Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Bài hát : KỶ NIỆM TRƯỜNG XƯA - Trần Lực.


MỘT CHÚT HƯƠNG XƯA blog giới thiệu bài hát của một bạn học thời sv Sài Gòn (70-74), một người con xứ Huế. Bài hát đã được sáng tác khoảng 10 năm trước (?) nhưng đến nay mới có điều kiện xuất hiện trên Youtube.


Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Thơ : TÂN NIÊN KHÓA 8 - Hà Thu Thủy.





(Chủ nhật 16-2 những người của Ngô Quyền muôn năm cũ họp mặt Tân niên ở nhà hàng Miệt
Vườn)

TÂN NIÊN KHÓA 8

Vì Coronavirus
Nên Tân niên khóa 8
Chỉ còn mười tám người
Có bồi hồi một chút
Nhưng nụ cười vẫn tươi
Có bâng khuâng một ít
Gặp nhau vẫn vui mừng.

HÀ THU THỦY.

Chuyện rất ngắn: NGẪM & THẤM - Sưu tầm.


Cuộc sống : NGHỀ NAIL NƠI XỨ NGƯỜI - Sưu tầm.


Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách

NGHỀ NAIL NƠI XỨ NGƯỜI. 

Nghề nail đem lại thu nhập ổn định, chắp cánh cho nhiều người đến gần hơn với giấc mơ Mỹ nhưng song hành với đó cũng là nguy cơ ung thư và nhiều hiểm họa sức khỏe khác.

Kể từ khi Mai bắt đầu làm việc tại tiệm nail của mẹ tôi 5 năm trước, tôi luôn bắt gặp hình ảnh cô ngồi khom lưng chăm chút cho một bàn chân nào đó. Khi tôi đến tiệm vào buổi sáng, cô đắp chiếc 2 chiếc khăn nóng quanh chân một nam khách hàng. Cô xoay sở để cân bằng cơ thể mình một cách hoàn hảo trên chiếc ghế nhỏ xíu, đùi hơi gập quanh chân ghế spa. Khi đến phần massage, cô dồn lực, xoa bóp bắp chân theo những đường tròn nhỏ. Cô nổi tiếng là người massage giỏi nhất ở đây.
Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 1.
Cô Mai làm "thợ nước" trong một tiệm nail ở Snellville, bang Georgia, Mỹ.

Mai đánh son màu hồng, áo sơ mi của cô mới ủi. Đến cuối ngày, quần áo của cô có thể sẽ bị vấy sơn móng tay, dầu dưỡng móng tay, kem tẩy da chết chiết xuất lô hội hoặc hỗn hợp của những thứ đó.
Mai là một "thợ nước". Điều đó có nghĩa là cô ấy chỉ có thể làm móng tay và móng chân, không cần thêm kỹ năng làm móng tay giả. Vì vậy, Mai không có bàn làm việc riêng. Khi hoàn thành một công việc, cô thư giãn trên ghế spa, đi tới phòng phía sau để ăn, hoặc lướt điện thoại ở phòng chờ phía trước.
Ngồi cách Mai vài ghế spa là Phụng. Phụng có thể làm móng bột acrylics, vì vậy cô được gọi là "thợ bột". Phụng được khách hàng biết đến với cái tên Ivy, cô đang ngồi trên ghế đẩu, sửa lại móng cũ cho khách.
Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 2.
Phụng được khách hàng biết đến với tên Ivy, là một trong những thợ nail lành nghề nhất tiệm.
Cuối tuần, tôi thường đến cửa hàng giúp mẹ quét dọn, và thường thấy một đống bụi màu hồng, điểm xuyết những mẩu móng tay ở chân bàn của Phụng. Nhìn thấy tôi đến hôm nay, cô gật đầu chào rồi tiếp tục công việc với bộ móng. Chiếc áo ba lỗ màu hồng đào để lộ làn da mượt mà của cô, mái tóc cô được sấy vào nếp hoàn hảo.
Phụng làm việc thuần thục như thể nó đã trở thành một loại phản xạ có điều kiện. Là một trong những nhân viên lành nghề nhất tiệm, cô hầu như đã bỏ lại các thợ nước phía sau. Biết đắp bột là một lợi thế, nhưng cũng là một mối độc hại.
Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 3.
Ảnh minh họa.
Phụng đeo một chiếc khẩu trang lớn màu trắng và lót 6 lớp khăn giấy bên trong để không bị ung thư. Dù ngồi ghế nhưng lưng cô vẫn đau vì phải khom xuống cả ngày. Cô cũng không được từ chối bất cứ yêu cầu của khách. "Khách hàng luôn nghĩ vì họ đang trả tiền nên họ có thể có mọi thứ họ muốn", Phụng nói.
Sự bùng nổ của các thợ làm móng người Việt tại Georgia là kết quả của sự va chạm giữa hai phong trào. Phong trào đầu tiên bắt đầu ở California vào những năm 1970, khi những người tị nạn tìm đến California. Tippi Hedren - một diễn viên Hollywood, muốn giúp đỡ phụ nữ tại một trại tị nạn gần Sacramento nên đã thuê thợ làm móng riêng của mình tới dạy 20 phụ nữ cách làm móng. Lớp học đầu tiên đó tiếp tục dạy nghề cho nhiều sinh viên, đỉnh cao là một thế hệ hiện đang nắm thế độc tôn trong ngành nail.
Phong trào thứ hai là cuộc di cư hàng loạt của người Việt Nam đến Atlanta – nơi có thời tiết dễ chịu, trong đó có Phụng. Cô đến Boston lần đầu vào tháng 11 năm 2005. Sau một tháng mùa đông sống ở Boston, cô chuyển đến Arizona nhưng nơi này lại quá nóng. "Tôi không muốn các con tôi phải khổ thêm nữa", Phụng nói.
Suốt một năm sau đó, cô và chồng mỗi tối đều xem kênh dự báo thời tiết, lọc ra những thành phố có khí hậu tốt nhất. Chồng cô chọn Atlanta – nơi nhiều nắng và khí hậu ôn hòa, không có các hình thái thời tiết bất ổn, lại có rất nhiều người Việt sống ở đó. Họ chuyển tới Atlanta vào năm 2007. Năm 2009, Phụng mở một tiệm làm nail của riêng mình.
Năm 2013, chồng Phụng qua đời vì đau tim. 10 tháng sau, cô bán cửa tiệm của mình và bắt đầu làm việc cho mẹ tôi.
Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 4.
Các thợ nail chăm sóc khách hàng.

