Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Tìm hiểu : DỊCH CÚM TÂY BAN NHA - St trên mạng.





DỊCH CÚM TÂY BAN NHA

Nhìn lại đại dịch khiến ông nội của Tổng thống Trump hiện nay và hơn 20.000 dân New York tử vong!

Thế giới trong suốt lịch sử của mình đã có nhiều đại dịch và một trong số đó không thể không nhắc đến đó là đại dịch cúm Tây Ban Nha diễn ra từ năm 1918 - 1920.
Ngày 11.8.1918, tàu Bergensfjord đã cập cảng New York với 10 hành khách và 11 thuyền viên đang bị ốm bởi một chứng bệnh lạ và đây là những ca nhiễm đầu tiên của một đại dịch kinh hoàng tại New York – cúm Tây Ban Nha.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha diễn ra từ tháng 1.1918 đến tháng 12.1920, liên quan đến virus cúm H1N1. Dịch bệnh tấn công hầu khắp thế giới, bao gồm cả Bắc Cực, các hòn đảo xa xôi và khiến hơn 50 triệu người tử vong. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh.

Mặc dù có tên gọi như vậy, dịch này không khởi phát từ Tây Ban Nha. Do chiến tranh nên các nước tham chiến đã chặn tin tức về dịch bệnh, khiến Tây Ban Nha, một quốc gia trung lập, là nước đầu tiên công khai trường hợp nhiễm bệnh. Vì vậy, người ta thường gọi đây là đại dịch cúm Tây Ban Nha.

Sau khi tàu Bergensfjord cập cảng, toàn bộ những người nhiễm bệnh đều được đưa tới bệnh viện và điều trị cách ly. Ai cũng nghĩ dịch bệnh này đã được kiểm soát rồi, cho đến khi những ca tử vong liên tiếp xuất hiện sau đó.Không rõ bằng cách thức nào, dịch bệnh đã lây lan khắp các đường phố và khu dân cư đông đúc tại New York. Những ca nhiễm, số người tử vong bắt đầu xuất hiện rồi tăng tốc nhanh dần, cuối cùng trở thành một cơn bão dịch bệnh quét qua New York, y như cách Covid-19 đang hoành hành hiện nay.

Cúm Tây Ban Nha đã khiến hàng chục triệu người trên thế giới tử vong. Tại Mỹ, số người chết vì đại dịch này là 675.000, trong đó có Frederick Trump, ông nội đương kim Tổng thống Mỹ - Donal Trump.
New York có hơn 20.000 người tử vong trong đại dịch này. Trung bình, mỗi ngày lại có 400 – 500 người tử vong tại New York, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân.

Trong cuốn Lịch sử thành phố New York từ năm 1898 đến 1919, nhà sử học Mike Wallace mô tả, những người chết vì cúm Tây Ban thở khò khè và phổi của họ chứa đầy dịch lỏng sủi bọt.

Thành phố New York là nơi hoàn hảo để một dịch cúm lây lan. Dòng người đông đúc tại các ga tàu trong giờ cao điểm và trên đường phố. Thời đó, người dân rất thích uống nước tại các đài phun nước công cộng với chỉ một chiếc cốc duy nhất dùng cho tất cả mọi người. Người ta cho rằng, chiếc cốc công cộng an toàn vì luôn được rửa sạch, tuy nhiên, nước thì không thể rửa sạch được virus.

Trong lúc dịch bệnh đang lây lan, nhiều người dân đã yêu cầu chính quyền mau cho đóng cửa toàn bộ các nhà hát khắp thành phố. Tuy nhiên, ông Royal S. Copeland – Ủy viên y tế bấy giờ của New York, khăng khăng từ chối điều này.

Lý do được ông Copeland đưa ra là: Mở cửa các nhà hát khiến người dân tụ tập đông và việc giáo dục tuyên truyền về dịch bệnh sẽ hiệu quả hơn.

Trước khi buổi biểu diễn tại các nhà hát bắt đầu, một người nào đó thuộc chính quyền sẽ ra và giảng giải cho công chúng bên dưới biết về nguy cơ lây bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Khán giả sẽ biết dịch cúm Tây Ban Nha lây lan ra sao và từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người khác.

Có lẽ không cần nói cũng biết độ hiệu quả của phương pháp giáo dục tập trung này, số người tử vong vì dịch cúm cứ thế mà tăng lên sau các buổi tuyên truyền.Ngoài biện pháp giáo dục tập trung, nhiều biện pháp khác cũng được New York thực hiện và xem ra là có hiệu quả hơn. Ví dụ như dán áp phích, rải tờ rơi truyên truyền, kêu gọi mọi người không hắt hơi, họ hoặc khạc nhổ ở nơi công cộng và trên đường phố. Cảnh sát đi tuần tra mọi nẻo đường và sẵn sàng xử phạt những kẻ vi phạm.

Về chuyện đeo khẩu trang hay che mặt bằng vải trong dịch cúm Tây Ban Nha, Ủy ban Y tế New York tuyên bố: Đeo khẩu trang trông tức cười nhưng thà vậy còn hơn bị chết.

New York cũng không cho đóng cửa các trường học. Ông Copeland cho rằng, trường học còn sạch sẽ hơn nhà của các học sinh và trường học quản lý trẻ em tốt hơn là để chúng ở nhà với bố mẹ.

Những doanh nghiệp và công sở cũng được cho phép hoạt động như bình thường nhưng sẽ bị đổi giờ hoạt động để tránh tụ tập quá đông.

Khi được Thị trưởng New York – ông John Francis Hylan, gửi cho một bức thư với nội dung phàn nàn của người dân rằng ngài Ủy viên y tế không coi trọng các biện pháp chống dịch, ông Copeland đáp lại trên một bài báo:

“Ủy viên Y tế của các bạn coi dịch bệnh là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến mức tôi dành 21 giờ mỗi ngày để tìm cách đối phó, 3 giờ còn lại để mơ về dịch bệnh”.

Trong cuốn lịch sử của mình, ông Bellevue miêu tả: “Vì dịch bệnh bùng phát rất nhanh, bệnh viện bị quá tải ngay lập tức. Các bệnh nhân nhiễm cúm Tây Ban Nha bị nhồi nhét trong cũi hay chen chúc tại khắp các ngõ ngách của bệnh viện do thiếu giường bệnh. Giường bệnh được ưu tiên cho trẻ em. 3 trẻ em nằm một giường.

Một đội quân lớn là những người phụ nữ đã tình nguyện đến chăm sóc cho những người bệnh. Họ mang theo khăn trải giường mới, sạch sẽ, thực phẩm tiếp tế và nhiều nồi súp nóng hổiÔng Paul Newerman, Giám đốc thư viện tại Học viện Y khoa New York, cho biết, New York bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch cúm nhưng đỡ hơn nhiều so với một số thành phố khác ở Mỹ như Philadelphia, Boston.

“Họ có một phong trào bảo vệ sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ và trên hết là sự may mắn”, ông Paul Newerman nói.
Dẫn theo 24h.com.vn
Ảnh: Một số hình ảnh tại nước Mỹ những năm dịch bệnh 1918-1920

ST TRÊN MẠNG.

Tản mạn : THÁNG TƯ LẠI VỀ - St trên mạng





THÁNG TƯ LẠI VỀ.

Rất đông độc giả liên lạc tòa soạn, hỏi về gia cảnh cố Ðại Tá Nguyễn Ðình Bảo, người mà chúng ta đã quá quen thuộc qua nhạc phẩm “Người Ở Lại Charlie,” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết gia đình bà quả phụ Nguyễn Ðình Bảo hiện sinh sống tại Sài Gòn. Bà Nguyễn Ðình Bảo nay 76 tuổi, vẫn minh mẫn và khỏe mạnh. Hai ông bà có ba người con. Trưởng nam, Nguyễn Bảo Tường, là một bác sĩ Nhi Khoa. Thứ nữ, Nguyễn Bảo Tú, làm việc tại Tòa Lãnh Sự Anh Quốc tại Sài Gòn. Con trai út, Nguyễn Bảo Tuấn, kiến trúc sư và đang giảng dạy tại một đại học ở Sài Gòn. Dưới đây là bài viết hồi năm 2012 của anh Nguyễn Bảo Tuấn, về thân phụ mình. Tòa soạn tìm thấy bài viết này trên trang Facebook riêng của Nguyễn Bảo Tuấn, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

CHA...
Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi
(Bài Viết Của Con út Cố ĐT Nguyễn Đình Bảo)

Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi

Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Đôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.

Tôi cũng không biết tại sao tôi và người đó chỉ gặp gỡ và tiếp xúc trong có vài chục ngày, chính xác là từ ngày 06/01/1972 đến ngày 25/03/1972, mà tôi lại luôn luôn thương mến, cảm phục, tự hào và luôn lấy người làm tấm gương soi để tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ là do cuộc sống của người quá vĩ đại và tôi đã được thừa hưởng một phần của nó. Mặc dù khi ra đi người đã không thực hiện được một lời hứa với mẹ tôi mà cho tới bây giờ tôi vẫn hỏi : “Tại sao?”

Charlie, tên nghe quá lạ!

“Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ...Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt… Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972- Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện.

Nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum. Charlie, "Cải Cách," hay "C," đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên.” (Trích trong "Mùa hè đỏ lửa" của Phan Nhật Nam)

Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Đình Bảo nằm lại với Charlie. (Trích lời giới thiệu trong CD Chiến tranh và hòa bình của Nhật Trường Trần Thiện Thanh)

Cho đến bây giờ cũng ít người biết rằng tôi chính là “đứa bé thơ” với “tấm khăn sô bơ vơ ” trong bài hát “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và tôi lớn lên cùng với ký ức về một người Cha hào hùng như vậy.

Tôi không thần tượng Cha tôi từ một bài hát viết về người, cũng không thần tượng từ một hai trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp của người, mà tôi thần tượng Cha mình từ chính cuộc đời của Người. Trải qua biết bao thăng trầm đời binh nghiệp và cuối cùng người đã được giao làm tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn “Song kiếm trấn ải” (biệt danh của tiểu đoàn 11 nhảy dù), một trong những tiểu đoàn được xem là thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Cha tôi là một người khát máu hung tàn, mà ngược lại hoàn toàn, mọi người đều nhớ về hình ảnh Cha tôi như là một võ sĩ đạo đúng nghĩa : giỏi võ, dũng cảm và cao thượng. Thời bấy giờ có mấy ai dám đánh một sĩ quan của Mỹ, vậy mà Cha tôi đã làm điều đó khi người sĩ quan đó dám làm nhục một người lính Việt Nam (chuyện này tôi được nghe bác ruột tôi kể lại). Có tiểu đoàn nào trong quân đội mà luôn gọi Tiểu đoàn trưởng bằng tên thân mật “Anh Năm”?, nhất là trong binh chủng Nhảy dù, việc phân chia cấp bậc luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Vậy mà trong tiểu đoàn 11 Nhảy dù, tất cả mọi người từ lính đến sĩ quan chẳng ai gọi Cha tôi là Trung tá cả, mà luôn gọi là Anh Năm, và “Anh Năm” thường hay nói với mọi người trong tiểu đoàn rằng : “Tụi mày thì chẳng biết mẹ gì, nhưng tất cả tụi mày tao đều coi là em tao hết”

“Anh Năm,

Ngoài đời Anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật "giang hồ" với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, Anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, Anh chia xẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp. Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!? Tôi về lại vườn Tao Ðàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy mầu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của Anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng.

Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Xiết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết Anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa Anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:

"- Thuốc lá Ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao Ông Trời bắt đi sớm như vậy!? " (Trích trong "Máu lửa Charlie" của Đoàn Phương Hải)

Cha tôi đã sống như thế nào mà những người ít ỏi còn sống sót trở về sau trận chiến tại đồi Charlie đều nói là họ thật hối tiếc khi không được nằm xuống cùng Cha tôi ở đó.

“Tô Phạm Liệu cảm thấy lẻ loi ở cái đại hội y sĩ có nhiều những người “mặc quần mới áo đẹp” và “ăn to nói lớn”, thích “nhảy đầm” và “xếp hàng để lên hát”... Trong cơn say, anh nói là phải chi trước kia, mười mấy năm trước kia, anh được “ở lại Charlie” với Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, với các bạn nhảy dù thì “sướng hơn nhiều.” (Trích trong "Tô Phạm Liệu : người trở lại Charlie" của Phạm Anh Dũng)

Viên sĩ quan cố vấn Mỹ Duffy cho tới tận bây giờ vẫn còn luôn mang trong người những hoài niệm về Cha tôi và trận chiến tại Charlie. Mỗi lần tham gia các cuộc gặp gỡ của hội cựu chiến binh Việt Nam (trong đó có một số hiện đang là tướng lãnh cao cấp trong quân đội Mỹ) ông ta đều hỏi mọi người “Tụi mày có từng tham gia trận Charlie không, tụi mày có ai từng chiến đấu cạnh Colonel Bao (Trung tá Bảo) chưa? Thế thì tụi mày còn xoàng lắm. Và hàng năm cứ mỗi lần sinh nhật của mình, ông ta đều đặt một ổ bánh kem làm hình một ngọn đồi và ghi chữ Charlie lên đó. (Chuyện này do Chú Đoàn Phương Hải khi về Việt Nam năm 2011 thuật lại cho tôi nghe)

Cha tôi đã sống như thế nào để một người Mỹ phải luôn khắc trong tâm khảm những hoài niệm như vậy?

Tôi chỉ có thể kết luận một câu : “Cuộc đời của Cha thật vĩ đại”

Ngày hôm nay khi viết về Cha, tôi không biết viết gì hơn, chỉ xin dâng về hương hồn Cha một vài câu thơ nói về khí phách của Người và nơi mà Cha đã gửi lại thân xác của Người vĩnh viễn cho núi rừng Charlie. Ở đây tôi xin dùng từ "Cởi áo trần gian" vì tôi tin rằng Cha vẫn đang khoác một chiếc áo khác và vẫn đang nhìn tôi từ một nơi rất xa…

Lặng lẽ ngàn năm chẳng danh xưng
Bỗng chốc một hôm hóa lẫy lừng
Charlie gầm thét trong lửa đạn
Gọi mãi tên người nước mắt rưng

Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
Charlie vẫy gọi người ở lại
Cởi áo trần gian tặng núi rừng
(Kính dâng tặng hương hồn Cha)

Sinh nhật mẹ tôi ngày 11/04. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25/03 Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật của mẹ. Đến ngày sinh nhật mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ… Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 12/04 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao

MẸ...

Cách đây 48 năm, ngày 11-04-1972 Mẹ bước qua sinh nhật tuổi 32 một cách lặng lẽ, trong lòng đầy hồi hộp, lo âu khi tin tức về từ vùng 2 chiến thuật chuyển về cho biết tình hình chiến sự đang ngày càng ác liệt. Rồi ngay hôm sau tin dữ đã bay về khi chú An điện thoại báo “Anh Bảo bị rồi chị ạ”, trời đất như sụp đổ dưới chân, Mẹ chỉ còn biết ôm mặt khóc…
Cho đến bây giờ, nhìn lại một chặng đường rất dài đã qua, tụi con cám ơn và cảm phục Mẹ vô cùng, chính nhờ có Mẹ mà tụi con mới có được ngày hôm nay. Khi Bố ra đi, Mẹ mới 32 tuổi và vẫn đang tuổi sắc nước hương trời, vẫn đang là một trong những người đẹp của hàng không Việt Nam, có rất nhiều người đã tìm đến ngỏ lời nhưng Mẹ đều từ chối, Mẹ luôn dành một tình yêu bất tận cho Bố. Rồi biến cố 75 ập đến, gia đình vốn đã khó lại càng thêm khó, một mình Mẹ vất vả làm đủ nghề để nuôi 6 miệng ăn, ban ngày thì làm bánh làm trái để bán, tối thì lo đan áo cho người đi xuất cảnh, nhiều đêm Mẹ thức đan áo đến ba bốn giờ sáng dưới ánh đèn dầu, bao nhiêu cơ cực không thể nào kể xiết. Có lẽ những vất vả mà Mẹ phải gánh chịu được vơi đi phần nào khi anh Tường và chị Tú luôn đạt được những thành tích xuất sắc trên con đường học vấn, anh Tường đậu vào trường Y với thứ hạng rất cao khi mới 17 tuổi và tốt nghiệp ra trường với vị trí thủ khoa, dù là trong suốt 6 năm học Y, ngày nào 5 giờ sáng anh Tường cũng phải dậy sớm lên Gò Vấp lấy bánh đậu xanh về đi bỏ mối để kiếm tiền phụ Mẹ. Ngày anh Tường được học bổng đi Pháp để học tiếp, Mẹ mừng không nói nên lời. Ngày chị Tú được tuyển vào làm ở lãnh sự quán Anh quốc sau khi vượt qua mấy trăm hồ sơ dự tuyển, Mẹ cũng mừng không nói nên lời, và dường như đó là phần quà ông Trời muốn bù đắp lại cho những hy sinh không mệt mỏi của Mẹ. Trong cuộc sống Mẹ luôn dạy tụi con phải sống sao cho xứng đáng. Con còn nhớ ngày anh Tường ở Pháp về và mở phòng mạch riêng, Mẹ qua dự khai trương xong về không nói lời nào, ngày hôm sau anh Tường về thăm, Mẹ bắt anh Tường ra trước bàn thờ Bố và nói rằng: “Tường à, Mẹ thấy con mở được phòng mạch riêng Mẹ rất mừng, nhưng Mẹ không hài lòng khi thấy con đặt bàn thờ Thần tài ngay trước phòng mạch như vậy, Mẹ muốn cho con học Y là để con làm việc cứu người chứ không phải với mục đích kiếm tiền”, và ba anh em tụi con đã được trưởng thành từ những điều giáo dưỡng như vậy. Từ đó đến nay anh Tường năm nào cũng tham gia chương trình mổ từ thiện “Vì nụ cười” cho các trẻ em không may mắn trên khắp cả nước, còn chị Tú thì cho tới bây giờ vẫn duy trì các lớp dạy tiếng Anh miễn phí tại nhà. Đó là những gì Mẹ đã dạy và muốn tụi con hướng tới.
Đã rất nhiều người nói với con rằng người ta ca ngợi Ông Bảo một thì Bà Bảo phải xứng đáng hơn thế gấp nhiều lần, chính nhờ công lao của Bà đã thủ tiết thờ chồng và nuôi dạy các con nên người đã giữ cho cho danh tiếng của Ông luôn sáng mãi, so với những quả phụ ngày xưa được vua ban “Tiết hạnh khả phong” thì nào có kém gì. Mỗi lần con nghe người ta nói như vậy thì con đều khóc và thầm cám ơn ông Trời vì đã cho con là con của Mẹ. Hôm nay mừng sinh nhật thứ 80 của Mẹ, tự nhiên trong con vang vọng lên câu hát : “Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ….”

Sài Gòn, 11-04-2020 Nguyen bao Tuan

Bài chia sẻ lại 🍎🍎🍎🍑🍑🍑🍒🍒🍒

Cuộc sống: BÁNH ĐÚC CÓ XƯƠNG - Kha Tiệm Ly.





BÁNH ĐÚC CÓ XƯƠNG

Đến giờ này tôi đã lớn khôn, đã biết suy nghĩ phải trái thiệt hơn, mà nghĩ mãi không biết nguyên nhân gì mà “mẹ ghẻ” tôi lại chịu lấy ba tôi!

Thực mà khó trả lời câu hỏi này ở trong lòng tôi tự bấy lâu nay, khi mà tôi biết được cảnh ngộ của ba tôi thuở ấy.
Sau năm 75, ba mẹ (ruột) tôi sống nhờ vào căn nhà lụp xụp của ngoại trong một hẻm dài tại nội ô thành phố Mỹ Tho. Ngoại đã già, nên mọi thứ đều do dì hai tôi làm chủ. Bà mất chồng sớm, ở vậy nuôi năm đứa con. Thế là căn nhà chỉ hơn sáu chục mét vuông lại bị dồn ép chứa mười hai người lớn nhỏ!

Ba tôi bấy giờ là cu li hồ, nhưng với thời buổi mà áo cơm còn chật vật, thì việc ở nhà đẹp, cho khang trang thì ít ai nghĩ tới, nên ba thất nghiệp dài dài! Ba bèn vét mương, làm cỏ mướn, cuốc đất, vác mướn… và “ai kêu gì làm nấy” để kiếm chút tiền công. Nhưng với số tiền ít oi kiếm được, nó không đủ đâu vào đâu cho ba miệng ăn như xáng xúc của ba anh em tôi. Mẹ tôi lại bệnh lao ở thời kỳ cuối, thuốc men thời ấy phải mua chợ đen nên mắc như vàng! Những thứ ấy đè nặng trên hai vai còm cỏi của ba, nên ba chỉ khoảng ba mươi mà trông thảm hại vô cùng: Má hóp đi, thân tóp lại, xem chừng như một khúc tre! Da đen cháy, tóc vàng khè, vốn là kết quả bao ngày dầm mưa đội nắng. Nhường cơm cho anh em tôi, chạy thuốc cho mẹ, lại phải thường xuyên nghe những lời bóng gió của dì hai, tưởng chừng ba không còn sức đâu chịu đựng!

