Bất ngờ xuất hiện "3 mặt trời" cùng mọc ở Nga
Thật kỳ lạ, ba mặt trời cùng xuất hiện một lúc trên bầu trời núi Ural, vùng Siberia, nước Nga. Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra.
Hiện tượng ba mặt trời tỏa sáng một lúc gọi là “mặt trời ảo”, chỉ có thể xảy ra vào thời điểm sắp đến mùa đông lạnh giá. Quan niệm mê tín cho đó là điểm gở, báo hiệu mùa đông sắp tới rất khác nghiệt.
Nhưng theo các chuyên gia khoa học: “Mặt trời ảo” hình thành do sự khúc xạ ánh sáng mặt trời xuyên qua các tinh thể băng lơ lửng trong không khí, gây ảo giác quang học cho con người.
Ảo giác quang học này thường xảy ra về đêm khi nhiều sương mù và khi nhiệt độ giảm xuống nhanh. Mặt trời ảo thường xuất hiện ở độ cao 9,6 đến 14,4 km trên mặt đất.
Con người sẽ thấy hình ảnh một mặt trời lớn ở giữa và hai mặt trời phản chiếu ánh sáng ở hai bên. Các tinh thể băng hình lục giác (bông tuyết) như lăng kính bẻ cong ánh sáng 22 độ trước khi đi đến mắt người nhìn.
Bông tuyết chìm trong không khí và được sắp xếp theo đường thẳng đứng, khiến ánh sáng bị khúc xạ theo chiều ngang và tạo ra các mặt trời ảo.
Đôi khi các tinh thể băng tạo thành một vòng tròn bao quanh mặt trời, được gọi là “vầng hào quang”.
Về lý thuyết, hiện tượng mặt trời ảo có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ mùa nào trong năm nhưng thực tế hiện tượng này hiếm khi xảy ra.
Tuy đây là một hiện tượng thiên nhiên lý thú, tạo ra cảnh tượng ánh sáng lung linh lạ mắt nhưng giới chức cho biết: mặt trời ảo gây ra khó khăn cho giao thông. Ánh sáng quá chói làm ảnh hưởng đến người đi đường.
Thêm nữa, người đi đường ngạc nhiên khi nhìn thấy 3 mặt trời cùng tỏa sáng trên cao, dừng lại xem gây ùn tắc giao thông..
Đây không phải lần đầu tiên “mặt trời ảo” xuất hiện ở Nga. Hồi tháng 2 vừa qua, trên các trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh mặt trời ảo mọc ở thành phố Chelyabinsk thuộc tỉnh Chelyabinsk Oblast, tây nam nước Nga.
Theo Daily Mail
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét