Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Thơ : NGÀY XƯA ƠI! - Minh Phúc Hiếu.




NGÀY XƯA ƠI! 

 Mỗi lần con cầm bút viết

Ngày xưa mải miết theo về

Có cánh diều nào xanh biếc

Lững lờ trôi mãi trên đê


Ngày xưa có con đò nhỏ

Nằm bên sông vắng một mình

Để mỗi chiều về lại chở

Khách về bên ấy lặng thinh


Ngày xưa theo mẹ đi chợ

Bán rau với mấy quả cà

Mẹ ơi cả đời mắc nợ

Cái nghèo sao mãi chẳng tha…


Ngày xưa trò chơi bịt mắt

Trong đêm vắng ở cuối làng

Đom đóm bay đi xa khuất

Một mình ngõ tối lang thang


Ngày xưa trò chơi chồng, vợ

Mo cau anh chở em về

Kỷ niệm còn đây vẫn nhớ

Mộc miên rực đỏ triền đê


Ngày xưa chúng mình đi học

Trời mưa lấy lá che đầu

Đường trơn ngã rồi bật khóc

Vỗ về, an ủi - sao đâu


Ngày xưa nhà mình chung ngõ

Chỉ cách cái rậu mùng tơi

Mỗi lần gặp nhau bỡ ngỡ

Xe duyên chẳng ở một đời


Ngày xưa thương nhiều biết mấy

Đi đâu rồi cũng nhớ về

Dẫu xa muôn trùng vẫn thấy

Mơ về nơi ấy…bình yên


- Minh Phúc Hiếu -

Nguồn: Tình yêu và nỗi nhớ

Thư giãn: PUTIN&DÂN NGA - Sưu tầm.





 PUTIN & DÂN NGA .

Một phóng viên phương Tây gặp và phỏng vấn một người đàn ông Nga trên đường phố Moscow. 

- Ông cho biết, ông có thích Putin không? 

Người đàn ông Nga nhìn trước nhìn sau rồi ra hiệu cho tay nhà báo phương Tây đi theo. Xuống đến tầng hầm thứ ba của bãi đỗ xe vắng vẻ, người đàn ông ghé tai tay phóng viên, thì thầm đủ nghe: 

- Thật ra tôi rất thích đồng chí Putin 

- Ồ, ông thích Putin vậy sao ông lại lo sợ thế? 

- Duma quốc gia, ông đúng là ở phương Tây dell biết gì - Người đàn ông hạ giọng xuống lần nữa - Ở đây mà nói không thích Putin thì cảnh sát và an ninh bắt ngay. Còn nếu nói thích Putin thì dân Nga nó đánh cho bỏ mẹ. 

(Sưu tầm)

Cuộc sống: ĐẠO LÀM NGƯỜI. - Sưu tầm.




ĐẠO LÀM NGƯỜI. 

 Diễn viên Châu Nhuận Phát hiến số tiền 17 nghìn tỷ đồng để làm từ thiện, kèm theo những phát ngôn rất cảm động: 

"Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và sẽ ra đi cũng như thế! Có biết bao người ngoài đường không cơm ăn áo mặc mà tôi lại ăn mặc sung sướng để làm gì. Tiết kiệm một đồng làm những việc có ích chẳng hay hơn sao"

Bởi vậy, muốn thành công lớn, hãy lo sống đạo đức, vị tha, nhân ái trước đã. Thành công sẽ đến.

Quốc gia nào có "chứa đựng" nhiều công dân với trái tim lớn như thế thì quốc gia đó sẽ phát triển giàu mạnh.

Nhưng người có trái tim lớn lại là người sẽ chịu khó làm những việc rất nhỏ như nhặt một chiếc rác, nhường một chỗ ngồi, khuyên một điều hay... 

Những việc nhỏ như thế sẽ tích lũy dần để tạo ra những con người lớn lao. 

Châu Nhuận Phát đã nhặt lại hộp cơm của một diễn viên khác vất bỏ để ăn, và khuyên các đồng nghiệp đừng phí phạm thức ăn. Việc rất nhỏ nhưng cần trái tim rất lớn.

Nhiều người mới giàu cố gắng xài sang sẽ phải suy nghĩ lại khi đọc về Châu Nhuận Phát.

Sưu tầm. 

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Tìm về: THƠ THỜI ÁO TRẮNG- Hoàng Hữu Cải.

 



(Bốn câu tình thơ thời sinh viên do bạn ĐVT cùng khóa k12 HVQGNN- SG sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu. Tác giả là một sinh viên đàn anh trên chúng tôi một khóa, anh Hoàng Hữu Cải vừa mới đi xa mãi mãi... . MCHX Blog )

Hoàng Hữu Cải chính là tác giả 4 câu thơ tình đã đi vào ký ức của nhiều cựu sv NLS trước 75 không bao giờ phai mờ. Là nỗi niềm của chàng sv nghèo yêu đơn phương cô sv xứ Huế đẹp dịu dàng tinh khiết nhưng đầy bí ẩn!

THƠ THỜI ÁO TRẮNG (*)

Em ở đó một tinh cầu đơn lẻ,

Còn ta là khách tục áo cơ hàn

Ta muốn hôn một nụ hôn rất khẽ,

Lên nỗi buồn em đã trót cưu mang!


DVT. ( Sưu tầm )

____________

(*) Tựa bài do MCHX Blog mạn phép đặt.

Quê hương: MÀU HOA THÁNG 3 - Nông Nghiệp Sạch (fb)





MÀU HOA THÁNG 3(*).

 Nếu như Bắc bộ có màu hoa gạo để gợi nhớ trong ký ức người con làng quê, thì miền Tây cũng có hoa một loài hoa mang đậm đặc trưng trong những ngày cuối Xuân.

Tháng 3, hoa bắt đầu nở rộ. Hoa tươi thắm, sắc hồng rực rỡ, mơn man, yểu điệu như thiếu nữ trăng tròn...

Có ai đó đã từng ví đây là “hoa đào phương Nam”, là sắc hoa Nam bộ, thật không sai chút nào!

Những chùm hoa khoe sắc lung linh, óng mượt như tơ. Hoa nở kéo dài cả tháng rồi rụng nhuộm đỏ các bờ kênh, bờ rạch, góc sân, góc đình.

Sau hoa là mùa kết trái, mãi cho tới năm sau, cây mới hiến dâng cho đời những trái dài, thon thả và có vị ngọt chát đặc trưng.

Trái dài, đen nhánh, cứng cáp nhưng khi róc hết lớp vỏ ngoài, chừa lại hai sóng lươn rồi gỡ ra từng miếng tròn tròn như đồng xu cho vào miệng nhai từ từ, một mùi hăng hăng, thấm vào cổ họng nghe ngòn ngọt, bùi bùi, thơm thơm kín đáo không giống với bất cứ một loại hương vị nào....


Các bạn biết tên loài hoa này là gì chứ?

NÔNG NGHIỆP SẠCH. 

_____________

- (*) Tựa đề của MCHX Blog. 

- Quý bạn đọc có thể xem thêm một câu chuyện về hoa ô môi được viết từ 2014.

   http://huynhvanhuehvh.blogspot.com/2015/03/truyen-mua-hoa-o-moi-huynh-van-hue.html?m=1

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Thư giãn: CHUYỆN CƯỜI... BUỒN! - Lê Xuân Sang (fb)

 



CHUYỆN CƯỜI... BUỒN! 

Trước đây tôi có đọc một câu chuyện .

Sau thể chiến II ,nhân loại bị chết chóc ,tàn phá khủng khiếp . Có một phóng viên hỏi nhà bác học Einstein :- thưa ông, là tác giả của công thức E=Mc² ( công thức giải phóng năng lượng ,tạo ra bom nguyên tử ), xin ông cho biết trong tương lai thế chiến thứ III liệu có xảy ra không? và mức độ nguy hiểm như thế nào?.