Mẹ tôi chết, tôi vừa biết đi lũn đũn, nên chỉ nhớ mang máng về những chuỗi ngày đau thương ấy…

Đó là cái mốc quan trọng trong cuộc đời ba và anh em chúng tôi, vì sau đó là ba tôi phải chịu trăm cay nghìn đắng về số phận của kẻ không nhà; thấm thía về cái đói, cái nhục của kẻ không tiền, của sự vất vả muôn bề của thân gà trống nuôi con!

Ba tôi là người hiền lành, có học thức, khiêm tốn với mọi người từ khi ông còn đương thời; nên sau này, dù nghèo rớt mồng tơi, bà con lối xóm vẫn thường tỏ thái độ thông cảm, lẫn chút xót thương, lẫn chút tôn trọng, mà không hề khinh rẻ. Có lẽ đó là niềm an ủi lớn nhất của ba tôi lúc bấy giờ? Thế mà trong gia đình, dì hai lại xem ba tôi là kẻ đối địch không bằng! Lý ra dì còn phải tỏ ra quan tâm ba hơn, càng thông cảm, xót thương hơn mới phải. Đó là đạo lý tối thiểu của kẻ làm người khi gặp kẻ khác lâm vào cảnh khốn cùng, huống chi người đó là em rể của mình, đã vì căn bệnh của em ruột mình mà phải tán gia bại sản, giờ phải thân một mình gà trống nuôi con? Đây cũng là câu hỏi khó khăn mà đến giờ này tôi cũng không có câu trả lời ổn thoả. Phải chăng bốn cha con chúng tôi là gánh nặng của dì? Cũng có thể lắm, vì nếu ngày nào có việc làm thì tiền công ba đưa cho dì hai cũng chỉ đủ đong gạo cho anh em chúng tôi. Còn tiền điện, tiền nước, mắm muối linh tinh? Khổ nỗi đâu phải ngày nào cũng có việc làm! Những ngày thất nghiệp ấy, thấy tội cho ba tôi lắm! Ba nhịn đói, uống nước trừ cơm! Tất nhiên không ai có thể nhịn đói được lâu, nên thừa dịp dì hai vắng nhà, ba xuống bếp, lẹ làng bốc một cục cơm, nhanh cho vào miệng, nhai sơ sài rồi nuốt cho đỡ cái đói hoành hành!

Một lần ngoại bắt gặp, sững sờ::

- Bộ con chưa ăn cơm sao?

Ba ngượng ngùng:

- Dạ…rồi.

Ngoại lặng thinh mà trong lòng như hiểu một điều gì!
Qua ngày sau, ba lại thất nghiệp, tất nhiên ba không dám xuống ăn cơm. Ngoại buồn không nói, thì dì hai bảo tôi, giọng chát chúa, cốt để cho ba nghe:

- Mầy lên “mời” ba mầy xuống ăn cơm. Tao dọn sẵn rồi đây nè!

Tôi lên nhà, thấy ba ngồi ở thềm, nước mắt trào ra, tôi chưa nói gì thì ba khoác tay:

- Con xuống nói ba không ăn đâu, ba không đói.
Tôi vừa quay lưng thì ngoại đứng bên sau tự lúc nào, hỏi ba mà giọng ngoại nghẹn ngào:

- Sao con không ăn cơm?

Ba quẹt nước mắt:

- Dạ, con không đói.

Giọng ngoại lạc đi:

- Con xuống ăn cơm với má!

Ba lắc đầu, nghẹn ngào không nói được. Ngoại cương quyết:

- Con không ăn thì má cũng không ăn.

Có lẽ vì nể ngoại, nên khi ba ngồi vào bàn ăn thì dì hai không nói gì. Dù sao bữa cơm này với ba thật nuốt khó trôi! Ba chan đầy nước rau, rồi lùa vội vàng, tích tắc đã buông đũa, trong khi ngoại chưa và được miếng nào!

Ôi! Tình đời ấm lạnh…! Cái miếng ăn sao nó khéo chọn người! Nghe lúc trước, khi ba giàu, có địa vị, thỉnh thoảng vế thăm ngoại, không biết bao nhiêu lần dì hai hỏi ba, muốn ăn gì sẽ làm cho. Nhưng lúc đó ba có thèm thứ gì? Dì hỏi mãi, để cho vui lòng dì, ba nói đại một món gì đó, đại khái “da heo luộc”, “cá bóng kho tiêu”... “Trời ơi! Nó thèm cái gì mà rẻ tiền quá!”. Phải chi lúc đó ba nói thèm… gan trời thử xem sự thể ra sao?!

Ba có tật ghiền đọc sách báo. Không có tiền mua, ba thường lượm lặt những mảnh báo cũ đủ thứ ở mọi nơi, giấy gói hàng, kể cả... các toa thuốc Tây, thuốc Tàu ba cũng chẳng bỏ qua! Một tối, ba đang đọc lố chữ nghĩa hổ lốn đó, thì dì hai tôi oang oang ở nhà dưới:

- Đứa nào coi tắt đèn, tao đóng tiền điện không nổi à nghe!

Bốn cha con đùm túm trong một chiếc mùng được vá bằng cách dán lên mấy chục tờ giấy lịch. Tôi là con út nên được nằm gần ba, được gãi đầu, gãi lưng, được kể chuyện đời xưa trước khi vào giấc ngủ, được ba vuốt ve âu yếm nhiều nhất.
Ba hỏi tôi:

- Con có nhớ mẹ không?

Tôi không trả lời mà hỏi lại ba:

- Mẹ đâu có về nữa hả ba?

Ba ngần ngừ đáp:

- Thì...lâu lâu mẹ cũng về thăm con chứ!

Có lẽ lần đầu tôi buồn khi mẹ tôi mất:

- Mẹ không có về đâu! Người ta lấp đất lại làm sao mẹ về được?

Ba lặng thinh. Trong bóng tối, tôi nghe tiếng ba hít mũi, “thôi ngủ đi con!”. Rồi ba ru bài đầu tiên như mọi đêm:

“Ầu ơ…Gió mùa thu … BA ru con ngủ,
Năm canh dài….ầu ơ…thức dủ năm canh!”

Tôi quen dần với niềm sầu não của ba. Lớn lên chút nữa, tôi mới biết vì thương anh em chúng tôi ba phải chịu đựng trăm cay nghìn đắng, âm thầm trước quãng đường ẩm thấp tối tăm, mà như chẳng có lối ra. Tôi biết ba muốn đưa chúng tôi ra khỏi vùng âm u thiếu nhiều dưỡng khí, nhưng phải làm sao khi trong người ba không một xu dính túi, theo đúng với nghĩa đen?

Tình cảnh của ba như thế, mà “mẹ ghẻ” tôi lại ưng ba tôi trong khi hãy còn con gái, tuổi xuân mơn mởn, hẳn không phải là chuyện dị thường?

Xin nói sơ lược về MẸ tôi. (Từ đây về sau, từ “mẹ” là chỉ người mẹ sau nầy đáng yêu đáng kính của tôi, mẹ trước tôi đã mất)

Mẹ là con trưởng của một gia đình, và cũng là chủ nhân của một lò kẹo dừa nhỏ ở Bến Tre khi mới hai mươi lăm tuổi. Mẹ không đẹp lắm, nhưng nửa nụ cười của mẹ cũng đủ làm nghiêng lòng không biết bao nhiêu chàng trai ở thị xã! Phong nghi của mẹ không được như các mệnh phụ đường trong các cung đình thuở trước, nhưng nét phúc hậu đoan chính của mẹ đã chinh phục lòng mọi người đối diện. Có nhiều vị có chức sắc khá cao, và các “thiếu gia” trong tỉnh, đã nhiều lần đến cầu hôn mẹ, nhưng mẹ đều chối từ. Bởi vậy, khi mẹ chịu làm đám cưới với ba, với “thằng bán bánh dạo”, mặt nám da đen, không bộ đồ lành, không nhà không cửa, lại có sẵn...ba đứa con còn nhỏ dại, đã khiến họ hàng lối xóm trong ngoài không ngớt lời đàm tiếu, rồi tự đặt câu hỏi “tại sao” như tôi, nhưng chắc chắn họ cũng không lời giải đáp, để sau cùng cũng kết thúc: “Thật là kỳ lạ!”. Thế thôi!

Phải nói, mẹ là người bản lĩnh, Trước khi về với ba, mẹ mời họp cả nhà, trả lại tất cả tư trang, tiền bạc mà mẹ đã giữ bấy lâu. Nói là “trả lại”, thực ra tất cả đều là của mẹ, do một tay mẹ làm ra.

Chuyện mẹ ưng ba làm chồng y như chuyện nàng công chúa từ bỏ cung vàng để theo một chàng nhà quê vào rừng đốt củi làm than trong chuyện hoang đường. Còn hơn thế nữa, bởi ba chắc không thể đẹp trai, khoẻ mạnh, trẻ trung như chàng trai ấy, Chẳng lẽ điểm mạnh của ba là có sẵn... ba đứa con còn tuổi dại khờ?!

Thật khó tả bao khổ cực của mẹ đã cùng ba tần tảo để nuôi sống anh em chúng tôi, nhất là những năm đầu, cuộc sống cực kỳ thiếu thốn, có điều cơm cũng được no. Từ từ, nhờ sự cần cù, cần kiệm, ba mẹ tôi đã mua được căn nhà tồi tàn ở Cống Vựa Tro. Dù bệ rạc thế nào nó cũng là sở hữu của mình. Ba vui lắm vì không còn chịu cái cảnh ở mướn, ở nhờ. Giao thừa năm đó, ba ôm mẹ khóc sướt mướt trước mặt anh em chúng tôi: “Nhờ em mà cha con anh mới có căn nhà này...” Về sau ba thường nói: “Có nhà mới làm ăn khá được, ở nhà mướn thì đừng mong làm giàu!” Đó là câu “danh ngôn” ưng ý nhất của ba, nên ba thường nhắc đi, nhắc lại hoài! Mà quả thật, từ đó ba mẹ tôi phát lên thấy rõ. Anh em chúng tôi chẳng những được quần này áo nọ mà còn mô-đen nữa. Mẹ còn sắm cho tôi vòng vàng rủng rỉnh, cái mà không có mẹ, tôi nằm mơ cũng không thấy!

