Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Tản mạn ĐƯỢC ĐI HỌC... -Đỗ Trung Quân ( DH sưu tầm và giới thiệu )


Đỗ Trung Quân 

Được đi học thì đừng thành ăn cắp. “ Như vậy phải chăng những ai chuyên ăn cắp, nhất là ăn cắp của công thì chưa bao giờ được đi học ?

…. Đó là một buổi chiều Sài Gòn sầm mưa, màu thành phố hệt như màu “chiều tím” của Đan Thọ – Đinh Hùng. Dường như tôi đã chúi mũi ở giá sách này rất lâu, một trăm khổ thơ lục bát của tác phẩm mới xuất bản “Động hoa vàng” dường như còn thơm mùi mực. Tôi buộc mình phải học thuộc lòng nó vì lý do duy nhất: không đủ tiền mua ấn phẩm, mà ca khúc “Đưa em tìm động hoa vàng” mà danh ca Thái Thanh đang làm ngây ngất mọi tín đồ của quán cà phê Sài Gòn khi ấy. Nhưng trời đã tối, chỉ mới thuộc đến khổ thơ thứ 78. Chàng trai trẻ quyết định một quyết định chưa từng có trước đó trong đời: ăn cắp sách.
Tập thơ lận sau lưng áo học trò ra cửa.

Ông Nguyễn Hùng Trương ngồi sau chiếc bàn cũng chật đầy sách, hầu hết đều ngổn ngang chưa sắp xếp, có đủ mọi thể loại. Có lẽ đấy là những cuốn sách được tịch thu lại từ những kẻ… thó sách như tôi. Giọng ông trầm, ôn tồn, âm miền Nam:
“Em học lớp mấy? Là học trò sao lại đi ăn cắp? Ăn cắp gì cũng xấu hiểu chưa? Tôi coi sổ thấy em mới phạm lần đầu ở đây nên cho em về. Ráng làm người tốt, được đi học thì đừng thành ăn cắp nghen em!”
Tôi bước khỏi Khai Trí mặt cúi gằm, chưa bao giờ đời mình xấu hổ đến thế.

Hơn 30 năm sau, tôi bước vào căn nhà nhỏ trên đường Điện Biên Phủ. Ông Khai Trí sau nhiều năm sống ở nước ngoài nay về Sài Gòn. Ông chưa thôi nung nấu tâm nguyện mở lại nhà sách, dù sau 1975 nhà sách của ông bị tịch biên, hàng tấn sách của ông bị tiêu hủy hoặc phát tán vào tay ai không rõ. Tội danh dành cho ông ngày ấy là “truyền bá văn hóa Mỹ-Ngụy độc hại”. Chuyến về thăm này, ông nhờ người liên lạc với tôi và mời đến. Tôi ngạc nhiên không rõ điều gì.
Ông già và gầy hơn xưa. Chỉ sự ung dung, điềm đạm của một người thành lập một nhà sách danh tiếng nhất Sài Gòn là còn nguyên vẹn. Ông đưa một bản in tay bài thơ “Quê hương-bài học đầu cho con” để xin tác giả ký tên. Ra là thế!
Nhưng tôi chưa ký ngay, tôi dò hỏi ông trong ký ức liệu bao nhiêu đứa học trò ăn cắp sách ngày xưa tại nhà sách của ông, được ông tha về, ông còn nhớ nổi? Ông già hiền lành lắc đầu, “ Sao nhớ nổi thưa ông!”
Và tôi dẫn ông về buổi chiều nhá nhem tối của Sài Gòn hơn 40 năm trước, “Nó đây thưa ông, đứa học sinh ăn cắp tập thơ Phạm Thiên Thư được ông tha cho với lời khuyên bảo ân cần.”

Tôi ký tên vào bản thơ duy nhất của ông, còn hơn cả thế, nó còn dòng chữ ghi thêm “cảm ơn ông với lời khuyên ngày xưa-đã được đi học thì đừng ăn cắp”

Ông Khai Trí đã mất sau đó vài năm. Giấc mộng mở lại “Khai Trí” của ông không thành. Nhìn lại bức hình nhà sách cũ của ông những năm 69 – 70, nhớ ông, tôi viết những dòng này.

