Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

Thơ tranh : XUÂN TRÔI BÓNG NHỚ - Thạch Thảo BD.

 XUÂN TRÔI BÓNG NHỚ 



THẠCH THẢO BD.

Cuộc sống : ĐIỀU ĐỘ VÀ TRUNG DUNG - Mai Thanh Mai.

 




Các mẹ ạ, đây là mặt cắt chén Pythagoras ( tiếng Kinh dịch là : Py Ta Go). Chén do nhà toán học - triết học - thần số học Pi Ta Go chế ra với mục đích dạy cho học trò về phép Điều Độ.

Chén này dùng để uống rượu, khi uống chỉ được rót nửa chén, rót quá vạch trắng em kẻ kia thì rượu sẽ tràn qua mức giới hạn của chén và sẽ chảy xuống lỗ dưới. 

Nguyên lý bồn cầu chúng ta đang sử dụng ngày nay cũng na ná theo cái chén này, lúc nào cũng có lượng nước trong bồn nhưng đổ thêm vào là nó ào đi mất, nước trong bồn là để ngăn mùi khí từ bể phốt bốc lên. Bồn cầu phát minh vào thế kỷ 15, Pitago đi trước nhân loại có 2000 năm thôi mà. 

Cùng thời với Pitago là Khổng Tử, hai cụ cách nhau vài tuổi đời, sang Trung Quốc người ta gọi chén này là chén Khổng Tử. 

Theo truyền thuyết, Khổng Tử một lần đi đến hoang mạc, đang đói khát, nhưng may quá gặp một ông lão dẫn đến một cái ao nước và đưa cho Khổng Tử một chiếc chén. 

Khổng Tử múc nước uống, khát quá ông múc một cốc thật đầy định bụng uống cho đã đời, nhưng thật tài tình, mỗi lần múc đầy, nước trong chén lại biến mất một nửa.

Mãi không múc được đầy dù nhìn trong lòng chén không hề có cái lỗ nào, về sau Khổng Tử mới hiểu ra nguyên lý. Uống nước xong, Khổng Tử đã nghĩ về triết lý Trung Dung, về việc giữ cho tâm trạng luôn ở trong tình trạng cân bằng. Sống theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để trở thành người quân tử. 



Pitago với phép Điều độ, hay khổng tử với triết lý trung dung đều giống nhau ở điểm nhắc chúng ta rằng, giáp tết cỗ bàn nhiều, các mẹ uống rượu có chừng mực thôi nhá, trước là bảo vệ mình, sau nữa là bảo vệ cái ví tiền, tết này công an ra quân ác liệt, kiểm tra cồn cả trong ngõ hẻm đấy ạ.

Chúc các mẹ cuối tuần an lạc ạ.

MAI THANH MAI.

Tản mạn : VĂN LÀ NGƯỜI - St trên FB.

 



VĂN LÀ NGƯỜI 

Chuyện rằng 

Thầy Đàm Thận Huy (1463-1526), người huyện Đông Ngàn (nay là huyện Từ sơn, Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ, làm quan và dạy học. 

Một hôm, khi tan buổi dạy, trời chợt đổ mưa , thầy ra vế đối cho đồ đệ : 


Vũ vô kiềm/ cương toả, năng lưu khách ( Mưa không có then khoá, nhưng giữ được chân khách).


Trò Nguyễn Giản Thanh đáp lại : 

Sắc bất ba đào, dị nịch nhân ( Nhan sắc không có sóng gió, vẫn làm chìm đắm người) .


Tiếp đến, Trò Chiêu Huấn: 


Nguyệt hữu loan cung, bất xạ nhân (Trăng hình cánh cung mà không bắn người) .


Và trò thứ ba ( quên tên) đáp: 


Phẩn bất uy quyền, dị khủng/ tị nhân (Phân không có uy quyền mà khiến người ta phải sợ, xa lánh) .


Sau những vế đối khá xuất sắc của ba trò, thầy phán bảo :


- Trò Nguyễn Giản Thanh: vế đối chỉnh, văn khí này sẽ đỗ đạt cao nhưng coi chừng sắc dục làm hại đến danh nghiệp. 


- Trò Chiêu Huấn : vế đối chưa thật sắc sảo, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sẽ là một ông quan thanh liêm, được lòng dân.


 - Trò thứ ba, sẽ giàu có nhưng trọc phú.

Sau này, cuộc sống của ba trò diễn ra ứng nghiệm như lời thầy Đàm Thận Huy phán bảo .


Qua văn phong (kể cả lời nói) toát ra hồn khí, tính cách...của mỗi người. 


Thời đại vi tính, thì chỉ cần coi cái comm. Cũng đủ biết chủng loại nào!


VĂN là NGƯỜI là thế !


Người phương Tây có câu : "Anh hãy nói ra một lời, tôi sẽ biết anh là người thế nào!"


Theo FB .

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

Thơ : ƯỚC MƠ SÂU THẲM - hathuthuy.

 



ƯỚC MƠ SÂU THẲM. 

Những bông hoa nở ven con đường nhỏ

Toả sắc hương chờ trời  đất vào Xuân

Phơi ánh vàng bên nồng nàn tím đỏ

Cùng cỏ cây xanh lá ngọc trong ngần.


Gọi tên người giữa ngọt ngào hoa cỏ

Có nghe không tiếng rừng rực mai vàng

Tiếng yêu thương cánh vàng tươi vạn thọ 

Tiếng đợi chờ e ấp nụ tầm xuân.


Làng xóm vui ngọt ngào hương xuân thắm

Ngẩn ngơ bay đàn én liệng quanh vườn

Gói trong lòng ngàn ước mơ sâu thẳm

Chờ giao thừa hái nhánh lộc uyên nguyên.

hathuthuy

Lời thật : GIÁO DỤC VN - Ito Junichi.




 GIÁO DỤC  VN quên những người giỏi kỹ năng làm việc.

     Tôi sinh ra ở Hokkaido năm 1946 khi nước Nhật vừa ra khỏi chiến tranh. Nước Nhật thuở nhỏ của tôi nghèo hơn các bạn bây giờ rất nhiều. Chúng tôi không có đồ ăn, không quần áo, không giày dép.

     Dép nếu có là dép cao su, quần áo nếu có là quần áo thủng lỗ. Khi học tiểu học, tôi nhớ món ăn ngon nhất mà tôi có là trái chuối - và món đó chỉ có vào ngày thi đấu thể thao toàn trường, ngày cha mẹ các học sinh đều mang đồ ăn ngon đến để cổ vũ cho con cái.

Tôi nhớ cả cha mẹ tôi khi đó đều đi làm. Mẹ tôi phải ở chợ làm nghề cắt cá, rửa cá từ sáng sớm tới tối mịt. Mỗi khi mẹ tôi về, tôi chạy ra ôm mẹ và vẫn còn ngửi thấy mùi cá từ quần áo của bà. Đến giờ, tôi vẫn biết ơn mùi cá này. Bố mẹ tôi khi đó làm việc rất chăm chỉ để có đồ ăn. Cả nước Nhật ai ai cũng phải làm chăm chỉ như vậy, và đó là một điều hết sức tự nhiên.

     Nhưng sau đó thì nước Nhật phát triển kinh tế rất nhanh. Mọi người nhanh chóng có đồ ăn, áo mặc. Có một điều là ngay từ 300 năm trước, nước Nhật đã biết sản xuất thép, đã có rất nhiều doanh nhân nhỏ, rất nhiều mô hình kinh tế - nền móng cơ bản của kinh tế thị trường nên chúng tôi dễ dàng phát triển lên sau chiến tranh.

     Về mặt tinh thần, người Nhật bị ảnh hưởng nhiều của samurai. Ngay từ bé, tinh thần đó dạy tôi phải luôn tự quyết định lấy mọi việc của mình. Mẹ tôi thì luôn dạy đừng làm gì sai trong đời, vì mọi thứ trên đời đều có ông trời nhìn thấy. Tinh thần samurai thì không được làm điều xấu, không trộm cắp, phải luôn trung thực và giúp đỡ những người nghèo khó. Với Nhật Bản, tinh thần samurai có nghĩa là phải luôn hành động đúng nhất. Điều đó rất tốt cho sản xuất, vì trong sản xuất phải làm điều đúng, chính xác...

     Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.

     Một điều có thể thấy là người VN thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.

     Chính phủ VN nói muốn phát triển công nghiệp nhưng nếu người trẻ coi thường lao động chân tay thì đến bao giờ mới có nền công nghiệp phát triển được? Nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó.

     Khi tôi còn trẻ, có rất nhiều người Nhật làm việc trong nhà máy. Và người Nhật rất tôn trọng họ vì họ là những người lao động chân tay, họ có kỹ năng thật sự. Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng.

     Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội.

     Ở VN, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng... để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường... Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ...

     Tác giả: Ito Junichi (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc, ảnh trên) , đăng trong Tuổi trẻ, 15/09/2013

Cuộc sống :TÌM HIỂU VỀ RƯỢU COGNAC - St trên FB.

 



TÌM HIỂU VỀ RƯỢU COGNAC

Rượu Cognac là gì? Rượu Brandy có phải là Rượu Cognac không?

Rượu Cognac là một loại rượu mạnh được tạo nên bằng cách chưng cất 2 lần từ rượu vang trắng của Pháp. Cognac là loại rượu thuộc dòng rượu mạnh Brandy do được ủ lên men từ các loại trái cây tươi và có nồng độ cồn ít nhất là 40%. Tuy nhiên, chính phủ Pháp quy định rằng chỉ những chai rượu mạnh được sản xuất tại Cognac và có quá trình chưng cất, ủ rượu theo phương pháp nấu rượu của vùng này mới được gắn mác là Rượu Cognac. Chính vì lý do đó mà tất cả mọi chai Cognac đều là rượu Brandy nhưng không phải chai Brandy nào cũng là Cognac.

Khi lựa chọn dòng vang trắng là rượu nền để tạo nên rượuCognac thì loại Vang đó phải “dry” và có nhiều axit. Do đó, giống nho chọn làm rượu Cognac vô cùng khắc khe, chọn lọc kỹ càng mới đủ tiêu chuẩn làm ra rượu Cognac.

Cognac là loại rượu mạnh nổi tiếng của Pháp. Có thể nói, một chai rượu Cognac được công nhận là đạt chuẩn khi nó được làm ra từ loại vang trắng nền chứa ít nhất 90% giống nho Ugni Blanc, Folle Blanche và Colombard của vùng Cognac; 10% còn lại sẽ là các giống nho khác như Chardonnay, Sémilon,…

Phân hạng Rượu Cognac theo số tuổi

Nói đến nước Pháp, là nói đến những dòng rượu Cognac nổi tiếng. Trên chai rượu Cognac, nhà sản xuất đã in lên chai rượu và vỏ hộp ký hiệu như V.S, V.S.O.P, XO…Vậy các ký hiệu V.S, V.S.O.P, XO là gì? : V.S là viết tắt của từ gì? V.S.O.P là gì?… Hãy cùng chúng tôi giải đáp những điều này ngay sau đây.

V.S là gì: đây là viết tắt của cụm từ Very Special (có nghĩa là rất đặc biệt). V.S đi kèm với 3 ngôi sao là ký hiệu chỉ những chai Cognac được ủ trong 2 năm. Riêng dòng V.S đến từ các hãng rượu lớn như Remy Martin, Martell thì chúng thường được ủ trong khoảng 4 – 6 năm.

V.S.O.P: viết tắt của cụm từ Very Special Old Pale. Đây là những chai rượu Cognac được ủ ít nhất là 4 năm trong thùng gỗ sồi.