Có câu chuyện vui châm chọc những người khoe của: Một bà mới mua một nhẫn vàng. Muốn khoe, bèn đến nhà lối xóm, chìa ngón tay có đeo nhẫn ra, lắc lắc: “Bà cho tôi xin miếng vôi!”. Bà kia lại vừa mua đôi bông tai; trùng dịp, liền kéo tai, chìa trước mặt bà đeo nhẫn: “Bà nói gì tôi nghe không rõ?”. Hoặc có bà muốn khoe sợi dây chuyền, hễ gặp ai cũng xoa cổ than: “Sao cái cổ ngứa hoài vậy ta?”. Tôi không đến nỗi lố lăng như thế, nhưng thỉnh thoảng về thăm ngoại, tôi cũng cố tình đeo những gì mẹ cho để cho lối xóm lé mắt chơi, và nhứt là để cho dì Hai biết, tôi đang sống với mẹ như thế nào! Ngoại thì mừng lắm còn dì Hai thì mai mỉa:

- Hứ, làm bộ để che mắt thiên hạ! Vài ngày nó (chỉ mẹ) lột hết rồi mắc cỡ.

Tôi không kém, lời có gai có góc:

- Lột ở đâu không thấy, mà thấy mỗi ngày cứ tăng thêm, đeo không hết phải cất bớt!

Dì Hai nổi cáu:

- Mẹ! Để coi! Mấy đời bánh đúc có xương mậy? Nói đâu cho xa, xóm nầy đây nè! Mẹ! Nó bắt con chồng bán vé số, lượm bao ny lông, bán ế, về bị đánh muốn què chân, lại bỏ đói bỏ khát. Hứ! Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng mậy?
Cuộc chiến sắp mở màn. Nhưng tôi không muốn giao chiến với một đối phương có đầu óc đen như lọ nên bỏ đi, sau khi buông một câu bực dọc:

- Cũng tùy người...

Từ đó tôi dị ứng với từ “mẹ ghẻ”. Coi ti vi hoặc nghe radio, mà có chuyện mẹ ghẻ hành hạ con chồng thì tôi “phụp” (tắt máy) ngay. Rồi rủa thầm sao mấy thằng viết chuyện sao nó ngu quá, đầu óc chắc cỡ con tép, con tôm. Tầm mắt nó chắc thấy được trước vài bước chân hay sao ấy, viết văn viết kịch gì cứ theo một khuôn sáo cổ điển, ý tưởng khô khan, luôn bị kìm hãm cũng như mực đen bị nhốt trong bình! Bút không tung hoành vào chiều sâu chiều rộng ở mọi lãnh vực, mà cứ gò bó, nắn nót như trẻ học i tờ! Tôi viết văn dở ẹt (ẹc), chưa chắc đúng ngữ pháp, và đúng chính tả, nhưng cũng mạnh dạn gọi loại văn ấy là loại rẻ tiền. Nhắm mắt mà viết theo “sách vở”. Viết văn mà như làm toán, phải dựa vào công thức, định lý, để “rặn” từng câu, mót từng chữ, như người bị táo bón lâu ngày! Trên đời này, theo họ, thì mẹ ghẻ không bao giờ thương yêu con chồng, vì công thức là: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng!”, thì phải áp dụng theo, nếu không, người đọc sẽ cười họ không thuộc “công thức” thì còn gì thể thống “nhà văn” (?!). Nếu vậy thì xin hỏi, có phải mẹ ruột chẳng bao giờ hành hạ con mình? Như thế chẳng lẽ trẻ sơ sinh lại tự chui mình vào thùng rác, hay tự mình đến được trước cổng viện mồ côi? Ai đã bán con, đợ con, bắt con ăn mày, để suốt ngày có tiền uống rượu, đánh bài? Chẳng phải là cha mẹ ruột đó sao? Như vậy là thương yêu đó sao?
Mẹ về với ba ba năm thì sinh cho tôi đứa em trai, sáu năm nữa, tôi lại được một đứa em trai nữa. Ông bà nói: “Có đức thì sinh con trai”, điều nầy đã ứng nghiệm với mẹ. Khi em út tôi năm tuổi thì tôi đã trưởng thành, tức mẹ đã về với ba ngót nghét hơn mươi năm! Thế mà một lần có bà lối xóm hỏi mẹ trước mặt tôi:

- Sao con Khanh nó gọi bà là mẹ, còn thằng Sơn (anh hai tôi), nó gọi bà bằng “hai” không vậy? Bộ hồi nhỏ nó khó nuôi lắm hả?

Mẹ nhìn tôi:

- Bây giờ tụi nó lớn hết rồi, tôi nói thật với bà cũng không sao: Ba đứa lớn là con riêng của ổng đó.

Bà lối xóm trố mắt:

- Con riêng? Thôi đi bà nội! Vậy bà là mẹ ghẻ hả? Thấy cười quá!

Mẹ cười:

- Vậy chớ thằng Sơn bao nhiêu tuổi? Tôi bao nhiêu tuổi? Chẳng lẽ mười sáu tuổi tôi đẻ nó được hả?

Bà lối xóm sững sờ, chịu phép:

- Ờ... ờ…thôi, tôi tin hai đứa lớn bà đẻ không được đi. Còn con nầy chắc chắn là con bà, bà đẻ nó dư sức!

Như đã nói, tôi vốn dị ứng với từ “ghẻ”, nên sa vào lòng mẹ, tỏ thái độ không đồng ý với câu chuyện của hai người:

- Mẹ!...

Bà lối xóm khoái chí cười lớn:

- Thấy chưa? Ai đời con ghẻ gần có chồng rồi mà lại nhõng nhẽo với mẹ ghẻ kìa…! Hí…hí…bà giấu đầu lòi đuôi rồi bà ơi!
Hơn mười năm nuôi con chồng khi chúng còn bé tí cho tới trưởng thành, mà lối xóm vẫn tưởng là con ruột, đủ hiểu tấm lòng mẹ cao cả biết chừng nào!

Ba thường nói với ba anh em chúng tôi:

- Người ta bảo “sinh dưỡng đạo đồng”, nghĩa là ơn sanh và ơn dưỡng nặng như nhau. Nhưng không phải vậy, ơn dưỡng dục nặng rất nhiều lần so với ơn sinh. Lớn lên các con sẽ biết, nuôi một đứa con đến khôn lớn, cha mẹ phải nhọc nhằn đến mức độ nào!

Chúng tôi biết, ba đã thầm khuyên anh em chúng tôi không được quên ơn mẹ, nhưng những lần ba nói vậy, mẹ dường như không hài lòng, nói với ba: “Có một câu cứ nói hoài!”

Bây giờ anh hai và chị ba tôi cũng được mẹ dựng vợ gả chồng, có riêng có tư. Phần tôi cũng đã lớn khôn, và không bao lâu tôi cũng phải rời mẹ, xa em như số phận dành riêng cho bao người con gái khác. Bây giờ, năm người trong gia đình chúng tôi, hiện sống chan hoà, yêu thương nhau, vô cùng hạnh phúc. Bữa cơm mà thiếu vắng một người thì canh cá bữa đó xem chừng lạt lẽo, không ngon. Nhưng cái nghi vấn “sao mẹ lại ưng ba, khi hoàn cảnh ba lúc đó…” cứ theo ám ảnh tôi hoài. Hỏi mẹ mấy chục lần mà mẹ cứ ỡm ờ. Bữa cơm hôm ấy, tôi quyết hỏi ba:

- Ba, ba…hồi đó ba dùng lưỡi Tô Tần thế nào mà mẹ ưng ba, vậy ba?
Ba nhìn ngang về phía mẹ:

- Thì…thì ba sợ mẹ ế nên ba cưới, chứ Tô Tần, Trương Nghi gì?
Mẹ cười mím. Tất nhiên tôi không tin lời ba, nên lại hỏi mẹ:

- Mẹ! Mẹ nói đi mẹ?

- Thì…thì…thì hồi đó mẹ thấy con ngoan, mẹ thương, nên… thương ba con luôn!

Mẹ cứ úp úp mở mở hoài, làm sao tôi lại không thắc mắc mãi được. Mà ngẫm cũng có lý, bởi có lần tôi hỏi như thế, mẹ đã đáp nghiêm chỉnh:

- Nếu lúc đó ba con giàu thì mẹ đâu có ưng!

- Vậy tại sao mẹ lại ưng ba khi ba đã có ba đứa con riêng?

- Nếu ba không có các con thì mẹ cũng không ưng luôn!

Bây giờ thì tôi không cần hỏi nữa. Dù thế nào, tôi cũng rất thỏa mãn về cái không khí đầm ấm luôn hiện diện trong gia đình chúng tôi, tất cả cũng nhờ người mẹ tuyệt vời của chúng tôi.
Nhớ lúc trước, anh hai tôi…muốn vợ. Khi mẹ và tôi đang nấu ăn, thì anh hai tôi òn ỉ với mẹ:

- Bữa nào rảnh rỗi, mẹ mua cho con cái “may đa năng” đi mẹ?
Mẹ hơi ngạc nhiên, không phải vì tiếng “mẹ” anh hai gọi mẹ quá ngọt ngào (bởi thời gian gần đây anh hai vẫn thường gọi mẹ như vậy), mẹ hơi chau mày, ngạc nhiên hỏi lại:

- Máy đa năng là máy gì, con?

Anh hai cười hí hí:

- Nó làm cái gì cũng được hết đó, nó giúp mẹ giặt đồ, lau nhà, rửa chén, nấu cơm, đủ thứ, miễn lên giây thiều, là nó làm theo ý mình liền hà!

Mẹ ngưng tay bếp, chưa hiểu, nhìn anh hai dò xét, rồi nhìn lại tôi như hỏi ý. Tôi biết anh hai nói gì, nên nheo mắt với mẹ, ngầm bảo mẹ để ảnh nói hết xem sao. Anh hai cười nắc nẻ:

- Máy nầy xịn lắm đó mẹ, xài vài năm nó còn khuyến mãi cho một cái máy nhỏ nữa!

Mẹ cười ngất:

- Muốn vợ rồi phải không mậy?

Lần đầu tiên tôi nghe mẹ gọi anh hai là “mậy”, thế mà tôi thấy tiếng đó thân thương vô cùng. Mẹ lấy tay chậm những giọt nước mắt sung sướng, những giọt nước mắt đầy hạnh phúc, nó báo hiệu con mình đã lớn khôn. Mẹ nén nghẹn ngào hỏi:

- Ở đâu vậy con?