Đỗ Trung Quân
Sài Gòn Tháng 8 – 2012




 

Thơ THẢNG THỐT GỌI HEO MAY - Hoàng Thị Lãng Mây.


HOÀNG THỊ LÃNG MÂY

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN - Sưu tầm trên mạng.


Thơ BẠN CÓ THỂ... - Nắng Hoàng Hôn.



NHỮNG MÓN ĂN GHÊ RỢN - Sưu tầm trên mạng.

NHỮNG MÓN ĂN GHÊ RỢN.


Pháp

Image copyrightAGE FOTOSTOCK ALAMY
Đương nhiên, Pháp nổi tiếng với món pho-mát, nhưng Mimolette là một loại rất lạ, độc đáo, được hình thành qua quá trình tốn khá thời gian.
Camille Feghali từ Paris tả món này như sau: "Tôi đến từ vùng Lille, bắc Pháp, và khi có tuổi thì trông tôi bề ngoài hơi cũ kỹ. Ai không biết thì sẽ tìm cách cậy lớp vỏ của tôi ra và ngỡ rằng tôi là một loại pho-mát khác. Giá họ biết rằng..."
Sau đó, bà mô tả bằng một loạt ảnh chụp những con bọ nhỏ li ti được cho bám vào miếng pho-mát để gặm nhấm, tạo ra những lỗ nhỏ xíu khắp lớp vỏ. Những con bọ giúp tạo hương vị đặc trưng của loại pho-mát này, vốn được chế biến trong thời gian từ sáu đến 18 tháng mới xong.
Cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ đã từng có thời gian ngắn cấm nhập khẩu loại pho-mát này hồi 2013 do sợ gây dị ứng nếu người dùng ăn nhiều.

Mexico

Image copyrightMARVIN DEMBINSKY PHOTO ASSOCIATES ALAMY
Ngô có nguồn gốc từ Mexico từ hơn 7.000 năm trước, cho nên không lạ gì khi nước này có vô số các cách chế biến món ăn từ loại lương thực này.
Thế nhưng không có món nào độc đáo nhưhuitlacoche.
"Huitlacoche là loại ngô bị nhiễm nấm sống ký sinh," Alejandro Reyes từ Monterrey, Mexico, giải thích.
Còn được gọi là "than ngô", phần hạt ở đầu bắp phồng ra như những cây nấm, rồi sau đó được thu hoạch. Khi nấu lên, món ăn có vị gỗ và đất.
"Nó thường được ăn với bánh quesadillas... Cá nhân tôi thì không thích nó," Reyes nói.

( còn tiếp )

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

CHUYỆN VỪA CƯỜI VỪA... KHÓC - N.T sưu tầm và giới thiệu.


Thơ NẮNG THÁNG CHÍN - Hà Thu Thủy.




Thơ TÌM NHAU TRONG CHƠI VƠI - Đỗ Mỹ Loan.




TÌM NHAU TRONG CHƠI VƠI.


Ta tìm nhau…tìm nhau
Tìm hoài trong vô vọng
Màu thời gian lắng đọng
Sao chẳng thấy bóng hình?

Tìm nhau từ bình minh
Đến hoàng hôn nhạt nắng
Khoảng không gian quạnh vắng
Thinh lặng xót xa lòng

Tìm nhau đêm mênh mông
Dạ lan buồn vụn vỡ
Mùi hương xưa một thuở
Day dứt lối đi về

Tìm nhau trong cơn mê
Lỡ làng bao hẹn ước
Bâng khuâng bàn chân bước
Ta mất nhau thật rồi

Tìm nhau trong chơi vơi
Lời thơ sao nghèn nghẹn
Tứ thơ chưa trọn vẹn
Câu thơ khóc ngậm ngùi

ĐỖ MỸ LOAN.

NGƯỜI ĐẸP SÀI GÒN XƯA... - Sưu tầm trên mạng.