Rượu XO: có nghĩa là Extra Old, được sử dụng để chỉ những chai rượu hảo hạng lâu năm. Ký hiệu này thường xuất hiện trên những chai Cognac Brandy được ủ ít nhất 10 năm. Giá rượu Cognac XO thường đắt đỏ gấp nhiều lần so với Cognac V.S và V.S.O.P.

Ngoài ra, XO còn có một phân hạng nữa và được gọi là Rượu XO Napoleon dùng để chỉ những chai Cognac được ủ tối thiểu 6 năm nhưng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của một chai XO.

Các thương hiệu rượu Cognac nổi danh thế giới.

Tuy Pháp có đến hàng trăm nhà sản xuất rượu Cognac nhưng chỉ có 3 nhà làm rượu nổi tiếng, chiếm hơn 60% rượu Cognac trên thế giới như:

Hennessy: là hãng rượu lớn nhất tại vùng Tây Nam nước Pháp và chiếm 40% thị phần rượu Cognac, tương đương với khoảng 50 triệu chai mỗi năm trên thế giới. Với lịch sử phát triển lâu đời, Hennessy là thương hiệu được nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới ưa chuộng.

Martell: ra đời từ năm 1715 và thường được biết đến với tên gọi thân thương là Rượu Martell 1715, rượu Cognac của thương hiệu này mang trong mình hương vị thanh lịch và mềm mại. Với dòng sản phẩm đa dạng từ bình dân cho đến sang trọng, Cognac Martell đã chinh phục được đông đảo khẩu vị của người tiêu dùng.

Remy Martin: được thành lập từ năm 1724 cho đến nay, các sản phẩm rượu của thương hiệu này nhận được sự yêu thích của khách hàng dựa vào mùi vị tinh tế và thanh tao. Remy Martin Fine Champagne Cognac thuộc dòng rượu hảo hạng của hãng và rất được yêu thích tại thị trường ..VV

Những nguyên tắc cần biết khi thưởng thức Rượu Cognac


Cognac là loại rượu mạnh có hương vị đậm đà và được khuyên uống ở dạng nguyên chất để thưởng thức trọn vẹn mùi vị rượu.

Ly uống rượu Cognac thường là ly có hình hoa tulip, bụng bầu và miệng hẹp vì có loại ly này sẽ giúp cho việc cảm nhận hương thơm rượu một cách rõ ràng hơn.

Khi rót rượu chỉ nên rót một lượng nhỏ tầm khoảng 25ml vào ly, sau đó dùng lòng bàn tay giữ phần bầu ly để làm ấm rượu rồi từ từ thưởng thức.

Ngửi rượu giúp bạn có thể cảm nhận được các mùi hương của chúng. Hãy xoay ly một cách nhẹ nhàng rồi đưa ly lên mũi, hít một hơi thật sâu để cảm nhận mọi hương thơm của rượu.

Cách thưởng thức rượu Cognac được ưa chuộng nhất là nhấp một ngụm rượu, giữ lại trong khoang miệng một vài giây rồi nuốt xuống để cảm nhận mọi hương vị của rượu.

Chắc các bạn cũng biết sơ về Cognac là gì, Rượu Ngoại Giá Sỉ hi vọng với các thông tin trên các bạn hiểu hơn về Cognac, về dòng rượu nổi tiếng của Pháp.

Nguồn bài viết: https://www.facebook.com/profile.php?id=100065187863187

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

Cuộc sống : NGUỒN GỐC "BỘT NGỌT" - Hien Pham (FB)




 NGUỒN GỐC BỘT NGỌT 


Chữ "bột ngọt" là tiếng thuần Việt, chữ "mì chính" là tiếng Tàu rặc chớ đừng nói tới tiếng Hán-Việt.

Trong hình là một graphic quảng cáo bột ngọt Vị Hương Tố ở miền Nam trước năm 1975. 

