưng béo hơn và thơm ngon hơn . Lấy điếu thuốc có đầu lọc chấm nhẹ đầu lọc vào ly cà phê , khói sẽ nhẹ hơn và có một ý vị khác với khi uống cà phê đen . Lại một hôm khác anh gọi ly pạc sỉu để thử . Ly sữa đặc châm vào chút cà phê có màu trắng xám uống cũng khá ngon , vị cà phê sẽ đánh bớt vị béo ngán của sữa . 

 Cà phê có thể được pha chung với đá để thành cà phê đá , hoặc cà phê sữa đá tuy vậy ít người uống cà phê đá sáng sớm , nếu ngày hôm qua hơi uể oải thì sáng nay anh hãy gọi một ly cà phê sữa đá . Cũng là ly cà phê sữa nhưng sẽ có thêm ly đá đập vụn . Anh đổ ly cà phê sữa vào ly đá khuấy nhẹ , tiếng đá vụn chạm vào thành ly nghe vui tai . Nhấm thử một ngụm nhỏ, cảm giác lạnh của cà phê sẽ làm dịu đi cái mệt mỏi trong người anh . 

 Trời đã sáng hơn , chợ đã có lác đác người dọn hàng và quán sẽ đông hơn , tiếng cười nói , chuyện trò sẽ lấp đầy tai anh , quán không có báo chí nhưng tin tức  sẽ được trao đổi từ người này qua người khác . Tin BBC , tin trên đài truyền hình, đài phát thanh, thậm chí tin đồn phong thanh cũng sẽ tràn ngập và bàn luận sôi nổi . Anh không có gì để nói thì lắng nghe cũng vui . Thỉnh thoảng ông cụ Đàm cũng góp vài lời nhưng anh Tĩnh hoặc anh Dũng thì kiệm lời hơn . 

 Bảy hay tám giờ thì quán sẽ thưa dần , khách rời quán tạt ngang mua ổ bánh mì về lót dạ rồi đi làm . 

 Quán ông Tý thì tuy nổi tiếng nhưng cũng ít khách do ông mở trong hẻm và ngồi bên lề nên hơi bất tiện . Quán Chọn thì mở  trễ hơn và cả ngày nhưng chỉ hợp với lớp trẻ , đông nhất vẫn là sáng Chúa Nhật sau lễ thứ hai . Quán Tiến (Vân Khanh) cũng như quán Chọn . 

  Sau này có anh Khôi mở quán ngay cổng trại bán cũng đông khách lắm. Tuy vậy anh Khôi bỏ nghề và cho ngân hàng thuê làm trụ sở .À quên còn quán Bà Đức và quán ông No . Nhiều người đã bỏ nghề chỉ còn ông Đàm , chị Sáu con Bà Đức vẫn bán . Cà phê vẫn có khách hàng quen vì thật sự vào những năm khó khăn người ta đồn thổi cà phê là bắp hay đậu nành rang cháy pha thêm vào nhưng tôi thấy ông cụ Đàm hay ông Tân em ông Tí rang cà phê hạt rồi xay ra đem bán cho dù giá hơi đắt . 

 Tôi không được uống cà phê ông Đàm từ khi đi làm xa . Tôi cũng bỏ thuốc nhưng không bỏ cà phê . Ông cậu từ Darlac mỗi năm vẫn gởi về cho má tôi vài ký . Tôi đem nhờ một bà cô ở đối diện nhà bà Loan vàng rang rồi xay . Cứ mỗi ký hạt được 600 gram cà phê rang bà lấy công vài mươi ngàn . Không ra quán thì tự pha và thưởng thức thứ nước màu cánh gián mỗi buổi sáng . 

 Giờ đang sống xa quê mỗi sáng vẫn uống cà phê Tim Horton pha máy nhưng cảm thấy uống cũng được vì uống cà phê Việt bị ép tim . Có thể mình lớn tuổi rồi chăng . 

 Viết vài hàng này để nhớ lại khoảng trời quê nhà , nhớ lại cái không gian đầm ấm của quán ông Đàm , nhớ không khí náo nhiệt , nhớ cảm giác tĩnh lặng mỗi sáng sớm . 

 Bao giờ về Việt Nam tôi sẽ lại ra quán ông Đàm để đắm mình trong hồi ức của nhiều năm trước . Tôi sẽ về !

Thư giãn: CHUYỆN SĂN VỊT - Sưu tầm trên mạng.