Thế là năm sau mẹ và ba sắm chiếc “máy đa năng” theo yêu cầu của anh hai. Rõ là “hàng Việt Nam chất lượng cao”! Thế mà chỉ hai tháng sau, “chiếc máy” bị trục trặc kỹ thuật, nó “ụa ọe” suốt ngày, nó dị ứng với mọi thứ thức ăn trong nhà, kể cả mùi hành tỏi nhà bên nó cũng không ưa! Công năng của nó bị liệt hẳn, mẹ lại lo cơm cháo cho cái máy bị rơ trong thời gian còn bảo hành này... Thấy mẹ chăm sóc tận tuỵ quá mức, tôi cũng tức giùm mẹ, nửa đùa nửa thật với anh hai:

- “Cái máy đa năng” của anh giúp mẹ đâu không thấy, mà em thấy mẹ giống làm dâu cho cái máy của anh quá!
Mẹ rầy tôi:

- Con không nên nói chơi như vậy, chị hai con nghe được, tội nghiệp nó.

Anh hai thì sượng sùng nói với mẹ:

- Đó là dấu hiệu để mẹ được khuyến mãi cái máy nhỏ, phải không mẹ?

- Ờ, ờ... đúng đó con!

Tôi phát sùng sự thật:

- Lúc đó còn làm mẹ vất vả thêm nữa vì phải lo cho cái máy khuyến mãi của anh!

Cứ sáng, mỗi người một việc, kẻ đi làm, người đi học, đến buổi cơm mới quây quần bên nhau. Những lúc nầy ba thường đem cái triết lý “sanh dưỡng đạo...bất đồng” của ba ra nói với anh em chúng tôi. Mẹ không bằng lòng:

- Bộ không có gì hay hơn hay sao? Cũ mèm, nói hoài...

- Vậy chớ không phải sao? Ai cần con tôi giúp giùm cho, mà đẻ rồi không giao nuôi à nghen! Hi hi...

- Ông thiệt hông? Có người nhờ kìa, ông không giúp tính sao?
Sợ mẹ giận, ba chột da, yếu xìu:

- Thì tất nhiên mình cho phép anh mới không nỡ từ chối.
Mẹ cười bí mật:

- Cho phép, cho phép! Có các con làm chứng nghe! Người nghĩa khí không được nuốt lời đó!

Ba ngưng nhai cơm:

- Ai dám liều mạng vậy ta?

Mẹ nhìn quanh chúng tôi, cười:

- Cái bà mỗi sáng ngồi ở góc chợ, gặp ai nhìn, bả cũng le lưỡi ra đó!

Em út tôi nãy giờ cũng chăm chú nghe, chợt reo lên:

- A! Bà khùng, bà khùng ở dơ!

Em Hải tôi cười sặc, phun cả một họng cơm trong miệng, túa ra cả bàn, dĩa cá kho điểm đều những “hoa cơm” lí tí. Em út tôi nhăn mặt:

- Anh Hải làm văng “i-ti” tùm lum, thấy ớn quá!

***

Một người mẹ kế nuôi ba đứa con chồng từ thuở ấu thơ đến tuổi dựng vợ gả chồng mà xóm giềng cứ ngỡ là mẹ ruột; đây chẳng phải là “bánh đúc có xương” đấy sao? Bây giờ tôi không cần thắc mắc câu hỏi “vì sao” như đã nói phần trên, mà chỉ cần biết, chính mẹ đã dẫn dắt bốn cha con chúng tôi ra khỏi vũng sình lầy lội, thoát khỏi vùng tối âm u. Tôi chắc rằng, ngoài mẹ, xã hội ta còn rất nhiều ba mẹ kế cao quý khác, nhưng không được biết tới bởi cái quơ đũa cả nắm của nhiều tâm địa nhỏ nhen. “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng!”. Thực là một quan niệm cổ hủ và đầy mù quáng của tiền nhân. Đó không những là những sự cay độc, mà còn là tội ác và dốt nát nữa. Nó đã nhận chìm bao tấm lòng cao cả của những người mẹ kế đầy lòng bồ tát như mẹ tôi. Khổ thay, cái quan niệm ba trợn, nhỏ nhen, hẹp hòi, thô bạo và không kém phần độc ác và thiếu hẳn độ lượng và ngu muội nầy lại được nhơn ra bởi các nhà văn nhiều chữ nghĩa mà thiếu tìm tòi! Chỉ dựa vào kinh điển mà thiếu mầm sáng tạo.

Như đã nói, tôi bập bẹ viết văn. Văn tôi, nói theo các kỳ thủ thì là “chưa sạch nước cản”; ngữ pháp, và chính tả có thể trật tùm lum, nhưng tôi cứ mằn mò, rị mọ viết, mục đích là cám ơn mẹ tôi, cám ơn bao người mẹ kế tuyệt vời khác, đã thương yêu, nuôi nấng, dạy dỗ con chồng như thể con mình.

KHA TIỆM LY

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Chuyện vui thời thượng: TRỐN CÁCH LY - St trên FB.





TRỐN CÁCH LY

Có vụ đụng xe ngay ngã ba Nguyễn Sơn, Thoại Ngọc Hầu. Thằng bé chừng 17 tuổi, chở bánh mì tông thẳng vào đuôi xe của vợ chồng chạy SH. Đèn sau chiếc SH bể nát. Sọt bánh mì văng ra đường, bánh mì đổ lăn lóc.

Tông sau xe, thằng bé sai rồi nhưng nhìn cái cách 2 vợ chồng thằng SH túm cổ áo thằng bé bắt đền, tự nhiên tôi ngứa con mắt bên phải trợn con mắt bên trái.

Thay cái đèn sau chính hãng cũng hơn 1 chai chớ đâu có ít.

Tôi trờ tới, nháy mắt với thằng bé rồi nói nhỏ: giờ chú nói gì con cũng chỉ gật đầu và... ho thôi nghe chưa. Thằng bé giương đôi mắt sợ sệt nhìn tôi rồi... gật đầu.

Tôi giả bộ nhìn nhìn rồi la lớn:
- Phải mày đó không, Thuấn ?

Nó gật đầu

Vợ chồng SH quay sang tôi:
- Anh biết nó à ?

Tôi gật đầu rồi la tiếp:
- Trời ơi, mày trốn cách ly 5 ngày rồi phải không, bên y tế xuống nhà kiếm mày mấy bữa nay đó. Họ nói mày bị dương tính gì đó. Ba má mày khóc đỏ con mắt kìa.

Thằng bé gật đầu lia lịa và... ho rũ rượi.

- Thôi, mày tới gỡ khẩu trang ra mà xin lỗi cô chú đây đi.

Nó đứng dậy ho sặc sụa rồi lừ lừ đi tới.

Cô vợ lật đật leo lên xe rồi hối anh chồng: chạy đi anh, chạy lẹ. Hình như anh chồng nói gì đó: xui mà hên...

Họ đi rồi, tôi nhặt hộ mấy ổ bánh mì giúp chú bé.

Nó nói :
- Cám ơn chú, họ làm ghê quá con tính năn nỉ đền họ 600k, chớ con chỉ còn nhiêu đó thôi.

Rồi nó nói tiếp:
- Chú hay ghê, sao chú biết con trốn cách ly. Mà con tên Tuấn chớ không phải tên Thuấn.

Chưa nghe hết câu tôi bật dậy như cái lò xo phóng lên xe còn nhanh hơn thằng SH.

Hèn gì lúc nãy nó ho... y như thật.

(st)

Kiếp người: NGỦ TRONG QUAN TÀI - Kha Tiệm Ly.





NGỦ TRONG QUAN TÀI

Tôi tin rằng nếu các bạn trong giới được thiên hạ gọi là “nghèo” thì các bạn ít nhất cũng đã một lần than “không có một xu dính túi”. Thế nhưng, tôi biết trong túi bạn vẫn còn chút ít tiền lẻ. Với tôi, khi vợ tôi trút hơi thở cuối cùng tại bịnh viện Phạm Ngọc Thạch, thì “không có một xu dính túi” đối vơi tôi nó chính xác trăm phần trăm! Trong lúc tôi ôm vợ tôi khóc ngất thì một thiên thần áo trắng nhỏ nhẹ nói: “Chú chuẩn bị đem cô về đi!”. Đem về? Nhưng đem về bằng cách nào đây? Sau hai tháng, bao nhiêu tiền bạc ít oi tôi đã dành mua thức ăn cho vợ bồi bổ, còn tôi thì chỉ ăn bánh mì không, uống nước phông tên ở nhà vệ sinh cầm hơi qua ngày, nên cơ thể đã bị tàn phá nhanh chóng không khác gì vi trùng Koch tàn phá buồng phổi vợ tôi.

Cô y tá quay đi, không bao lâu cô trở lại chìa cho tôi vài tờ giấy, rồi lại nhắc: “Chú thu xếp về sớm!”. Tôi nghẹn ngào: “Tôi không còn xu nào hết cô ơi!”.

Đối phó trước tình cảnh khó khăn nầy, tôi chỉ biêt khóc rống lên! Phải chi vợ tôi chết trễ hai ngày thì đỡ biết mấy, vì ngày mai là ngày tôi có thể bán máu! Tôi nói “có thể” là vì thời gian quy định hai lần bán máu của tôi là vào ngày mai! Bán máu 1 lần thì chi phí sinh hoạt nửa tháng ở nhà thương và gởi về cho bà ngoại các con tôi mua gạo cùng thời gian ấy khỏe ru!

Vào thời điểm khốn khó chung, “bán máu” gần như là một cái “nghề” của nhiều người! Đây là một trong hơn chục “nghề” mà tôi đã làm trong suốt 20 năm kể từ khi vợ lâm bệnh, qua đời, và kéo dai khi con tôi lên đại học.

Người ta nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”; tôi có hơn mười “nghề” mà không có “nghề” nào “tinh” nên thân không thể “vinh” mà luôn đói và nhục nhã!

Nghề gì mà nhiều vậy? – Đầu tiên phải kể một nghề làm ra tiền nhất là nghề… bán máu; kế đó là nghề bán… quần áo của mình! Hồi đó quần áo dù “luốt luốt”, loại mà bây giờ cho người giàu làm nùi lau họ cũng không thèm, bán cũng có người mua! Thuở ấy nghề bán máu “có giá” lắm: người muốn bán chỉ cần ngồi trước cổng bịnh viện “chờ thời”, là một lát có người hớt hải chạy ra hỏi: “Ai có máu O? Mười ngàn!”. - “Hai chục ngàn!”. Cuộc ngả giá cuối cùng bên mua cũng chấp nhận, dù biết bị “chém”! Máu O là máu hiếm nên luôn có “giá đắt bất ngờ”! Nhưng dù máu lúc nào cũng chạy áo ào trong huyết quản nhưng không phải chủ nhân nó muốn bán lúc nào cũng được: Một lần người y tá dòm cái bản mặt quá quen thuộc của tôi rồi vừa đo tăng xông, vừa nói nhỏ: “Anh bán máu hoài, anh chết! Ráng ăn uống đầy đủ rồi nửa năm sau mới tới được nhe!”; quần áo vốn ít oi, dù muốn bán nữa cũng đào đâu mà có? Rồi phụ hồ thì cũng chỉ được vài lần cho những ai muốn làm… chuồng heo, vì lúc đó gạch lót nền, tole lợp nhà người ta còn cạy lên, tháo xuống bán thì mấy ai có tiền mà xây dựng? Rồi vác mướn; nhưng lại sớm bị sa thải vì không ai dại gì mướn lần thứ hai với một thằng thân như cây sậy, mặt mày xanh dờn làm cái nghề nầy bao giờ! Rồi phụ đẩy xe ba bánh, đạp xích lô, lượm ve chai, bán vé số…

Ba đứa con tôi, mà gái út 3 tuổi, chưa bao giờ có bữa cơm đúng nghĩa!

Hồi cái thời ăn bo bo, hoặc ăn cơm độn chuối, độn khoai, độn mì hay độn bất cứ thứ gì có thể độn được! Nói là cơm độn khoai cho oai, chớ thực ra gọi là khoai độn cơm mới đúng hơn, bởi khi ăn thì lượng cơm chỉ bám quanh khoai lưa thưa như cái bánh được rắc mè vậy, nên cái cảm giác “cơm” dường như không có! Cho nên sau nầy số gạo để độn ấy tôi “bỏ ống”, năm mười ngày thì tôi nấu được một nồi cơm “nguyên chất” cho các con. Nhìn chúng ăn ngon lành với nước mắm loại hạng bét mà tôi ứa nước mắt!

Một lần tôi bồng con gái út tôi đi chợ, ngang qua gánh hủ tiếu, bỗng nó trì xuống; tôi hiểu con tôi muốn gì, nhưng bảo nó:

- Con đi tiểu hả? Để ba bồng lại kia!

Nhưng nó chỉ vào gánh hủ tiếu, đỏ đẻ:

- On uốn… ăn… ịt! (Con muốn ăn thịt!

Tôi vội bồng con tôi lên, nói nhỏ:

- Để ba dẫn con đi tiểu rồi ba trở lại mua cho con, hén!

Tôi bước nhanh, con tôi lại chỉ tay về gánh hủ tiếu, lắc đầu lia lịa (xin “dịch” ra như vầy):

- Con không mắc tiểu, con muốn ăn thịt!

Tôi đứt ruột, hôn vào má con tôi, nước mắt dán vào má nó; nghẹn ngào:

- Đi con! mai mốt ba mua cho con ăn.

Con tôi vụng vể lấy bàn tay bé nhỏ chùi nước mắt cho tôi:

- Ao a óc? (Sao ba khóc?)

Tôi nghẹn ngào, cố kìm tiếng nấc, còn con tôi thì lặng thinh, có lẽ nó yên lòng vì lời hứa “mai mốt” của tôi; nước mắt lại trào ra, bởi chính tôi lại không tin tưởng lời hứa của chính mình!

*

Ngoài nghề dạy học, viết lách, tôi còn có nghề làm bánh kẹo gia truyên từ thời ông nội, nhưng vào những năm “bao cấp” không biết sao, người dân dù có nghề cũng không được hành nghề! Nghề bánh kẹo của tôi đa dạng: bánh trung thu, bánh tây, bánh tiều, bánh bột đậu, bánh xà lam, bánh men, bánh con đuông, kẹo miếng, kẹo dừa, thèo lèo…. Nhưng những loại bánh kẹo ấy phải cần có vốn nhiều, đồ nghề rườm rà, và nhất là phải cần có người phụ giúp; duy có bánh in là “tự biên tự diễn” được! “Lò bánh in” tôi khởi công được mấy ngày thì bị quản lý thị trường vô tịch thu đồ nghề, đường, bột sạch sẽ; đồng nghĩa với tôi lại sạch túi, nợ nần!

*

Theo Phật pháp thì “vạn sự tùy duyên”: Tôi được giới thiệu vào một “sở làm” có một không hai là… tối vào quan tài ngủ cho mấy trại hòm. Với tôi, đây là “duyên lành”, rất lành là khác, vì nó vừa nhẹ nhàng, vừa hợp với thể tạng chàng hiu của tôi, mà thù lao lại cao nữa! Tuy nhiên, người giới thiệu cũng e ngại cho tôi, là tôi sẽ “sợ” mà bỏ cuộc; bởi như theo anh ta, thì không ít anh chàng “mặt dằn râu quắn”, vai u thịt bắp, trước khi nhận việc thì nói năng uy phong lắm, thế mà khi nắp quan tài đóng lại không bao lâu thì hắn la bài hải, tung nắp chạy ra không dám quay đầu lại!

Chủ trại hàng mướn người ngủ trong quan tài để làm gì vậy?

Cũng như bao nghề khác, nghề nào cũng có “thời”. Hồi còn chiến tranh, nếu nhằm một trận đánh lớn, thì các trại hòm hốt bạc, vì người mua có khi phải đặt cọc, chờ chủ trại đóng cái mới, vì những cái đóng sẵn đã bán sạch trơn, và tất nhiên hét giá nào người ta cũng phải mua. Phải “tăng ca”, làm suốt đêm mới có đủ hòm… “làm phước”! Để bán chạy, chủ hòm luôn kiếm “cò” và tất nhiên cò được ăn chia phần trăm “tiền cà phê” theo giá thỏa thuận.
Cái thời ăn bo bo, củ mì, nhưng số người chết không nghĩa lý gì so với thời súng đạn nên trại hòm ế độ! Để cứu nguy cho… trại; trại chủ có nhiều cách dị đoan truyền thống để bán cho chạy như: Tối lấy chổi quét vòng vòng, hay lấy búa gõ ba cái vào đầu cái quan tài tùy thích thì tảng sáng cái hòm đó sẽ có khách mua ngay (!). Nhưng tuyệt chiêu trấn sơn vẫn là mướn người ngủ trong quan tài một đêm!

Đừng nói “sao chủ hòm ác quá, trù cho người ta chết để bán hòm”. Không phải đâu, chủ hòm không trù ai hết, họ chỉ muốn bán đắt mà thôi. Nghề bán hòm là nghề … “làm phước”, nếu không sao trại hòm nào cũng đặt cho trại hòm mình cái tên vô cùng phúc hậu: Thiên Phước, Thiên Thọ, Phước Thọ, Phúc Đức,… ? Có người cắc cớ hỏi: “Sao trại hòm thờ thần tài làm chi?” – “Thì đê thần tài phù hộ bán hòm được nhiều; bán nhiều, phước nhiều thôi mà!”

Ngày đầu nhận việc, người chủ trại hòm tốt bụng nhìn tôi ái ngại bởi cái vẻ mặt thư sinh và hình thù giống cây tre miễu của tôi. Không biết chỗ khác thế nào, nhưng “hợp đồng” giữa tôi và chủ trại hòm nầy rất nhanh chóng và đơn giản: Thứ nhất là, 23 giờ tôi đến, rồi chui vô chiếc hòm nào đó theo trại chủ chỉ định; cho đến 3,4 giờ sáng, lãnh tiền rồi ra về. Thứ hai là, trong khi nằm trong hòm, bên ngoài ai làm gì, nếu còn thức cũng không được hỏi. Thứ ba là, “giữ kín giùm, đừng nói với ai”.

Tôi đồng ý liền!

Chủ trại nhìn tôi dò xét:

- Chú em có sợ không?

Tôi chơm chớp mắt:

- Dạ, tôi không sợ ma quỷ gì hết; chỉ sợ nắp hòm đóng kín, tôi ngộp thở chết, bỏ con tôi lại không ai nuôi. (Tôi rơm rớm nước mắt) Anh em nó còn nhỏ lắm, mẹ nó mới chết… (lấy tay áo chậm nước mắt)

Ông chủ có vẻ xúc động:

- Việc đó chú em khỏi lo, ở đây chú em sẽ thoải mái, không ngộp đâu mà sợ! Tuy nhiên nếu có sợ hãi gì thì hãy bình tỉnh, đừng la lên làm động làng động xóm!

Ông chủ chỉ một cái hòm không nắp, “chú em leo vào đi, quay đầu ra ngoài lộ”; tôi vào nằm, ông chủ lấy tấm vải mùng phủ lên, “ chú em ngủ ngon nhé! Bên ngoài ai làm gì thì cũng không được ngồi dậy, cũng đừng để ý. Chừng nào nghe tiếng đồng hồ ré thì ra ngoài!”

Nằm trong hòm, tôi thở phào. Thì ra chỉ như vậy, có gì ghê gớm đâu?

Theo các bậc đàn anh nói thì khác: Sau khi người ngủ mướn vừa vô hòm thì chủ nhà vội đóng nắp hòm lại như đạo tùy (tì) liệm người chết vậy, chỉ thiếu cái việc đóng đinh mà thôi ; đàn anh khác nói, nắp hàng được chêm dưới hai thanh gỗ tròn để người nằm dưới không bị thiếu dưỡng khí. Theo tôi thì trường hợp sau có lý hơn, bởi nếu nắp hòm đóng kín thì nguy cơ ngộp thở rất cao, nhất là với những anh trước khi vào “nhiệm sở” phải nốc vài xị để lấy khí thế! Mà nếu ngộp thở chết, thì biết bao phiền toái cho chủ nhà? Còn việc chỉ phủ tấm vải mùng lên trên miệng hòm như trường hợp của tôi, chưa nghe ai nói!

Họ còn kể nhiều chuyện rùng rợn không kém chuyện liêu trai: Vừa chợp mắt thì nghe tiếng guốc khua trên nền, kèm theo bao tiếng nói xì xào! Lại có khi xuất hiện một cái mặt thịt da rệu rã lòi cả hai hàm răng trắng hếu chìa sát mặt người nằm bên trong : “Sao mầy nằm chỗ của tao?” Đây là lời kể của anh “mặt dằn râu quắn” nói trên, khiến anh phải tung nắp chạy không dám quay đầu lại!

Còn nhiều câu chuyện ghê rợn không kém, nhưng thật tình không chuyện nào làm tôi run sợ mảy may, bởi trong lửa chiến chinh tôi đã suýt chết bao lần, và nghiệm ra rằng, chỉ có người hại người, chớ chưa ai thấy ma vương quỷ sứ nào hại người bao giờ; thường nói quỷ ma tàn ác nhưng cũng chưa ai thấy chúng mổ bụng moi gan ai bao giờ; có chăng là nơi địa ngục mơ hồ! Tôi thấy, và quả quyết, chính con người là động vật tàn ác nhất, nguy hiểm nhất, giết hại con người, tức đồng loại của mình nhiều nhất mà thôi!

Tôi chẳng những không sợ mà lòng lại thấy vui vui! Bởi tôi biết chắc chắn vào sáng mai lời hứa “mai mốt” với con tôi, tôi đã thực hiện được! Tưởng tượng khi nhìn con tôi ăn ngon lành tô hủ tiếu, cắn từng miếng thịt ngon, húp từng muỗng nước lèo béo ngậy, hoàn toàn xa lạ với hương vị mặn chát thường ngày; tôi mỉm cười, mà sao cũng thấy xót xa!

Tôi nằm mà nhớ con gái tôi lắm: ai gãi lưng cho con tôi khi con tôi trở mình? Ai gãi đầu con tôi, ai hun trên mái tóc con tôi, ai nựng bàn tay nhỏ bé của con tôi khi con tôi an giấc thiên thần? Tôi như con gà trống xòe hai cánh vụng về che chở ba đứa con mình qua những cơn mưa gió cuộc đời! Tôi lại ứa nước mắt!

Tôi ngửi thấy mùi khói nhang từ đầu quan tài. Tôi không ngạc nhiên vì theo lời đàn anh kể, thì chủ trại hòm đang làm thủ tục cúng vái… “người chết” (hôm nay “người chết” đó là tôi)!

Tôi không ngủ được cho tới khi đồng hồ ré báo hết giờ. Tôi choàng dậy, ngó vào nhà thì thấy ông chủ ngồi trước thêm ba hút thuốc tự bao giờ. Tôi đến bên ông nhận tiền, mà đôi mắt không rời cái nùi lau chân nằm ngay cửa ra vào. Ông tò mò hỏi:

- Có gì không chú em?

Tôi ấp úng, chỉ tay về cái nùi lau:

- Ông chủ cho tôi xin bộ đầm đó được không? Tôi về giặt cho con tôi mặc chắc nó mừng lắm.

Ông chủ ái ngai:

- Được, nhưng nó cũ rồi chú em à.

- Cám ơn ông! Không sao, tôi sẽ giặt lại.

Tết năm đó, con tôi rất vui vì có bộ đầm “mới” (dù hơi rộng); Khi nó vào tiểu học, bồ đầm chật, nhưng nó vẫn cất giữ cẩn thận đến hai chục năm sau, và mang theo về nhà chồng trong ngày lễ vu quy! Hỏi: “Con giữ làm chi vậy?” - “Để thương nhớ ba mãi. Trong thời gian đói khổ, ba phải ngủ trong quan tài kiếm tiền nuôi các con!”

KHA TIỆM LY

Hình: 40 năm trước khi gà mái sớm ra đi!

Chuyện phương xa: TÌNH GIÀ THỜI COVID - Sưu tầm.





TÌNH GIÀ THỜI COVID-19.

Nàng từ bên Đan Mạch lái chiếc Toyota Yaris của mình tới. Chàng từ bên Đức cỡi chiếc xe đạp điện của mình đến. Nàng chở theo cà phê và một cái bàn. Chàng đèo theo 2 cái ghế và món thức uống schnapps truyền thống của người Đan Mạch. Rồi họ ngồi xuống ở bên đường biên giới và ngồi cách nhau một cái bàn.

Đó là cuộc gặp nhau mỗi ngày bất chấp việc hai nước họ đóng cửa biên giới vì đại dịch coronavirus. Chàng sống ở cực bắc của nước Đức. Nàng sống tại cực nam của Đan Mạch. Và họ vẫn xoay xở để mối tình của mình trải qua thời đại dịch một cách nồng thắm.

Chàng là Karsten Tüchsen Hansen, một nông dân Đức nghỉ hưu 89 tuổi. Nàng là Inga Rasmussen, một cựu nhân viên phục vụ 85 tuổi.

Hàng ngày, kể từ khi cảnh sát đóng cửa biên giới giữa 2 nước, đôi tình nhân tuổi bát tuần này đều đi tới gặp nhau tại cửa khẩu biên giới Mollehusvej để có thể trò chuyện, uống nước với nhau mà vẫn tuân thủ quy định giãn cách xã hội (social distance). Ông Tüchsen Hansen tâm sự: "Chúng tôi ở đây vì tình yêu. Tình yêu là thứ tốt nhất trên thế giới này." Rồi ông tự thưởng cho mình một ly schnapps nữa./

- fb Pham Hong Phuoc.

+ Ảnh: Emile Ducke for The New York Times/ Internet. Thanks.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Thơ : THƯƠNG VẪN CÒN THƯƠNG - Hà Thu Thủy





THƯƠNG VẪN CÒN THƯƠNG.

Giấu mãi nên tình thành cổ tích
Em vội tìm trên lối cỏ quen
Anh giấu vào cô liêu mù mịt
Tình đầu đời không dễ gì quên.

Anh đã giấu tình yêu xưa ấy
Vào thời gian vời vợi buông lơi
Chiều đứng đợi mây về cuống quýt
Giấu nghẹn ngào trong những đầy vơi

Em thì giấu đợi chờ trong nắng
Cho nụ hồng thoang thoảng hương bay
Nhìn hoàng hôn tựa vào hiên vắng
Chợt nghe buồn muốn khóc chiều nay.

Anh đã giấu niềm riêng vào lá
Nên mùa thu rụng xuống ngập đường
Em muốn nhặt mà rơi nhiều quá
Thu qua rồi thương vẫn còn thương.

hathuthuy

Suy ngẫm: ĐỌC ĐỂ BIẾT SỢ... - Hồ Ngọc Bích st và giới thiệu.





ĐỌC ĐỂ BIẾT SỢ VÀ SUY NGẪM .

Câu chuyện có thực !


Bà nội ở nhà trông cháu ở nông thôn Hải Dương tính tình hiền lành thật thà . Bố mẹ cháu làm công ty gửi cháu để bà ở nhà trông . Chỉ vì hộp sữa thừa cháu hút không hết vứt bỏ , bà lắc vẫn còn ít bà tiếc hút lại. Nhưng vừa cầm lên hút thì bố cháu về .
- Con mua sữa cho cháu uống chứ có phải cho bà uống đâu, hóa ra cứ nói là mua cho con không ngờ toàn bà nội uống sữa của cháu.
- Không phải thế đâu con ! Nó vứt đi rồi mẹ lắc thấy còn tiếc hút lại thôi.
- Bà bị bắt tận tay mà còn chối , không biết con tôi ở nhà có được bà cho ăn uống hay không nữa.
Nước mắt bà trào ra thanh minh mà người con trai một mực không tin. Bà thề bà mà như thế với cháu thì bà chết không nhắm được mắt .
Thằng con trai được đà chửi bà :" Bây giờ bà muốn gì? Sao bà không chết đi cho nhẹ nợ. Nuôi con đã khó khăn rồi giờ còn sữa cho bà thì lấy đâu ra . Cứ bảo sao tốn tiền sữa hôm nay mới biết vì sao".
Bà khóc rất nhiều bế cháu đi chơi hàng xóm cũng bị người ta dè bỉu bà nội uống hết sữa của cháu . Bà nói với thằng con trai tao nhục không biết giấu mặt vào đâu bây giờ tao chỉ muốn chết thôi.
- Bà đi chết đi , để tôi chở bà đi chết .
Bao nhiêu cơn uất hận dồn lên bà bảo
- Mày chở tao ra sông lớn tao nhảy cầu tự tử cho mày hài lòng .
Tưởng rằng thằng con trai biết ăn năn hối lỗi ai dè nó chở xe máy bà đi thật.
Nó chở bà qua mấy cầu nhỏ bà không muốn nhảy, nó rồ ga chạy xe đến cầu lớn rồi thách thức:
- Bà ngon thì nhảy đi tôi xem .
Nước mắt bà nghẹn ngào:
- Mẹ muốn chết được ở bên bố con , con chở mẹ về lấy ảnh bố được không?
- Bà ở đấy đi tôi về lấy được rồi!
Thằng con quay đầu xe với nét mặt hầm hầm vun vút lao đi.
Bà ngồi trên cầu xót xa cho cuộc đời mình. Nuôi con một mình,miếng ngọt, miếng bùi nhường hết cho con. Bao năm tháng bà mò cua bắt ốc rồi làm ruộng vất vả để con được no đủ. Bà không nghĩ đến một ngày bà chết một cách ê chề tủi nhục như vậy . Nhưng sống còn ý nghĩa gì khi con nó đối xử như vậy với mình . Hơn thế nữa giờ mình già rồi không làm gì được cho con cháu sau này ốm đau nằm đó còn khổ hơn....Cứ miên man suy nghĩ rồi trời xầm tối dần .
Đã 5 tiếng trôi qua mà không thấy thằng con mang di ảnh của chồng tới . Bà thấy trong lòng bồn chồn bà quyết định trở về nhà .
Bà về đến cổng đã thấy mọi người kéo đến nhà bà rất đông .
Thằng con bà phóng xe không để ý đường đã tông vào xe khác văng ra và đập đầu xuống đất chết vì dập não .
Bà không giận nổi con nữa mà trào lên một nỗi xót thương vô bờ . Bà ôm lấy xác con gào khóc, "cũng tại mẹ đã hút hộp sữa thừa của cháu mà ra nông nỗi này ..."
Bà đã ở lại trông cháu chứ không có ý định tự tử nữa .
Đây là câu chuyện đáng để chúng ta suy ngẫm về đạo làm con . Mẹ luôn là người hy sinh tất cả cho con cháu. Luật nhân quả xảy ra ngay và luôn chứ không phải lâu gì .

(Bệnh nhân của tôi kể lại ngay trong xóm của họ trong lần đến chữa bệnh).

Hồng Van .
Ngọc Hàn Thuyên

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Miền ký ức : "VÀNG XƯA ĐẦY DẤU CHÂN" - Nguyễn Đức Tùng.