Nhà bác học cười và hóm hỉnh trả lời :- thế chiến thứ III thì tôi không biết,nhưng tôi biết thế chiến thứ IV. Lúc đó người ta dùng ...đá ném nhau.

LÊ XUÂN SANG (St và gt trên FB) 

Thú vị: NGỰC TO LỢI HAY HẠI - Bs Hung Truong (fb)

 




NGỰC TO LỢI HAY HẠI


Bé trai 2 tuần tuổi đang bú sữa mẹ đến khám định kỳ, mọi chuyện đều tốt ngoại trừ cân nặng không tăng. Hỏi mẹ thì được cho biết sữa nhiều, bé mút tốt, cho bú mỗi 2-3 giờ, mỗi bên 15-30 phút. Khám bé thì mọi thứ bình thường, bé rất háu ăn, bú tốt. Tóm lại là tui không hiểu vì sao bé không tăng cân.

Sau đó xin phép mẹ được quan sát lúc mẹ cho em bé bú. Khi tận mắt chứng kiến mẹ cho bú thì tui xém ngã ngữa. Mẹ có bộ ngực thuộc loại khủng, chắc cỡ 36F gì đó. Khi cho bé bú, mẹ ụp nguyên cái mặt thằng nhỏ vào trong ngực. Tội nghiệp thằng nhỏ, nó hăm hở bú, được chút thì nó ngộp nên nhả ra tranh thủ thở mấy cái để kiếm chút oxy thì mẹ lại ấn vào. Nói chung kiếm được miếng ăn đối với nó không khác gì một cuộc chiến sinh tử. Nói cách khác là nó bị bạo hành. Nói thật chứ bạo lực kiểu đó cỡ ba nó còn ngộp chứ nó thì nhằm nhò gì.

Hướng dẫn mẹ cho bú nhẹ nhàng hơn, tuần sau khám lại thằng nhỏ tăng cân tốt, cả nhà đều vui. Tui cũng vậy.

Tôi theo thuyết trung dung, cái gì cũng vừa vừa đủ xài là tốt, cái gì quá lắm cũng có hại.

_______________


PS: Lúc đó có ba nó đứng kế bên quan sát toàn bộ cuộc chiến, tui có thắc mắc không dám hỏi, không biết tại sao ba nó không có ý kiến gì khi thấy thằng nhỏ khổ sở như vậy, hay là đã quen rồi?

Bs HÙNG TRƯƠNG (FB) 

Thơ : NGHIÊNG - Phan Hòa.





 NGHIÊNG


Trăng non nghiêng đầu núi 

Anh nghiêng về nơi em 

Rừng xanh nghiêng phố biển 

Nỗi nhớ về nghiêng đêm. 


Anh nghiêng cả tình thơ 

Ghi vào hồn em đó 

Nghiêng Thu về ráng đỏ 

Cho mùa Đông mau qua. 


Nghiêng vườn Xuân trong ta 

Đổ vào nhau hoa lá 

Ủ hương yêu ngày Hạ 

Dậy men tình say sưa... 


Anh nghiêng chiều rơi mưa 

Tưới lòng em cháy khát 

Nõn nà tay em mát 

Anh gối đầu nghiêng nghiêng... 


Gom góp nỗi niềm riêng 

Ngã nghiêng miền thương nhớ 

Lời đầu tiên bỡ ngỡ 

Nghiêng vào tình trăm năm. 


Nghiêng nẻo sầu xa xăm 

Về xưa nơi cổ tích 

Những đêm khuya tĩnh mịch 

Em hóa thành cô tiên... 


PHAN HÒA.


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

Tản mạn: SỨC MẠNH CỦA TIỀN MẶT... - Nguyễn Thế Hưng.



( Hình ảnh minh họa st trên mạng )


 SỨC MẠNH CỦA TIỀN MẶT KHI VỀ GIÀ. 

Trong cuộc đời của mỗi con người, chúng ta thường quên hoặc lờ đi khi quỹ thời gian còn lại ngắn dần. Cũng chính vì vậy mà ta luôn có những kế hoạch và mơ ước để thực hiện dù rằng có khi nó dang dở và chẳng đến đâu. Nhiều lúc cố thoát ra mà không được vì đã lún sâu quá rồi. Cuộc đời con người như một bài văn mà hay dỡ ở cách viết, bố cục cân đối của nó chứ chưa hẳn dài mà đã hay. Có khi dài mà lan man không kết cho tròn nghĩa đã hết giờ, đến lúc nộp bài thì điểm thấp là cái chắc. Bài văn gãy gọn vừa phải nếu không phong phú về ý tứ nhưng cách mở ra, giải quyết và kết thúc hợp lý thì có thể vui vẻ nộp bài mà không hối tiếc.


Một vấn đề lớn nhưng rất nhiều người mắc phải đó là cách xử lý các vấn đề về sự nghiệp, gia đình, cuộc sống khi tuổi về già. Về già chúng ta không để ý cứ nghĩ mình bất tử với thời gian, vẫn hùng hục lao vào những kế hoạch dài hơi mà có khi chắc chắn con cháu cũng không tiếp nối, kế thừa mà bỏ dở chừng khi ta ra đi. Có những ông già mua đất đai, bất động sản như thú vui đam mê bất tận, cứ gom tiền là kiếm một căn nhà hay miếng đất, bán lại lời một khúc rồi lại mua miếng lớn hơn hay nhiều miếng khác và lúc nào họ cũng thiếu tiền, tất nhiên không mua được những thứ cần thiết cho bản thân. Nói dại, khi mất đi con cháu tranh giành nhau, có khi mất hết tình nghĩa ruột rà. 


Hồi ở xóm cũ tôi ở,  có một ông già ngoài 60 tuổi. Ông  có mấy căn nhà cho thuê trong hẻm. Cứ vào những ngày cuối tháng, ông vào thu tiền cho thuê nhà. Ông vui vẻ kể chuyện chúng tôi nghe, ông còn nhiều căn cho thuê và mấy mẫu đất ở khu ngoại ô, người ta trả cả trăm tỉ rồi chưa bán. Nhìn dáng ông khổ sở, đi đứng không được khỏe lắm với lối sống chắc là tối giản. Ông cưỡi con xe Dream cũ mèm cọc cạch. Ông kêu một tô loại tô rẻ nhất của anh bán hủ tiếu trong hẻm (anh này cũng thuê nhà của ông ), ăn ngon lành, sạch trơn còn ra vẻ thòm thèm. Đôi khi ông gợi ý anh chủ quán đãi cho một tô mới thương chứ. Bẵng đi thời gian không thấy ông đến nữa mà anh con trai vào thu tiền nhà thay cha mình. Hỏi ra thì ông bị tai biến liệt nửa người rồi. Nghĩ đến ông thấy cũng thương thật, ai cũng chép miệng, dang dở cả...


Tôi về quê hoặc đến nhà những người quen chơi, hay thích nói chuyện và nghe tâm sự của những người già như cha mẹ mình. Được khơi dậy nỗi niềm, họ hay kể thật hết chuyện gia đình con cái như thế nào. Khi biếu họ một ít tiền ăn quà là thấy họ rất vui và có thể nói rất thích tiền, dường như lâu lắm họ chưa được sở hữu chúng. Tính tôi hay tò mò và  khích kiểu: " Đất đai, nhà cửa có mấy căn sao bác không bán bớt một ít để xài tuổi già ?" Hầu hết họ làm thinh và lãng sang chuyện khác, có khi nhìn vào đôi mắt họ buồn rười rượi. Mấy anh con trong nhà nghe tôi nói vậy thường không vui và hay kéo tôi ra khỏi câu chuyện như kiểu không phải chuyện của anh, tọc mạch làm gì.