CHUYỆN SĂN VỊT 

 Một ông luật sư rất nổi tiếng đi săn vịt trời ở ngoại ô thành phố.

Ông ta bắn được một con vịt nhưng nó lại rơi vào nông trại. Luật sư trèo qua hàng rào vào bên trong nông trại, các nông dân liền chặn ông ta lại:


- Ông vào đây làm gì?


- Tôi đã bắn được một con vịt, nó rơi vào đây và tôi đến để lấy lại nó.


- Nhưng đây là đất của tôi, và ông không thể làm như vậy được.


- Tôi là luật sư giỏi nhất thành phố đấy, nếu ông không để tôi lấy con vịt tôi sẽ đưa ông ra tòa.


- Hình như ông không biết luật lệ ở đây, chúng tôi giải quyết những mâu thuẫn nhỏ bằng một trò chơi - Người nông dân cười rồi nói


- Nó như thế nào - viên luật sư hỏi.


- Là như vầy, trước tiên tôi sẽ đá ông ba cái và sau đó ông đá lại tôi cũng ba cái, cứ như vậy cho tới khi một người không còn chịu nổi nữa.


Viên luật sư nghĩ thầm và quyết định chơi trò đó, ông ta nghĩ rằng có thể dễ dàng hạ gục người nông dân già kia. Người nông dân liền tiến tới gần viên luật sư, đá cho ông ta ba cái như trời giáng bổ nhào. Viên luật sư đầy căm hờn, loạng choạng đứng dậy nói:


- Và bây giờ, lão già kia, tới lượt ta đá lại rồi đó.


Người nông dân liền cười nham nhở:


- Không, tôi xin chịu thua. Ông hãy lấy con vịt đi. 


- !!!....

Nơi phương xa : MẸ CHỒNG TÔI - Phương Lan.






 MẸ CHỒNG TÔI

 Tôi sanh con đầu lòng được hai tháng thì chồng tôi báo tin mẹ chàng ở Việt Nam sắp qua đoàn tụ với chàng.  Bình vui mừng nói:

- Thật là đúng lúc, mẹ sẽ trông con cho em đi làm.

Nghe qua, tôi hơi ngỡ ngàng, sự việc này tôi chưa bao giờ nghĩ tới, mặc dù trước khi cưới, Bình có cho biết chàng đang làm thủ tục đón mẹ chàng qua.  Bình và tôi lấy nhau đã bốn năm rồi, tôi chỉ biết về mẹ chồng qua những tấm hình và qua lời kể của Bình.  Bà Thân, mẹ chàng là một thiếu phụ quê mùa, hiền lành, không may goá chồng từ năm chưa tới ba mươi tuổi, bà ở vậy, cực nhọc nuôi hai con ăn học nên người.  Bình được đi du học bên Mỹ từ năm mười tám tuổi và ở lại luôn, sau biến cố 1975.  Cô Thu, em Bình, lúc ấy hai mươi tám tuổi, trước đây vẫn ở với mẹ, nhưng cô mới lấy chồng là một Việt kiều, và theo chồng về Mỹ từ năm ngoái, ở khác tiểu bang với chúng tôi.

- Không thể để mẹ ở một mình.   Bình nói, cả đời mẹ hy sinh cho các con, bây giờ mẹ già rồi, các con có bổn phận phải chăm lo cho mẹ.  Trước đây mẹ ở với cô Thu, anh yên tâm, nhưng từ ngày Thu đi lấy chồng, mẹ cô đơn một mình, tội nghiệp quá.  Chúng ta đón mẹ về sống chung, em nhé?

Tôi chưa kịp trả lời, dường như Bình đọc được vẻ lo ngại trên nét mặt tôi, nên vội vã trấn an:

- Đừng sợ, mẹ anh hiền lành, dễ tính lắm.  Bà rất thương anh, tất nhiên cũng sẽ thương em, nhất là em vừa sanh cho bà đứa cháu đích tôn nối dòng.

Tôi sanh ra và lớn lên trên nước Mỹ, nên chưa có khái niệm về những cảnh mẹ chồng, nàng dâu trong những gia đình Việt Nam cổ xưa, nghe thấy thế thì cũng xiêu lòng.  Qua phút bối rối lúc đầu, tôi dễ dàng chấp nhận ngay, thầm nghĩ sẽ an tâm biết bao nếu bé Danny được bà nội trông nom trong lúc Bình và tôi phải đi làm.