Giờ đây, các tiệm làm móng đã trở thành hình thức kinh doanh chủ lực ở vùng ngoại ô miền nam nước Mỹ. Mọi trung tâm mua sắm đều có tiệm nail, nào là Diamond Nails (Móng kim cương), Classy Nails (Móng đẳng cấp), Fancy Nails (Móng độc lạ) hay Luxury Nails (Móng sang trọng). Thậm chí trong vài siêu thị Walmarts cũng có tiệm nail, tuy nhiên những địa điểm như vậy thường ít doanh thu hơn do khách hàng cho ít tiền tip hơn.
Bên cạnh việc mở các tiệm làm móng, người Mỹ gốc Việt cũng cho ra mắt dây chuyền sản xuất của riêng mình, chủ yếu là ở Atlanta. Người Việt từ Tennessee, Alabama, South Carolina và Florida sẽ lái xe đến đó để lấy acetone, cotton và sơn móng tay.
Những người thợ nail làm không phải vì đam mê, mà để kiếm sống thì đúng hơn. Với Mai, cô không có lựa chọn nào khác. Mẹ Mai bỏ đi ngay sau khi sinh con và bỏ cô lại trên giường bệnh viện. Các y tá lặng lẽ chuyển cô đến một trại trẻ mồ côi địa phương, nơi hàng trăm đứa trẻ cũng bị bỏ rơi như Mai. Mai không được đến trường. Cô học đọc và viết tại một ngôi chùa ở địa phương. Không được nhận nền giáo dục cơ bản, cô dường như lúc nào cũng phải vật lộn để sinh tồn - và điều đầu tiên cô làm là chạy trốn.
Khi Mai 16 tuổi, cha nuôi của cô muốn gả cô cho một người đàn ông cô chưa từng gặp. Mai trốn khỏi trang trại của họ và trở về Biên Hòa, thành phố nơi cô sinh ra. Hai năm tiếp theo, cô làm việc trong một chợ cá. Mỗi buổi sáng, cô cạo vảy cá, cắt khúc rồi bán cá ở khu chợ mở cửa vào lúc bình minh. Chiều và tối, cô nhặt vỏ lon, túi nilon và chai nhựa để bán lấy tiền. Đêm đến, cô mắc võng ngủ ngay tại sạp hàng cá của mình.
Vị cứu tinh đầu tiên của Mai chính là chồng cô. Chú ấy lái xe ba gác đi làm và tạt ngang qua hàng cá của cô vào một buổi sáng nọ. "Chắc chú ấy phải dễ thương lắm", tôi nói. Mai cười. Cô nói với tôi rằng bạn bè cô đã thuyết phục cô kết hôn với người đàn ông đó vì người đó có một ngôi nhà. "Họ nói cô cũng sẽ có nhà nếu hai cô chú thích nhau. Như thế sẽ an toàn hơn là ngủ màn trời chiếu đất", Mai kể lại.
Ân nhân thứ hai của Mai cũng gặp cô trên đường phố. Người đàn ông này cô gọi là Ông 8, hay Chú 8, bắt gặp cô đi cùng chồng trên chiếc ba gác. Ông nhận ra cô là con lai và cảm nhận được cuộc sống của cô khó khăn nhường nào. Ông muốn giúp cô tới Mỹ, nơi cô có thể tìm cho mình một cuộc sống tốt hơn. Ông giúp Mai làm giấy khai sinh và giấy đăng ký kết hôn, rồi cho vợ chồng cô vay 1.000 USD để trang trải chi phí đi lại ở Sài Gòn.
Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 5.
Trong tiệm có vô số loại sơn móng tay.

Khi mới đến Mỹ, cô sống ở Clarkston, một khu phố của Atlanta. Hàng xóm của Mai giới thiệu cô tới làm tại Tomopack, một nhà máy chế biến và cung cấp thực phẩm cho quân đội. Trong vòng vài tuần, Mai và chồng đã làm việc toàn thời gian. Cô đếm đồ ăn còn chồng cô xếp chúng lên các tấm kê hàng.
"Cô không bao giờ nhận dù chỉ một đồng phúc lợi", Mai nói đầy kiêu hãnh và tự tin. Sau 10 năm gắn bó với Tomopack, hai vợ chồng Mai đều bị thôi việc. Một người bạn của Mai đang làm việc tại salon của cha tôi, bảo cô gọi cho mẹ tôi. Mai không có kinh nghiệm làm móng, nhưng mẹ tôi vẫn nhận cô.
Thỉnh thoảng, Mai giúp mẹ tôi quét dọn và lau sàn sau giờ làm việc, mẹ tôi thường đưa thêm cho cô 5 hoặc 10USD. Số tiền đó không nhiều, nhưng chắc chắn vẫn hơn mức lương 3,75 USD/giờ tại Tomopack.
Ngay từ khi mới đi làm, Mai đã gửi tiền về Việt Nam cho gia đình chồng. Tuy cuộc sống ở Mỹ của cô còn nghèo khó, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với ngôi nhà tranh của họ ở Việt Nam, ngôi nhà không có tường, chỉ có cột gỗ ở 4 góc. Tiền Mai gửi về được dùng để mua thực phẩm, thuốc thang và lo việc hiếu hỷ.
Câu chuyện của 2 phụ nữ gốc Việt làm nghề nail ở Mỹ: Tiền kiếm dễ nhưng nước mắt chảy ngược vào trong, đánh đổi sức khỏe để mưu sinh trên đất khách - Ảnh 6.
Mai và Phụng vui vẻ nói chuyện với nhau.

Sau nhiều năm sống ở Mỹ, Phụng cũng đủ khả năng đưa bố mẹ và một số anh chị em của mình qua đây, mặc dù một nửa trong số họ vẫn ở Việt Nam.
Nhớ lại những khó khăn từng trải qua, Phụng nói: "Đôi khi cô cảm thấy muốn khóc, nhưng cô không khóc vì cô muốn các con nhìn thấy mẹ chúng cười. Cô sống vì chúng nó mà".
Mai nói với tôi rằng cô ấy rất hạnh phúc. "Ông trời đã cho cô một công việc, và cuộc sống thật yên bình".
"Cô có bao giờ nghĩ tới việc chuyển đi chỗ khác không?", tôi hỏi. "Không, cô sống ở Stone Mountain 16 năm rồi. Cô quen ở đây rồi".
Mai ngồi, tay vòng qua lưng ghế, hai chân bắt chéo. Son môi của cô hơi phai đi sau khi chăm sóc chân cho 2 khách hàng, nhưng lưng cô vẫn ưỡn thẳng. Đôi mắt Mai có ánh nhìn xa xăm giống Phụng, nhưng khi cô nhắm mắt lại với khuôn miệng mỉm cười, trông cô thực sự rất ung dung tự tại.
* Bài viết của My Ngoc To - con gái một chủ tiệm nail gốc Việt tại Snellville (bang Georgia, Mỹ) đăng trên The Guardians.

Chuyện phương xa: KHU TƯỞNG NIỆM... - St trên mạng.





KHU TƯỞNG NIỆM BỐN TỔNG THỐNG MỸ TRÊN NÚI RUSHMORE
     
Khu tưởng niệm Quốc gia nằm trên núi Rushmore, nơi mà bức tượng bốn vị tổng thống kiệt xuất của Hoa Kỳ được tạc vào vách núi : George Washington - tổng thống thứ nhất (1732-1799), Thomas Jefferson - tổng thống thứ 3 (1743-1826), Abraham Lincoln - tổng thống thứ 16 (1809-1865) và Theodore Roosevelt tổng thống thứ 26 (1858-1919).
      Khu Tưởng niệm Quốc gia là một quần thể tác phẩm điêu khắc được tạc vào khối đá granite khổng lồ trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, bang South Dakota, Hoa Kỳ. Toàn thể khu tưởng niệm bao phủ trên diện tích 517km2 và cao 1.745m so với mực nước biển.
      Tượng Tổng thống tại núi Rushmore đã khắc họa chân dung bốn vị Tổng thống Hoa Kỳ: Từ trái sang phải lần lượt là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Toàn thể khu tượng đều hướng về phía Đông Nam, quần thể tượng luôn là nơi đầu tiên đón nhận những tia nắng ban mai của ngày mới.
      Mỗi khuôn mặt có chiều cao 18m, con mắt dài 3m, khoé miệng 5,5m và sống mũi dài 6m. Nếu lấy đầu tượng làm "chuẩn" và nhân theo tỷ lệ thì mỗi vị tổng thống sẽ cao khoảng 215 mét. Đây thực sự là một công trình văn hóa khổng lồ và đầy ý nghĩa mà có lẽ chỉ người Mỹ mới có thể thực hiện.

SƯU TẦM.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Thơ : TỰ TRÀO ĐẦU NĂM - H.V.H





TỰ TRÀO ĐẦU NĂM
( Canh Tý - 2020 )

Ông ơi sắp bảy mươi rồi(*)
Còn ra bến nước ông ngồi mần thơ
Thơ gì như tỉnh như mơ
Viết ra mấy chữ rồi chờ… người like 
Thẩn thờ ngóng đợi suốt ngày 
Ra vào ủ rũ mặt mày xụi lơ !
Ông ơi thôi chớ làm thơ :
"Chuyện mây chuyện nước mập mờ xa xôi 
Sao bằng chuyện giựt gân thôi 
Hình chế nhạc chế xong rồi... câu view 
Dù cho núi đổ nhà xiêu
Mấy ai nghĩ tới những điều… viễn vông !? "

H.V.H ( 18-2-2020 )
------------------
(*) Hết năm Canh Tý là 70 😄

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Ngày Valentine : MỐI TÌNH CHUNG THỦY - Phong Luu.





MỐI TÌNH CHUNG THUỶ

Ngày Lễ Tình Nhân 14-2-2018, cô Chasidy Gwaltney đã vô tình chụp được người đàn ông ngồi lặng lẽ một mình trong bữa ăn trưa, tại một nhà hàng ở thành phố bờ biển Corpus Christi, vùng Nam Texas - Hoa Kỳ.

Trong bức ảnh, người đàn ông ngồi một mình bên hai ly rượu vang trắng, hai tấm thiệp Valentine đặt trên bàn, bên ngoài tấm thiệp ghi dòng chữ “You and Me”.
Đối diện ông, là một chiếc ghế trống và chiếc bình đựng tro cốt người đàn bà của đời ông.
Và, ông ôm mặt khóc....

Khi Chasidy Gwaltney share bức ảnh này trên Facebook của mình, nó đã chạm vào trái tim thương cảm của tất cả ai thấy được tấm hình này.

Chadisy viết: “Chúng ta thường chẳng quan tâm tới bạn đời của mình. Chúng ta, thường quên một nụ hôn khi tạm biệt nhau, sao nhãng câu nói Anh yêu Em hay Em yêu Anh, hoặc bị cuốn vào những công việc dở dang đam mê khác mà quên mất rằng những điều nhỏ bé mình làm hàng ngày lại vô cùng ý nghĩa với nửa kia của mình”.

Tuổi trẻ, ta thường mải mê đuổi theo những ước mơ sao phải kiếm thật nhiều tiền để mua được hạnh phúc.
Đến tuổi già, khi may mắn đã có được nhiều tiền, thì cả tình và hạnh phúc đều đã nhạt phai.

Tấm ảnh này như một thông điệp nhắc nhở đến tất cả chúng ta rằng: - Hãy yêu thương nửa kia của đời mình khi còn có thể.❤️

Phong Luu (viết lại từ nguồn Internet)

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020





HƯƠNG THẦM MỘNG NHỎ

Liu riu em . Khóm cải ngồng
Hoe vàng mấy độ hương đồng sớm trưa.
Trật trầy nắng . Bải hoải mưa
Oằn vai gió bão chưa vừa kiếp hoa.

Có con chuồn ớt gần xa
Thả lời mướt rượt nhập nhòa đêm sương.
Biết duyên gì ? Trót lỡ thương
Giây khao khát mộng . Phút vương vấn đầy.

Sợ tình xa . Nắm bàn tay
Sợ chiều nghiêng . Tựa bờ vai lụa là.
Xin chàng chút xíu tài hoa
Ru em trầm bổng bài ca ngọt ngào.

Cám ơn cười nói hôm nào
Hương thầm mộng nhỏ . Lạc vào... chiêm bao.

THẠCH THẢO (1-2-2020)

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Sưu tầm : CHUYỆN VALENTINE - Phong Luu





CHUYỆN VALENTINE 

Tôi có cô bạn học nấu nướng rất ngon, tôi thường được thưởng thức những món ăn ngộ nghĩnh trong bếp nhà nàng.

Lúc đi chơi lần đầu, cô ấy sợ ma hay sao đó mà dắt nhỏ em của cổ theo.

Con nhóc nghịch ngợm này lựa lúc cô ấy nhìn chỗ khác, nó cấu vào mông cô một phát.

Y như rằng... chỉ đàn ông mới có tội sờ mông phụ nữ, cô ấy chu mỏ hỏi tôi có muốn ăn guốc không? Chút về cô ấy cho ăn.

Tôi lắc đầu quầy quậy, bởi tôi nghe các cô thường doạ cho nhau ăn guốc, mà ăn guốc theo các cô thì có nghĩa là đôi guốc đang ở dưới chân, bỗng lên đầu ai đó.

Mấy chục năm sau, trên bước đường xuôi ngược, một ngày đói lã tôi vào quán ăn gọi vài cái bánh mì cùng dĩa trứng chiên, patê thịt nguội.

Người hầu bàn dọn ra món bánh mì được chế biến y như đôi guốc trông thật ngộ nghĩnh lạ lùng, nhưng cái món patê thịt nguội này, hình như có điều gì quen thuộc...

Tôi ăn hết chiếc bánh mì, thì người đẹp năm xưa bất ngờ xuất hiện, nàng chu mỏ hỏi tôi:

- Hồi đó em hỏi anh ăn guốc không? Sao anh lắc đầu rồi ra đi biền biệt?

Phong Luu (ảnh từ Fb La Doan)

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Thơ : TÌNH CA BẤT DIỆT - Hà Thu Thủy.




TÌNH CA BẤT DIỆT

Valentine trùng khơi cách trở
Em vẫn rất nhớ anh
Bằng viên chocolate tưởng tượng
Ngậm giữa bờ môi
Nghe ngọt ngào tan trong miệng
Chan hòa vào bốn ngăn tim
Cho nhớ thương trải dài
Cho dấu yêu vĩnh hằng cùng năm tháng
Anh gửi tình vào Gió
Em thả yêu vào Mây
Để nhớ nhau muôn đời
Như Gió Mây ngàn triệu năm quấn quýt
Gió ngủ thì Mây ngủ
Gió lênh đênh thì Mây phiêu lãng
Xa nhau thì vẫn xa
Yêu  nhau vẫn đậm đà
Ngày Valentine đến rồi đi trong cách chia vời vợi
Anh là Gió.Em là Mây
Valentine mình cùng hát khúc

«TÌNH CA BẤT DIỆT»
hathuthuy( 13-02-2020 )

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020





TỔNG THỐNG ABRAHAM LINCOLN

Cuộc nội chiến nam bắc Mỹ 1861 - 1865 vừa kết thúc . Bắc Mỹ đã chiến thắng và chế độ nô lệ ở nam Mỹ đã được xóa bỏ . Công việc sau chiến tranh thật bề bộn , cửa văn phòng tổng thống luôn bỏ ngỏ để bất kỳ ai cũng có thể gặp tổng thống bất kỳ lúc nào .

Tổng thống Abraham Lincoln đang đứng , hai tay chống mép bàn , đầu cúi xuống tấm bản đồ trải rộng
- Báo cáo ngài tổng thống - Lincoln ngẩng lên , trước mặt ông là tổng tư lệnh quân đội

- Có việc gì - Lincoln hỏi rất từ tốn

- Thưa ngài còn hơn 500 ngàn tù binh định giải quyết ra sao ạ

- Tù binh nào - lincoln sẵng giọng

- Những lính miền nam bị ta bắt ạ - viên tổng tư lệnh lúng túng . Lincoln ngồi xuống ghế , chậm rãi

- Tôi nhắc lại , đây là những công dân của nước Mỹ thống nhất , không có tù binh , tôi đã ra lệnh cho các anh phải cấp lương thực , nông cụ cho họ về quê sản xuất rồi kia mà . Các anh làm ngay đi.

- Báo cáo , rõ ! Viên tư lệnh quay người đi ra

- À này - viên tư lệnh vừa tới cửa quay lại - nhớ là phát súng và năm cơ số đạn cho mỗi đầu người - Lincoln ra lệnh

- Cái này... - viên tư lệnh lưỡng lự...

- Họ phải có vũ khí chống thú dữ , bảo vệ mùa màng chứ

- Rõ - viên tư lệnh đưa tay lên vành mũ rồi quay ra.
Lincoln đã có mấy động thái quan trọng

1 - Trợ cấp tử sỹ tính theo đầu người đã hy sinh cho cả hai bên

2 - Xây một tượng đài hoành tráng với dòng chữ "Đời đời nhớ ơn những người đã ngã xuống cho sự thống nhất nước Mỹ"

3 - Các nghĩa trang của hai bên tự xây dựng và tự chăm sóc , được chính phủ quan tâm như nhau . Sau này tại thủ đô Washington chính phủ Mỹ đã xây dựng nghĩa trang Arlington để tập kết các tử sỹ của cả hai bên nam bắc Mỹ , từ chiến sỹ đến các vị tướng .

Sau khi tổng thống Abraham Lincoln qua đời thì ý tưởng của ông đã được các đời tổng thống sau này thực hiện triệt để.

Tôi cứ hình dung , sau những động thái của tổng thống Lincoln thì các bà mẹ của hai miền sẽ ôm chầm lấy nhau mà khóc và họ không nghĩ rằng đã có một cuộc chiến tranh . Nước Mỹ phát triển nhanh là phải .

Ông là một tổng thống vĩ đại , có tư tưởng vĩ đại , ông đã khuyến khích người dân Mỹ góp ý cho chính phủ với câu nói nổi tiếng

"Tự do ngôn luận là chìa khóa của sự phát triển"

Tôi đã ghi lại lịch sử nước Mỹ với câu chuyện về tổng thống Abraham Lincoln .

Lời bàn xin giành cho người đọc.
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết.

(Theo Phuong Nguyen Van)

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Thơ : HỘI RẰM THÁNG GIÊNG - Hà Thu Thủy.





HỘI RẰM THÁNG GIÊNG

Gió đưa sao Bắc Đẩu
Qua dòng sông Ngân Hà
Chưa tới tháng mưa ngâu
Không cần cầu Ô Thước
Sao Hôm đi đằng trước
Lóng lánh áo lụa vàng
Sao Khuê thật đài trang
Nơ kim sa cài tóc
Nghiêm trang ông sao Mộc
Khăn xếp áo the dài
Giản dị bác sao Cày
Khăn nâu quàng quanh cổ
Ung dung bà sao Thổ
Dắt sao Thủy tung tăng
Chòm Tiểu Hùng lăng xăng
Chòm Đại Hùng ngơ ngác
Cả khoảng trời bát ngát
Lóng lánh ánh sao Kim
Sao Tráng Sĩ uy nghiêm
Đi gần sao Vệ Nữ
Áo đỏ tươi rực rỡ
Cô sao Hỏa trẻ trung
Cả trời sao tưng bừng
Mừng lễ hội tháng Giêng
Trăng tỏ nỗi niềm riêng
Trào tuôn dòng sáng bạc
Trắng tinh đàn Thiên Hạc
Duyên dáng khúc Nghê Thường
Trong du dương nhã nhạc
Rộn ràng đêm Nguyên Tiêu.

HÀ THU THỦY.

Tản mạn : ÔNG CÔNG CỦA NGƯỜI VIỆT - Nguyễn Thùy Dương.





CÓ MỘT ÔNG CÔNG CỦA NGƯỜI VIỆT.

Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, chợ búa đua chen bán cá lóc nướng. Tôi lục tìm trên google về ngày Ông Bà Chủ Đất, không một dòng thông tin. Những bài báo của các tòa soạn lớn nói về một ông Công đâu đẩu bên Tàu, lạ lẫm lắm so với tôi từng được dạy.

Hồi tôi còn nhỏ, bà Cố có kể cho tôi nghe về ngày cúng Ông Bà Chủ Đất, dĩ nhiên tôi cũng có dịp chứng kiến cái lễ cúng đơn sơ đó.

Từ khuya người trong nhà đã đi cắm câu, rạng sáng thì đi thăm câu. Mấy con cá lóc quẩy mạnh trong giỏ tre được đem về rọng trong khạp, bà Cố lọ dọ đi hái rau lang, chuẩn bị trầu cau, thuốc lá( loại thuốc bán theo kg hoặc cây hút bằng cách vấn giấy).

Nhà tôi làm ruộng, ruộng cách nhà xa nên cúng ở nhà với cúng luôn ở ruộng. Bà Cố kể hồi ông Cố còn sống thì ông mặc áo dài đen để cúng. Ông Cố tôi mất, bà Cố với bà Ngoại tôi thay phiên nhau cúng kiến Ông Bà Chủ Đất.

Tôi được phân công vác cái tàu lá chuối lẫm đẫm theo mẹ với Cố ra ruộng. Đồ cúng là một cây bông thọ, cơm, rau lang luộc, mắm nêm, con cá lóc nướng trui thơm phức, trầu cau, một điếu thuốc vấn bự bằng ngón chân cái người lớn, rượu trắng. Bà Cố tôi khấn vái như sau:

- Hôm nay, mùng mười tháng Giêng, con tên Nguyễn Thị..... cả nhà con có miếng ruộng ở đây, nhờ ơn ông bà qua lại trông coi, dạy dỗ mà nên. Tụi con có làm quấy gì xin ông bà chủ bỏ quá cho. Xin ông bà chủ phù hộ tụi con làm ăn thuận lợi. Công ơn ông bà Chủ tụi con không dám quên. Nay xin kiến ông bà ít lễ.

Bà Cố tôi dạy tôi phải nhớ ơn ông bà Chủ, nhờ ông bà Chủ mới có đất đai, nhà cửa cho mình làm ăn, nương náu. Tôi hỏi ông bà Chủ là ai, sao phải nhớ thì Cố tôi giải thích.

Hồi xưa, miền Nam là đất hoang hóa, những người đầu tiên đi khai hoang lập ấp phải chịu cảnh dưới sông cá sấu, trên bờ cọp kêu. Họ là ông bà khai làng, dựng chợ đưa đường cho dân về ở. Như ở khu Giồng Ông Tố có ông bà chủ đất chôn ở ấp Trung. ( Sau này mồ mả ông bà bị đập phá bởi một nhóm người . Xui sao trong đám đó bị vật lăn quay 1 mạng nên để lại, mỗi năm đều thờ cúng đàng hoàng). Ông bà chủ bỏ tiền lập ấp lập chợ, mở trường. Ông Tố chèo đò đưa dân vào khu đất Giồng để ở. Nên có địa danh Giồng Ông Tố.

Mỗi năm cứ vào mùng 10 từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch là người dân cúng lễ nhớ ơn Ông Bà Chủ Đất. Cái ơn khai phá, ơn lập ấp đưa đường, ơn ông bà bỏ mạng khai hoang.

Cố kể: bà chủ khó tánh hơn ông chủ, nên trầu cau cúng bà phải lựa cho tươi, bông cho đẹp, con cá nướng phải ngon. Ông không để bụng chứ bà giận bà quở thì phải chịu. Mình sống trên đời phải biết ơn ông bà. Con người không biết ơn như con chim không có tổ. Sống với ai, nương tựa ở đâu ?

Năm nay, người ta cũng bán cá lóc. Mà cái nhân vật được cúng là cái ông Công bên Tàu, người ta cúng để phát tài, phát lộc. Người ta quên hồn thiêng sông núi còn ngậm ngùi dõi theo con cháu.

Mấy ai nhớ kẻ hiến mình cho rừng thiêng nước độc. Mấy ai thật sự rớt nước mắt vì thương máu thấm từng nắm đất dưới chân. Sống như thế trời tru đất diệt vì tội quên gốc, quên nguồn.

Viết để sau này người ngoại quốc họ hỏi cúng ai còn biết để mà trả lời.

NGUYỄN THÙY DƯƠNG.

Thơ : THĂM LẠI ĐÀ LẠT - Lương Thái Sỹ



            THĂM LẠI ĐÀ LẠT


              *LƯƠNG THÁI SỸ

Đó đây : NASA - Phong Luu.




CƠ QUAN HÀNG KHÔNG VŨ TRỤ HOA KỲ

NASA (tên đầy đủ tiếng Anh: National Aeronautics and Space Administration) là Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ, có trách nhiệm thực thi các chương trình thám hiểm không gian và nghiên cứu ngành Hàng không Vũ trụ.

Mỹ có nhiều cơ quan của NASA nằm ở các tiểu bang như San Francisco (Cali) Houston (Texas), Kennedy (Florida)…

Trung tâm Vũ trụ Johnson (Johnson Space Center) của Cơ quan quản lý hàng không vũ trụ NASA đặt tại Houston - Texas là nơi nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm các module, tàu thám hiểm, tuyển chọn và huấn luyện các phi hành gia vũ trụ...
Các con tàu vũ trụ dù phóng lên tại Cape Canaveral ở Florida, hay tại Andrews Air Force Base ở California, cũng đều do Trung tâm vũ trụ Johnson Space Center ở thành phố Houston giữ vai trò điều khiển.
Trung tâm Johnson Space Center có số viên chức và chuyên gia làm việc lên đến 18.000 người; trong số đó có khoảng 200 chuyên gia là người Việt Nam.
Johnson Space Center cũng là địa chỉ thu hút hàng triệu du khách khắp thế giới mỗi năm, giá vé tham quan $30 /người lớn, thiếu niên và trẻ em giảm tuỳ theo độ tuổi.

***

Từ xa, bạn đã có thể nhìn thấy khung cảnh rất ấn tượng của chiếc Boeing 747 cõng trên lưng nó chiếc tàu con thoi đã từng bay nhiều chuyến vào vũ trụ,
Sau khi nhiệm vụ chinh phục không gian của đội tàu con thoi Mỹ kết thúc, chúng được tháo dỡ và đưa đến các bảo tàng hàng không trên khắp nước Mỹ để nhắc nhở người dân về những đóng góp mà sứ mệnh tàu con thoi đã mang lại cho nước Mỹ.

Mua vé xong, bạn vào trong sẽ thấy một không gian đầy màu sắc với những mô hình phi hành gia và các con tàu vũ trụ. Rạp chiếu phim mô tả lại những cảnh từ lúc bắt đầu khai hoả tên lửa phóng phi thuyền lên mặt trăng, cảnh các phi hành gia đặt bước chân đầu tiên của loài người lên mặt trăng cho tới lúc quay về trái đất.

Trong các khu vực khác, bạn có thể chiêm ngưỡng phòng trưng bày ảnh của phi hành đoàn, mô phỏng trạm vũ trụ, mô hình các phi hành gia Apollo 11 đi bộ trên mặt trăng, mô hình các tàu con thoi, trạm không gian ISS, sưu tập các bộ trang phục được phi hành gia mặc ngoài không gian, nhìn ngắm và cả sờ mó vào những viên đá mang về từ mặt trăng, bạn có thể thấy cách các phi hành gia sống trong không gian, tắm và ăn uống như thế nào. Bạn có thể ngồi ghế mô phỏng chuyến bay, cất cánh với sứ mệnh chinh phục không gian y như thật.

