Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Thơ : HẠ VỀ - Xuân Duyên.

 




HẠ VỀ

Tàn cây phượng thắm cả bầu trời

La đà cánh bướm lá rơi rơi

Ngẩn người ta nhớ ngày xưa ấy

Cái thuở tìm đâu nét môi cười

Đầu hồi chim đậu thơm mùi ngói

Trước thềm hoa rạng ngát hương lơi

Hạ về nghe thoáng buồn tuôn lệ

Xuân tàn cho hỏi chút đầy vơi

       XUÂN DUYÊN -  5/2021

Ý kiến tham khảo: NGUỒN GỐC CỦA PHỞ - Du Lịch Việt Nam.-

 




NGUỒN GỐC CỦA PHỞ KHÔNG PHẢI HÀ NỘI, NAM ĐỊNH MÀ LÀ TỪ MỘT NGƯỜI ‘KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT’..

Nguồn gốc của Phở không phải Hà Nội, Nam Định mà là từ một người ‘không phải ai cũng biết’. Kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã có nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của Phở.

Tuy vẫn còn bất đồng về nơi xuất xứ thực sự hay thời điểm ra đời nhưng hầu hết cùng chung quan điểm là Phở được khai sinh trong thời Pháp thuộc, ở giai đoạn người Pháp bắt đầu đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Theo lời kể của ông Võ Văn Côn – Nguyên là Chef Bếp Việt của Vua Bảo Đại, có một giai thoại khá thú vị về nguồn gốc của món Phở.

Trong Tự điển tiếng Việt – Bồ đào Nha – La tinh của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ “Phở”. Trong Tự điển Huỳnh Tịnh Của (biên soạn năm 1895) và Tự điển Genibrel (biên soạn 1898) cũng không có từ Phở. Danh từ Phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo và giảng nghĩa: “Món ăn nấu bằng bánh bột gạo thái nhỏ với nước dùng bằng thịt bò hầm”.

Nhà Văn Nguyễn Công Hoan từng viết: “Năm 1913… tôi trọ số 8 Hàng Hài… thỉnh thoảng, được ăn phở (hàng Phở gánh rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Phở rong bắt đầu thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “… Họ phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Như vậy có thể xem Phở xuất hiện khoảng giữa những năm 1900 đến 1913”.

Người Việt ngày xưa 99% là nông dân, họ coi bò là loài gia súc thân thương và hữu ích (sức kéo) nên không ăn thịt bò! Vì thế nói quê hương phở bò ở Nam Định là không hợp lý.

Chuyện là:

Năm 1910, nhiều thanh niên Việt Nam cả miền Bắc lẫn miền Nam đi lính cho Pháp. Họ phải sang mẫu quốc để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Sài Gòn tên Huỳnh. Đơn vị ông Huỳnh đóng quân ở Marseille và ông được giữ chức bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam.

Sáng nào ông Huỳnh cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to: “Feu! Feu!” có nghĩa là “Nổi lửa lên!” để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn điểm tâm với bánh mì khô. Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều, ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn.

Sau khi được các “Sếp Tây ” cho phép, ông bèn lấy nước súp bò của Tây… cho hầm chung với quế, hồi, gừng. Riêng “ánh tài phảnh” mua của người Tàu bán ở Khu Chinois rồi ông Huỳnh nêm thêm nước mắm vào súp cùng với hành, ngò rí, hành tây… cho hợp khẩu vị Việt Nam.

Tuyệt vời thay, ở xứ lạ quê người, buổi sáng trời lạnh như cắt da, mà lại được ăn một bát súp nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh mì Tây quá ư nhạt nhẽo!

Bát Phở nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh mì Tây quá ư nhạt nhẽo. Ảnh: docbaohangngay

Binh sĩ An Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình. Nấu bao nhiêu cũng hết! Các sĩ quan Pháp thấy vậy đòi ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon rồi thắc mắc: “Tên món này là món gì mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy?”

Không chần chừ ông Huỳnh trả lời: Thưa Sếp, tên nó là Phở (Feu) đấy!

Phở ra đời năm ấy – năm 1910, được Tây lẫn Ta yêu thích và chết tên “Feu” từ đó. Khi muốn ăn, sĩ quan Tây chỉ cần nói “Feu Feu” là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi khói bốc nghi ngút theo gió thơm lừng cả doanh trại.

Nhiều binh lính An Nam nhà ở Hà Nội sau khi giải ngũ về đã lấy Phở gánh với tiếng rao: Feu….ớ… làm kế sinh nhai, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hà Nội cũng ăn thử và “mê tít” món “Feu” (Phở) từ đó!

Ở Đà Lạt năm 1930 có phở Gare xe lửa là tiệm Phở Bò đầu tiên do con ông Huỳnh làm chủ. Chữ Tô Xe lửa (Tô lớn) từ đây mà ra. Phở Gare Dalat sau 1960 dời vế Phú Nhuận (Sài Gòn) lấy tên là Phở Bắc Huỳnh.

Ở Sài Gòn trước năm 1940 có tiệm Phở Turc là tiệm Phở đầu tiên. Chủ tiệm cũng là dân đi lính Tây giải ngũ về, ông này nói tiếng Pháp giỏi nên có nhiều khách Tây đến ăn.

Ngày nay, món Phở đã theo chân người Việt đến khắp nơi trên thế giới và trở thành món ăn “thương hiệu” của Việt Nam. Dù nguồn gốc của món ăn còn gây nhiều tranh cãi nhưng những giai thoại về Phở vẫn rất đáng để tham khảo.

Ngoài ra, cũng có thể xem Phở là một trong những ví dụ đặc trưng cho khái niệm Bricolage (lai ghép) mà các nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực dùng để chỉ món ăn thiên hướng lai ghép (kết hợp, biến tấu từ nhiều nguồn thức ăn ngoại lai) hơn là tự thân sáng tạo.

Theo: Du Lịch Việt Nam.

Thơ : CHỈ CÓ THỂ LÀ MẸ THÔI - FB Nam Nguyen.

 




CHỈ CÓ THỂ LÀ MẸ THÔI.


Đừng sợ nhé các con ơi

Chở che có mẹ đây rồi các con

Vòng tay rộng lớn vẫn còn

Đủ che chở cả đàn con suốt đời

Chỉ có thể là mẹ thôi

Không ai có thể suốt đời vì con

Không ai ngày tháng héo hon

Chịu đưng vất vả để con nên người

Bao năm vất vả ngược xuôi

Kiếm ăn từng bữa để nuôi cả nhà

Năm tháng vất vả đi qua

Lòng mẹ rộng lớn thật là bao dung

Nhắn ai , con cái xin đừng

Hư hỏng , lười biếng để lưng mẹ còng

Tình mẹ dào dạt mênh mông

Biển Đông dù lớn , cũng không đong đầy

Nuôi con chẳng kể tháng ngày

Vì con lòng mẹ chất đầy yêu thương

Dù đi ngàn vạn nẻo đường

Cũng không quên được tình thương mẹ hiền.


Từ facebook  Nam Nguyen.


Phiếm luận: GIẢI CỨU CÔ CHUỘT - Phong Luu.

 


( ... cô chuột ngay đầu mũi tên màu hồng! )


Phiếm Luận: GIẢI CỨU CÔ CHUỘT MẬP


Ngày 24-2-2019 ở thị trấn Bensheim, bang Hessen, Đức đã xảy ra một vụ giải cứu kỳ quặc. Nguyên nhân là do hai bé gái nghe tiếng kêu chít chít gần cống thoát nước và thấy một cô chuột mập ú tội nghiệp đang bị kẹt ở nắp cống.

Gia đình hai bé gái liền gọi điện cho tổ chức giải cứu động vật của địa phương là Berufstierrettung Rhein Neckar, đến cứu con chuột đáng thương.


Khi nghe tin báo có một con chuột cái mũm mĩm cần được sự giúp đỡ, nhân viên cứu hộ đã nhanh chóng có mặt tại "hiện trường".

Đến nơi, nhân viên cứu hộ biết mình không thể giải cứu con chuột nếu không có dụng cụ thích hợp, vì vậy họ đành gọi cho lính cứu hỏa.

Thế là 8 người lính cứu hoả và 1 nhân viên cứu hộ sau một hồi loay hoay, đã giải cứu thành công cô chuột bị mắc kẹt ở nắp hố ga. Cô ấy được thả lại vào đường ống cống và không có bất kỳ thương tích gì. 

Sau vụ giải cứu, hai bé gái đã cảm ơn các chú lính cứu hỏa vì đã cứu giúp con vật và vẽ tặng họ một bức tranh hình chú chuột đáng yêu.