Lương kỹ sư điện toán của Bình chỉ đủ trả tiền nhà, và tiền mua trả góp hai cái xe, mọi thứ chi tiêu khác đều trông vào đồng lương của tôi, hai vợ chồng cùng chung sức gây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc.  Tôi yêu Bình và chưa bao giờ làm trái ý chàng, lần này cũng vậy, thông cảm hoàn cảnh mẹ goá, con côi của Bình, tôi vui vẻ sửa soạn nhà cửa đón mẹ chồng.  Chúng tôi quyết định sẽ dành cho bà căn phòng ở tầng dưới, có cửa sổ trông ra một cái vườn rộng có bãi cỏ xanh non và hai cây phượng tím rợp bóng mát.

- Vườn còn nhiều đất trống, mẹ có thể trồng hoa, trồng rau cỏ hoặc cây ăn trái nếu mẹ muốn.  Tôi nói với Bình, em mồ côi mẹ từ nhỏ nên rất thèm tình mẫu tử, em sẽ coi mẹ anh cũng như mẹ em.

Tôi nói rất thật lòng, Bình nhìn tôi bằng cặp mắt vô cùng thương yêu:

- Cám ơn em, mẹ anh chắc vui lắm có cô con dâu dịu dàng, dễ thương như em.

Nhưng thực tế không đúng như ý chúng tôi mong muốn.  Mẹ chồng tôi hiền lành, nhưng quen sống theo xưa, và nhất định không chịu thay đổi những thói quen cố hữu.  Bất chấp phong tục của dân bản xứ, mẹ chồng tôi thản nhiên mặc quần áo ngủ nhàu nhè đi ra đường, hoặc đánh bộ áo cánh, quần đen, chân đi đôi guốc mộc, loẹt quẹt đi dạo phố trước những cái nhìn khó chịu của người địa phương.  Tôi cắt nghĩa mãi, nhưng bà vẫn bướng bỉnh:

- Mặc kệ tôi! việc gì phải bắt chước Mỹ?  Tôi bận đồ tây không quen, vướng víu, khó chịu lắm.  Bà xầm mặt tỏ vẻ bất bình, chị không phải dạy khôn tôi, ăn bận miễn sao kín đáo là được rồi, đàn bà Mỹ để hở ngực, lòi rốn ra mới đáng nói chớ.

Thấy không khí căng thẳng, Bình kéo vội tôi ra chỗ khác, thì thầm:

- Phận làm dâu không nên bắt bẻ mẹ chồng.  Mẹ đã quen ăn mặc như thế rồi, bắt bà phải thay đổi liền không được đâu.  Cứ để từ từ, lâu dần rồi bà cũng sẽ nhận ra.

MĐi ẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng từ đó bà cố tránh không đi ra ngoài một mình với tôi.  Cuộc sống của vợ chồng tôi đang yên vui, bắt đầu xáo trộn.  Thường ngày, ăn cơm xong, Bình vẫn phụ với tôi rửa chén.  Hai vợ chồng cùng đi làm vất vả như nhau, nên công việc nhà chia đều, tôi đi chợ nấu ăn, lau chùi nhà cửa, chàng rửa chén, hút bụi, giặt quần áo…  Nhưng bây giờ khác, mẹ chồng tôi tỏ ra khó chịu khi thấy con trai phải làm những công việc mà bà cho rằng chỉ dành cho đàn bà.  Bà không nói tôi, nhưng mắng con trai:

- Hồi ở với mẹ, có bao giờ anh phải làm gì động đến móng tay đâu?  Bây giờ bị vợ bắt rửa bát, lau nhà, trông hèn cả người đi.

Bình cười vui với mẹ, nhưng vẫn bênh vực tôi:

- Xưa khác, ngày xưa người vợ được ở nhà nên mới có nhiều thì giờ lo việc nội trợ.  Bây giờ phụ nữ cũng phải ra ngoài xã hội bon chen với đời, vất vả ngang với chồng, về đến nhà còn chợ búa, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái… Bao nhiêu là việc, một mình cô ấy làm đâu có xuể, nên công việc cần phải chia đều.

Mẹ chồng tôi nói dỗi:

- Anh lúc nào chẳng bênh vợ.  Thôi, nếu anh sợ chị ấy mệt thì để tôi làm.

Và bà làm thật, vừa làm vừa dằn hắt, xô bàn, kéo ghế rầm rầm.  Tôi sợ quá, vội vã nói:

- Để đó con làm, mẹ đi nghỉ đi.

Thế là tôi phải kiêm thêm nhiệm vụ mới.  Thôi cũng được, tôi ráng cực nhọc thêm một chút, để Bình có thì giờ nghỉ ngơi, dạo này chàng hơi bị xuống cân, có lẽ đêm không ngủ được vì con khóc.  Nhưng mẹ chồng lại nghĩ khác, bà thường nhìn tôi bằng cặp mắt xoi mói, và nói bóng gió xa gần đến cái chuyện “tốt mái hại trống” con dâu bắt "thằng bé" phục vụ quá sức.  Tôi vừa xấu hổ, vừa tức giận nên cấm Bình chuyện gối chăn.  Mặc chàng cực lực phản đối, tôi ôm chăn gối sang phòng khác, nhất định ngủ riêng, khiến Bình phải theo năn nỉ gãy lưỡi.  Mẹ chồng biết được, tha hồ lườm nguýt:

- Cái thằng ngu, đội vợ lên đầu.  Mẹ đẻ ra mày nói chẳng nghe, con đó mới ho lên vài tiếng thì đã sợ rúm!

Không dám đối đáp với mẹ chồng, tôi trút tất cả sự giận dữ lên Bình, chàng cắn răng chịu đựng không dám than một tiếng.  Thấy tội nghiệp, tôi thôi không cằn nhằn nữa, nhưng trong bụng ấm ức, không vui.

Ngày giỗ cha chồng tôi, cô Thu từ tiểu bang Georgia qua chơi, mẹ chồng tôi ngỏ ý muốn nhờ sư sãi tụng kinh cầu siêu cho người quá cố.  Bình lái xe đưa cả nhà đi chùa, lúc về, cô Thu đòi ghé tiệm chuyên bán đồ phụ nữ để mua một đôi giầy.  Cô ở chơi ba ngày rồi mới về.  Ngay tối hôm đó, Bình gọi tôi vào phòng rìêng, hầm hầm nói:

- Em ăn ở với mẹ chồng ra sao để anh phải xấu hổ với cô Thu?

Tôi giật mình:

- Anh nói cho rõ trắng đen! em đã làm điều gì không phải?

Không nói không rằng, Bình quăng hộp giầy xuống đất, hằn học:

- Một đôi giầy đáng giá bao nhiêu mà em hà tiện không sắm cho mẹ, để mẹ phải mang đôi dép cũ?  Hôm đi chùa về, cô Thu đã phải ghé tiệm mua cho mẹ một đôi giầy mới, thay cho đôi dép nhựa rẻ tiền.  Em làm anh nhục quá!

Tôi há miệng không nói được lời nào, hai hàng nước mắt chảy dài.  Mẹ chồng tôi nghe lớn tiếng nên chạy vào can, khi hiểu đầu đuôi câu chuyện, bà mỉm cười nói với Bình:

- Không phải vậy đâu, chuyện này là do mẹ.  Vào chùa thì phải bỏ dép, mẹ sợ người ta lấy cắp, nên đi đôi dép cũ, có mất cũng chẳng tiếc.

Thì ra mẹ chồng tôi tưởng như hồi còn ở Việt Nam, bị mất trộm cả từng đôi dép.   Hiểu ra, Bình vội vàng xin lỗi, nhưng tôi làm mặt lạnh, không thèm trả lời, Bình tự ái nên cũng không năn nỉ thêm.  Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài cả mấy tuần, hình như đã có một đám mây mù che phủ hạnh phúc của hai vợ chồng.

Trước đây, sau mỗi lần cãi nhau, Bình thường làm lành bằng cách bế bổng tôi lên, ôm thật chặt, chọc cho tôi cười, và phủ kín mặt tôi bằng những cái hôn nóng bỏng.  Bây giờ thì không còn nữa, trừ phòng riêng, chúng tôi đâu còn nơi chốn nào để mà riêng tư?

Trước đây, sau bữa ăn, tôi thích được mặc quần áo ngủ mỏng manh, nằm gối đầu lên đùi chàng để xem TV.  Bây giờ thì không dám, trước mặt mẹ chồng phải ngồi ngay ngắn, ăn mặc phải kín đáo, hở hang một chút bị coi là xuồng xã.  Muốn hôn nhau cũng phải mắt trước, mắt sau, cứ như là đi ăn trộm sợ bị bắt gặp, âu yếm công khai trước mặt mẹ chồng là vô lễ…  Chao ôi là khó thở! còn đâu những ngày trẻ trung vui vẻ như xưa?

