MỘT QUỐC GIA HẠNH PHÚC.
Mỗi năm, bảng xếp hạng về quốc gia hạnh phúc trên thế giới lại có sự thay đổi. Tuy nhiên, nhóm dẫn đầu thì hầu như chỉ thay đổi đôi chút, và theo bảng xếp hạng gần đây nhất, danh hiệu ấy đang thuộc về Phần Lan.
Nhưng cuộc sống ở một đất nước hạnh phúc là như thế nào? Khá là tuyệt vời đấy! Dành cho những ai chưa biết, 99% cư dân tại quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu này đi… tắm hơi ít nhất 1 lần/tuần. Một đất nước thân thiện với thiên nhiên, đến mức hươu nai có thể đi lại tự do trên những con đường nhỏ mà chẳng lo sợ gặp phải vấn đề gì.
1. Đất nước đắm chìm trong thiên nhiên
70% lãnh thổ Phần Lan là những khu rừng tươi đẹp, đó là lý do vì sao cuộc sống của người Phần Lan từ lâu đã gắn liền với cây cối và thiên nhiên. Họ thích cảm giác được bao bọc bởi núi rừng, tâm hồn thư thái khi hòa mình vào tự nhiên.
Người Phần Lan cũng dành rất nhiều thời gian tận hưởng không khí ngoài trời, thích leo núi và thường xuyên chạy xe đạp.
2. Nước uống miễn phí
Bên cạnh núi rừng, Phần Lan còn có tới cả ngàn hồ nước, được hình thành từ kỷ băng hà vào khoảng 10.000 năm trước.
Nước hồ tại quốc gia này trong lành đến mức chúng ta có thể uống trực tiếp từ vòi mà không cần qua xử lý. Các nhà hàng cũng thường gửi cho khách những chai nước tự đóng, và dĩ nhiên là hoàn toàn miễn phí.
3. Trẻ em được cho tiền mỗi tháng, kéo dài đến năm 17 tuổi
Phần Lan thực sự có những đứa trẻ may mắn nhất thế giới. Một cặp vợ chồng ở quốc gia này, mỗi đứa trẻ sẽ được chính phủ trả 100 euro/tháng, kéo dài cho đến năm 17 tuổi. Số tiền này dùng làm gì cũng được, nhưng đa số các bậc phụ huynh thường không đụng đến, coi đó là một khoản tiết kiệm dành cho con cái họ khi chúng trưởng thành.
Chưa hết đâu! Ngay khi sinh em bé, các bậc cha mẹ sẽ nhận được một vài thùng quà tặng từ chính quyền địa phương, trong đó có những vật dụng cần thiết cho đứa trẻ. Mỗi hộp có ít nhất 64 vật dụng khác nhau – từ quần áo, tã bỉm, đồ chơi… và nhiều nhu yếu phẩm khác.
4. Nơi có những chiếc pizza ngon nhất thế giới
Nhắc đến pizza, ai cũng nghĩ ngay đến nước Ý (dù đây không phải quê hương của món bánh này). Tuy nhiên nếu là chiếc bánh pizza ngon nhất, nó thuộc về Hà Lan.
Nguyên nhân của mọi chuyện bắt nguồn từ năm 2005, khi Silvio Berlusconi – thủ tướng Italia đương thời tuyên bố ông không thích đồ ăn của Phần Lan. Berlusconi cho rằng thịt nai hun khói – món truyền thống của người Phần Lan là rất vô vị, không thể so sánh với jam-bon Parma của Ý được.
Có điều chỉ 3 năm sau, Phần Lan đã vượt qua Ý trong một cuộc thi quốc tế về pizza. Chiếc bánh họ đưa ra mang tên “pizza Berlusconi”, với thành phần làm từ thịt nai.
5. Đỉnh cao tái chế rác thải
Phần Lan là một quốc gia đặc biệt chú trọng sự phát triển bền vững. Họ có một nền kinh tế thực sự khép kín, do đó phải sử dụng mọi nguồn lực trong xã hội mà vẫn đảm bảo lượng rác thải ra ở mức thấp nhất.
Ở thời điểm hiện tại, 99% rác thải tại Phần Lan đều được tái chế, hoặc được chuyển đến nhà máy đốt rác và chuyển thành năng lượng.
6. Đất nước đầu tiên trên thế giới cấp quyền truy cập internet cho mọi người dân
Năm 2010, Phần Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức đưa việc truy cập internet trở thành một quyền của công dân. Chính phủ khi đó đã đưa ra sắc lệnh yêu cầu các nhà cung cấp internet phải đảm bảo đường truyền ổn định, và đảm bảo ai cũng phải được sử dụng.
Khác với nhiều nơi trên thế giới, Phần Lan đã sớm công nhận internet là nhu cầu cần được ưu tiên, vì nó phục vụ cho sự phát triển của cá nhân lẫn xã hội.
7. Những ông bố tận tình chăm con, thậm chí nhiều hơn mẹ
Phần lan cũng là quốc gian đầu tiên trên thế giới cực kỳ coi trọng ý nghĩa của người bố trong việc nuôi dạy con. Sở dĩ có chuyện này là vì chính phủ Phần Lan có cung cấp rất nhiều lợi ích cho các ông bố dành thời gian chăm lo cho con. Ví dụ, thời gian nghỉ phép của một ông bố có thể kéo dài 9 tuần mà vẫn được nhận 70% lương trung bình.
8. Tiền học miễn phí
Phần Lan có một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới, với những tiêu chuẩn khá đặc biệt, trong đó yêu cầu trẻ em phải giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng bản địa. Và đặc biệt hơn nữa là tiền học – cả trung học lẫn đại học – đều được miễn phí cho các công dân trong EU.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét