Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

Tìm hiểu : DỰNG NÊU - Cao Minh (fb)

 



DỰNG NÊU….

Mỹ Tục Tết miền Nam hai ngày dựng nêu ở Miền Nam xưa. 

Ca dao có câu:

“cu kêu ba tiếng cu kêu, 

trông mau tới tết dụng nêu ăn chè”

Nếu như Miền Bắc hay dựng nêu vào ngày 23 tháng chạp trùng với ngày đưa ông Táo, còn tại Miền Nam việc dựng nêu có hai móc thời gian chánh đánh dấu hai khoảng thời gian công việc vào ngày tết là ngày 25 tháng chạp và ngày 29 hoặc 30 tháng chạp. (Một số ít các gia đình miền Nam vẫn có lệ dựng Nêu ngày 23). 

1. Dựng Nêu ngày 25 tháng chạp.

Lý do dựng ngày 25 tháng chạp thường chỉ áp dụng với các nơi công sở, nhà việc, vì đến ngày này là ngày Tiễn Ông (tiễn thần) và cũng là ngày “treo ấn” của các Hương Chức trong Hội tề, việc dựng nhiều nhằm báo hiệu cho người dân trong làng biết là Hội đồng Hương chức và Hương chức Hành chánh làng đã nghỉĩ tết, các công việc liên quan đến hành chánh, tư pháp của làng xã tạm gác lại qua đến khi nào hạ nêu mới giải quyết. 

Nếu trong khoảng thời gian này, trong làng xã xuất hiện trộm cướp, giặc phỉ bị bắt tội quả tang thì Thầy Hương Quản, Cai tuần hiệp đồng nhau lại làm thị chứng mà đóng trăng tội phạm ở Nhà Việc chờ đến "hạ nêu" vào mồng 7 tết mới xét xử.

Lệ dựng nêu ở Công quán, Công sở, Nhà việc này đến sau đời Pháp thì dần mất đi, người dân sau đó chỉ dựng nêu vào ngày cuối năm.

Hiện, chỉ còn một số ít đình, chùa còn dựng theo ngày này, nhằm báo hiệu ăn Tết. 


2. Dựng Nêu ngày cuối năm (29 tháng thiếu, 30 tháng đủ). 

Đối với người dân bình thường trong làng xã, thì sau khi chuẩn bị các công việc bên ngoài gia đình như dọn dẹp khuôn viên nhà, giẫy mả tổ tiên và sau đó là dọn dẹp nhà cửa, đến khi nào mà các công việc chuẩn bị huờn thành xong thì người nhà bắt đầu cho việc DỰNG NÊU – LÊN NÊU. Cây nêu dựng tại nhà bá tánh cũng có hai ý nghĩa quan trọng:

Thứ nhứt: báo hiệu rằng gia đình đã chuẩn bị các công việc dọn dẹp, chưng dọn, bày trí xong rồi và chuẩn bị “ăn tết”. 

Thứ hai: cây nêu có tác dụng yếm tà, trừ quĩ, ngăn chặng những thứ “dơ dái” vào nhà vào dịp tết. 

Tại Miền Nam khác với các nơi khác là dựng nêu vào cuối năm. Và nhà người dân có lệ chỉ dựng nêu vào ngày rước ông bà, khi mà các công việc chưng dọn trong gia đình huờn thành hết. 

Do vậy, tại các nhà thường khi châu toàn việc xong mới dựng Nêu. 

3. Ngoài lề

Việc dựng Nêu ngày 25 hay 29, 30 vừa có ý nghĩa "gia đình đã chuẩn bị ăn tết", vừa là báo hiệu cho ma, quĩ không đến gần. 

Vì sau ngày 23 tháng chạp miền Nam ít dựng Nêu. Vì nhiều người cho rằng, ngày đó ông Táo về trời, không còn bảo vệ gia đình? 

Thiệt ra, ngày 23 mới đưa ông Táo, trên cơ sở các thần thánh, bổn mạng, tiên phật vẫn còn tại gia, nên việc dựng Nêu sớm thường ít được sử dụng. 

Thứ nhì, vì xưa coi dựng Nêu là báo hiệu ba ngày Tết, và ba ngày này bọn ma quỷ hay quấy phá, do đó cuối năm thường dựng nhứt, bên cạnh việc dựng Nêu, ngày cuối năm còn là ngày "đuổi Na ông, Na bà- ma quỉ", nên thường ngày trừ tịch là rộn ràn hơn hết. 

Thứ ba, xét về việc dựng Nêu, nếu dựng quá sớm, cây tre sẽ mau úa vàng, coi không được xanh tốt, do đó việc nhà dân dựng vào cuối năm để sáng mồng 1 sắc tre vẫn xanh tươi. 

4. Về hình thức cây Nêu

Cây nêu tựa như dáng một thân cổ thọ xòe nhánh, do đó khi chặt tre, chừa trên đảnh cây để tượng cho cây Đào vươn tàn, trừ ma khử quĩ. 

Trên cây Nêu treo một lá bùa Tứ Tung Ngũ Hoành, nhằm trấn trạch bình an. 

Kế đó trên cái giỏ hay cái bội nhỏ, để các lễ phẩm như trầu cau giấy tiền. 

5. Về việc dựng Nêu

Do từ ngày 25, tới cuối năm trước khi Khai Hạ, các làng xưa có lệ không cho động thổ phá cây, nên việc dựng Nêu liên quan đến đào đất động thổ, như vậy phải đặt bàn nhang mà cúng xin. 

Thường, khi dựng sẽ có bàn nghi và thực án, thực án bày đồ cúng Đất đai viên trạch xinh được đào xới. Cúng xong đoạn tuần hương rồi sẽ dựng Nêu lên. 

6. Kết 

Dựng Nêu là một nét rất hay trong văn hóa ta, cần nên bảo lưu lắm, ngày Tết thấy cây Nêu ít ra cũng mang vẻ Tết đến Xuân sang, vừa thể hiện sự bảo tồn văn hóa, vừa là cách quảng bá văn hóa tốt hơn hết vậy. 

• Copy từ Fb CAO MINH.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét