Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Tản văn : NGƯỜI THẦY NĂM XƯA ( phần cuối ) - Hùynh Văn Huê.


                                    ( 1939 - 2016 )

           NGƯỜI THẦY NĂM XƯA ( phần cuối )

CHÀNG TRAI TỈNH LẺ
 
Ngày tháng tiếp tục cứ trôi đi... . Với nhiều nỗ lực và quyết tâm, chàng trai tỉnh lẻ rồi cũng được trúng tuyển vào Học viện Quốc gia Nông nghiệp. Thủ đô của miền Nam, Sài Gòn hoa lệ năm xưa là nơi chốn chứng kiến tôi trở thành một sinh viên đại học. Nơi đây các thầy-cô có học vị rất cao, khiến chúng tôi ai nấy đều... nức lòng. Các vị hầu hết đều có bằng MS, PhD... và được đào tạo từ nước ngoài. Không cần phải nói ra ai ai cũng biết chúng tôi... "thần tượng" các thầy-cô lắm.

   Trong số các vị này tôi "ấn tượng" đặc biệt một vị, (xin mời hãy đọc thêm sẽ biết). Hiện nay thầy vẫn còn mạnh khỏe (*), thầy có về nước thăm lại quê hương mấy lần... . Bản thân người học trò này cũng có được niềm hạnh phúc khi gặp lại thầy đến... hai lần: một lần ở cà phê ĐV, một lần trong cuộc họp mặt cựu SV... .
 
   Ngày đó với chế độ học tập và thi cữ nghiêm chỉnh, trong đó có HVQGNN của nơi chúng tôi học. Tôi nhớ rằng để được tốt nghiệp hoặc lên lớp mỗi năm về điểm số sinh viên phải đạt được trung bình tất cả các môn học là:12, nhưng kèm theo điều kiện ( gay go ) là cũng không có bất cứ môn nào điểm   dưới... 12/20 ! Có lẽ ít ai biết được suýt chút nữa là tôi ở lại năm thứ tư ! Nhưng sau cùng, trong cái dở có cái... hay, rốt cuộc tôi vẫn lảnh được cái "Chứng Chỉ Tốt Nghiệp" để rồi tiếp theo sẽ lảnh bằng và trở thành chàng kỹ sư ở tuổi 22 như phần  đông các bạn cùng khóa ... .                                                     
   Cũng ít ai biết rằng đầu năm thứ ba tôi theo chuyên khoa KINH TẾ NÔNG NGHIỆP vì lời giảng năm xưa trên giảng đường của thầy vào năm thứ... nhất. Tất cả vì thầy đã gây... "ấn tượng" nơi tôi. Tôi nhớ, thầy với nét mặt trang trọng và có vẻ... thách thức (?) đã nói trong bài giảng đầu năm ( đại ý ) rằng : "... các anh chị vào đây nên biết ngành nông nghiệp là một ngành... nghèo !!!... ".

   Ở thời điểm đó tôi chắc rằng không phải chỉ có riêng tôi là phân vân dao động đâu, nhưng tiếp theo ( nhất là hơn hai năm sau khi đã chính thức theo chuyên khoa KTNN ) thầy đã khéo léo lưu ý cho chúng tôi biết (đại ý): " ... thời nay, bất kỳ những sản phẩm nào, trong đó có sản phẩm nông nghiệp, khi được sản xuất ra đều phải hướng đến kinh doanh... ".

   Bốn mươi  năm trước thầy đã nhắc chúng tôi như thế đấy. Vậy là khi chọn chuyên ngành "KINH bang TẾ thế " trong nông nghiệp ít ra cũng giúp tôi quản lý điều hành 1 trang trại gia đình, một công việc nhà khiêm tốn thì cũng tốt thôi. Lúc đó tôi nghĩ đơn giản như vậy... .

   Sau này khi đã chính thức học khoa KTNN kể từ năm thứ ba, phải nói đầu óc tôi "sáng" ra, ngộ thêm những vấn đề về kinh tế do thầy truyền đạt. Vừa ngoài ba mươi tuổi (?)  thầy đã nhận được bằng tiến sỹ từ một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ( cho đến tận bây giờ vẫn chưa... xuống hạng ! ), do vậy tuy rằng các kiến thức chỉ trên lý thuyết và có thể đã... "biến hóa" so với thời hiện tại... . Nhưng với tôi các kiến thức ấy thật hữu ích và diệu kỳ mỗi khi gặp phải những vấn đề liên quan... .

   Nói vui nhưng ý hoàn toàn nghiêm túc, tôi thầm so sánh những kiến thức thầy (cũng như những thầy-cô khác từ xưa đến giờ) truyền đạt cho tôi được ghi vào tâm trí cũng giống như túi... bửu bối của mèo máy Đô-rê-mon vậy! Kiến thức ở đâu đó trong đầu, khi cần chúng ta chỉ việc lấy(trúng) ra là... ok !

   Lấy một thí dụ từ... bản thân trong lần tôi đi phỏng vấn để được tuyển dụng vào Nha Kinh tế Nông nghiệp ( thuộc Bộ Canh Nông ). Trong rất nhiều câu hỏi, vị Chánh sự vụ sở Thị trường có hỏi :
   - Anh hãy kể các nguyên nhân quan trọng làm giảm sản lượng lúa gạo ?

   Tất nhiên ai cũng biết có rất nhiều nguyên nhân, tôi moi óc nói ra hết, nhưng đặc biệt tôi nhớ lại trong lúc giảng bài (nói về cái... yếu kém của nông nghiệp VN !) thầy có nói "tình cờ" rằng trong một cuộc hội nghị quốc tế, bs Lê Th ( cũng là một giáo sư ở trường ) đã phát biểu là tại VN chuột cũng là một mối nguy hại lớn làm hư hao và giảm sản lượng lúa gạo... . Thế là tôi bổ sung thêm ý vừa nhớ. Sau khi trả lời xong, nhìn nét mặt hài lòng, thích thú của ông Chánh sự vụ, tôi biết ngay mình rất có cơ hội được... tuyển dụng. ( Sau đó, quả thật tôi đã được tuyển vào làm trong Nha Kinh Tế Nông Nghiệp ).
 
   Đặc biệt nhất, mặc dù có bằng PhD ( Tiến Sỹ ) từ Hoa Kỳ, ngoài những lý thuyết kinh tế của các học giả Âu-Mỹ, có lần  thầy đã giảng giải khá lâu về lý thuyết... Âm-Dương ! Thầy vẽ trên bảng vòng tròn Bát quái và nói về... tương đối: " Trong đại dương có tiểu âm và trong đại âm cũng sẽ có tiểu dương ! ĐẠI có lúc suy yếu biến thành TIỂU... ". Thầy đưa những thí dụ như trong thế mạnh sẽ có điểm yếu và... ngược lại trong thế yếu (ÂM) cũng vẫn có điểm mạnh (DƯƠNG) !...

   Ngay lúc ấy tôi đã vô cùng chú ý và thích thú. Trong khoa KTNN, tôi học không có gì... nổi trội. (xin thú thật chỉ vì đam mê cô gái Nhật tên là "Honda dame" nên tôi phải mất nhiều thời giờ đi dạy học để... trả nợ ! ). Nghĩ lại trước đây mình đậu tú tài 2 cũng có... hạng, giờ lại thua kém bạn bè hay sao? Thế là với quyết tâm và nỗ lực, tôi được hạng nhất môn "Kinh Tế VNCH " do thầy Tiến sĩ Ng. v. Ngôn phụ trách. Tôi vui sướng trong lòng lắm và thầm nghĩ, phải chăng mình cũng đã đạt được tiểu DƯƠNG trong... đại ÂM ?!
 
   Lần gặp thầy tại cà phê ĐV, giữa đông người, tôi chỉ đến chào vấn an thầy và nhắc lại rằng vẫn nhớ lời giảng "trong đại dương có tiểu âm... ". Lòng tôi lâng lâng hạnh phúc khi thầy mỉm cười ý nhị bằng cả ánh mắt và với... gương mặt kín đáo rạng ngời.
 
   Những tình tiết kể trên không thể nào nói hết "túi càn khôn" thầy đã truyền đạt năm xưa. Duy nhất chỉ vì tấm lòng kính mến sắt son với bậc trưởng thượng "sư như phụ",cũng như câu " nhất tự vi sư... " .

   Đến đây có lẽ các bạn học cùng khóa đã nhớ đến tên thầy rồi... .Những éo le, trắc trở, đắng cay... trong cõi nhân sinh ( trong đó có thầy và cả... chúng ta ) nếu đã có xảy ra ( với thầy và cả... chúng ta ) thì cũng chỉ là tiểu âm hiển hiện trong đại dương được xoay dần theo quy luật mà thôi./.
     
HUỲNH VĂN HUÊ. (20-11-2013)
------------------
(*) Bài viết năm 2013. Thầy đã tạ thế 2016 ở nước ngoài 
 

Thơ : BẤT CHỢT - Đỗ Mỹ Loan.


Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Vui cười : THÌ RA THẾ - Sưu tầm trên mạng





THÌ RA THẾ

Thấy cua đực có kiểu bò không đụng hàng là… bò thẳng chứ không bò ngang như mọi cua khác, nàng cua cái lấy làm ngưỡng mộ lắm, sung sướng nhận lời ngay.

Trong tiệc cưới nàng rất hãnh diện và liên tục khoe với họ hàng bà con rằng có người chồng phi thường.

Sau đêm tân hôn, cua đực lại bò ngang như…cua. Nàng cua vợ sửng sốt hỏi:

- Từ khi yêu anh tới giờ, em chỉ thấy anh bò thẳng, sao hôm nay lại bò ngang?

Đức lang quân cua đực gãi… yếm:

- Thì lâu lâu em cũng phải cho anh nghỉ một bữa chứ, say xỉn hoài chịu sao nổi hả em?!!

ST

Tản văn : NHỚ ƠN THẦY - Nguyễn Trần Diệu Hương.



Thanksgiving 2018 - Nhớ Ơn Thầy

OnThay


Mỗi năm một lần xin diễn tả bằng chữ nghĩa lời cảm ơn tất cả mọi người đã góp bàn tay làm cho đời sống an vui hơn, lời cảm tạ tất cả những ân nhân cụ thể đã cùng nhau gây dựng nên được những công dân tốt cho xã hội.

Xin kính cảm tạ Cô giáo đầu đời ở lớp mẫu giáo đã đưa chúng ta từ một xã hội nhỏ chỉ thu gọn với những người cùng huyết thống đến một xã hội lớn hơn có bạn bè cũng ngây thơ như chính chúng ta ở thủa đầu đời. Cô đã dạy cho chúng ta làm quen với những con số trên đầu mười ngón tay măng non chỉ biết cầm thức ăn nước uống.

Xin kính cảm tạ tất cả các Thầy Cô giáo bậc Tiểu học đã nhẫn nại uốn từng ngọn cây non theo đường ngay nẻo thẳng, đã dạy chúng ta những bước chập chững đầu đời của một Công dân gương mẫu, biết yêu thương Tổ quốc, biết ngả mũ chào vĩnh biệt lần cuối người quá cố khi thấy những đám ma chạy lẫn trong giòng xe cộ ngược xuôi. Xin cảm tạ các Thầy Cô giáo 5 năm Tiểu học đã đặt nền tảng suy luận trong mỗi chúng ta qua những con toán cộng trừ nhân chia đơn giản, những kiến thức Việt Sử từ thời dựng nước, những bài học thuộc lòng mang âm hưởng ca dao.

Xin kính cảm tạ các Thầy Cô dạy Nhạc ở những năm đầu Trung học dạy chúng ta những bài hát đậm tình quê hương, đã khắc sâu vào lòng chúng ta những nốt nhạc làm lòng bình an hơn trong những lúc tâm hồn bất an, khắc khoải vì cuộc đời không vuông vức như những giòng kẻ có mang bảy nốt nhạc quen thuộc của mỗi giờ nhạc lý.

Xin kính cảm tạ các Cô dạy môn Nữ công đã dạy học trò con gái biết thêu thùa, may vá, biết nấu những món ăn đơn giản. Môn Nữ công gia chánh tưởng chỉ để dạy các cô bé ngày xưa làm nội tướng sau này, nhưng cũng đã giúp được nhiều chị nuôi thân và đôi khi nuôi cả gia đình trong những ngày khốn khó đầu thập niên 80 ở quê nhà.

Xin kính cảm tạ các Thầy dạy môn Thể dục, ngày xưa còn bé, chúng ta cứ nghĩ đó là giờ giải trí ngoài trời nhưng đến tuổi nửa đời người mới hiểu được lợi ích của những cái nhảy cao, nhảy xa, những hít ra thở vào ở một góc sân trường ngày còn thơ dại. 

Xin kính cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Sinh Vật tưởng như khô cằn khó nuốt nhưng đã giúp chúng ta trân trọng đời sống thiên nhiên, biết yêu thương tất cả mọi loài vật từ chim bay trên trời đến kiến bò dưới đất; biết tôn trọng cả những cơ phận trong cơ thể con người, không ăn uống bừa bãi để tránh được hậu quả "tham thực cực thân", biết tập thể dục thường xuyên để giữ được một thân thể khoẻ mạnh, tránh được gánh nặng cho gia đình và xã hội, biết góp phần nhỏ của mình giữ cho trái đất bớt bị ô nhiễm.

Xin kính cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Hội họa đã dạy chúng ta biết phân biệt những nét đậm nhạt của màu sắc, biết thưởng thức từ những bức tranh tĩnh vật đơn giản đến những đường nét lập thể của trường phái Picasso.
Những kiến thức hội họa ngày xưa đã giúp chúng ta biết tô thêm màu sắc vào đời sống mà màu xám thường lấn trội màu hồng và màu xanh.

Xin kính cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Công dân, hướng dẫn chúng ta đạo làm người, bổn phận đối với Tổ quốc và gia đình; biết kính trọng người già, nhường nhịn trẻ con, biết giúp đỡ người tàn tật và thương yêu mọi người.

Xin kinh cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Sử Địa đã mở rộng tầm mắt cho chúng ta về thế giới loài người, về tiến trình dựng và giữ nước của mỗi một dân tộc để cảm thông hơn với những đất nước nhược tiểu.

Xin kính cảm tạ các Thầy Cô dạy môn ngoại ngữ; chúng ta đã phải uốn lưỡi theo từng phát âm của một ngôn ngữ mới, phải học thuộc lòng rất nhiều động từ bất quy tắc. Điều đó không bao giờ ngờ là đã giúp được rất nhiều cho những thuyền nhân tỵ nạn ngay từ những phút đầu tiên trên biển cả mênh mông gặp được một thuyền đánh cá đến những chuỗi ngày dài của đời sống lưu vong sau này.

Xin kính cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Vật lý đã dẫn dắt chúng ta từ những khái niệm căn bản về giòng điện, cực dương, cực âm, điện tích, từ trường đến ánh sáng giao thoa, những hạt ion mà thời Trung học ở Việt Nam vì không có phòng thí nghiệm, tất cả chỉ là hình ảnh và trí tưởng tượng. Vậy mà những kiến thức đầu đời đó cũng đã góp phần tạo nên những nhà khoa học, những kỹ sư Việt Nam thông minh, cần cù đang ở rải rác khắp năm châu bốn biển âm thầm đóng góp rất nhiều cho sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật (buồn thay không phục vụ trực tiếp được cho quê hương vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu ở bên kia bờ đại dương.)

Xin kính cảm tạ càc Thầy Cô dạy môn Hóa học với những phản ứng hoá học có màu, không màu, có vị hay không vị, tất cả đều chỉ nằm trong tưởng tượng vì không có Lab như ở các trường Trung học ở Mỹ. Vậy mà vẫn giúp ích được nhiều cho chúng ta từ việc nấu nướng giản đơn trong bếp, không bao giờ bị cháy thức ăn, đến việc đọc được những hoá chất trên các bao bì của thực phẩm, hay xa hơn đã là nền tảng căn bản cho những Bác sĩ, Dược sĩ, những chuyên viên dinh dưỡng đã góp phần làm xoa dịu được nỗi đau của rất nhiều bệnh nhân ở năm châu bốn biển. Hy vọng một ngày rất gần, những kiến thức đó được đem về để giúp các em bé Việt Nam nghèo nàn cơ cực đang phải đi bán rong ở khắp nẻo đường đất nước; để giúp các ông bà cụ già ở tuổi gần đất xa trời, đáng lẽ phải được hưởng phúc lợi của xã hội, vẫn phải lê tấm thân tàn đi bán từng tấm vé số đổi lấy chén cơm.