"VÀNG XƯA ĐẦY DẤU CHÂN"
Nguyễn Đức Tùng
Chiếc xe buýt dài chở chúng tôi từ bờ biển cực nam Thái Lan ngược lên phía bắc để vào trại tị nạn, thỉnh thoảng dừng lại dọc đường. Đoàn xe có ba chiếc. Mỗi khi xe dừng ở trạm đổ xăng hoặc quán giải khát, chúng tôi ngồi im trong xe, không đưa đầu ra ngoài, chờ, cho đến khi được lệnh xuống xe, nhưng không đi quá xa. Một lần xế chiều, xe dừng lại ở quán nước dọc bờ biển. Trong xe có những người kiếm đâu ra được ít tiền dollars Mỹ hoặc tiền bath Thái, mua nước uống hoặc cà phê, loại pha sẵn trong ly nhựa, có đá vụn, hồi đó rất lạ, nhưng hầu hết bọn thanh niên chúng tôi không có tiền, đứng thẫn thờ tụm năm tụm ba ngoài sân, ngơ ngác như gà mất mẹ.

Trong quán giải khát, nhạc mở ầm ĩ từ mấy cái loa phóng thanh rất lớn. Bỗng giữa chừng chúng im bặt một lúc lâu, rồi một bài hát tiếng Việt bất ngờ phát ra. Đó là bản nhạc khá xưa, nhưng nhiều người trẻ hơn tôi vẫn chưa kịp nghe thì xảy ra biến cố ba mươi tháng tư, sau đó tất nhiên bị cấm. Tôi nhận ra giai điệu quen thuộc. 
Người đi qua đời tôi trong những chiều đông sầu. Mưa mù lên mấy vai gió mù lên mấy trời. Người đi qua đời tôi hồn lưng miền rét mướt. Vàng xưa đầy dấu chân đen tối vùng lãng quên. Ríu rít, say sưa, chợt cười chợt khóc, dào dạt lòng người, trong buổi chiều nắng xế, chim bay về rừng, mây bay về núi. Mắt tôi nhòa đi, đất trời lay đổ. Giọng hát của ai? Một người trả lời, Thái Thanh. Đúng rồi. Chỉ có Thái Thanh mới hát như vậy. Phạm Đình Chương phổ nhạc bài thơ "Người đi qua đời tôi" của Trần Dạ TừLời thơ cực tả kinh nghiệm và cảm xúc trong tình yêu, nhạc và ngôn ngữ hòa quyện mật thiết uyển chuyển, réo rắt, hợp với giọng người hát. Hình ảnh trong thơ đẹp, sang trọng, giàu chất tượng trưng, vần điệu trong thơ đã làm nền cho ca khúc. Giọng hát ngây ngất, phát âm tròn chữ, khi xuống thì xuống hết bực khi lên thì thênh thanh như mây trời. Giọng hát ấy đến từ những ngày xa xưa Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp đến Sài Gòn thủ đô miền Nam tự do, nâng đỡ bởi âm nhạc của Phạm Duy, Văn Cao, chất melancholy của Phạm Đình Chương, và êm như tơ trời Ngô Thụy Miên. Bài hát tiếp theo cũng tiếng Việt, hình như do một ca sĩ khác, nhưng không nghe rõ, có thể vì tôi không nghe gì được nữa sau Thái Thanh, vỏn vẹn hơn mười phút cả hai bài rồi trở lại nhạc Thái rock hò hét ầm ĩ như cũ. Trong khoảng vài phút ấy chúng tôi nghe tiếng động của một thời mới đây vài năm mà nay đã xa nghìn trùngNgười đi qua đời tôi không nhớ gì sao người. Mưa nào lên mấy vai gió nào lên mấy trời. Người đi qua đời tôi đường xưa đầy lá úa. Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lãng quên. Em đi qua đời anh không nhớ gì sao em. Thái Thanh thuộc lớp những ca sĩ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam, hát từ khi còn nhỏ tuổi, nhưng đến khi vào miền Nam mới thực sự tỏa sáng với ban Thăng Long và những Hoài Bắc, Hoài Trung. Điều đặc biệt là bà không dừng lại ở đó mà tiếng hát dường như ngày một tinh luyện hơn. Cách phát âm, đẩy hết cung bậc của tiếng Việt, khai thác sâu các khía cạnh của giọng nói, ở Thái Thanh được nâng lên thành nghệ thuật có một không ai. Những người trẻ sau này có thể không quen và mê tiếng hát này như các thế hệ trước đó, thậm chí có người còn cho là khó nghe. Tuy vậy đó là một tượng đài của nghệ thuật phát âm của tiếng Việt, kẻ tiên phong, có lẽ nhờ Thái Thanh kết hợp giữa lối hát dân gian như ca trù và nghệ thuật opera. Tuy nhiên đó là những ý tưởng bàng bạc qua thời gian, chứ vào giây phút ấy, tôi chẳng suy nghĩ gì cả: tôi chỉ sống, cảm xúc.

Sau này mỗi khi nhớ lại quán nước chiều vàng, sóng biển nhấp nhô gềnh đá, con đường hun hút, tôi nhận ra không phải chỉ có âm nhạc Phạm Đình Chương và nghệ thuật Thái Thanh đã làm chúng tôi xúc động. Có một thứ gì khác nữa, hình như ngấm ngầm hơn, sâu xa, lặng lẽ khác với âm nhạc, đã làm chúng tôi sống lại những ngày tháng đẹp đẽ, không khí tự do hít căng lồng ngực, ban mai thanh bình lướt qua như sương trắng muốt. Tôi nhận ra đó là ngôn ngữ, chính là tiếng Việt. Thơ. Vì 
thơ là tinh hoa của ngôn ngữ. Thơ Trần Dạ Từ như tuổi trẻ, như chiến tranh, như bếp lửa, ở đó bạn từng ngồi xuống giữa những người khác, trước mặt một người. Tình yêu như công việc: sống là việc khó khăn, sống trong tình yêu lại càng khó khăn. Những tình nhân phải kết hợp lại để vượt qua nghịch cảnh, nhưng họ cũng phải vượt qua sự yếu đuối của chính họ, tan rã của chính họ. Chúng tôi già hơn tuổi của mình, đầy vết xước ly tan, bèo bọt. Đó là một tuổi trẻ bị đánh cắp. Lịch sử không thuộc về chúng tôi. Chỉ có ngôn ngữ giữ chúng tôi lại, như sợi dây thừng buộc chặt chiếc thuyền vào bờ, nhấp nhô trên sóng. Gần ba tháng ròng trên biển, lưu lạc ở một đất nước khác, giữa một văn hóa khác, những thức ăn khác, trong hình dung rằng suốt cuộc đời có lẽ chẳng bao giờ còn cơ hội dùng lại tiếng mẹ đẻ. Không bao giờ. Ra đi là bỏ tiếng Việt lại đằng sau. Mother tongue. Tiếng mẹ đẻ. Ca khúc của Phạm Đình Chương chạm tới cốt tủy người nghe. H. ôm lấy tôi. Cả bọn bảy tám đứa không biết lúc nào đứng xích lại bên nhau, co ro, lắng nghe, hồi tưởng. Tôi liếc mắt nhìn người bạn mới quen trên thuyền, anh P., sĩ quan, khi đi cải tạo về thì vợ và hai đứa con nhỏ của anh, một trai một gái, đã mất tin tức, thấy trên má anh một giọt lệ, lăn đi. Ca sĩ không bao giờ biết rằng cô đã hát bài hát ấy trong một quán nước bên đường, đầu những năm tám mươi, khi người Việt tan tác khắp nơi, khi tiếng Việt là niềm hy vọng cuối cùng của họ. Tiếng hát nào hơ nóng. Hôm đó trong khi đi tới nhà vệ sinh của trạm đổ xăng, băng qua một cửa sổ nhỏ, tôi tình cờ nhìn vào, thấy một cái máy hát, chạy bằng băng cát sét, thấy một người phụ nữ đang rướn mình điều khiển chiếc máy, kê cao trên kệ. Có lẽ là chủ quán hay vợ con của chủ quán, tôi không biết, một phụ nữ còn trẻ khoảng gần ba mươi tuổi, tóc xõa ngang vai, quấn khố dài kẻ sọc xanh đỏ, y phục hoàn toàn theo kiểu Thái. Tôi tò mò đứng nhìn hơi lâu.

Khi chị quay lại, ánh mắt của chúng tôi tình cờ gặp nhau. Chị khẽ mỉm cười. Hay là tôi tưởng tượng thế? Tôi không biết. Tôi sửng sốt chỉ kịp gật đầu, không cất thành lời. Vào lúc ấy tôi nhận ra rằng, tôi chắc chắn rằng, không nghi ngờ gì nữa, khuôn mặt ấy là của một người phụ nữ Việt Nam. Tôi đứng im một lúc, rồi sự nhút nhát của cả hai đã chiến thắng lòng can đảm, chị quay mặt đi, tôi bỏ về phía đoàn xe buýt, nơi mọi người đã lên gần hết và người cảnh sát tốt bụng nhưng khó tính đang đứng gần cửa để điểm danh. Tôi đã không còn cơ hội nào để hỏi chuyện với người phụ nữ tha hương kia. Nhưng tôi tin bài hát tiếng Việt, giọng hát huyền thoại, một người làm thơ, một người phổ nhạc, một người hát, trong một lúc đã làm hai chúng tôi gần lại, hai kẻ lưu lạc kia, vốn không hề quen biết, nhờ một băng nhạc cũ bám bụi vàng thời gian mà vẫn có thể nhận ra nhau giữa giông bão cuộc đời.


Nguyễn Đức Tùng

Link của trang: Vàng Xưa Đầy Dấu Chân


B

Thơ : THAO THỨC THÁNG 4 - Thạch Thảo.





THAO THỨC THÁNG TƯ

Người đi bỏ ngõ hoàng hôn lạnh,
Trút xuống tâm tư một suối buồn.
Chao gió se lòng nghiêng lá đổ,
Hoa rơi nhè nhẹ rót sầu thương.

Dẫu qua khói lửa tàn chinh chiến,
Còn đọng điêu linh mảnh đất cày.
Ngẩn ngơ xếp súng,anh hùng tận,
Chết điếng tài hoa phút trắng tay.

Thương lính chiến gươm mài giữ nước,
Mẹ già khô lệ,mắt mòn trông.
Thương quân nhân trẻ,tù gian khỗ,
Thương bóng sinh linh lạc giữa dòng.

Giặc phía biển,xâm lăng,lấn chiếm,
Đất liền oan ức lắm nhân tai.
Cố gói lại buồn đau nghiệt ngã,
Ai xé lòng mà rưng rức cay.

Đã tự nhủ rằng... không nhớ nữa,
Tháng tư đen cứ lặng trôi về.
Càng khát khao tình quê trái ngọt.
Cho lòng vằng vặc bóng sao khuya.

Miền xa đó người còn thao thức?
Có bồn chồn san sẻ cùng em?!

THẠCH THẢO.(1-4-2020)