Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Sưu tầm NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT MỸ.





 Người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. 
 

Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ.
Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu.
Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất từ Hương Cảng đến Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Pháp Lan Tây. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.
Tuy không phải sứ giả, nhưng Lê Kim đến Hoa Kỳ trước Bùi Viện 20 năm
Sau khi đến Mỹ, ông cải trang thành một người Trung Hoa tên là Lê Kim rồi gia nhập đoàn người đi tìm vàng ở miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó, ông trở về thành phố Xanh–Phát–Lan–Xích–Cố (phiên âm của San Francisco) và làm kí giả cho tờDaily News 2 năm. Cuộc phiêu lưu của Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) trên đất Mỹ đã được nhiều tài liệu ghi lại.
Trong cuốn sách La Ruée Vers L’or của tác giả Rene Lefebre (NXB Dumas, Lyon, 1937) có kể về con đường tìm vàng của Lê Kim và những người đa quốc tịch Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Hòa Lan, Mễ Tây Cơ… Họ gặp nhau ở thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana vào giữa thế kỷ 19 rồi cùng hợp thành một đoàn đi sang miền Viễn Tây tìm vàng.
Thời đó, “Wild West” (miền Tây hoang dã) là từ ngữ người Mỹ dùng để chỉ bang California, nơi mà cuộc sống luôn bị rình rập bởi thú dữ, núi lửa và động đất. Trong gần 2 năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miền Tây thực thụ. Ông đã tham gia đoàn đào vàng do một người ưa mạo hiểm người Canada tên là Mark lập nên.
Để tham gia đoàn người này, tất cả các thành viên phải góp công của và tiền bạc. Lê Kim đã góp 200 Mỹ kim vào năm 1849 để mua lương thực và chuẩn bị lên đường. Đoàn có 60 người nhưng Lê Kim đặc biệt được thủ lĩnh Mark yêu quý và tin tưởng. Do biết rất nhiều ngoại ngữ, ông được ủy nhiệm làm liên lạc viên cho thủ lĩnh Mark và thông ngôn các thứ tiếng trong đoàn gồm tiếng Hòa Lan, tiếng Trung, tiếng Pháp. Ông cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông biết một thứ tiếng nữa là tiếng Việt Nam nhưng không cần dùng đến. Lê Kim nói ông không phải người Hoa nhưng đất nước nằm ngay cạnh nước Tàu.
Ông và những người tìm vàng đã vượt sông Nebraska, qua núi Rocky, đi về Laramie, Salt Lake City, vừa đi vừa hát bài ca rất nổi tiếng thời đó là “Oh! Suzannah” (Oh! My Suzannah! Đừng khóc nữa em! Anh đi Cali đào vàng. Đợi anh hai năm, anh sẽ trở về. Mình cùng nhau cất ngôi nhà hạnh phúc). Họ thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người da đỏ để đến California tìm vàng. Sốt rét và rắn độc đã cướp đi mất quá nửa số thành viên trong đoàn.
Ở Hoa Kỳ, Lê Kim vừa tìm vàng, vừa làm nhà báo và được một nhà văn viết trong cuốn “Đổ xô đi tìm vàng”.
.
Trong đoàn, Lê Kim nổi tiếng là người lịch thiệp, cư xử đàng hoàng, tử tế nên rất được kính trọng nhưng đó đúng là một chuyến đi mạo hiểm, khiến già nửa thành viên trong đoàn chết vì vất vả, đói khát và nguy hiểm dọc đường đi.
Sau khi tích trữ được một chút vàng làm vốn liếng, Lê Kim quay trở lại San Francisco. Vào giữa thế kỷ 19, nơi đây còn là một thị trấn đầy bụi bặm, trộm cướp. Là người học rộng, hiểu nhiều, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được công việc chạy tin tự do cho nhiều tờ báo như tờ Alta California, Morning Post rồi làm biên tập cho tờ nhật báo Daily Evening.
Đề tài mà Lê Kim thường viết là về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng của những người khai hoang ở bắc California và quanh khu vực San Francisco, trong đó ông hướng sự thương cảm sâu sắc đến những người da vàng mà thời đó vẫn là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Lê Kim cho rằng các mỏ vàng đã khiến cuộc sống ở đây trở nên méo mó và sa đọa không gì cứu vãn được.

Nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening hiện vẫn còn lưu giữ ở thư viện Đại học California. Đặc biệt, trong số báo ra ngày 8.11.1853, có một bài báo đã kể chi tiết về cuộc gặp giữa Lê Kim và vị tướng Mỹ John A. Sutter. Tướng Sutter vốn trước là người có công khai phá thị trấn San Francisco. Khi Lê Kim mới đến đây, ông đã được tướng Sutter giúp đỡ rất nhiều. Sau khi bị lật đổ, Sutter đã bị tâm thần và sống lang thang ở khắp các bến tàu để xin ăn, bạn bè thân thiết đều không đoái hoài đến.
Khi tình cờ gặp lại, Lê Kim đã cho vị tướng bất hạnh 200 Mỹ kim. Ông đã chê trách thái độ hững hờ, ghẻ lạnh của người dân San Francisco và nước Mỹ đối với tướng Sutter, điều mà theo ông là đi ngược với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ông.
Sang năm 1854, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống hỗn loạn và nhiễu nhương ở Mỹ, cộng thêm nỗi nhớ quê hương ngày đêm thúc giục, Lê Kim đã tìm đường trở lại Việt Nam. Nhưng ông cũng đã kịp để lại nước Mỹ dấu ấn của mình, trở thành người Việt Nam đầu tiên cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ.
Người Minh Hương cầm quân chống Pháp
Năm 1854, Trần Trọng Khiêm trở về Việt Nam vẫn dưới cái tên Lê Kim. Để tránh bị truy nã, ông không dám trở về quê nhà mà phải lấy thân phận là người Minh Hương đi khai hoang ở tỉnh Định Tường. Ông là người có công khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. Tại đây, ông tục huyền với một người phụ nữ họ Phan và sinh được hai người con trai, đặt tên là Lê Xuân Lãm và Lê Xuân Lương.
Trong di chúc để lại, ông dặn tất cả con cháu đời sau đều phải lấy tên đệm là Xuân để tưởng nhớ quê cũ ở làng Xuân Lũng.
Trong bức thư bằng chữ nôm gửi về cho người anh ruột Trần Mạnh Trí ở làng Xuân Lũng vào năm 1860, Lê Kim đã kể tường tận hành trình hơn 10 năm phiêu dạt của mình từ một con tàu ngoại quốc ở Phố Hiến đến những ngày tháng đầy khắc nghiệt ở Hoa Kỳ rồi trở về an cư lạc nghiệp ở Định Tường. Khi người anh nhắn lại: “Gia đình bình yên và lúc này người đi xa đừng vội trở về”, Lê Kim đã phải tiếp tục chôn giấu gốc gác của mình ở miền Tây Nam Bộ.
Nhưng chưa đầy 10 năm sau, khi Pháp xâm lược Việt Nam. Lê Kim đã từ bỏ nhà cửa, ruộng đất, dùng toàn bộ tài sản của mình cùng với Võ Duy Dương mộ được mấy ngàn nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Tài bắn súng học được trong những năm tháng ở miền Tây Hoa Kỳ cùng với kinh nghiệm xây thành đắp lũy đã khiến ông trở thành một vị tướng giỏi.
Năm 1866, trong một đợt truy quét của Pháp do tướng De Lagrandière chỉ huy, quân khởi nghĩa thất thủ, Lê Kim đã tuẫn tiết chứ nhất quyết không chịu rơi vào tay giặc. Gia phả nhà họ Lê do hậu duệ của Lê Kim gìn giữ có ghi lại lời trăng trối của ông: “Trước khi chết, cụ dặn cụ bà lánh qua Rạch Giá gắng sức nuôi con, dặn chúng tôi giữ đạo trung hiếu, đừng trục lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ ngay dưới chân Giồng Tháp. Năm đó cụ chưa tròn ngũ tuần”. Trên mộ của Lê Kim ở Giồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) có khắc đôi câu đối:

“Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh
Chính khí nêu cao, tinh thần hùng nhị còn truyền hậu thế”.
Ghi công ông, hiện ở phường Long Bình, quận 9, Sàigòn có con đường mang tên Trần Trọng Khiêm nối phố Nguyễn Xiển với phố Mạc Hiển Tích.
Cuộc đời sinh động và bi hùng của Trần Trọng Khiêm được hai nhà văn hư cấu nghệ thuật trong hai cuốn tiểu thuyết có nhan đề: La rueé vers l'or(Đổ xô đi tìm vàng) của Rene Lefebre (Nhà Xuất bản Dumas, 1937) và Con đường thiên lý của Nguyễn Hiến Lê (năm 1972).

   SƯU TẦM

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Thơ NGỠ LÀ TẤT CẢ - Mai Hồng Thu.





NGỠ LÀ TẤT CẢ (*)

Đã ngỡ là tất cả
Tất cả để thứ tha
Cố giữ một mái nhà
Đã không là mái ấm
Ôi nỗi sầu sâu thẳm
Đời hoang lạnh trăm năm
Chờ đợi những xa xăm
Vẫn âm thầm tuyệt vọng

MAI HỒNG THU - 7/10/1998
___________
(*) Tựa của MCHX blog .

Truyện ngắn BẾN ĐÒ NĂM XƯA - Khái Hưng ( Tự Lực Văn Đoàn )





Tranh vui không cười LÀM GIÀU KHÔNG KHÓ - báo Tuổi Trẻ Cười.


( Sưu tầm từ báo Tuổi Trẻ Cười )


Sưu tầm 10 TRIẾT LÝ NHÂN SINH - Nguyễn Đức Cao giới thiệu.





10 triết lý nhân sinh nhất định phải đọc một lần để thay đổi vận mệnh bản thân

Đời người ngắn ngủi, nào ai biết được ngày mai. Mọi chuyện trong cõi nhân sinh thoảng qua như gió thổi, mây bay, như đá mòn nước chảy.

Làm sao giữ được yên bình của tâm hồn để vươn tới sự tự do vĩnh hằng của sinh mệnh?
Xử thế ở đời chính là biết tiến biết lùi, biết trước biết sau, không làm tổn hại người, mà lại giữ được khí tiết của mình. Nếu không ngại, bạn hãy thử đọc những điều dưới đây, có lẽ sẽ có ích cho mình.
1. Nói chuyện phải dùng đầu óc, cẩn trọng từng lời nói, nói ít quá thì không ai hiểu, nhiều quá thì gây khó chịu. Đừng nên nghĩ gì nói nấy, thấy gì bàn nấy, phiền toái là từ miệng mà vào, từ lời vô ý mà đến. Không nói lời thị phi, lời gây chia rẽ, cũng đừng quá suồng sã, kể lể hết sự tình. Người thông minh thì lời nói ít mà hàm chứa, kẻ quân tử cũng lại nói ít làm nhiều, dùng hành động mà chứng tỏ bản lĩnh.
2. Gặp chuyện chớ nên vội vàng động thủ, dù có đáp án rồi cũng phải bình tâm chờ đợi, chớ kết luận ngay. Một người, một việc là không thể đánh giá từ một góc nhìn. Phán xét vội vàng có thể sẽ dẫn đến thảm họa.
3. Ở đời, hãy biết hóa giải chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có gì. Hãy cố gắng xử lý mọi chuyện một cách đơn giản nhất, tuyệt đối đừng chuyện bé xé ra to, vẽ rắn thêm chân, nghi hoặc, nổi nóng, không giữ bình tĩnh mà hại người, hại cả chính mình.
4. Người quân tử thì luôn độ lượng, khoan dung, không để trong lòng những chuyện tầm thường. Kẻ tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, chọc giận kẻ tiểu nhân cũng chính là chuốc lấy phiền phức. Cho nên ở đời, gần gũi người quân tử, xa lánh kẻ tiểu nhân chính là đạo lý làm người tối thượng vậy.