***

Nhưng không chỉ có bấy nhiêu, trong vé tham quan luôn có kèm theo Nasa Tram Tour, thủ tục đầu tiên trước khi lên xe là... chụp ảnh (tất cả du khách đều phải chụp, khi hết tour quay về đây, nhân viên đã rửa ảnh của bạn với khổ lớn và khổ nhỏ, được ghép với các cảnh quan trong Johnson Space Center rất đẹp, nếu bạn thích và lấy hình, thì phải bỏ ra $35, còn bạn không muốn lấy hình... thì thôi, không ai ép bạn phải lấy)
Kế đó là lên... tàu hoả, nói vui chứ nó là một chiếc xe điện có nhiều toa được thiết kế như tàu hoả, khi chạy qua khúc quanh thì các khúc đầu, đuôi, giữa, đều nhìn thấy nhau. Xe điện này sẽ chở bạn đi tới các điểm trưng bày khác như:

♦️Trung tâm huấn luyện phi hành gia: Trong toà nhà này, từ tầng trên bạn sẽ nhìn thấy qua khung kính cách ly các phi hành gia và các kỹ sư đang làm việc, thiết kế và lắp ráp các khoang tàu thám hiểm không gian.

♦️Khu liên hợp Saturn V tại công viên Rocket Park, khu này gồm có:
- Công viên Rocket Park: Có hai tàu thám hiểm không gian được sử dụng bởi các chương trình Apollo và Skylab của NASA từ năm 1967 đến năm 1973. Bạn có thể thấy các động cơ khổng lồ của tên lừa được tháo rời ra và trưng bày lộ thiên trong công viên Rocket Park.
- Nhà trưng bày hỏa tiễn Saturn V: Rocketdyne là công ty giúp thiết kế động cơ tên lửa Saturn V, từ năm 1956 tới 1963.
Bạn sẽ choáng ngộp với kích cở đồ sộ của tên lửa huyền thoại Saturn V, còn gọi là tên lửa mặt trăng, đã được NASA sử dụng trong suốt Chương trình Apollo và Skylab, với 13 lần phóng các phi thuyền lên mặt trăng. Tên lửa Saturn V là loại lớn nhất trong dòng Saturn, có nhiều tầng kết nối với nhau. Phần thấp nhất được gọi là tầng một, lắp đặt năm động cơ F-1 khổng lồ có sức đẩy khủng khiếp để đẩy tên lửa nặng 3.083 tấn bay vào không gian, khi tầng 1 hết nhiên liệu, sẽ bị rớt lại. Hai tầng kế tiếp có thêm sáu động cơ nữa, sẽ đưa phi thuyền đi vào quỹ đạo mặt trăng.
Bên trên động cơ là khoang chứa tàu đáp xuống Mặt Trăng, rồi đến khoang dịch vụ và module điều khiển dành cho phi hành đoàn gồm ba người.
- Công viên Rocket Park có một vườn cây được trồng gần khu nhà điều hành. Dưới mỗi gốc cây là tấm bảng ghi tên tuổi những phi hành gia đã quá cố, đây là công trình kỷ niệm 50 năm ngành du hành vũ trụ của Hoa Kỳ.

♦️Phòng điều khiển sứ mệnh Apollo 11:
Ngày 16-7-1969, tên lửa Saturn V đã đưa tàu vũ trụ Apollo 11 cùng 3 phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin rời khỏi địa cầu.
Ngày 20/7/1969, Apollo 11 đáp xuống mặt trăng, Armstrong và Buzz Aldrin đã đặt những bước chân đầu tiên của con người đến với một hành tinh nằm bên ngoài trái đất.
- 50 năm trước, tại Phòng điều khiển sứ mệnh đặc biệt của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, các nhà khoa học đã giúp tàu vũ trụ Apollo 11 hạ cánh an toàn xuống bề mặt Mặt Trăng, biến giấc mơ bay tới Nguyệt Cầu của loài người trở thành hiện thực.
Việc phục dựng lại Phòng Điều khiển Sứ mệnh Apollo 11 diễn ra trong 3 năm. Toàn bộ trang thiết bị từ máy móc, màn hình giám sát, giấy tờ ghi chép, cho tới những vật dụng đời thường như tách cafe, lon nước hay giá treo quần áo của các nhân viên y hệt như 50 năm về trước.

♦️Khi đi hết Tram Tour, bạn sẽ quay về nơi xuất phát, tại đây bạn có thể vào chiếc Boing 747 để xem thêm triển lãm những hình ảnh về các hoạt động không gian của NASA, mô hình thu nhỏ của Boing 747 cõng tàu con thoi, xem và thử nghiệm cách người ta đã đưa chiếc tàu vũ trụ con thoi lên lưng phi cơ Boing 747 như thế nào.
Đây là máy bay thứ thiệt, nhưng người ta đã tháo dỡ hết nội thất bên trong, chỉ còn chừa lại vài hàng ghế của phần đầu máy bay.
Kế đó bạn có thể leo lên trên, vào bên trong tàu con thoi, để xem phòng điều khiển và sinh hoạt của phi hành gia khi bay trong vũ trụ...

Phong Luu