***

Chia sẻ toàn bộ quá trình giải cứu trên mạng xã hội, chuyên viên giải cứu động vật Michael Sehr cho biết: "Cô ấy có vẻ béo lên sau kỳ nghỉ đông và đã bị mắc kẹt ở phần hông, không chui lên hay tụt xuống được"

Chuột là một loài động vật gây hại, cái đó thì ai cũng biết, nên nhiều người cho rằng tại sao lại cần tới một lực lượng hùng hậu như vậy chỉ để giải cứu một con chuột mập? Nó không phải vật nuôi, cũng như thuộc dạng cần phải bảo tồn hoặc các loài không gây hại.

Nhưng anh Michael Sehr lại cho rằng: "Ngay cả những loài động vật bị nhiều người căm ghét cũng cần nhận được sự tôn trọng từ tất cả mọi người" và cả đội vẫn quyết định giúp đỡ nó.

***

Từ câu chuyện cô chuột được cứu, dễ thấy rằng nhận thức giữa người phương Đông và người phương Tây thật sự rất khác biệt nhau.

Ở các nước Á Châu, chắc không có đứa bé nào thấy con chuột đang lâm nguy, thương hại nó rồi báo cho cha mẹ để tìm cách cứu, chắc không có người lớn nào "điên rồ" gọi điện thoại cho cứu hộ động vật để nhờ cứu một con chuột, chắc không có người cứu hộ động vật nào chịu đi cứu một con chuột ăn hại, và khi thấy mình không đủ khả năng, lại "liều mạng" nhờ tới sự giúp đỡ của sở cứu hoả thành phố, mà chắc cũng không có sở cứu hoả nào "ba trợn" huy động nhân sự rình rang để lên đường đi cứu một con chuột.

Người Á Châu sẽ nghĩ gì khi thấy con chuột khốn khổ đang bị kẹt trên nắp cống?

- ha ha, đáng đời mầy, đồ phá hại.

- cho vừa nghe con, ăn cho mập thây chi rồi mắc kẹt.

- cho chết mẹ mày luôn, đồ phá hoại khó ưa...

Người Á Châu sẽ làm gì khi thấy con chuột khốn khổ đang bị kẹt trên nắp cống?

- kệ cha nó -cho nó phơi nắng, nhịn đói chơi -chửi rủa và hành hạ nó -đánh nó chết...

Người Á Châu coi chuột như kẻ thù, mà đối với kẻ thù là họ "giết lầm hơn tha lầm" "nhổ cỏ nhổ tận gốc" Trong thời quân chủ phong kiến còn có những cái án phi nhân tàn bạo như "tru di cửu tộc" Ở thời hiện đại cũng không khá gì hơn. Kẻ thù giai cấp bị lột sạch sành sanh, bên thắng cuộc trù dập "kẻ thù" bằng mọi cách để cho con cháu nó khỏi ngóc đầu lên, để cho con cháu ta muôn năm cưỡi cổ đè đầu con cháu nó...

Cái hay của người phương Tây là việc nào ra việc nấy, cá nhân nào làm cá nhân đó chịu, không có chuyện lôi cả giòng tộc người ta ra chém. Trong chiến tranh, trên mặt trận họ cũng bắn giết nhau khốc liệt, nhưng khi tiếng súng vừa ngưng, bên chiến thắng thu dọn chiến trường, họ cứu thương binh của phe mình, cứu luôn cả thương binh phe địch. Đó là tính nhân bản, không thù sâu oán dài dù với kẻ thù, đức tính đó tiếc thay trong nền giáo dục và xã hội phương Đông gần như thiếu vắng.

Những người cứu hộ và lính cứu hoả Đức đã làm việc đúng với trách nhiệm của họ, nhiệm vụ họ là cứu giúp những ai đang gặp nạn. Con chuột đang lâm nguy, đang cần sự giúp đỡ thì họ giúp, họ không thể từ chối lời đề nghị giúp đỡ của người dân hoặc khoanh tay làm ngơ khi thấy khó.

Họ có yêu chuột không? Tôi chắc một ngàn lần không, tôi chắc trong nhà họ cũng có bẩy chuột để xử những con chuột đi ăn trộm. Nhưng tại đây, trên nắp cống này, con chuột bị mắc kẹt đang kêu cứu với nét mặt hoảng loạn đáng thương kia, nó đang gặp nạn thì trách nhiệm và lòng nhân ái khiến họ phải cứu. Cần chi phải xét đến tội phạm của nó trong quá khứ, hay suy diễn chi những tội chôm đồ, tội đẻ nhiều mà nó sẽ gây ra ở tương lai? Việc đó tốt hơn và đúng ra nên dành cho bẫy chuột...


Phong Luu

Cùng ngẫm: VỀ KHUÔN MẶT- Bui Thu Dung st.


           ( Hình sưu tầm trên FB )


 Cùng ngẫm VỀ KHUÔN MẶT 


Mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng khi lớn lên khuôn mặt sẽ thay đổi dần theo tâm tính của mình. Vậy nên văn hóa phương Đông vẫn cho rằng “tướng do tâm sinh” là vậy.

Một lần, Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln phỏng vấn một ứng viên nam đến làm nhân viên cho chính phủ. Mặc dù người đàn ông này rất có tài năng nhưng vị Tổng thống vẫn không tuyển dụng.

_ Người phụ tá thấy vậy liền hỏi Tổng thống nguyên nhân vì sao?

_ Tổng thống nói: “Tôi không thích tướng mạo của người này”.

_Người phụ tá không hiểu nên hỏi lại: “Chẳng lẽ một người khi sinh ra đã không được ưa nhìn thì cũng là lỗi của họ sao?”

_Tổng thống Lincoln trả lời: “Mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình!”

Thực sự trong cuộc sống, con người đến tuổi trung niên, thì tướng mạo sẽ lộ rõ ra tính cách và phẩm chất của người đó. Người có tấm lòng khoan dung thì phần lớn sẽ có khuôn mặt phúc hậu. Người có tính tình hiền dịu thì tướng mạo sẽ đẹp một cách nhu hòa thánh thiện. Người có tính cách thô bạo lỗ mãng thì tướng mạo sẽ luôn là hung dữ. Người có lòng dạ nhỏ mọn thì phần lớn sẽ có tướng mạo xấu xí, hai hàng lông mày nhíu chặt. Có người tướng mạo lộ ra vẻ đặc biệt trẻ trung và xinh đẹp thì người này nhất định là đơn thuần lương thiện. Đây là do kết quả của quá trình tu dưỡng tâm tính và hành vi phản chiếu lên khuôn mặt. Cho nên tướng mạo cũng chỉ ra vận mệnh tương lai của người đó. Nhưng tướng mạo của một người là có thể từng bước cải biến được. Đặc biệt,tướng mạo đẹp là do sự quyến rũ từ trong nội tâm. Bất kể phúc báo nào đều là có nguyên nhân, cho nên dung mạo xinh đẹp cũng là có nguyên nhân từ tâm.

Để có tướng mạo đẹp ở tuổi trung niên, hãy thường xuyên tu dưỡng những điều sau:

1. Thường xuyên mỉm cười 

Có người nói, mỉm cười là cách để làm nở một bông hoa xinh đẹp nhất ở trên khuôn mặt. Người xưa có câu: “Tay hung không đánh mặt cười”. Nụ cười luôn làm rung động lòng người, khiến mọi người vui vẻ, thân thiết và gần gũi nhau hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất chính là, mỉm cười luôn mang đến cho người khác niềm vui và hạnh phúc, mang đến sự sự chia sẻ về tinh thần. Nếu như trên khuôn mặt thường xuyên nở nụ cười là có thể đem thiện ý truyền đạt cho tất cả mọi người. Đây chính là cách hoàn toàn không phải mất phí tổn mà lại tạo ra được giá trị lớn. Đây chính là phương pháp làm đẹp thuận tiện rất, kỳ diệu nhất.

2. Khen ngợi người khác nhiều hơn

Ai cũng đều muốn nghe những lời khen ngợi, khích lệ đặc biệt là lời khen ngợi đúng lúc. Các nhà khoa học đã làm một cuộc thí nghiệm đối với nước. Sự kết tinh hình dạng của nước có chịu ảnh hưởng của thanh âm bên ngoài. Tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado (tổ chức IHM) ở Tokyo, Nhật Bản đã tiến hành thí nghiệm sự biến hóa của nước dưới sự ảnh hưởng của âm thanh tác động bên ngoài và phát hiện: Khi ông phát những ca khúc nổi tiếng của Mozart và Beethoven rồi dùng kính hiển vi quan sát, ông nhận thấy các tinh thể nước sẽ thuận theo những giai điệu đẹp đó mà không ngừng có những biến hóa đẹp mắt.

Nói những lời dễ nghe thì các tinh thể nước cũng tạo thành những hoa văn hết sức đẹp mắt. Khi nói những lời khó nghe thì các tinh thể nước lại chuyển động hỗn loạn, không có trật tự. Vậy nên, nói những lời khen ngợi, khích lệ người khác cũng sẽ làm rung động tinh thần của họ. Và đồng thời, chính những lời thiện, lời tốt đẹp này cũng sẽ khiến bản thân mình càng thêm xinh đẹp hơn.

3. Nhẫn nhịn nhiều hơn, tức giận ít đi

Người mà có khả năng nhẫn nhịn, ít khi tức giận thì sắc mặt sẽ đẹp hơn. Trong cuốn “Phật thuyết tội phúc báo ứng" kinh nói rằng: Người xấu xí là do thường xuyên tức giận, oán trách mà thành. Người đoan trang trắng trẻo, vẻ mặt rạng ngời, thân thể mềm mại, gặp người, người thích là kết quả của tu nhẫn mà nên.

4. Luôn biết cảm ơn

Người biết quý trọng và có lòng biết ơn với hết thảy, từ bông hoa cọng cỏ, từ con người, đồ vật... thì tự nhiên trong lòng cũng phát sinh một loại cảm tình tốt. Nội tâm người đó lúc nào cũng tựa như nở ra một bông hoa thơm ngát hấp dẫn người khác. Người mà bên trong tràn đầy hương thơm như vậy thì bên ngoài cũng sẽ trở nên xinh đẹp rạng rỡ.

5. Sức mạnh của tâm niệm

Vẻ bề ngoài của một người là liên quan mật thiết với nội tâm bên trong của người đó. Tướng do tâm sinh, cho nên bên trong thiện lành thì bên ngoài sẽ xinh đẹp. Một nhà tâm lý học từng nói: “Tâm tình của một người là như thế nào thì cuộc sống của người đó sẽ là như thế, vận mệnh của người đó cũng sẽ lại giống như thế”. Vì vậy, nếu bạn mong muốn trở thành người xinh đẹp, thì trước hết hãy dùng tâm niệm tốt đẹp để đối đãi với thế gian. Khi đó bạn không những phát hiện ra mọi thứ đều trở nên xinh đẹp mà ngay cả tướng mạo của bản thân mình cũng ngày càng trở nên xinh đẹp.

6. Tiếp xúc nhiều hơn với người có tâm linh tốt đẹp

Người xưa nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là có ý nói rằng, nếu như bạn tiếp xúc nhiều hơn với người tốt, người có tâm linh tốt đẹp thì bạn sẽ chịu ảnh hưởng từ họ, dần dần bạn cũng trở nên giống như họ. Người đẹp không phải chỉ nói đến là vẻ đẹp bề ngoài mà quan trọng hơn là vẻ đẹp của tâm linh. Người có tâm linh đẹp thì dung mạo cũng sẽ đẹp!


St. Binh Nguyen Bui Thu Dung



Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Sưu tầm: GÃ XĂM TRỔ RẰN RI- Từ fb của Lê Văn Thông.

 




GÃ XĂM TRỔ RẰN RI


   Một lần nọ, khi tôi và người yêu đang ngồi ăn phở cũng khá khuya, trời đang mưa nặng hạt. Trong quán có hai chúng tôi, một gã xăm trổ đầy mình với khuôn mặt gằm gằm đang lầm lũi ăn, lâu lâu có một vài cuộc điện thoại, giọng nói gắt gỏng cùng vài câu chửi thề làm mọi người trong quán đều nhìn gã e dè, bàn kế đó có một nhóm thanh niên ăn mặt bảnh bao đang ngồi chém gió gì đó ồn ào.

 

    Chúng tôi ngồi được một lúc thì có một bà lão bán vé số bước vào quán mời mua vé số, dáng bà nhỏ bé gầy gò, chiếc nón lá rách tả tơi sũng nước mưa, cả thân hình bà lão hơi run vì lạnh. Bà lão đưa bàn tay gầy gò đang cầm xấp vé số được gói cẩn thận trong bọc nilon đưa cho một thanh niên ăn mặc bảnh bao!


   - Cậu mua giúp bà vài tờ với!


    Hắn ta không thèm nhìn chỉ nói trống không:


   - Đưa coi coi có số nào đẹp không?


   Cầm xấp vé số, hắn ta cằn nhằn:


  - Trời ơi, vé số gì ướt hết thế này ai mua!


   Bà lão líu ríu:


   - Nãy bà dính mưa chút, mà để chút là khô à cậu!

   - Thôi, vé ướt nhẹp cầm ghê quá! – nói rồi hắn thảy xấp vé số xuống bàn.


    Bà lão đang tính nói gì đó thì giọng gã đàn ông xăm trổ bàn kế bên vang lên:


- Nó không mua thì bà mang qua đây, tôi mua!

          

Vừa nghe nói thế, bà lão lật đật cầm xấp vé số mang qua bàn gã đàn ông bộ dạng dữ dằn. Gã rút 2 tờ rồi đưa bà lão 50.000 đồng. Bà lão run run lấy tiền từ cái túi cũng ướt mưa của mình:


   - Cậu chịu khó cầm tiền hơi ướt…

   - Bà không cần đưa lại tiền thừa đâu!

   - Đâu có được, cậu mua có 2 tờ mà…

   - Tôi nói bà cứ cầm đi! Có ba chục chứ có phải 3 triệu đâu mà ì ằng mãi.

    - Tôi còn sức lao động mà, nếu cậu giúp thì cầm thêm 3 tờ nữa…


     Gã đàn ông lầm bầm cái gì đó rồi cũng rút thêm 3 tờ nữa, rồi nói:


   - Mưa lạnh vậy, thôi ngồi đây ăn tô phở với tôi! – rồi gã gọi to thêm 1 tô phở nữa.


      Bà lão ngần ngừ chút rồi nói:


    - Nếu cậu có lòng thì tôi xin nhận, nhưng xin ông chủ quán gói lại mang về cho tôi.


     Gã đàn ông châm một điếu thuốc hỏi:


    - Sao bà không ăn ở đây cho nóng?

    - Tôi no rồi, tôi gói mang về cho đứa cháu đang bệnh ở nhà – rồi bà tần ngần nói – nó thích phở lắm mà tôi nào có dám mua…

   - Thôi thôi, ăn ở đây đi, đói và lạnh đến run rẩy rồi. Tôi gọi một phần mang về cho cháu.


    Nói rồi người đàn ông đứng dậy tính tiền 3 phần. Anh ta bước ra khỏi quán lẩm bẩm: 


  - Mưa gì mưa hoài!


  Trong quán còn lại bà lão bán vé số ngồi xì xụp ăn tô phở ngon nhất của ngày hôm đó. Bàn kế bên là cậu thanh niên bảnh bao đang to tiếng khoe chiếc điện thoại iPhone 9 vừa ‘bịp được tiền của ông bà già, nói dối đi học ngoại ngữ mua’.


      Giờ mới thấy, người đẹp không phải vì lụa, họ đẹp ngay cả khi họ mang vỏ ngoài sần sùi, họ đẹp khi họ trân trọng công sức lao động, họ đẹp khi họ biết san sẻ yêu thương.


     Hôm đó mưa lạnh mà tôi thấy lòng mình ấm lạ lùng!


      Dĩ nhiên không quên buồn vài giây cho thanh niên sống dựa hơi ở bàn kia


Từ fb Lê Văn Thông

Bài học: CÁI TÁT CỦA ÔNG GIÁO LÀNG - LPQ

 




CÁI TÁT CỦA ÔNG GIÁO LÀNG


Nhân gần đây trên mạng xã hội lùm xùm việc thầy cô tát trò, trò trò tát nhau, tôi nhớ về bài học ngày xưa...


Tôi bắt đầu đi học lớp Năm (lớp 1 bây giờ) đã cách nay gần 60 năm tại một ngôi trường làng chỉ vỏn vẹn có ba lớp học Năm, Bốn, Ba (lớp 1, 2, 3). Thầy lớp 1 là một ông giáo lớn tuổi, gương mặt nghiêm khắc, nhưng khi thầy cười thì trông thầy rất hiền, đó là nhận xét ban sơ của lũ trẻ con chúng tôi ngày đầu tiên cắp sách đến trường.

Rất lạ, bài học đầu tiên là thầy kêu tất cả lớp đứng lên, dùng tay phải tự tát vào má bên trái và tay trái tự tát vào má bên phải, tát ba lần thật đau. Khi cả lớp làm xong, còn ngẩn ngơ thì ông nói:


“Chúng ta đi học để làm gì? để biết chữ. Biết chữ để làm gì? để đọc sách thánh hiền. Đọc sách thánh hiền để làm gì? để biết rõ đúng sai. Biết phân biệt đúng sai để làm gì? để làm việc tốt, tránh làm việc xấu. Như vậy các con sẽ trở thành người tốt, hữu ích cho xã hội. Nhưng cuộc đời không bao giờ trọn vẹn cả. Có khi chúng ta vấp phải làm việc xấu thì các con phải dùng tay tự tát vào mặt mình thật đau để cảnh tỉnh, và khi làm được việc tốt thì cũng vỗ tay để tự khích lệ mình. Tạo hoá cho các con có đôi má phải trái, có đôi tay phải trái và đi học là để nhận biết phải trái, để hành động biết tự thưởng phạt răn mình”


Ngoài đời kia còn đầy rẫy những việc giả dối, đúng sai. Xã hội hiện nay đang ngày càng bị biến dạng về đạo đức, việc làm đúng có khi bị bóp méo thành sai, việc làm sai có khi được vỗ tay thành đúng...ảnh hưởng đến mọi người chứ không riêng gì các thầy cô, những người đang hi sinh làm công việc đưa đò. Nên cần lắm mái trường phải là tấm gương đầu tiên dạy cho trẻ nhận biết, phân biệt đúng thật và sai thật.


Năm tháng trôi đi, lũ trẻ ngày xưa đã trở thành ông thành bà, tóc trên đầu đã bạc màu sương muối, và mỗi khi nhìn thấy ngôi trường tiểu học là tôi nhớ về bài học “Cái tát” của người thầy đầu tiên: Hãy tự tát mình trước khi người khác tát mình!


LPQ

Tịnh Biên, 18/5/2019

Cuộc sống: CHO VÀ NHẬN - Sưu tầm.

 



CHO và NHẬN!


   Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy thét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gì sẽ gặt nấy. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con". 

 * Hãy nhớ: 

• Cuộc sống trao trả cho bạn những gì bạn ban phát.

• Cuộc sống là một tấm gương phản chiếu những hành động của bạn và tôi. 

• Nếu muốn được yêu thương, thì phải biết thương yêu.

 *Nếu muốn được đối xử tử tế thì phải sống tử tế.

• Nếu muốn được cảm thông và kính trọng thì phải biết thông cảm và tôn trọng nguời khác.

 • Nếu muốn được người khác khoan dung và độ lượng với mình thì chính bản thân phải sống khoan dung và hào hiệp.

• Điều gì ta thấy ở người khác thì cũng đang có ở trong con người ta.

* Quy luật này áp dụng c kìho mọi khía cạnh đời sống.

(Sưu tầm)

Tản mạn: CƠM MẸ NẤU - Phong Luu.





 CƠM MẸ NẤU!


Đây là câu chuyện có thật của bà Giang, một bà lão ở chốn quê nghèo lặn lội tìm thăm cô con gái đã lập gia đình trên thành phố, chỉ vì 3 ngày trước con bà gọi điện nói rằng cô ấy bị mệt mấy hôm nay, nhưng khuyên bà đừng lo lắng. 

Tuy vậy, lòng thương con mãnh liệt của một  người Mẹ khiến bà quyết định đi thành phố để chăm sóc cho con gái, tự mình nấu cho nó một bữa cơm, vì lúc còn nhỏ khi con bệnh, bà vẫn thường làm thức ăn ngon cho con. 

Cảnh sát dẫn bà đến trước mặt con gái làm cô ấy hết sức ngạc nhiên, sao mẹ mình có thể xuất hiện ở đây được? 

Khi làm thức ăn cho con, bà Giang đánh đổ và rơi bể nhiều thứ, các món ăn thì gà nấu không chín, cháo thì khó ăn, thịt thì mặn, không thể nuốt nổi... 

Bà Giang chỉ ở 1 ngày, rồi quyết định trở về quê, dù con gái muốn giữ bà ở lại thêm ít hôm.

Người con cảm thấy mình có lỗi với mẹ, nửa tháng sau cô sắp xếp về thăm nhà, thì mới biết được bí mật bà Giang giấu kín từ lâu, đó là... một mắt của bà bị đục thủy tinh thể gần như đã mù, con mắt còn lại thì bị viễn thị rất nặng, bà sợ tốn kém tiền chạy chữa nên giấu nhẹm. 

Vì con, bà đã 1 thân 1 mình đi xuống núi dù chẳng nhìn rõ đường, bà chỉ biết chắc rằng con gái bà đang ở một nơi nào đó trên thành phố. Để đi đến chỗ con gái, bà Giang đã phải trèo qua 2 ngọn đồi, băng qua 1 con sông, đi bộ 28km đường núi, chuyển xe 3 lần, đi qua 4 tỉnh thành và ngồi 36 tiếng xe đường dài. Bà không biết gì về nơi sẽ đến ngoài tên của con gái mình. Bà làm tất cả những điều đó chỉ là để nấu cho con gái 1 bữa cơm...

Hỏi thế gian, trên đời này món ăn gì đắt giá nhất và ngon lành nhất? Tôi tin nhiều người trong chúng ta sẽ trả lời rằng: - Đó chính là món CƠM MẸ NẤU! 


Phong Luu

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

Thơ : CỔ TÍCH BUỒN - Phan Hòa.





 

CỔ TÍCH BUỒN 


Đôi lúc buồn, anh lại muốn trở về 

Nơi có cánh đồng hoa trong chiều cổ tích

Đàn sóc con vẫn đùa vui tinh nghịch

Và miệt mài xây đắp tổ uyên ương.


Những luống đời trải rộng yêu thương

Ôm ấp lấy mảnh vườn tình thơ mộng

Cành liễu rủ khẽ khàng lay động

Và nàng trăng xõa tóc tắm sông chiều.


Hãy trở về miền cổ tích thương yêu

Kéo mây gió đắp choàng lên vai ấm

Em có thể sẽ hóa thành cô Tấm

Anh vụng về ướm thử chiếc hài xinh.


Đã nhiều khi anh tự hỏi lòng mình

Vì sao có những chuyện tình dang dở

Khi mảnh vườn xưa vẫn còn đang rực rỡ

Bướm say hoa ngào ngạt chất men đời?


Chẳng bao giờ anh ảo mộng xa xôi

Em chân chất như một một cành hoa dại

Sao định mệnh cách chia mình nhau mãi?

Bóng thời gian sắp hết một vòng đời.


Để bây giờ trong ký ức chơi vơi

Khi chiều xuống anh tìm về nơi cổ tích

Giữa không gian bốn bề tĩnh mịch

Chỉ có tiếng lòng thổn thức hóa thành thơ...


PHAN HÒA.

Thơ: TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ - Hương Mùa Thu.




TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ. 


 Rồi mọi chuyện sẽ lại ổn thôi em

Cố gắng lên đừng yếu mềm như thế

Cuộc đời mà, bình yên đâu có dễ

Tự nhủ lòng hãy để thời gian trôi...


Em là em ...và chỉ là em thôi

Sống an nhiên mặc kệ đời sóng gió

Mây mù sa cố che vầng trăng tỏ

Vững bước lên nào, buông bỏ chuyện nhân gian...


Sự thật luôn có những lúc phũ phàng

Không cần thiết phải mang vào tâm trí

Nặng đầu thêm, lại bao đồng suy nghĩ

Cố dịu lòng đừng bi luỵ buồn đau...


Nước mắt rơi hãy tự lấy khăn lau

Nhìn thế giới đủ sắc màu...rất đẹp

Có buồn gì mình cũng phải bước tiếp

Thoa chút môi hồng, giã biệt chuyện...không vui...!


- Hương Mùa Thu 🌺

Cuộc sống: CHUYỆN Ổ BÁNH MÌ - Sưu tầm trên mạng.

 



 

CÂU CHUYỆN Ổ BÁNH MÌ. 

Một người phụ nữ nọ có thói quen nướng bánh mì cho gia đình, luôn làm dư một cái để lại cho người nghèo đói. Bà để ổ bánh mì dư bên ngoài thành cửa sổ cho người nghèo đi qua dễ lấy. Ngày qua ngày cứ đến buổi, một ông lão gù lưng đến lấy ổ bánh mì đi.

Thay vì nói lời cảm ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời như niệm chú: "Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người !".

Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác. Mỗi ngày, người già đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu :"Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người !"

Ngày qua ngày, người phụ nữ dần bực bội trong lòng nghĩ: "Nhận được bánh, không biết cảm ơn còn lải nhải mấy lời khó chịu kia ! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?".

Rồi một hôm, chịu hết nổi, bà nghĩ cách làm cho ông già đi khuất mắt. Bà tự nhủ: "Ta sẽ làm cho hắn mất dạng".

 Bà trộn thuốc vào ổ bánh mì dư bà thường làm, tay run run để bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, bỗng cảm thấy hốt hoảng: "Ta làm gì thế này ?"

Bà ném vội ổ bánh có thuốc độc vào lửa và thay một cái bánh khác lên thành cửa sổ. Như mọi khi, ông lão đến lấy bánh và lại lẩm bẩm: "Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!".