5. Hãy quý những người yêu thương mình. Họ trao gửi tình cảm cho bạn là có nguyên do, bởi vậy đừng hỏi tại sao. Hãy mở lòng đón nhận, lấy yêu thương gấp đôi để đáp lại họ. Cũng đừng bao giờ lừa gạt tình cảm người khác bởi phụ tình thì tình phụ, phúc đức rồi cũng tiêu tan. Ở đời, tìm được tri kỷ là không dễ. Tìm được rồi nhưng biết quý ra sao lại càng khó nữa.
6. Cẩn thận với những lời khen, dù là sau lưng hay trước mặt. Người khen bạn sau lưng chính là thật lòng, hãy trân trọng nhưng đừng vì thế mà trở nên tự mãn. Người khen bạn trước mặt rất có thể là xu nịnh, bợ đỡ, nói lời chót lưỡi đầu môi, vốn không đáng coi trọng. Hãy bỏ ngoài tai những lời khen và lắng nghe, cân nhắc những lời chê bai, chỉ trích. Có khi một lời chê bai còn khiến bạn tiến bộ, đề cao hơn cả trăm lời khen thừa.
7. Ân huệ nhỏ tích góp nhiều sẽ thành món nợ lớn. Nhận ân thì phải báo ân. Người xưa nói, chịu ơn một giọt, báo ơn một dòng là bởi thế. Kẻ vô ơn thì cũng chẳng lương thiện, chẳng thể thành người. Người biết đền ơn mới chính là quân tử, là kẻ trượng nghĩa.
8. Người ta mải mê truy cầu hạnh phúc mà không biết hạnh phúc thực ra chính ở trong tâm. Hòa ái thì có được yên bình, độ lượng thì được nhiều người yêu mến, lương thiện đến đâu cũng có được phúc báo nhãn tiền. Đạo lý đơn giản chỉ là như vậy. Nơi quán trọ trần gian, trăm năm là hữu hạn, một sớm mai ngó ra ngoài cửa đã thấy bốn mùa trôi ngang tầm mắt, xuân qua hè tới, thu tàn đông về, ngày tháng chẳng còn lại bao nhiêu. Vậy thì cớ gì không sống cho ra sống, làm người cho ra người?
9. Duyên phận không phải là ngẫu nhiên. Bạn gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trao gửi thiện lương thì gặp người lương thiện. Chuyên hành ác nghiệp thì phải chịu ác duyên. Kỳ thực duyên phận chính là một loại lựa chọn. Người đi ngang nhau, chỉ khẽ chạm vai cũng là cái duyên được tích tồn từ bao đời kiếp. Nếu đã là duyên thì phải biết tùy theo duyên mà sống, chớ cưỡng cầu những thứ vốn không thuộc về mình.
10. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình là người quan trọng. Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, “người ta là hoa đất”, ai cũng đều quan trọng như nhau. Đừng ỷ tài, cậy vào một vài hiểu biết nhỏ bé nơi tri thức nhân loại. Cuộc đời này rộng lắm, vũ trụ này lại càng to lớn lắm, có nhiều điều ngay cả tri thức tối tân nhất của con người cũng chẳng thể chạm tới, chẳng thể giải khai.

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Thơ TẶNG NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI YÊU - Bằng Lăng Tím.