Những ngày cuối tuần, hai vợ chồng thường chở nhau đi xem xi nê hay đi picnic ở vùng quê, hít thở không khí trong lành, bù lại suốt tuần làm việc mệt nhọc.  Bây giờ thứ bảy phải đưa mẹ đi lễ chùa, đi thăm bà con, hay đi bác sĩ, chủ nhật phải đưa bà đi chợ…

Mẹ chồng chê tôi nấu ăn nhạt nhẽo, bà muốn tự tay nấu lấy những món ăn khoái khẩu để tẩm bổ cho cậu con cưng.  Phải công nhận mẹ chồng tôi nấu ăn rất ngon, nhưng bà hay cho cả vốc bột ngọt, và mỡ màng thì nhiều vô kể.  Kết quả là chồng tôi lên cân vù vù, máu, mỡ cũng lên vù vù, bác sĩ phải lên tiếng cảnh cáo.  Bình giải thích mãi, bà mới chịu hiểu, từ đó bà giao công việc bếp núc lại cho tôi.

Ở không mãi cũng chán, bà muốn đảm nhận việc coi cháu, bà cưng thằng cháu đích tôn như cưng trứng mỏng, tôi cũng mừng.

Danny được sáu tháng, tôi đi làm trở lại. Danny đã quen với bà nội, hai bà cháu quyến luyến nhau lắm, hai vợ chồng tôi đi làm đều yên tâm.

Danny lớn nhanh, bụ bẫm, dễ thương vô cùng, nó đã biết làm nhiều trò rất tức cười.  Nhưng sao dạo này thằng bé hay thức đêm đòi bú và không chịu ngủ.  Một lần chẳng hiểu đau ốm gì mà nó quấy suốt đêm, hôm sau đi làm về, thấy thằng bé mệt lả, nằm trên giuờng, tay chân lạnh ngắt.  Bình và tôi hoảng hồn, vội đem con đi bệnh viện, thì ra thằng bé bị kiệt sức vì tiêu chảy đã hai ngày rồi, bệnh viện phải truyền nước biển mới cứu kịp.

Hỏi ra mới biết là bà nội chiều cháu, cho nó uống nước xay trái cây của người lớn, thấy cháu tiêu chảy, bà tự chữa cho nó bằng cách ra vườn hái mấy lá ổi, nấu lên cho cháu uống.  Cũng may đưa đi nhà thương kịp, nên chưa nguy đến tính mệnh.

Từ sự việc này, tôi cũng khám phá ra là mẹ chồng tôi cho cháu ăn bất kể giờ giấc, hễ thấy thằng bé khóc, là nhét ngay chai sữa vào miệng.   Ăn không ra bữa, nên mỗi bữa ăn Danny bú rất ít, nhưng lại bú làm nhiều lần, nhất là ban đêm.  Ngoài ra bà lại hát ru cho cháu ngủ, thằng bé chỉ ngủ khi có tiếng hát ru của bà, tôi không biết hát ru nên không tài nào dỗ nó ngủ được. Hai vợ chồng lục đục, thức suốt đêm với nó, nên cả hai đều hốc hác.

Tình trạng này không thể kéo dài, chúng tôi bàn với nhau, và Bình nói với mẹ chàng, chẳng những bà không nghe, mà còn dài giọng mỉa mai:

- Anh bảo tôi không biết cách nuôi trẻ con?  Thế ai đã nuôi anh nên vai nên vóc như ngày nay? để bây giờ anh văn minh, anh dạy lại mẹ?

Cực chẳng đã, chúng tôi mới phải đem con đi gởi nhà trẻ.  Bị rứt thằng cháu cưng ra khỏi tay, mẹ chồng tôi giận dỗi, ở miết trong phòng ba, bốn ngày liền, không ra ăn cơm, làm Bình phải năn nỉ muốn gãy lưỡi.

Nhưng bà không thễ dỗi mãi, rồi vì nhớ cháu nên sáng nào bà cũng ra cửa nhìn theo tôi bồng cháu ra xe với cặp mắt buồn bực, và không nén được tiếng thở dài.  Dần dà, bà lân la giúp tôi soạn giỏ xách đựng đồ chơi, tã lót, quần áo, đồ ăn của Danny bỏ vô giỏ.  Tôi để cho bà làm những việc đó, khiến bà vui được một chốc.  Bà soạn tỉ mỉ lắm, không quên món nào, hình như bà đem tất cả tình thương cho cháu dồn vào những cử chỉ săn sóc nho nhỏ đó.