Xin kính cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Toán, từ những bài cộng trừ nhân chia đơn giản đầu đời, đến những bài qũy tích, vì phân, tích phản đã làm đau đầu các cô cậu học trò không được giỏi Toán của thủa nào. Bước xuống cuộc đời, nếu không phải là nhà khoa học, không làm trong ngành kỹ thuật thì không hề phải lấy đạo hàm, không hề phải dùng đến những đẳng thức lượng giác, nhưng những kiến thức đó dã là nền tảng cho mọi nghĩ suy chín chắn biết xét đoán cả cuộc đời một cách khách quan và đúng đắn như những con số của môn toán. Ở tuổi nửa đời người chúng ta mới thấy cuộc đời chẳng bao giờ tròn triạ, cũng chẳng có được hình bầu dục, hình Parabol hay Hyperbol như những hình vẽ trong tập vở Toán ngày nào nhưng bằng những suy nghĩ trên nền tảng của môn Toán, những bài học thủa còn ngồi ở ghế nhà trường, chúng ta không bị lực ly tâm đẩy ra ngoài quỹ đạo của nhân cách và lòng bác ái.

Xin kính cảm tạ các Thầy Cô dạy môn Văn đã đưa vào lòng chúng ta những lời ca dao trầm bổng đến những tác phẩm có giá trị ở bất cứ thời đại nào. Từ những bài Luận thơ dại ngày nào chúng ta đã viết được những đoạn văn lấy được nước mắt độc giả, hay giúp người đọc "mua vui cũng được một vài trống canh". Có những lúc bị cả một hệ thống xã hội dồn vào chân tường như thời mới lớn, chúng ta vẫn vững vàng và không làm điều gì sai trái nhờ đã được học "Les Miserables", và "Tâm hồn cao thượng" ít nhất là hai lần trong suốt những năm Trung học.

Xin kính cảm tạ những Thầy Cô không cùng màu mắt, không cùng màu da, ở các trường Đại học ở Mỹ , đã kiên nhẫn nâng đỡ chúng ta, những học sinh Việt Nam tỵ nạn túi rỗng tay không, ngây ngô tội nghiệp từ thủa chân ướt chân ráo bỡ ngỡ từ ngôn ngữ đến phong cách sống, đến những nâng đỡ tinh thần và những chỉ dạy qúy báu trong những ngày chuẩn bị bài thi tốt nghiệp hay trình các luận án khoa học. Xin được cảm ơn các Thầy Cô đã hoàn tất những chấm phá cuối cùng của một bức vẽ để từ đó chúng ta thực sự bước xuống cuộc đời, là người có một cái đầu biết suy nghĩ và một tấm lòng đầy từ tâm góp phần làm cho xã hội giàu mạnh hơn.

 Xin kính cảm tạ Ba Mẹ , hai ân nhân lớn nhất, đã đưa chúng ta vào đời, đã làm tất cả mọi thứ có thể làm được để chúng ta có được một thời thơ ấu ấm êm hạnh phúc.

Vào mỗi dịp Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, cũng xin thắp nén tâm hương thành kính tưởng niệm quý  các Thầy Cô đã khuất bóng. Xin đặc biệt tưởng nhớ các Thầy Cô vừa xuôi tay nhắm mắt trong năm 2018: Thầy Thân Trọng Bình, Cô Bạch Thị Bê, Thầy Nguyễn Thế Văn, Thầy Dương Khải Hoàn, Thầy Kiều Vĩnh Phúc, Thầy Hoàng Đức Bào.

Sau cùng, xin tạ ơn đời đã cho chúng ta đươc một thời hãnh diện mang phù hiệu Ngô Quyền trên ngực áo, và cơ duyên hạnh ngộ trong những lần họp mặt chs Ngô Quyền.

Trường xưa vẫn là một nơi ấm êm, đáng nhớ nhất của đời người

Nguyễn Trần Diệu Hương
Thanksgiving 2018
( Trang ngo-quyen.org )

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Tản văn : NGƯỜI THẦY NĂM XƯA (tiếp theo) - Huỳnh Văn Huê

NGƯỜI THẦY NĂM XƯA (tiếp theo)



   ( Thầy N.H.T lúc phụ trách giảng dạy tại trường Trung Học NQ )


( Suốt thời cắp sách đến trường, có biết bao nhiêu thầy cô đã cùng nhau lần lượt dạy dỗ chúng ta nên người... . Sau đây chỉ là một vài hình ảnh đơn sơ của những ngày xa xưa ấy từ tiểu học, trung học, cho đến đại học... . Bài được viết theo trí nhớ, nếu có gì chưa chính xác kính mong thầy và bạn chỉ giáo thêm. Xin chân thành đa tạ).

NHÀ QUÊ LÊN TỈNH 
  
 Quay trở về quãng thời gian làm người học trò, chúng ta ai ai cũng có biết bao kỷ niệm khó phai mờ nơi lớp cũ trường xưa... . Rồi chính nơi ngôi trường thân thương nào đấy trong ký ức sẽ còn có hình ảnh những thầy cô yêu kính mà trọn suốt cuộc đời chúng ta không làm sao quên được... .

   Sau khi vượt qua cú sốc về thi cử vào lớp đệ thất, rốt cuộc tôi đã vinh hạnh là một học sinh trường Ngô Quyền, trường trung học công lập duy nhất và lớn nhất tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ. Đến năm sau, sang năm đệ lục có lẽ tôi đã phần nào lấy lại được quân bình. Vào năm ấy tôi có được lảnh thưởng cuối năm học - tuy không phải là học sinh đứng đầu lớp - và điều này đã góp phần không nhỏ giúp cho công việc học tập của tôi về sau được tiến bộ hơn lúc mới vào trường.

   Hồi ấy, các lớp khác thế nào tôi không dám chắc, riêng đám con trai lớp chúng tôi ( trong đó đương nhiên là có... tôi ) hầu hết đều kém môn... Văn ! Vậy thầy-cô nào đã phụ trách môn này ở lớp chúng tôi ? Xin thưa đó là thầy Nguyễn Hữu T.

   Chúng tôi kém môn Văn là do " định kiến" sai lầm: con trai giỏi Văn là... yếu đuối (!?). Nam sinh phải là người giỏi các môn Toán, Lý, Hóa mới là... đáng mặt (!?). Chính vì vậy kém môn Văn là do chính chúng tôi không cố gắng chuyên cần học môn Văn chớ không phải do môn Văn hay do thầy (cô) dạy Văn.

   Thầy T là người miền Bắc, dáng người hơi thấp nhỏ, nhưng bước đi nhanh nhẹn và gương mặt thầy lúc nào cũng vui tươi, rạng ngời vẻ nhân hậu... . Lúc say sưa với bài giảng, gương mặt thầy xuất thần, tôi có cảm giác như chính thầy là tác giả của bài thơ hay bài văn mà thầy đang giảng vậy.

   Đối với học sinh không thuộc bài, thầy cư xử đúng như là một bậc... "văn nhân". Thầy chỉ nhắc nhỡ bằng những lời nghiêm khắc nhưng nhẹ nhàng, sâu sắc và ý vị khiến cho người học trò phải... "mang" nặng trong... đầu, theo về đến nhà, đến tận... bàn học (!). Không biết có phải chính vì vậy mà từ đó về sau và cho đến tận sau này, môn Văn đã "cảm hóa" được một số đông chúng tôi.

   Ngày đó, thầy-cô dạy Quốc Văn thường kiêm luôn môn Hán Văn. Đến môn này của thầy, trong khi các bạn đa số gồng mình, căng mấy ngón tay để tập viết từng nét chữ một. Riêng tôi nào phải giỏi giang gì, nhờ có chút hoa tay nên thay gì viết, tôi cố gắng... "vẽ" từng nét sổ, nét mác... .Miễn sao chữ thì giống như thầy viết trên bảng, còn nét thì giống nét của chữ trên mấy cái nhản... nhang ( mẹ tôi hay mua để thắp trên bàn thờ ). Nhờ vậy tôi là một trong số ít học sinh được thầy khen là viết khá chữ Hán... .

   Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học... . Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài. Bỗng nhiên thầy gọi đúng tên tôi và bảo xuống văn phòng có việc. Tôi như rụng rời hết chân tay, hốt hoảng nhớ lại xem thời gian vừa qua mình có phạm lỗi gì đến nỗi phải... .

   Tuy trong lòng bấn loạn như vậy tôi vẫn riu ríu đi theo thầy. Tràn đầy lo lắng, tôi kín đáo nhìn thầy, gương mặt thầy vẫn tươi vui, hiền hòa như khi khen chữ viết của tôi kia mà ?! Cùng xuống thang lầu, thấy thầy còn... vui vẻ hơn ngày thường nên tôi có phần yên lòng. Đến văn phòng rồi tôi mới biết mình xuống đây chỉ để ký tên nhận tiền... học bổng ! Tôi còn nhớ số tiền tôi nhận được lúc ấy bằng cả tháng lương của ba tôi lúc sinh tiền. Đối với một đứa học trò nghèo, sớm mồ côi cha như tôi, số học bổng bằng hiện kim này đã giúp ích tôi rất nhiều... .

    Khi về đến lớp, thầy một lần nữa lại thể hiện cái phong cách... "văn nhân" của mình khi ý tứ và tế nhị nói cho cả lớp biết vừa rồi tôi đi xuống văn phòng chỉ để... lảnh học bổng.
 
   Cách đây mấy ngày, nhờ một người bạn học giới thiệu, tôi đến nhà một ái nữ của thầy hiện đang sinh sống tại thành phố Biên Hòa để biết thêm tin tức về thầy... . Thông tin có được đã quá muộn màng và quá đau buồn ! Thầy đã... mãn phần năm rồi (2012) tại nơi định cư ở nước ngoài, hưởng thọ 89 tuổi... .

  Thầy ơi ! Trên cõi đời này ai cũng biết " Nhân sinh tự cổ thùy vô tử... ". Tử sinh là lẽ thường tình, thế nhưng chuyện ngàn thu vĩnh biệt... , muôn đời vẫn là việc đau đớn khôn nguôi !... . Hôm nay, đứa học trò nhỏ ngày trước xin được viết lên mấy dòng đơn sơ để thành kính tưởng nhớ đến thầy. Đây cũng là ước nguyện để học trò cũ được tri ân công lao năm xưa thầy đã tận tụy giáo huấn về chữ - nghĩa của tiếng Việt muôn đời mến yêu... . ( còn tiếp )
   
HUỲNH VĂN HUÊ ( 20-11-2013 )
____________________
Phụ đính:
   1)- (Xin được cám ơn bạn Hoàng Minh Chiếu, học cùng lớp NQ, đã tận tình hướng dẫn và giới thiệu tôi đến nhà Thuận- ái nữ thầy Tiến- để có thêm những thông tin cần thiết.)

   2)-Từ Australia chs K8 Nguyễn Huy Tiển cũng là thứ nam của Thầy Nguyễn Hữu Tiến đã chuyển tâm tình cũa mình đến bạn bè thân, sau khi đọc bài viết" NGƯỜI THẦY NĂM XƯA"  
Tôi đã đọc được bài viết của Huỳnh Văn Huê về ông cụ nhà tôi. Đọc xong bài viết tôi thật xúc đông .Xúc động về tình cảm cha con thì ít, nhưng xúc động về tấm chân tình của bạn Huỳnh Văn Huê trong tình cảm thầy trò thì nhiều. 
Cũng trong cảm xúc đó ,tôi không khỏi không nghĩ đến các bạn…
Cám ơn các bạn, cùng tất cả các anh chị em Ngô Quyền cũ, những người tuy cuộc sống bận rộn xứ người, nhưng vẫn một lòng nặng tình bạn cũ trường xưa, thầy trò một thuở. Các bạn đã bỏ bao công sức để gầy dựng một mái trường CHSNQ, để mọi học sinh Ngô Quyền cũ đang tam phương tứ hướng có nơi tụ họp. Ở đó những thầy trò bạn hữu bao ngày xa cách có cơ hội gặp lại nhau. Kẻ mất người còn sau một thời gian dài với bao biến đổi dâu bể thăng trầm, những mừng vui trào dâng trên khuôn mặt, nhưng cũng không thiếu những xót xa đau quặn đáy lòng 
Cũng nơi chốn này, công sức đó bao kỷ niệm thuở học trò được sống lại nhắc nhớ. Rồi thầy cô này ra sao? bạn hữu kia cuộc sống thế nào? Ôi quí biết bao và đẹp biết là dường nào, để giờ đây dưới mái đầu sương điểm chợt nghe lòng mình nặng trĩu những ân tình XIN CÁM ƠN ĐẾN TẤT CẢ CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Nguyễn Huy Tiển

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Vui cười : TRANH CÃI... - St trên mạng.