TẶNG NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI YÊU (nhân ngày 20-10)

Lòng thành kính tri ânThượng Đế
Đã dựng nên phái nữ tuyệt vời
Họ luôn mang đến cho đời 
Muôn hoa thơm ngát giữa trời bao la 

Con dâng kính Mẹ già hoa quý
Mẹ của con tuyệt mỹ dường bao 
Chúc Mẹ luôn sức sống dâng trào
Hạnh phúc vui vẻ ngọt ngào bên con 

Trao người vợ sắt son một đóa 
Hoa tình yêu ươm nở trong hồn 
Vui tươi rạng rỡ bên con 
Bên chồng chung thủy sắt son một lòng 

Trao vạn đoá hoa hồng mỗi sáng 
Cho gái yêu gái riệu của Ba 
Chúc con vui sống hiền hoà
Bên ngoài xã hội bên Ba bên người

Trao gửi tới muôn người bạn quý
Với mọi người tri kỷ yêu thương 
Mỗi người một đóa hoa hường 
Kèm theo lời chúc yêu thương ngọt ngào 

Chúc muôn người vui trong gia đạo 
Luôn sẽ chia sáng tạo yêu thương 
Gia đình hay chốn thương trường 
Luôn luôn gương sáng khiêm nhường đời soi
...........
Bằng Lăng Tím

Chuyện phương xa NHỮNG CHIẾC BÁNH QUY - Phong Luu chia sẻ.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Văn của nhà thơ YÊU DẤU GỬI TRƯỜNG XƯA - Hà Thu Thủy.



YÊU DẤU GỬI TRƯỜNG XƯA

CONG NQ-2

Thời gian trôi qua làm phôi pha nhiều thứ, lãng quên nhiều điều những trong mỗi chúng ta_những cựu HS Ngô Quyền suốt chiều dài thời gian 60 năm, trải qua nhiều thăng trầm dâu bể vẫn trọn vẹn dành nhiều yêu thương trân trọng cho Ngô Quyền -trường của chúng ta.

Tất cả  thế hệ HS Ngô Quyền luôn ghi nhớ ơn đức của các bậc tiền nhân -những người đã dành nhiều công sức trí tuệ để thành lập nên trường Ngô Quyền. Suốt 7 năm học từ đệ thất, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ, đệ tam, đệ nhị, đệ nhất bao thế hệ học trò đã được các thầy cô giáo sư tôn nghiêm mà cởi mở gần gũi mà tận tụy dạy dỗ nên HS của trường nam cũng như nữ đều chăm chỉ, ngoan hiền, cần cù học tập. Tự mỗi người ai cũng thấy hãnh diện tự hào được mang phù hiệu NGÔ QUYỀN đỏ thắm trên ngực áo.

Trường lúc bấy giờ là hai dãy lầu cao cách nhau một khoảng sân rộng, giữa là cột cờ uy nghi nằm trong bồn hoa rực rỡ sắc màu.

     Vẫn rất nhớ hàng thùy dương chao gió
     Giữa sân trường ngăn hai dãy lầu cao
     Đứng bên đây thả mắt nhìn sang đó
      Thấy bạn bè vui trong nắng xôn xao.
Và rất thương cánh cổng trường mở rộng
Đón học trò áo trắng bước chân chim
Thật hồn nhiên và tràn đầy ước vọng
Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
Cứ thế những mùa phượng hồng nối tiếp trôi qua tiễn bao thế hệ học trò đạt nhiều kết quả cao trong hai kỳ thi tú tài một và tú tài hai để bước lên bậc học cao hơn. Những thầy cô giáo sư uyên bác ngoài việc truyền kiến thức còn thổi nguồn văn học vào hồn các học trò yêu thích thơ văn. Từ chiếc nôi êm ấm này đã sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng trong và ngoài nước... Tất cả đều tự hào là cựu HS Ngô Quyền.
Thế hệ hoc sinh Ngô Quyền đầu tiên theo thời gian đã bước vào tuổi trên dưới bảy mươi. Dù thành đạt, danh vọng hay bình thường yên ả, dù ở trong nước hay nước ngoài đều nhớ về mái ấm Ngô Quyền với bao hoài niệm đẹp - Ngôi trường đã cất giữ một thời thanh xuân yêu dấu không quên của tất cả chúng mình.

HÀ THU THỦY - 14/10/2017

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Thơ tranh VUI TẾT TRUNG THU - hoang thi lang may.


Vui Tết Trung Thu

Đêm nay Rằm tháng tám
Chị Hằng mặt rạng ngời
Môi nhẹ nở nụ cười
Áo lụa vàng lấp lánh

Gương trăng tròn vành vạnh
Tận vời vợi thiên hà
Ngồi cạnh gốc cây đa
Thật hiền hòa chú Cuội

Các bé thơ rong ruổi
Xuống phố với đèn lồng
Này cá chép, này rồng
Cả máy bay, bươm bướm…

Nến lung linh cháy đượm
Sáng rực cả phố phường
Bánh dẻo, nướng ngát hương
Phát đều cho các bé

Tiếng trống lân vui vẻ
Hòa trống ếch rộn ràng
Đêm say ngủ mơ màng
Cứ nhớ hoài cổ tích

hoangthilangmay



Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Viết từ phương xa TÌM MẸ - Xuân Dung*An Nhiên.





TÌM MẸ

Viên sỹ quan Tommy Lee đang ngồi trong văn phòng của cảnh sát 911 ở một thị trấn nhỏ thì chuông điện thoại reo. Ông nhấc máy hỏi han nhiều lần nhưng đầu dây bên kia chỉ im lặng…
Đợi một lúc lâu, ông vẫn không thấy có động tĩnh gì. Đoán là một chú nhóc nghịch dại, ông cảnh cáo:
“Này nhóc, gọi 911 để đùa nghịch là vi phạm pháp luật đấy có biết không?
Chú biết nhiều vị quan toà thích dạy cho những đứa bé hư kiểu đó một bài học đấy.” Ông cao giọng.
Thế rồi, giọng một bé trai cũng cất lên, nhỏ nhẹ nhưng nghiêm túc: “Bác ơi, cháu muốn tìm mẹ cháu. Bố cháu nói mẹ cháu đang ở trên thiên đường. Cách đây mấy hôm mẹ đi bệnh viện, dặn cháu và anh trai ở nhà chờ mẹ. Đến giờ mẹ cháu vẫn chưa về…”
Vị cảnh sát chợt chùng xuống. Nghe những lời của cậu bé, ông hiểu sâu sắc rằng, Jerry (tên của cậu bé 5 tuổi) đang trong giờ phút khó khăn nhất của cuộc đời mình.
“Mẹ cháu trông ra sao, con trai? Ông hỏi Jerry.
Mẹ có rất nhiều khăn choàng các màu. Mẹ luôn quàng khăn khi đi ra ngoài. Chúng đẹp lắm và cháu nhớ mẹ lắm.”
 alt
Câu nói hồn nhiên ngây thơ của Jerry khiến ông Lee thấy cay cay nơi khóe mắt. Jerry không thể biết rằng, mẹ cháu đã ra đi mãi mãi. Cậu sẽ không bao giờ được mẹ xoa chân khi bị đau và được mẹ hát cho nghe bài hát yêu thích. Cháu quá nhỏ để hiểu được sự thật này.
Ông tiếp tục tâm sự với cậu bé, làm cho cậu tin rằng, dù mẹ ở trên thiên đường, nhưng mỗi giây, mỗi phút bà đang dõi theo cậu, và mong cậu luôn ngoan, học giỏi và hạnh phúc.
“Khi nào bố đưa đi chơi, cháu hãy bảo bố mua cho một quả bóng màu đỏ nhé. Hãy viết vào một mảnh giấy những gì cháu muốn nói với mẹ, và buộc vào bóng, cho nó bay lên. Mẹ cháu ở trên thiên đường sẽ nhận được thư của cháu đấy”. Kết thúc cuộc điện thoại ông khuyên Jerry.
Ngày hôm sau, Jerry đi chơi với bố và xin bố mua cho nhiều quả bóng màu đỏ, bởi cháu muốn viết thật nhiều thư cho mẹ…
Vài tháng trôi qua. Điện thoại lại đổ chuông. Lần này, Tommy không phải chờ lâu, giọng Jerry đã vang lên ở đầu dây bên kia:
“Tommy, cháu muốn bác tìm mẹ cho cháu. Mẹ không nhận được tin nhắn của cháu.”
Jerry tỏ vẻ lo lắng: “Tháng nào cháu cũng viết cho mẹ, nhưng hình như mẹ không nhận được chúng. Cháu không muốn nói dối mẹ cháu là một chú bé ngoan. Cháu đã làm bài tập về nhà. Cháu muốn mẹ ôm cháu”.
“Bình tĩnh nào, con trai. Cháu sẽ ổn thôi. Có lẽ mẹ cháu đang đi xa. Vì thế mẹ không nhận được tin nhắn của cháu. Nhưng thế nào mẹ cũng sẽ nhận được. Chỉ cần cháu vẫn tiếp tục viết những gì cháu muốn mẹ làm cho cháu vào một tờ giấy. Bác hứa với cháu là ở trên thiên đường mẹ sẽ đọc chúng.”