Mấy tháng sau, thì Danny đã quen ăn ngủ có giờ giấc.  Càng lớn nó càng xinh đẹp, bụ bẫm nhưng mặt mày ngơ ngác trông rất tội nghiệp.  Hình như nó nhớ bà, mỗi lần được mẹ đón về, nó xà ngay vào đôi tay chờ đón của bà, hai bà cháu ôm chầm lấy nhau hôn hít.

 Thấm thoát Danny sắp lên hai tuổi, càng lớn nó càng dễ thương và giống bố in hệt, cháu đã biết đi và nói bi bô vài câu ngắn.

Hai tuần sau sinh nhật, Danny bị ấm đầu.  Dạo này nó hay bị những cơn sốt nhẹ, nên chúng tôi cũng không để ý, con nít đến tuổi mọc răng hay bị sốt là chuyện thường.  Nhưng lần này Danny có vẻ mệt, nên phải để cháu ở nhà cho bà nội trông.  Trước khi đi làm, Bình căn dặn mẹ thật kỹ lưỡng những điều phải làm, và những lần cho cháu uống thuốc, bà gật đầu lia lịa:

-   Mẹ nhớ, mẹ nhớ mà...

Lúc này mẹ chồng tôi có vẻ dễ chịu hơn, không hay can thiệp vào những chuyện riêng tư của vợ chồng của chúng tôi như trước.

Sau hai năm sống trên nước Mỹ, được tiếp xúc với những bạn bè lớn tuổi đồng cảnh ngộ, từ từ bà cũng đã hiểu.  Mỗi lần được trông cháu, bà sung sướng ra mặt, bao nhiêu tình thương của bà đều dồn cho cháu, bao nhiêu thì giờ của bà đều dành cho cháu.  Danny mới hơi ọ ẹ một chút là bà đã chạy ngay lại, bế nó lên dỗ dành:           

-   Bà đây! cháu đừng sợ.

Bà kiên nhẫn đút cho nó ăn, có khi cả tiếng đồng hồ.  Mấy lúc gần đây Danny biếng ăn vì nướu răng bị xưng và hay chảy máu. Kỳ này không hiểu sao, Danny sốt vài ngày rồi khỏi, rồi lại sốt trở lại, nó quấy khóc cả ngày lẫn đêm.  Bà nội thương cháu, nên bế cháu đi rong suốt đêm cho cháu dễ chịu, Danny lại được thiếp ngủ trên vai bà nội trong tiếng ru buồn vời vợi.

Thấy con cứ sốt dai dẳng mãi không dứt, chúng tôi cũng hơi lo, cho tới một hôm Danny bỗng lên một cơn sốt cao và chảy máu mũi khá nhiều, hai vợ chồng hoảng sợ vội đem con đi bác sĩ.  Sau khi lấy máu thử nghiệm, thấy số bạch cầu khá cao, bác sĩ nghi là nhiễm trùng, nên biên toa thuốc trụ sinh và thuốc sốt, dặn cho nó uống đều đặn, hai tuần sau trở lại tái khám.  Ông dặn thêm:

- Nếu có gì bất thường, ông bà có thể đem cháu đến bất cứ lúc nào.

Hai ngày sau, Danny bớt nóng và không có triệu chứng gì khác lạ. Nhưng mặc dù uống thuốc rất đều, mà hai tuần sau, những cơn sốt nhẹ vẫn chưa dứt hẳn. Khi tái khám, bác sĩ lại cho thử máu, lần này số bạch cầu tăng tới mức đáng ngại, bác sĩ nói:

- Bệnh của cháu nghiêm trọng hơn là tôi vẫn tưởng.  Bây giờ phải cho xét nghiệm để truy tầm ung thư máu.

- Ung thư à? Bình nhảy nhỏm, kêu lên sợ hãi.

Còn tôi thì bủn rủn, tim đập tưởng như sắp vỡ lồng ngực.  Bác sĩ nhìn khuôn mặt tái xanh của cả hai vợ chồng, trấn an:

- Tôi chỉ nghi ngờ vậy thôi, chưa có gì chắc chắn cả.  Bây giờ tôi sẽ gởi cháu đi xét nghiệm.

Ông biên giấy giới thiệu Danny đến bệnh viện để rút một ít bone marrow ở tủy sống đem đi thử.  Ông nói với vẻ mặt áy náy:

- Khi có kết quả, chúng tôi sẽ báo tin ngay cho ông bà.