Tản văn : NGƯỜI THẦY NĂM XƯA - Huỳnh Văn Huê



                          ( Hình ảnh trên mạng )
   
NGƯỜI THẦY NĂM XƯA

( Suốt thời cắp sách đến trường, có biết bao nhiêu thầy cô đã cùng nhau lần lượt dạy dỗ chúng ta nên người... . Sau đây chỉ là một vài hình ảnh đơn sơ của những ngày xa xưa ấy từ tiểu học, trung học, cho đến đại học... . Bài được viết theo trí nhớ, nếu có gì chưa chính xác kính mong thầy và bạn chỉ giáo thêm. Xin chân thành đa tạ).

CẬU BÉ QUÊ MÙA 
   
Năm 60... , năm đó tôi lên đến lớp 3, đã qua được cái thời học nhờ ở một trong những ngôi đình làng... . Được vào học trong ngôi trường tiểu học công lập duy nhất ở làng Hiệp Hòa, còn gọi là Cù lao Phố ( theo một số nhà nghiên cứu vì đây là làng cổ miền đất phương Nam có mấy dãy phố cổ của lớp di dân xa xưa ).
   
   Phụ trách lớp 3 tôi học lúc đó do một thầy giáo người gốc trên tỉnh được phân bổ về đây. Thầy có cái tên nghe rất... lạ : V M Hóa. Thầy tôi thật ra không... đẹp trai lắm, tuổi tác ước chừng hăm mấy. Nhưng được cái dáng thầy tầm thước, quần áo tươm tất, luôn luôn được ủi thẳng nếp và rất... rất sạch sẽ. 

   Đúng ra trang phục của thầy cô lúc nào chẳng vậy, nhưng chính vì đám học trò trường làng lam lủ quê mùa của chúng tôi ăn mặc lôi thôi tạp nhạp nên mới có "khoảng cách" như thế !
   
   Thầy tôi đến trường dạy học bằng chiếc... xe đạp mới tinh. Bây giờ chiếc xe này là tầm thường nhưng lúc đó với tất cả chúng tôi là niềm ước mơ khó có thể thành hiện thực ! Cũng với chiếc xe đạp này, lúc tan trường thầy đạp chầm chậm theo đoàn học trò nhỏ đang đi bộ cho đến tận ngả 3 chợ, là nơi có nhiều ngả rẽ đưa chúng tôi ai về nhà nấy... .
  
   Hồi đó trong lớp có một bạn "ngang tài đồng sức" với tôi tên là Ph. Đương nhiên theo lẽ thường, thầy cô nào cũng "thương" những học trò chăm ngoan học giỏi. 

   Ngày đó chúng tôi vô tư học hành chỉ khi nào đến lớp, không có phải bị đi... học thêm hết môn này đến môn khác như tụi nhỏ bây giờ ! À, mà cũng có chứ ! Đó là do thầy chịu khó đến lớp sớm khoảng 1 giờ và "bắt" những học sinh nào kém phải đến sớm như vậy để thầy dạy thêm, tất nhiên là làm gì có chuyện học phí... .
   
   Năm đó tôi phải chịu nhường phần thưởng danh dự cho bạn Ph, điều này rất đúng vì môn tập làm văn tôi... kém hơn bạn nầy. ( Chỉ qua năm sau tôi mới biết bạn ấy được mẹ bạn... "giúp" cho các bài tập làm văn đem về nhà, ngoài ra còn mua sách cho bạn ấy luyện những bài... "văn mẫu" ! ). 

   Đến cuối năm, tôi nhớ gần Tết, buổi chiều sau giờ tan học, thầy với gương mặt tươi vui nhưng vẫn nghiêm trang như mọi ngày gọi tôi và Ph đi theo thầy. Đến ngả 3 chợ thầy dẫn chúng tôi vô một... tiệm may có bảng hiệu Tân Mỹ, đây là tiệm may khéo nổi tiếng duy nhất ở làng tôi có treo... bảng hiệu . Thầy nhờ bác chủ tiệm may cho hai đứa chúng tôi mỗi đứa một bộ đồ tây gồm một áo sơ mi dài tay bằng vải nin-phăng trắng và một quần dài bằng vải tẹc-gan màu xám. Đấy là những loại vải cao cấp và thời thượng lúc bấy giờ. 

   Thế là lần đầu tiên trong đời (cho đến lúc ấy) tôi có được một bộ đồ tây ! Đó là do thầy trích ra từ đồng lương giáo viên tiểu học khiêm tốn để làm phần thưởng riêng cho chúng tôi. Thật không thể nào tả hết nổi vui sướng không những của riêng tôi mà còn là của tất cả mọi thành viên trong gia đình.
   
   Thế nhưng... , hồi đó tôi không hiểu luật... quân dịch nghiêm thế nào mà năm sau thầy phải rời trường để vô trung tâm huấn luyện Quang Trung. Tôi và Ph có cùng gia đình thầy đi thăm... . Cũng chính nơi đây lần đầu tiên tôi được ăn món phở... heo nơi quân trường nổi tiếng của miền Nam nầy. 