Người già không khổ gì bằng không có tiền mặt trong tay dù nhiều người gia sản rất lớn. Họ không nghĩ đến bản thân mình một phần, một phần bất lực khi chuyển nó sang tiền mặt vì nhiều lý do: bán thì tiếc, không biết bán bằng cách nào nhất là tinh thần lúc đó không minh mẫn, con cái không ủng hộ vì chúng nghĩ trước sau gì cũng của chúng... Khi không có tiền mặt thật khó để thỏa mãn nhu cầu của mình, cứ phải chờ con cái cho gì hưởng đó. Con cái thì một số vô tâm, một số tiếc tiền mấy ai bỏ tiền mặt ra cho cha mẹ già thỏa mãn. Giỏi lắm là lo thuốc thang, ăn uống đầy đủ khi cha mẹ ốm đau bệnh tật là có hiếu lắm rồi. Những gia đình nghèo không nói làm gì, nhiều gia đình rất khá giả mà cha mẹ vẫn thiếu thốn tiền mặt để họ có cái uy và thỏa mãn nhu cầu riêng của họ. Được bỏ tiền ra cho ai, mua gì, đi du lịch ở đâu... là mong ước của hầu hết những người già. Nhất định nên nhớ về già cố gắng lúc nào cũng có một số tiền của mình ở ngân hàng, gối đầu giường để sử dụng bất cứ lúc nào chứ đừng trông chờ vào con cháu cho mình, dù rằng tài sản nhà cửa là của mình, sau này để lại cho chúng. Hứa cho thằng cháu miếng đất để nó chăm sóc mình thì chẳng khác gì hứa cho thằng Bờm bè gỗ lim, hãy cho cục xôi là thực tế. Móc xỉa đưa tiền nhờ chúng và cho chúng một ít, chúng phục vụ ngay. 

-Tèo, Tí ơi ! Mua cho ông tô bún bò, cho con một tô, tiền thừa cho con luôn đó. Tí , tèo sẽ giành nhau phục vụ ngay. Muốn ăn gì, mua gì cứ gọi là có mặt không hề chậm trễ. Đó là thực tế sinh động của cuộc sống dù đôi khi nó hơi thô thiển vì quá sòng phẳng. Sẽ là đại họa nếu chia hết tài sản của mình cho con cháu rồi chờ chúng hiếu thảo lại với mình khác chi thả cá ra biển rồi mong bắt lại. 


Làm con cái cũng vậy khi của cải cha mẹ để lại cho mình thì mình không thể vô tình để tìm hiểu nhu cầu sử dụng tiền mặt của cha mẹ mình được. Mình không thể đưa lương bổng hàng tháng của mình cho cha mẹ thì nên giải quyết, giúp chuyển một phần tài  sản của cha mẹ mình thành tiền mặt để họ tự do xài tuổi già khi còn có thể. Đó cũng là cách làm của những người con có hiếu và trách nhiệm đối với đấng sinh thành. Khi họ chết đi không cần mâm cao cỗ đầy, khách khứa đông làm gì vì nó chỉ phục vụ cho tính ích kỉ và lòe đời của mình mà thôi.


NGUYỄN THẾ HƯNG.

SG 21-3-2022


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Thơ: NÍU XUÂN RU LẠI CÂU HÒ - Thạch Thảo.





 NÍU XUÂN RU LẠI CÂU HÒ.


Bịp kêu con nước lớn ròng

Giục đêm chín nhớ mười mong một người.

Từ đi không gởi lại lời

Tự dưng mắt biếc.Nụ cười trôi theo.


Tay ghì kỷ niệm trong veo

Ôm thương ủ nhớ. Rạc rìu má môi.

Sầu nghiêng mấy nhánh lỡ bồi

Còn thương còn nhớ hỡi người tình xưa?


Ngậm buồn thui thủi nắng mưa

Gọi thăm thẳm. Gọi mút mùa dáng quen.

Cho dù người có lãng quên

Giận mình sao mãi làm tên dại khờ?


Níu xuân ru lại câu hò

Gặp chiều chết đuối bên bờ nhớ thương.

Xuân trôi bóng lạc mười phương

Tình xưa vẫn đợi cuối đường... trống không!


Thạch Thảo Bình Dương

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

Thư giãn: VĨNH BIỆT"PHÂY-BÚC" - Nguyễn Đông Thức.