Để ý chữ bự in đậm là chữ 

“Vị Hương Tố viết bằng Hán tự, 

ở dưới là bốn chữ “Đặc cấp vị tinh (特級味精)” tức “Bột ngọt cao cấp”.

“Vị tinh” là phiên âm Hán Việt của chữ 味精, tức bột ngọt.

Trước đây, ở ngoài bắc không có bột ngọt mà gia vị chánh của xứ này là muối và mắm tôm. 

Khoảng thời gian sau 1957, khi Trung Quốc đem người qua (gồm quân nhơn, kỹ sư, công nhơn,…) để giúp đỡ Bắc Việt .

Những người Hoa này đem theo thứ gia vị mới là bột ngọt qua, và cũng chính người TQ xây cho người bắc một nhà máy bột ngọt ở Việt Trì. 

Do không có khái niệm gì về loại gia vị này, nên người Tàu đọc sao thì người bắc đọc theo vậy, hai chữ “mì chính” là cách đọc của 味精 trong tiếng Quảng Đông. 

Sau khi bột ngọt xuất hiện ở miền bắc, người dân như được khai sáng sau hàng ngàn năm nêm muối và mắm tôm. 

Vậy là món nào nêm bột ngọt được cứ nêm. 

Bột ngọt loại tinh chất thời đó được coi như một loại gia vị cao cấp, vậy nên người bắc thời trước hay có câu: 

“Hiếm như mì chính cánh”. 

Do không có gia súc, gia cầm để nấu nên người bắc nhanh chóng yêu thích bột ngọt, tập tục đó kéo dài cho tới ngày hôm nay.

Tóm lại chữ “bột ngọt” là một chữ thuần Việt, chữ Hán Việt là “vị tinh”, còn âm tiếng Tàu (Quảng Đông) là “mì chính”. 

Nguồn: Đất Nam Kỳ

HIEN PHAM sưu tầm (FB) 


Thơ vui: THÂN PHẬN ĐÀN ÔNG - Lượm lặt trên FB.

 



THÂN PHẬN ĐÀN ÔNG. 

* Thơ vui - Nhại theo giọng bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của TT.Kh


Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn

Tới tháng lãnh lương mới hết hồn

Bạn rủ đi chơi, nào có dám

Tôi chờ người tới để…giao lương


Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng

Xấp tiền lương mỏng, hỏi lung tung :

Rằng lương sao có bao nhiêu đấy?

Chắc“diếm” bớt rồi, phải thế không?


Người ấy thường hay móc bóp tôi

Khảo tiền mỗi lúc bóp tôi vơi

Bảo rằng tôi móc còn hơn để…

“ghệ” móc tiền ông, mới khổ đời


Thuở ấy nào tôi đã biết gì :

Trẻ người, non dạ quá ngu si

Bao nhiêu tiền bạc, tôi “dâng” hết…

Chẳng giữ cho mình được…tí ti


Đâu biết tiền đưa bả tháng này

Là tiền dành dụm bấy lâu nay

Bao nhiêu tiền mặt, “người” chôm hết

Biết lấy gì vui với bạn đây?


Từ đấy thu rồi, thu lại thu

Lòng tôi còn giá đến bao giờ

“Người kia” đã biết tôi vơi túi

“người ấy” cho nên vẫn hững hờ


Tôi vẫn đi…bên cạnh một người

Dữ như sư tử của lòng tôi

Và từng thu chết, từng thu chết

Vẫn sợ “vợ” hơn cả…sợ trời


Buồn quá, hôm nay xem lại túi

Chỉ còn tiền lẻ để…ăn xôi

Bao nhiêu tiền chẵn, người gom hết

Chỉ tặng cho tôi…một nụ cười


Tôi nhớ lời người đã bảo tôi.

Đưa tiền người giữ khỏi lôi thôi

Đến nay, tôi hiểu thì tôi đã…

Làm lỡ đời trai, muộn mất rồi...


Lượm lặt trên FB.