   Thời gian mấy năm sau, chúng tôi lên trung học, được biết thầy cũng may mắn giải ngũ trở về với công việc dạy học ở một ngôi trường nào đấy. Từ đó tôi không gặp lại thầy, nhưng đến giờ bộ quần áo tôi vẫn lưu giữ làm kỷ niệm. Nhất là hình ảnh một người thầy tận tụy, nhân hậu đã không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi... . ( còn tiếp )

HUỲNH VĂN HUÊ ( 20-11-2013 )

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Sưu tầm : NGHỆ THUẬT TỪ CÁT- Nhận được từ email.



 Nghệ thuật từ cát


Ai cũng có khoảng thời gian vô tư chơi đùa cùng cát với những lâu đài cát ngộ nghĩnh. Thế nhưng, không ít người đã đưa trò chơi trẻ con lên một cấp độ mới: độc đáo, sáng tạo và khéo léo khiến nhiều người không tin vào mắt mình.
1. Bạn có muốn một tấm vé vào lâu đài Cát Vàng không?
2. Tài sản vô giá của bất kỳ người mẹ nào
3. Vẻ đẹp vượt mọi cấp độ
4. Hoàn hảo đến từng chi tiết
5. Sợi dây mẫu tử kết nối trường tồn theo thời gian
6. Thế giới sẽ thật nhàm chán nếu thiếu những con Minion siêu dễ thương này
7. Lâu đài nguy nga ngay trên bờ biển
8. Nhà thờ cát - nhìn đơn giản nhưng kỳ thực cực kỳ công phu
9. Độc đáo từ mọi góc độ
10. Bạn có dám bước chân vào đây không?
11. Dành riêng cho fan hâm mộ “Chiến tranh giữa các vì sao”
12. Lâu đài này xuất phát từ một câu chuyện cổ tích
13. Thật hạnh phúc khi tuổi thơ của tôi có bạn!
14. Chiếc xe thách thức mọi rào cản
15. Chúa tể sơn lâm thoát khỏi xiềng xích
16. Dành riêng cho hội yêu mèo
17. Đôi mắt chứa đựng cả vũ trụ
18. “Tôi sắp tan rã rồi, mau giúp tôi với!”
19. “Con luôn an toàn khi ở bên mẹ”
20. Đây là Âu Cơ, nàng tiên nổi tiếng của Việt Nam kết duyên với vị thần thuộc nòi Rồng và đẻ ra bọc 100 trứng
Theo 5 Fun Facts

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Nghiên cứu : BÍ QUYẾT SỐNG THỌ - Sưu tầm

BÍ QUYẾT SỐNG THỌ

Ngày nay người ta đều cố gắng nghiên cứu xem nên ăn gì, uống gì bổ dưỡng để hạn chế bệnh tật, tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên nhà khoa học nổi tiếng này lại chia sẻ bí quyết khác hẳn: Một người có thể sống thọ hay không không phải do ăn uống hay vận động mà bởi “cân bằng tâm lý”.


TS. khoa học Elizabeth Helen Blackburn (Ảnh: Famous People)

Elizabeth Helen Blackburn, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1948 là nhà nghiên cứu sinh học người Mỹ gốc Australia của trường Đại học California tại San Francisco. Bà nghiên cứu đoạn telomere (những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể), một cấu trúc ở đuôi nhiễm sắc thể có nhiệm vụ bảo vệ nó. Blackburn cùng với Carol Greider đã khám phá ra telomerase, enzym cung cấp cho telomere. Vì những nghiên cứu này bà đã được trao giải Nobel sinh lý và y khoa năm 2009 cùng với Carol Greider và Jack W. Szostak. Bà cũng hoạt động trong lĩnh vực đạo đức y khoa và từng là một hội viên trong hội đồng tổng thống về đạo đức sinh học.
Theo TS. Blackburn để có thể sống thọ chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các nhân tố khác chiếm 25%, và tác dụng của trạng thái cân bằng tâm lý chiếm tới 50%.
“Hormones stress” sẽ gây hại cho cơ thể
Theo Hoàng đế nội kinhBách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo… tạm dịch: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo kết, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn… Bởi vậy Đông y chữa bệnh trước tiên cần điều chỉnh “nhân tâm”.

Áp lực tâm lý là nguyên nhân của 65 – 90% các loại bệnh tật (Ảnh: eli-mt.com)

Y học hiện đại phát hiện rằng, có đến 65 – 90% các loại bệnh tật của chúng ta như ung thư, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… đều liên quan tới áp lực tâm lý. Những loại bệnh này được gọi là chứng bệnh do tâm và thân.
Con người lúc vui vẻ, cơ thể tiết ra hooc-môn có ích là dopamine… Hooc-môn có ích làm cho tinh thần thả lỏng, mang lại cảm giác hưng phấn, khi đó tâm và thân đều trong trạng thái thoải mái, các chức năng của cơ thể phối hợp nhịp nhàng, cân bằng, tăng cường sức khỏe.
“Mục tiêu” có thể thúc đẩy sức sống của sinh mệnh
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học: Sống có lý tưởng có mục tiêu sẽ tạo ra một loại cảm xúc mạnh mẽ có lợi đối với sức khỏe. Những truy cầu mong muốn trong cuộc sống hằng ngày sẽ quyết định tâm tính và theo đó sẽ quyết định tới tâm sinh lý của chúng ta.