Sau đó, lời hứa của một viên cảnh sát, của một quân nhân, và hơn cả là lời hứa của một con người có trái tim vô cùng nhân hậu được hiện thực bằng một cuộc viếng thăm có một không hai. Jerry đã tự hào và hạnh phúc biết bao khi mẹ bé cử cả một đoàn xe cảnh sát với vô kể bóng bay màu đỏ, thay mặt mẹ, đến thăm em.
alt
“Này, Jerry, mẹ cháu đã nhận được những mẩu giấy nhắn tin của cháu. Mẹ rất vui sướng vì cháu đã học tập tốt. Tuy nhiên mẹ cháu vẫn còn đang đi xa nên mẹ không đến đây được. Vì thế mẹ cháu đã nhờ bác đến nói với cháu là mẹ rất yêu cháu và rất nhớ cháu.
alt
Mẹ đã biết cháu được điểm A môn văn…
Hãy tiếp tục viết cho mẹ cháu nhé. Mẹ luôn quan tâm tới cháu và luôn mong được biết cháu học tập có tốt không”.
Trước khi ra về, Tommy bắt tay Jerry rồi ôm cậu bé vào lòng. Hành động ấm áp thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối mà hai ông cháu trao cho nhau trong ánh hoàng hôn hôm đó sẽ mãi khắc ghi trong tâm hồn cậu bé. Các thành viên trong đội cảnh sát 911 có mặt hôm ấy cũng hiểu rằng mình đã vừa hoàn thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Riêng với Tommy, tình cảm của ông dành cho Jerry càng lúc càng trở nên sâu sắc. Cậu bé tin tưởng ông, tin những câu chuyện về mẹ cậu mà ông kể. Còn Tommy, ông như tìm thấy tuổi thơ của mình trong ánh mắt trong trẻo và tình yêu vô tận mà cậu bé dành cho mẹ.
Kể từ đó, vị cảnh sát già đáng kính có thêm một niềm vui mới. Chiều chiều, ông lặng lẽ tạt qua trường Jerry, nhờ cô giáo cho xem bài tập mà Jerry đã làm trên lớp. Ông tìm mua những món quà mà ông tin rằng Jerry sẽ thích. Trái tim ông ấm lại khi người bán đồ chơi hỏi: “Cháu trai của ông thích xe mô tô lắm phải không?” Vâng! Đó là đứa cháu trai tuyệt vời mà Thượng Đế ban tặng cho ông…
Còn Jerry ngây thơ đáng yêu vẫn luôn nhận được những thông điệp kèm những món quà nho nhỏ mà mẹ gửi cho cậu bé từ trên thiên đường. Tất nhiên chúng ta biết ai đã gửi chúng cho cậu.
“Jerry bé nhỏ yêu quý! Bức tranh con vẽ mẹ mới đẹp làm sao. Mẹ thích lắm, nhất là đôi mắt, nó làm mẹ nghĩ đến đôi mắt của con. Yêu con rất nhiều. Mẹ.”
alt
“Jerry yêu thương, bài tập làm văn về chuyến đi thăm quan khu phố của con thật là tuyệt vời. Nó khiến mẹ nhớ khu phố của chúng ta quá. Luôn mãi yêu con. Mẹ.”
Năm tháng trôi đi, Jerry sẽ trưởng thành và hiểu ra sự thật. Tommy đúng hay sai, chẳng ai có thể trả lời chính xác. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng cậu bé Jerry đã vượt qua được quãng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời của cậu nhờ những bức thư và những món quà động viên của mẹ trên ‘thiên đường’.
Nếu chỉ nhìn vào tấm lòng của viên sĩ quan Tommy, thì đúng sai đôi khi không còn quan trọng. Và nếu cuộc đời của một con người trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn nhờ những lời nói dối đầy chân thành ấy, thì mọi quy tắc và chuẩn mực đều trở nên thừa thãi… Một điều được đánh giá là đúng hay sai, có lẽ phải xét từ cái tâm của người trao đi…