 Ông lão cầm ổ bánh vui vẻ rời đi, không ai biết trong lòng người phụ nữ vừa trải qua một trận chiến giận dữ dội.

 Có một điều mà không ai biết đó là mỗi khi đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà lại cầu nguyện cho đứa con trai đi tìm việc làm xa, đã nhiều tháng không nhận được tin tức. Bà nguyện cho con trở về nhà bình an, mạnh giỏi.

 Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa. Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa ...

 Anh ta gầy xọp đi, quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt. Khi trông thấy mẹ, anh ta nói: Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường, nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon và chút nước. Ông ta nói: "Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi !"

 Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết ! Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói lặp đi lặp lại qua ngày của ông lão. 

Trong Thánh Kinh cũng đã dạy: "Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy." (Ga-la-ti 6:7) Điều này nhắc chúng ta rằng luôn có một Đức Chúa Trời thấy những việc chúng ta đang làm.

Những gì bạn làm hôm nay là căn nguyên cho những sự việc sẽ đến với bạn trong tương lai bởi vậy hãy luôn sống tốt và không bao giờ phải hổ thẹn với lương tâm của mình bạn nhé. 


(Sưu tầm) 


www.hoithanhvuonnhoaz.com

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Đời sống: Ý NGHĨA NGÀY CỦA MẸ - Hải Ngọc.





 Ý NGHĨA NGÀY CỦA MẸ. 

Ngày của Mẹ (Mother’s Day) là ngày để những người con thể hiện lòng biết ơn và tình yêu với các bà mẹ trên khắp thế giới.

Ngày của Mẹ (Mother's Day) là ngày tôn vinh người mẹ, tình mẹ, tôn vinh vai trò gắn kết của mẹ trong gia đình và ảnh hưởng của người mẹ trong xã hội. Có nhiều "phiên bản" Ngày của Mẹ trên khắp thế giới, với thời gian tổ chức khác nhau.

Ngày của Mẹ phổ biến nhất hiện nay được kỷ niệm vào Chủ nhật thứ hai của tháng 5. Như vậy, Ngày của Mẹ 2021 rơi vào ngày 9.5.

Những người mẹ không chỉ có công sinh thành mà còn nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta thành người. Dẫu còn là một cô, cậu bé hay đã trưởng thành, dù hạnh phúc hay khó khăn, vất vả, thành công hay thất bại… bất cứ ai trong chúng ta cũng đều được che chở trong vòng tay mẹ. Vì vậy, đây là ngày lễ được nhiều người coi trọng

Vào ngày này, những người con, có thể thông qua nhiều hình thức, để thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với mẹ. Chúng ta có thể gửi tặng lời chúc, lời hỏi thăm hay những món quà thiết thực đến với các bà mẹ.

Có nhiều giả thiết về nguồn gốc ra đời Ngày của Mẹ. Nhiều tài liệu cho rằng ngày lễ này có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, thời mà con người tôn thờ các vị thần, đặc biệt là Rhea - nữ thần của sự sinh sản, được coi như mẹ của các vị thần trên đỉnh Olympus.

Giả thiết khác cho rằng Ngày của Mẹ xuất hiện đầu tiên ở Anh vào khoảng năm 1600. Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục sinh 40 ngày. Trong Mother's Day, các em nhỏ thời ấy có tục tặng hoa hoặc bánh trái cây cho người mẹ thân yêu của mình. Tuy nhiên, sau vài trăm năm, phong tục này dần mai một và bị quên lãng ở thế kỷ thứ XIX.

Ngày của Mẹ 2021 nhằm vào 9.5.
Ngày của Mẹ 2021 nhằm vào 9.5. Ảnh: đồ hoạ

Ngày của Mẹ phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX theo sáng kiến của cô gái có tên Anna Jarvis (bang Philadelphia). Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho mẹ, và bởi thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ.

Cô quyết tâm vận động để tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc. Nhờ lòng kiên trì, bền bỉ của cô gái, năm 1911, Ngày của Mẹ đã được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Năm 1914, Tổng thống Mỹ ký văn bản ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm là Ngày của Mẹ.

Ở Việt Nam, Ngày của Mẹ được kỷ niệm phổ biến những năm gần đây. Đây là ngày những người con nhớ đến, hướng đến, dành sự tri ân và tình yêu thương cho người mẹ của mình. Là đất nước có truyền thống coi trọng đạo Hiếu, trước khi Mother's Day của phương Tây được du nhập, người Việt tôn vinh mẹ trong ngày Vu lan - rằm tháng 7. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 cũng là dịp mọi người thể hiện tình yêu, sự quan tâm tới mẹ, thể hiện qua những lời chúc, những món quà và những cách chăm sóc khác...

HẢI NGỌC

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Xứ người: KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT - Lê Khắc Ái sưu tầm.

 




🍀 KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT...


🌷Tổng thống Cộng hòa Croatia: 

Kolinda Grabar - Kitarovics:

- Đã bán phi cơ riêng của tổng thống, bán 35 xe Mercedes Benz của văn phòng tổng thống đưa vào ngân sách quốc gia.

- Đã giảm 50% lương của mình và các bộ trưởng.

- Đã giảm 40% lương các đại sứ, các tổng lãnh sự quán.

- Đã xóa quỹ hưu trí dành riêng cho các đại biểu quốc hội.

- Biết và nói 7 ngoại ngữ và sống bình dị như tất cả mọi người.

- Từ khi bà giữ chức tổng thống, GDP của Croatia tăng 24%.

Một nữ chính khách xinh đẹp, trẻ trung, thông minh tài giỏi, tận tụy như một bà nội trợ hoàn hảo cho chính Tổ quốc mình.


👍 Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu:

  Ông được hỏa táng vì "không có vạn mét vuông nào làm lăng mộ".

 Đoàn linh xa của ông chỉ có 7 chiếc đưa ông tới đài hóa thân.

 Ông chỉ có một ngôi nhà cũ và dặn bán đi sau khi ông mất.

  Ông không có tượng đài xi măng nào ngoài tượng đài trong lòng dân.

 Ông không để lại gì đáng kể ngoài: Một Đất nước phát triển hàng đầu thế giới.


🍀 Cựu Thủ tướng Nhật Bản Murayama:

 Ông sống giản dị, đạp xe đi chợ mua đồ ăn cho vợ, khi biết danh tính của ông, ai nấy khâm phục.

Người ta thường nói, khi lãnh đạo của một nước về hưu mà cuộc sống trở nên bình dị thì chứng tỏ tỷ lệ tham nhũng của nước đó thấp và ngược lại.

Gần như tất cả các cựu thủ tướng của nước Nhật đều có cuộc sống khá giản dị nếu không nói là nghèo khó sau khi nghỉ hưu.

Ngài Murayama sau khi mãn nhiệm vị trí thủ tướng Nhật Bản không lâu cũng từ bỏ vị trí trong Quốc hội đất nước, cả nhà già trẻ lớn bé đưa nhau về quê hương ở Oita, thuộc đảo Kyushu, Nhật Bản sinh sống.

Ông nói: “Bà nhà dạo này hay bị đau lưng, nên tôi đạp xe ra chợ mua ít đồ ăn”.

Vậy đấy, bạn có nghĩ đến một người đàn ông già lại còn là một cựu thủ tướng đạp xe đạp hằng sáng ra chợ mua đồ ăn không?.


🌷 Bà Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, xuất thân trong một gia đình giàu có, nền nếp. Năm 1980 đỗ Thạc sĩ Luật tại Đại học Cornell, năm 1984 đỗ Tiến sĩ tại Đại học Kinh tế London; sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp và Đức. Là người phụ nữ quyền lực cao nhất nước, đủ điều kiện tạo dựng cuộc sống giàu sang nhưng bà đã chọn nếp sinh hoạt giản dị. Chỗ ở là một căn hộ chung cư tại Đài Bắc, tự lái xe đi làm, không cần vệ sĩ, ăn mặc như dân thường; chỉ khi tiếp khách hoặc công cán nước ngoài bà mới khoác bộ vét tối màu, không đẹp nhưng nhã nhặn lịch lãm. Bà được người dân trong nước kính trọng, bạn bè quốc tế nể phục về sự lãnh đạo tài tình và quả cảm.


 💞 Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức đã giảm nhân sự tòa NHÀ TRẮNG còn tất cả là 377 nhân viên. (Giảm 144 nhân viên so với thời Obama). Tổng số tiền lương cho nhân viên của toà NHÀ TRẮNG là 35,8 triệu $USD (so với 60,9 triệu $USD dưới thời TT Obama) .TT TRUMP đã tiết kiệm cho ngân sách quốc gia 25,1 triệu $USD . TT Trump cũng tặng $400.000 USD lương của mình, giao cho Bộ Nội Vụ sử dụng xây dựng và sửa chữa lại NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI - nghĩa trang của những người đã hy sinh vì nước Mỹ !