Sống có lý tưởng, mục tiêu sẽ đẩy lùi mọi loại bệnh tật

Một nhà khoa học người Anh đã tiến hành khảo sát những người trong độ tuổi 40- 90 trong 7 năm: kết quả phát hiện nhóm người sống không có mục tiêu rõ ràng tỉ lệ tử vong do bệnh tật, tự sát, xuất huyết não cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng. Không những vậy sau khi về hưu không có mục tiêu sống sẽ khiến tinh thần và sức khỏe suy giảm mạnh.
Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân bởi nếu một người sống không có mục tiêu thì “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất trong cuộc đời. Từ đó cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động khiến sức khỏe bạn ngày càng sa sút. “Mục tiêu” ấy cũng nhất định phải thiết thực bởi nếu không sẽ khởi tác dụng phụ. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu trong cuộc sống của bạn bởi chúng đều rất có khả thi.
“Giúp người làm vui” thực sự có tác dụng trị liệu
John Davison Rockefeller (1839 – 1937) là nhà công nghiệp người Mỹ, người đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai cũng là người sáng lập công ty Standard Oil. Sau quãng thời gian ngắn tận hưởng niềm vui từ việc tích lũy tiền bạc, ông bị các loại bệnh tật dày vò đau khổ tới tột cùng. Đến lúc này ông nhận ra tiền bạc không thể mang lại sức khỏe khôn thể giúp ôn có những thanh thản trong cuộc sống nên quyết định dành 40 năm cuối đời tập trung vào các hoạt động từ thiện. Hoạt động này có liên quan chủ yếu đến ngành giáo dục và sức khỏe cộng đồng. Ông cũng dùng gần hết tài sản của mình cho các hoạt động này đồng thời cũng tìm cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Điều này giúp tâm hồn ông trở nên thanh thản qua đó tình hình sức khỏe không tốt của ông biến chuyển dần tốt đẹp và sống thọ tới gần 100 tuổi.
Giúp người làm vui là một phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống (Ảnh: baomoi.com)
Các nhà nghiên cứu phát hiện, việc trợ giúp “vật chất” cho người khác có thể làm giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỉ lệ tử vong xuống còn 30%.
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề này, một nhà nghiên cứu y học người Mỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu là 106 học sinh ở độ tuổi 20 tuổi chia làm 2 nhóm: Một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị. Sau 10 tuần nhà nghiên cứu phát hiện các loại chứng bệnh viêm nhiễm, cholesterol và cân nặng của nhóm làm việc thiện đều thấp hơn nhóm dự bị.
Tại sao giúp đỡ người khác lại có thể chữa bệnh?
Thường xuyên giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn cảm thấy tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hormone gây căng thẳng, kích thích các “hormone có lợi”. Chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm thậm chí còn nhận định: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người là cách tốt nhất để thoát khỏi u buồn và cũng có thể chữa lành mọi bệnh tật.
David Hamilton, tác giả cuốn sách: “Why Kindness Is Good For You” tạm dịch: Tại sao lòng tốt luôn mang đến hạnh phúc cho bạn đã từng lí giải: Đôi khi chỉ một hành động nhân đạo bé nhỏ nhưng mang lại lợi ích to lớn cho cả người cho và người nhận. Lòng tốt không chỉ mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui giúp ta thoát khỏi mọi bệnh tật mà còn giúp nhiều người xoa dịu nỗi đau.

Gia đình hòa thuận bí quyết hàng đầu để sống thọ (Ảnh: hk01.com)

Gia đình hòa thuận bí quyết hàng đầu để sống thọ
Theo kết quả một cuộc khảo sát với 268 sinh viện nam của trường đại học Harvard: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là có mối quan hệ xã giao với người khác. Thiếu các mối quan hệ xã hội sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và điều đó cũng giống như hút thuốc mà không vận động.
Kết quả của đề tài nghiên cứu của một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có tựa đề “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” được thực hiện trong 25 năm cho thấy : Người có lòng dạ hẹp hòi, coi trọng nặng nề về danh lợi, tâm chứa đầy hận thù thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; mà người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%.
Đưa ra lý giải về vấn đề này nhà tâm lý chia sẻ: Các mối quan hệ xã hội và gia đình không tốt sẽ làm người đó mang đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn trong tâm từ đó sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích. Từ đó adrenalin và hormones stress sẽ bài tiết ra nhiều hơn làm nảy sinh các loại bệnh tật. Gan liên quan mật thiết đến sự điều tiết lượng tuần hoàn máu. Nếu tâm trạng không tốt, tức giận uất ức, cũng có thể ảnh hưởng gan, gây ra tác hại cho chức năng gan.
Hãy biết cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương
Chính trị gia Quản Trọng thời Xuân Thu Chiến Quốc từng nói: Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh tạm dịch: Dùng thiện ý đối đãi với người sẽ thân như anh em; đối xử ác ý với người khác sẽ có hại như việc binh đao.
“Yêu thương cho đi để nhận lại” bởi thiện lương và lòng tốt cũng giống chiếc Bumerang (một loại vũ khí độc đáo có hình chữ V. Điều đặc biệt của loại công cụ này là, khi được phóng đi nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném). Thiện lương của chúng ta cũng giống như vậy nếu bạn trao đi yêu thương dùng thiện ý đối đãi với người khác sẽ nhận lại sự yêu thương và phước báo.

Lòng tốt là chiếc Bumerang, trao gửi thiện lành nhất định sẽ có phúc báo

Những cạnh tranh khốc liệt của cuộc sống hiện đại làm áp lực tinh thần của chúng ta cũng theo đó mà gia tăng. Thường xuyên căng thẳng mệt mỏi sẽ sinh ra nhiều loại cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ.
Qua chia sẻ của TS. sinh học chúng ta có thể thấy điều quyết định thọ mệnh dài hay ngắn của đời người không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống và vận động, mà còn là điều ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi người. Đó chính là: tôn trọng, giúp đỡ người khác, biết ơn, bao dung, hài hước, tâm thái hòa ái tích cực vui vẻ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật dưỡng sinh của cổ nhân, đó là sống hiền hòa thuận với đất trời, với tự nhiên.

SƯU TẦM