Xuân Dung – An Nhiên

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Thơ tranh TRĂNG THU - Nguyễn Thị Thêm.


Nguyễn Thị Thêm - 9/2017.

Thơ LÀM THƠ THÔI... - Mai Hồng Thu.




Sưu tầm NGƯỜI MẸ KẾ... - Carly Trinh.


NGƯỜI MẸ KẾ...

Vừa qua hôn lễ của Tư lệnh Hải quân Mỹ Joshua Newville và nữ phi công Emily Leehan tại Quincy Cellars ở Ripley, New York đã diễn ra. Một đám cưới đầy ý nghĩa không chỉ với cặp vợ chồng Tư lệnh. Đó là giây phút vô cùng quan trọng với một đứa bé, con riêng của ông. Mọi người không khỏi nghẹn lòng khi chứng kiến...

alt
alt


Ảnh: Internet

Nhân vật chính của buổi lễ không phải là cô dâu chú rể, mà chính là đứa con riêng 4 tuổi của Joshua, cậu bé Gage. Biết được rằng bước vào thế giới riêng của 2 bố con Joshua và Gage, trở thành một phần của trong gia đình và có thể mang đến sự ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của cậu bé, Emily thật sự cảm thấy đây là một nghi lễ rất quan trọng để cô có thể đến gần hơn với Gage. Cô đã dành nhiều thời gian để soạn riêng cho cậu bé một lời tuyên thệ và đọc chúng trong lễ cưới của mình.

alt
alt


Ảnh: Internet

Đứng trước đông đảo khách mời và sự chứng giám của chủ hôn, cậu bé Gage ngước nhìn người mẹ mới của mình với đôi mắt tròn xoe, lắng nghe mẹ đọc lời thề:

“Mẹ lúc nào cũng mong con được an toàn và cố gắng để trở thành một con người tốt…”

alt
alt


Ảnh: Internet

Emily mở lời, mắt Gage bắt đầu ngấn lệ, rồi cậu bé tiến đến ôm chầm lấy Emily và khóc nức nở. Mọi người xung quanh, cả Emily và Joshua đều không cầm được nước mắt.

“Mẹ biết rồi đây mẹ với con sẽ có những lúc đối đầu, cãi nhau, nhưng trong thâm tâm, mẹ vẫn luôn mong rằng sau này con lớn sẽ hiểu được những gì mẹ làm đều là muốn tốt cho con và vì mẹ thật sự yêu thương con.

alt
alt

Ảnh: Internet

Điều cuối cùng mẹ muốn con biết, con là một cậu bé vô cùng đặc biệt. Con rất thông minh, xinh xắn và là một cậu bé có trái tim nhân hậu. Mẹ của ngày hôm nay chính là nhờ có con. Tuy rằng mẹ không tặng cho con sự sống, nhưng cuộc sống này đã mang đến cho mẹ một món quà tuyệt vời nhất, đó là con.”

alt
alt