Thế mới biết:

“Sự vĩ đại không nằm trong tài sản, quyền lực, danh vọng hay sự bơm thổi. Nó được nằm ngay trong lòng tốt, sự khiêm nhường, trách nhiệm và trên hết chính là nhân cách.


        Fb: Lê Khắc Ái


(Sưu tầm tổng hợp).

Tản mạn: CHUYỆN XE BUÝT SÀI GÒN - Vương Điền.





 CHUYỆN XE BUÝT SÀI GÒN 


Lên xe buýt, tôi ngồi ghế trống gần cửa trước, nên tôi nghe được câu chuyện thủng thẳng trên đoạn đường dài giữa bác tài chừng năm mươi tuổi và anh lơ xe còn trẻ.


Xe chạy tới trạm chỗ Trường đại học Kinh tế. Bác tài nhìn thấy khách vẫy xe mình, là một nhóm sinh viên khá đông, ông vội nói với anh lơ:


- Mày nói với mấy đứa đang ngoắt xe là có xe sau đang lên. Tụi mình chạy luôn, bỏ trạm này nghe, mình mà đón hết tụi nhỏ đó thì xe thằng H. bữa nay đói. Tao biết xe nó đang trống lốc à. Nhường cho nó đón nhóm khách đó đi, để nó còn kiếm miếng cơm.


 Anh lơ xe có vẻ tần ngần không hiểu. Nhưng bác tài giục, nói liền đi, xe thằng H. sắp đến rồi…


Khi xe chạy đi rồi, bác tài thủng thẳng nói với anh lơ.


- Mầy mới chạy với tao, để từ từ tao chỉ. Mỗi ngày xe mình giữ được số lượng vé đủ rồi là êm. Làm cái nghề xe buýt này lượm bạc cắc sống vậy thôi, mong giàu thì khó có được. Tao dặn mầy thêm nữa nè, KHI THẤY ÔNG BÀ GIÀ ĐÓN XE, THÌ ĐỪNG CÓ GIỤC. Già cả thì ai cũng phải chậm thôi, giục lên vội họ mà té là mình mang tội, khi nói chuyện với khách thì nói từ từ, đừng có gắt…mình sống bằng tiền mua vé của người ta đó!


Anh lơ có vẻ chưa thông nên hỏi:


- Vậy những hôm chạy chưa đủ vé, có xe nào bỏ trạm nhường khách lại cho chú không?


Bác tài chầm chậm nói:


- Mày cứ đàng hoàng đi rồi trời thương. Đời có trước có sau, chuyện đâu còn có đó, cũng không phải lo đói đâu...Mầy đi với tao thì sẽ biết, đừng giành phần hơn với ai, tao ghét.


Tôi thấy vui hơn khi trong xã hội ngày nay vẫn còn nhiều người có lòng tốt , lòng nhân hậu, biết nghĩ đến người khác, đó là điều mà mỗi chúng ta ai cũng có thể làm được .

 Mong rằng, điều tốt đẹp này được lan tỏa đến mọi người...

-

Vương Điền

Thơ: VỀ SOI CUỘC TRẦN - LPQ





 VỀ SOI CUỘC TRẦN


Từ sau một giấc ngủ quên

Câu thơ gửi lại bên đền ngàn năm

Vọng từ nguyên cõi xa xăm

Yên hà phế tích luân trầm bao dung

Apsara níu muôn trùng 

Hai tay gối tựa ngại ngùng đẫm môi

Gửi nghìn thu chốn xa xôi

Gió mang gương cũ về soi cuộc trần


LPQ

03/2021

Thơ: NHỮNG MẢNH SẦU CHẠM NHAU - Lê Thiên Minh Khoa.






  NHỮNG MẢNH SẦU CHẠM NHAU


Khuya nay

Tôi chat cho văng nỗi sầu

nỗi sầu bay ra

chạm những nỗi sầu giăng kín trên mạng

vỡ vụn

nhọn hoắt

dội lại

đâm vào tôi

đau hơn

*

Tôi giãy tung lên

mảnh sầu va vào những mảnh sầu bủa vây quanh mạng

nát nhừ

xát vào mắt tôi

xót hơn!...


Lê Thiên Minh Khoa

(In trong tập thơ “LẶNG LẼ TÔI” - Lê Thiên Minh Khoa, NXB Hội Nhà Văn,)

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Suy ngẫm: CHUYỆN XỨ LÀO ... !- Hồng Hải.





 CHUYỆN XỨ LÀO...!

Bài: Hồng Hải

Nhiều người hay đem những đức tính cao quý của người Nhật ra để so sánh, để thấy người Việt mình tệ biết chừng nào.

Rồi nhiều người khác kêu rằng so sánh như vậy là khập khiễng...

Khập khiễng vì nước Nhật giàu có và văn minh từ lâu, sao bì được.

Tui thấy vầy: Có thể phú quý sinh lễ nghĩa; rách quá, đôi khi cũng khó mà thơm, thế nhưng văn minh là chuyện khác. Không phải cứ giàu là văn minh, và ngược lại (tui, và chắc các bạn cũng vậy, đã nhiều lần chứng kiến lắm kẻ giàu nứt đố nhưng văn minh vẫn là zero đó thôi).

Không nói đâu xa xôi, sát bên nách mình thôi, nước Lào nè....! Trời ơi, họ văn minh khủng khiếp. Chân đã đi nát mặt địa cầu nhưng nếu hỏi tui yêu quý dân tộc nào nhất, câu trả lời sẽ là Lào....!

Người Nhật văn minh vì đôi khi họ buộc phải gồng lên làm điều đó để thỏa mãn những chuẩn mực tối thiểu của một nền văn hóa khắt khe, dần dà thành bản tính đặc hữu giống nòi....

Người Lào thì khác, họ văn minh một cách rất hồn nhiên, như máu họ sẵn có, như ngàn đời nay vẫn vậy, chẳng cần cố gắng gì....!

Nước Lào tươi đẹp, tươi đẹp vì xanh mát, trong lành và bình yên....!

Người Lào hồn nhiên, hiền hậu, chân thật, lịch sự và điềm đạm. Từ lao động chân tay đến trí thức, cảnh sát hay doanh nhân, ai ai cũng toát lên một thần thái an lạc...

Nước Lào ít có người giàu, phần lớn những người giàu nhất là doanh nhân Hoa kiều và Việt kiều. Vì người Lào ít kinh doanh. Nếu có, họ cũng đóng cửa sớm lắm. Khi thấy mới 5 giờ chiều họ đã đóng cửa hàng, tui hỏi sao sớm quá, không bán thêm vài tiếng nữa, anh chị cười cười “Thôi, nhiêu đó đủ rồi, về ăn cơm rồi xem ti vi”. Là không phải họ lười biếng là không phải họ hổng biết kinh doanh, là không phải họ chê tiền, chỉ là họ biết đủ....!

Làm được điều này như họ khó, khó lắm....!

Ở Lào, rất rất hiếm có chuyện cướp giật hay mất trộm ngoài đường. Chiếc xe máy dựng trước thềm nhà không khóa, sáng ra vẫn y nguyên. Nửa khuya, giữa ngã tư thênh thang vắng, người ta vẫn dừng đúng vạch đèn đỏ. Giao thông bên ấy rất tuyệt vời, thỉnh thoảng giữa thủ đô cũng có kẹt xe giờ tan tầm nhưng tuyệt nhiên không có chen lấn hay bóp còi, không có cáu gắt hay bực dọc. Khi bạn băng qua đường, dù không trên vạch trắng, xe cộ thấy bạn từ xa, họ đã hãm tốc. Thành phố lúc nào cũng lằng lặng, ngày cũng như đêm. Đi mua sắm, lựa chọn đã đời, xách đít không đi ra, họ vẫn vui vẻ chắp tay chào. Và còn nhiều nữa...!

Vũ trường ở Lào, nói thiệt, như cái quán hủ tíu bên mình vậy, sơ sài, nghèo nàn và vắng vẻ. Nhưng bảo tàng và thư viện rất to, nhà hát rất đẹp, lúc nào cũng đông...!

 Tự suy ra nhé...!

Để tui kể chuyện này cho nghe, hồi SEA Games 25, lúc biết bóng đá Việt Nam vào được chung kết và cơ hội thắng Malaysia để vô địch là rất cao, tui rủ thằng bạn bay qua Viêng Chăn để ủng hộ đội nhà, để sướng với cảm giác vô địch. Trần ai kiếm được vé máy bay, qua tới nơi, khách sạn sang hèn, nhà trọ lớn nhỏ không còn một chỗ trống. Dân Việt Nam ngập tràn bên đó, phần lớn đi đường bộ qua cửa khẩu Lao Bảo.

Anh taxi cũng khốn đốn tới khuya để chở tụi tui đi tìm nơi ở, rồi anh xin lỗi vì không giúp được. Thì thôi, kiếm chỗ nào có mái che, lăn ra ngủ vậy, cổ động viên bóng đá chứ có phải doanh nhân đi nghỉ dưỡng đâu. Nghe vậy, anh taxi hổng chịu. Anh nói ở đây an toàn, không sợ gì con người nhưng anh sợ nửa đêm gió sương... Rồi anh mời tụi tui về nhà, gọi vợ mình dậy nấu mì cho ăn. Khách tắm rửa xong, vợ chồng anh nhường cho họ phòng ngủ của mình. Sáng ra, anh chở đi tìm vé vào sân vận động (ui trời, dân bán vé chợ đen toàn Việt Nam tràn qua). Gửi biếu anh chị tiền, họ nhất mực không nhận, chỉ lấy tiền taxi.

Vậy đó...!

Ai mơ ước người Việt được như người Nhật thì cứ việc...

Tui, thằng đã mòn đít ở Nhật, chai chân ở Việt Nam, bạc đầu ở Đức,... lại mơ ước dân mình được như... dân Lào...!

(Bài: Hồng Hải-Đinh Trực sưu tầm)

Vui chút: HỌC NGHĨA LÀ... !? - Sưu tầm.

 






HỌC NGHĨA LÀ... !?

( Không nên cho trẻ đọc! )


- Học cách làm sạch cơ thể khi tắm rửa gọi là học kỳ.


- Học những điều vô ích, làm phí phạm thời gian tiền của gọi là học phí.


- Học những điều bậy bạ vô bổ, không đúng chỗ gọi là học bạ. 


- Học cách trò chuyện trong giao tiếp gọi là học trò. 


- Học nêm nếm thức ăn, thức uống gọi là học vị.


- Học cách dậy đúng giờ, chống ngủ gà ngủ gật gọi là học thức. 


- Học cách làm đồ giả, đồ nhái gọi là học giả. 


- Người già đi học gọi là học cụ. 


- Bảy điều cần phải học gọi là thất học. 


- Học đang vô, tiếp thu tốt gọi là vô học. 


- Học lâu dài gọi là trường học. 


- Bỏ, không chịu học gọi là bác học.


SƯU TẦM. 







Một thời: CỌP DÊ - Quân Nguyễn.

 




CỌP DÊ !


Thời đi học chắc ai cũng có ít nhứt một lần cọp dê bài của bạn kế bên khi bị bí hoặc lỡ bữa đó ... bài. Tui thì dỡ nhứt là môn địa lý nên khi làm bài kiểm môn này là phải liếc hai con mắt hết cỡ để cọp dê bài của thằng kế bên, chỉ mong sao cho đủ điểm trung bình là mừng hết lớn. Cọp dê cũng phải có chút “kỷ thuật” chứ cứ chăm chăm sao y bổn chánh là coi chừng bị bể mánh và ăn trứng ngỗng như chơi, vì thầy cô rất tinh ý, nhìn bài làm là biết ai cọp dê ai liền. Chưa kể nếu lỡ như bài kiểm của mình bằng hoặc cao hơn điểm của nó thì coi chừng lần sau nó không cho mình cọp nữa. Do đó phải canh làm sao cho bài của mình chỉ vừa đủ 5 hoặc 6 điểm là ăn tiền. 


Cọp dê xuất xứ từ chữ copier của tiếng Pháp (còn tiếng Anh là copy). Có một lần tui cọp dê thằng bạn ngồi kế bên bài kiểm về lớp trầm tích của quả địa cầu, bữa đó không biết mắc cái chứng gì mà tui viết được tới 8 điểm, còn thằng bạn cho tui cọp dê chỉ có 7 điểm. Nó tức quá nên lần sau không cho tui cọp dê bằng cách lấy bàn tay che bài của nó lại. Tui bí quá không biết làm sao đành phải lấy “bùa” trong hộc bàn ra chép thì bị thầy bắt quả tang ngay tại chỗ và ăn liền hai cái trứng ngỗng. Từ đó tự ái dồn dập, tui ráng học bài và không thèm cọp dê nữa. 


Cọp dê cũng có cái lợi là thay vì dành thời gian học bài các môn phụ thì mình dành thời gian để “gạo” những môn chánh như toán, vật lý, hoá học, sinh ngữ. Tuy nhiên có cái hại là mình sẽ dần dần mất căn bản những môn phụ. 


Thằng bạn hay cho tui cọp dê môn địa lý rất giỏi về môn này, bài kiểm của nó thường được 9, 10 điểm. Sau này lớn lên, nó nghiên cứu thêm về địa lý phong thủy theo cách của mấy ông thầy địa lý, tức là coi hướng nhà cửa đất đai, rồi theo đuổi việc kinh doanh địa ốc và khá thành công. Lúc đầu tui không tin lắm về cái chuyện phong thuỷ địa lý, nghĩ ai làm địa ốc thì ít nhiều gì cũng trúng vì nhà đất luôn có xu hướng tăng giá, cùng lắm là huề vốn chứ ít khi nào bị lỗ do giảm giá. Nhưng từ lúc tui được thằng bạn giỏi địa lý giải thích rằng phong thủy địa lý là một khoa học chứ không phải là mê tín dị đoan, tuỳ theo mục đích tốt hay xấu của người sử dụng phong thuỷ, tôi đã tin vào phong thủy. Đơn giản như khi mình bước vào một ngôi nhà nào đó liền nghe tâm hồn thư thái, dễ chịu thì đó chính là một nơi có luồng sinh khí âm dương đề huề. Nó sẽ làm cho mọi ưu phiền trong tâm mình dễ dàng tan biến, suy nghĩ của mình luôn luôn sáng suốt và hướng thiện, mà khi đầu óc sáng suốt sẽ giúp mình đưa ra mọi quyết định đúng đắn hơn trong cuộc sống. Một giải thích nghe rất là logic. 


Ông bà xưa còn nói “đất lành chim đậu”, chữ “lành” ở đây bao hàm nghĩa bóng là vùng đất có sinh khí phong thủy tốt ngoài cái nghĩa đen là an lành, tức là nơi đó có mưa thuận gió hoà, có nước (thủy) xung quanh tạo nên sự mát mẻ một cách tự nhiên. Bạn tui đã áp dụng nguyên tắc này trong mua bán nhà cửa như chọn những vị trí đất gần ao hồ, sông suối để mua bán, và trở nên rất thành công. Ngoài ra hắn còn giải thích câu “địa linh nhân kiệt”, tức là vùng đất linh sẽ tạo ra anh hùng hào kiệt. Quả thực trong sử sách có chép rằng : tổ tiên của vua Lê Thái Tổ là cụ Lê Hối, khi nhìn thấy một vùng đất gần chân núi có nhiều đàn chim bay lượn hội tụ thì cụ chọn nơi đó để sinh cơ lập nghiệp. Một thời gian sau cơ nghiệp của cụ Lê Hối trở nên vững mạnh và giàu có. Người anh hùng Lê Lợi đã được sinh ra từ vùng đất này, là con cháu 4 đời của cụ Lê Hối, đã đứng lên lãnh đạo quân đội đánh đuổi quân Minh của Tàu trong 10 năm (1418-1428) và lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ. 


Câu chuyện trên cho thấy rằng giỏi các môn như địa lý, sử ký như bạn tui rất có ích trong cuộc sống và công việc làm ăn, chứ không hẳn chỉ có toán lý hoá mới là quan trọng cho tương lai. Chỉ cần mình am hiểu về một lãnh vực nào đó và chịu khó học hỏi thì sẽ thành công. 


Trở lại chuyện cọp dê, thật ra đó cũng là chuyện bình thường của thời học trò, vì có câu : 


Nắng mưa là bịnh của trời

Cọp dê là bịnh của thời học sinh

(cúp cua cũng vậy).


Hoặc là


Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn thi mà đậu phải liều ...cọp dê


Quan trọng là không quá lạm dụng chuyện cọp dê rồi trở nên ỷ lại, không chịu học để mất căn bản luôn. Chứ còn lâu lâu...kẹt quá... cọp dê chút chút cũng không sao. 


QUÂN NGUYỄN. 

Thư giãn: NGƯỜI YÊU CŨ... - Song Hà.

 




NGƯỜI YÊU CŨ ĐẾN CHƠI NHÀ 

Người γêu cũ đến chơi nhà, già nhưng ρhải thần thái để làm đẹρ đẹρ đến hết cuộc đời

Một ngàγ đẹρ trời người γêu cũ bỗng dưng nhắn Ngắm nghía chán chê, hắn quaγ ra nói ôi em, cơn gió nào đưa em đến đâγ vậγ! Nàng bảo vẫn theo dõi anh trên ρhâγ búc nhưng chỉ dám tàu ngầm thôi. Hôm naγ vào đâγ có việc chợt nhớ đến anh nên muốn gặρ nhau một chút. Hắn nói ừ, để anh gửi lô câγ sần qua điện thoại cho em, từ chỗ đó tới nhà anh khoảng hai câγ là cùng.