Xong xuôi, chúng tôi đem cháu về, lòng hồi hộp không thể tả.  Mẹ chồng tôi suốt ngày đọc kinh cầu nguyện cho cháu tai qua nạn khỏi.  Năm ngày trôi qua trong yên tịnh, tôi hơi mừng với ý nghĩ  “no news is good new” (không có tin tức gì là điều tốt) nếu có gì bất thường thì người ta phải báo tin liền.  Nhưng trưa thứ bảy, chúng tôi nhận được điện thoại từ văn phòng bác sĩ cho mời hai vợ chồng đến gấp.  Ruột tôi nóng như lửa đốt, linh tính cho biết có điều gì chẳng lành.  Quả vậy, khi gặp bác sĩ, chúng tôi được báo tin:

- Sáng nay mới có kết quả của phòng thử nghiệm. Tôi rất buồn cho ông bà hay là cháu Danny bị ung thư máu.

Tôi nghe như có tiếng sét nổ ngang đầu, ôm mặt gục xuống, mơ hồ có tiếng chồng tôi hỏi thật nhỏ, giọng thều thào như người sắp đứt hơi:

- Bây giờ phải làm thế nào, bác sĩ?

- Xét nghiệm cho thấy bone marrow (tuỷ xương) của cháu có vấn đề.  Cách chữa trị tốt nhất là phải thay bone marrow.  Chúng tôi sẽ ghi tên cháu lên danh sách những người chờ được hiến tủy.  Trong khi chờ đợi, tôi sẽ giới thiệu cháu đến một bác sĩ oncologist chuyên về ung thư trẻ em để làm chemo (hoá trị).

Ông còn nói nhiều nữa, nhưng tôi không muốn nghe tiếp.  Trời ơi! có thể như thế được sao? con tôi mới được hai tuổi, bé Danny xinh đẹp, bụ bẫm thế kia mà lại mắc chứng bệnh ung thư quái ác, ông trời thật quá bất công.  Tôi nhắm mắt lại, trong một lúc tôi tưởng như đây chỉ là một giấc mơ, khi tỉnh dậy tôi sẽ thở phào sung sướng.  Nhưng không, khi tôi mở mắt ra, chỉ thấy bộ mặt thiểu não của chồng tôi, và cái nhìn xót thương của bác sĩ…

Hôm đó là một ngày buồn nhất, tôi khóc như mưa, Bình thở dài không dứt, còn mẹ chồng tôi không nói một lời, nhưng mặt bà tái xám, trông bà rũ rượi như một tàu lá héo.

Những ngày sau đó thật thê thảm, ai có người thân bị ung thư mới hiểu thấu những thống khổ mà gia đình phải chịu đựng.  Thật tội nghiệp cho con tôi, mặc dù được truyền một loại hoá chất nhẹ, nhưng với sức vóc của một đứa bé hai tuổi, Danny cũng vật vã, khó chịu, nó khóc ngầy ngật cả ngày lẫn đêm.  Ba người thay phiên nhau chăm sóc cháu, nhưng phải công nhận mẹ chồng tôi tốn nhiều công sức nhất, kiên nhẫn nhất…

Trong hoạn nạn, mọi người xích lại gần nhau hơn, tị hiềm mẹ chồng nàng dâu không còn nữa, mọi người chỉ chung mục đích là lo cho đứa bé bệnh hoạn.

Danny bắt đầu xuống cân, trông nó xanh xao, èo uột rất tội nghiệp.  Cứ đà này, con tôi sẽ chết trước khi tìm được người cho tủy thích hợp với nó.  Bình và tôi đều tình nguyện hiến tủy cho con, nhưng kết quả thử nghiệm đều không hợp.   Chúng tôi đau đớn nhìn thằng bé mỗi ngày một yếu đi dần mòn.  Mẹ chồng tôi có vẻ suy nghĩ lung lắm, một hôm bà dụt dè đề nghị:

- Hãy để mẹ hiến tủy cho cháu nhé?

Cả Bình và tôi đều giật mình sửng sốt, thật chưa bao giờ chúng tôi tưởng đến chuyện này.  Bình nhìn dáng mẹ tiều tụy, bơ phờ, lắc đầu:

- Mẹ lớn tuổi quá, không đủ điều kiện hiến tủy đâu.  Người hiến tủy phải ở trong khoảng từ 18 đến 60 tuổi, còn mẹ đã 63 rồi.

- Nhưng trong giấy tờ thì mẹ mới 59.  Bà nài nỉ, cứ để cho mẹ thử xem sao, mẹ không đành nhìn nó đi vào cõi chết.