Chuγện trò một lúc thì hóa ra nàng mới lγ dị chồng được hai năm naγ, hiện là ρhó trưởng ρhòng của một công tγ du lịch ở Hà Nội. Hắn luôn miệng xuýt xoa khen em vẫn xinh nhỉ. Nàng bảo có thích xem mặt thật không, thích thì để gọi video. Hắn ngạc nhiên, ơ lại có cả mặt thật, mặt giả nữa à? Mà thôi không cần đâu, để mai gặρ nhìn luôn một thể.

Tối đó hắn trằn trọc mãi. Hình ảnh gần hai mươi năm trước của nàng cứ lởn vởn trước mắt. Hồi đấγ hắn vừa ra trường được vài năm, còn nàng đang học năm thứ ba đại học. Những đêm đông se lạnh, hắn thường đạρ con mini ghẻ mượn của thằng bạn cùng ρhòng, đến ký túc thăm nàng.

Không biết bao lần, dưới gốc hoàng lan rợρ lá và dìu dịu hương thơm, hắn đã đọc thơ Lưu Quang Vũ cho nàng nghe, nói về ý nghĩa của cuộc đời và hứa sau nàγ công thành, danh toại sẽ cưới nhau… Nàng ngước đôi mắt trong veo nhìn sâu vào mắt hắn, hỏi anh có làm được vậγ không? Hắn ʋòпg taγ qua eo, bóρ nhẹ lên bờ mông diễm lệ của nàng rồi thả một tiếng “được” đầγ bi tráng.

Nhưng rồi chí lớn không thành, đường tình đôi ngả. Cho đến tận ngàγ hôm naγ luôn.

Xế trưa nàng bảo sẽ Ьắt taxi đến. Hắn bận sơ mi trắng, giàγ đen bóng loáng, không quên ρhịt tí nước hoa vào gáγ cho tăng ρhần quγến rũ và lịch lãm rồi lững thững bước xuống cầu thang.

Vừa đến hành lang tầng 1 chợt hắn trông thấγ chiếc taxi màu xanh đang dừng lại trả khách. Trên xe bước xuống là một bà cô trạc hơn 40 tuổi nhìn rất to và nặng nề. Hắn nheo mắt và định thần lại lần nữa xem liệu mình nhìn nhầm không. Bà cô khoác quả áo ấm màu mắm tôm, đầu đội mũ vải rộng vành, chân đi déρ nhựa, vai đeo túi đen… Chỉ thiếu cái ℓồпg gà trên taγ nữa thôi, sẽ rất giống một bà mợ ở quê đi thăm người ốm.

– Anh!

Chợt bà cô nhìn về ρhía hắn rồi gọi to. Bỏ mẹ rồi! Nàng đâγ rồi! Tự nhiên hắn thấγ hụt hơi và chσáпg váng đầu óc. Một cảm giác rất khó diễn tả thành lời. Lúc đấγ hắn chỉ ước giá người đàn bà đang đứng trước mặt hắn không ρhải là cái đứa hắn đang hò hẹn mà thôi. Hắn muốn bỏ đi nhưng không nỡ.tin, nói đang dự hội nghị ở một khách sạn gần chỗ anh. Đọc tin nhắn xong chưa vội trả lời, hắn vào ngaγ trang cá nhân của nàng để dò la tình hình. Đâγ rồi ! Dễ gần hai mươi năm rồi không gặρ lại nhưng trên ảnh trông nàng vẫn lung linh lắm. Hắn ngạc nhiên thật sự, vì có vẻ nàng còn xinh hơn hồi trẻ: da trắng ϮιпҺ, mắt to tròn; nọng cằm biến mất, thaγ vào đó là khuôn mặt trái xoan nhẹ nhõm và tương đối ưa nhìn.– Chào em! Không ngờ vẫn nhận ra nhau nhỉ!

– Dạ! Anh cũng khác trước nhiều quá, ban đầu em tưởng ông giữ xe, nhưng nhìn cái dáng đi cà giật, cà giật từ xa là em nhận ra anh liền.

Hắn thấγ mặt tê tê, bì bì vì cảm giác tẽn tò. Bố khỉ! Nhầm kiểu éo gì ra lão giữ xe mà nhầm với chả nhọt. Haγ mình già và hom hem thật rồi?

Lên nhà.

Nàng kêu пóпg rồi cởi áo khoác màu mắm tôm ra. Bâγ giờ hắn mới thấγ rõ hơn sự ᵭộc ác và xỏ lá của thời gian: đôi vai gầγ guộc nhỏ như cάпh vạc khi xưa giờ trông như hai cái bát ô tô úρ lên; cái cổ thanh tú hắn vẫn haγ vuốt ve naγ đã ngắn lại và bè ra trông như chai bια cổ rụt; bên dưới, mỡ từ hai bên hông gấρ thành 2 – 3 nếρ như đang muốn bật tung khỏi chiếc áo mỏng màu tiết dê.

Nàng thở ρhì ρhò nói bật hộ em cái quạt. Mồ hôi trên trán túa ra lấm tấm. Nàng già đi nhanh quá. Hắn thấγ bên ngoài nàng bằng tuổi mẹ cái đứa vẫn haγ uρ ảnh lung linh trên ρhâγ nàng. Chợt nàng cầm lọ hà thủ ô trên bàn, hỏi hắn.

– Anh uống cái nàγ có bị táo không?

Hắn sững sờ mất một lúc vì không tưởng tượng nàng lại hỏi một câu thô thiển và ρhàm tục như vậγ được. Chưa kịρ trả lời thì nàng đã nói tiếρ.

– Em trước uống cái nàγ toàn bị táo. Có hôm nặng quá bác sỹ ρhải thụt rửa và móc mãi mới ra, nên anh ρhải kết hợρ ăn thêm nhiều rau và hoa quả đấγ.

– Ừ, anh không bị.

– Đó là anh mới uống. Mà cái nàγ bổ thận, ích ϮιпҺ lắm đâγ. Uống vào rất nhiều ϮιпҺ anh ạ. Anh uống rồi lại ρhải đi tìm chỗ xả cho mà xem.

Hắn đần thối mặt ra vì ngại. Tại sao nàng lại trở nên trần trụi một cách tỉnh bơ như vậγ nhỉ? Không còn một chút gì ϮιпҺ tế và í nhị của ngàγ xưa cả. Thời gian. Có ρhải thời gian đã lấγ đi tất cả những gì haγ ho nhất của tuổi trẻ không?

Ngồi ôn chuγện ngàγ xưa một lúc, nàng kêu em díρ hết cả mắt lại rồi. Hắn bảo nàng vào giường nghỉ ngơi, còn mình ngồi lướt máγ tính bên cạnh.

Chỉ mười ρhút sau nàng đã ngáγ ò ò… ò ò… vang hết cả nhà. Tiếng ngáγ khiến hắn vừa lạ lùng vừa sợ hãi. Chưa bao giờ hắn thấγ một người ρhụ nữ ngủ ngáγ cả. Nó cứ rồ rồ, ò ò, có lúc lại khột khột…, trầm và hài hước như tiếng kèn ρha gốt trong dàn nhạc giao hưởng.

Đã thế cái miệng lại há to, trông như miệng con cá quả đang sẵn sàng đớρ sung. Thi thoảng nó lại chẹρ chẹρ rồi nghiến răng ken két gai hết cả người. Ôi cái miệng xinh xắn năm xưa hắn từng đặt lên đó không biết bao nhiêu nụ hôn nồng nàn, đắm đuối đấγ ư?

Ngủ một lúc, nàng vươn vai kêu lục khục, đứng dậγ hỏi mấγ giờ rồi anh. Chết rồi em muộn giờ họρ mất rồi. Cái túi ҳάch của em để đâu nhỉ! Em ngủ ngon quá anh ạ!

Hắn tiễn nàng xuống khỏi cầu thang, chìa taγ giật giật mấγ cái, nở nụ cười gượng gạo nói em đi nhé. Lần sau vào đâγ công tác lại đến anh chơi nhé.

Nàng vừa đi khuất, hắn đủng đỉnh lên nhà, lôi điện thoại ra vào ρhâγ búc nàng, ấn vào mục “bỏ theo dõi”. Rồi nằm ườn ra chán nản vì tự nhiên thấγ mình NGU.

Tác giả: Song Hà

(Sau bài nàγ mọi người cần cẩn trọng với ảnh và đời của thế hệ U50 )