- Nhưng hiến tủy cũng tổn hại đến sức khoẻ đấy, mẹ ạ.  Bình nói, người trẻ thì không sao, chứ người già khó lấy lại sức lắm.

- Kệ! mẹ già rồi, mạng sống đâu có quí bằng trẻ thơ?  Cứ để mẹ cho cháu nốt quãng thời gian còn lại của mẹ.

Bình nhìn mẹ một hồi, giọng thương cảm:

- Không phải cứ hiến tuỷ là chết đâu mẹ, nhưng trông mẹ gầy ốm quá, sợ không đủ cân lượng.

- Chuyện đó đâu có khó gì?  Bà cố gượng cười, mẹ ăn uống tẩm bổ là sẽ lên cân ngay.

Được sự đồng ý của gia đình, mẹ chồng tôi sung sướng ra mặt.  Tội nghiệp mẹ, để có đủ điều kiện sức khoẻ hiến tủy cho cháu, bà cố gắng ăn uống thật nhiều cho đủ số cân lượng. Nhiều lúc thấy mẹ trợn trạo cố nuốt thức ăn, tôi ứa nước mắt. Hai tháng sau bà lên được bẩy pao.

Hôm đi thử máu về, chúng tôi cũng không hy vọng gì lắm, cha mẹ ruột còn không thích hợp, huống chi bà nội?  Nhưng bất ngờ làm sao, kết quả cho thấy hoàn toàn phù hợp.  Cả nhà mừng như chết đi sống lại, mừng nhất là mẹ chồng tôi, cặp mắt già sáng lên những tia hy vọng. Mẹ bất kể những đau đớn mà bà sẽ phải chịu khi hiến tuỷ, bà bất chấp tuổi già sức yếu, bà chỉ nghĩ đến cháu…

Mẹ chồng tôi, một người đàn bà quê mùa chất phác, tư tưởng còn chậm tiến như người thời xưa.  Mẹ rất sợ nhà thương, rất sợ dao kéo mổ xẻ, thế mà mẹ đã tình nguyện vào nhà thương, tình nguyện lên bàn mổ, để hiến tuỷ cho cháu.  Tiến trình hiến tuỷ chắc là đau đớn lắm, nhưng mẹ cắn răng chịu đựng, không rên la, hình như bà sợ rên la người ta sẽ từ chối không cho bà cứu cháu (!?!)  Nhìn nét mặt tái xanh vì sợ của bà khi bước vào phòng mổ, chúng tôi không sao cầm được nước mắt.  Ôi tình cốt nhục thiêng liêng làm cảm động đến cả trời đất, ca thay tủy thành công mỹ mãn, Danny hồi phục nhanh như có phép lạ, mẹ chồng tôi cũng lại sức sau vài tháng tẩm bổ.

Thời gian qua nhanh như gió thoảng, mới đây mà đã bốn năm, chúng tôi có thêm một cháu gái, bé Rebecca mới được năm tháng.  Mẹ chồng tôi gần bảy chục tuổi, tóc bạc gần hết, nhưng vẫn khoẻ mạnh, hồng hào.  Bà sống rất thoải mái, sung sướng trong sự yêu kính của con cháu, trong một gia đình tam đại đồng đường, trên dưới thuận thảo, thương yêu nhau.

Mẹ vẫn trải tình thương cho con cháu bằng những săn sóc nho nhỏ, bằng những bữa ăn ngon lành, bằng những tiếng ru à ơi buồn vời vợi, dỗ cho cháu ngủ...  Trên nước Mỹ này, có bao nhiêu bé thơ Việt Nam may mắn được dỗ giấc ngủ êm trong tiếng ru của mẹ Việt Nam?  Tiếng mẹ thấm vào hồn từ lúc còn nằm nôi, mong bé lớn lên sẽ không quên cội nguồn.  Sao trước kia tôi không nhận ra như vậy nhỉ? Xin mẹ tha lỗi cho đứa con dâu trẻ người non dạ này.

Danny đã đến tuổi đi học và đang học lớp mẫu giáo.  Nhìn con sởn sơ lớn lên như bao đứa trẻ bình thường khác, tôi thầm cám ơn thượng đế, cám ơn khoa học, cám ơn các bác sĩ, y tá trong bệnh viện, và nhất là cám ơn mẹ chồng tôi.  Mẹ ơi! chẳng những mẹ sanh ra chồng con, mà mẹ đã tái sanh ra cháu Danny một lần nữa, vì Danny sống được là nhờ mẹ.  Suốt đời chúng con nhớ ơn mẹ./.

Phương Lan