 

 

    



 VĨNH BIỆT 'PHÂY-BÚC'

       

  Thằng con trai 28 tuổi ế chỏng ế chơ của tôi một hôm bỗng tuyên bố giữa bữa cơm:

- Chủ nhật này con đưa bạn gái con về giới thiệu với ba mẹ được không?

Vợ tôi tròn mắt:

- Con? Có bạn gái?

Thằng khỉ làm bộ mặt nghiêm nghị:

- Mẹ làm gì vậy? Tại con chưa muốn thôi, chứ muốn là… 30 giây! Xếp hàng cả đống!

- Thì con cứ đưa về đi - tôi có ý kiến - Nhà mình thoải mái!

Vợ tôi lườm tôi:

- Thoải mái gì? Không phải ai muốn vô nhà này cũng được đâu! Bạn trước đã! Thấy được rồi mới muốn gì muốn nha!

Thằng con tôi cười hehe:

- Không phải được mà là quá được! Mẹ thấy là chịu liền cho coi! Công dung ngôn hạnh đầy!

- Nó tên gì? Mấy tuổi? Làm gì? - vợ tôi thăm dò.

- Dạ tên Trang, 24 tuổi, làm phòng kế toán cùng công ty với con.

- Vậy là tuổi con ngựa?

- Dạ.

Vợ tôi tính trong 10 giây:

- Dần với Ngọ… Nằm trong “tam hợp”. Cũng hợp với mẹ luôn. Được!

- Em thiệt tình! - tôi nhăn nhó - Giờ này mà cứ mê tín! Thử nó mê đứa nào “tứ hành xung” coi em có cản được không?

- Sao không? - vợ tôi trừng mắt - Không phải vụ tuổi nhưng phải có chuẩn đàng hoàng chứ! Nhà này không có chuyện con đặt đâu cha mẹ ngồi đó đâu!

Con tôi tỉnh bơ:

- Con bảo đảm mẹ thấy là chịu liền mà!

Đến lượt tôi sực nhớ:

- Con nói nó tên Trang?

- Dạ. Sao ba?

- Trời! Ba lo nhứt chuyện này, sao lại dính đúng luôn vậy?

- Gì vậy anh? - vợ tôi hỏi.

Tôi thở dài:

- Thì thằng con mình tên Nghĩa! Tên hai đứa gộp lại…

Con tôi ngoác miệng cười:

- Nghĩa Trang! Hehe! Tụi bạn con chọc rồi! Càng vui! Đích đến cuối cùng của mọi người mà!

Rồi nó nghiêm lại, chốt hạ:

- Vậy trưa chủ nhật nha ba mẹ! Trang sẽ đi chợ rồi tới đây sớm để phụ làm cơm với mẹ…

-------

      Mới chín giờ sáng chủ nhật, Trang chạy xe máy tới, phía trước vừa treo vừa chất mấy bịch hàng mới mua ở siêu thị. Tiêu chuẩn “công” và “dung” có vẻ đúng. Con nhỏ mặt mày dễ coi, sáng sủa, tướng tá gọn gàng, ăn mặc lịch sự. Đi chợ nhanh nhẹn thế kia, chắc là chuyện thường làm. Nó vui vẻ chào tôi và vợ tôi rồi ào ào xách đồ vào nhà và bất chợt… rú lên:

- Trời! Đẹp quá!

Thì ra đó là cái bình hoa vợ tôi lo đi mua cắm từ sáng sớm để trên bàn ăn để chuẩn bị tiếp khách đặc biệt. Trang móc ngay điện thoại, chụp hình lia lịa, rồi nhí nhoáy bấm tới bấm lui một lúc mới cười khì:

- Xong!

Nó bắt đầu bày biện các thứ vừa mua đầy mặt bàn trong bếp. Vợ tôi mon men tới gần, bị nó mời:

- Bác để con làm đi! Có gì thì anh Nghĩa phụ. Con làm hai món thôi, nhanh lắm! Bún chả giò, xúp mì ngôi sao nấu thịt bằm. Bảo đảm ngon, no!

- Để bác rửa rau cho? - vợ tôi rụt rè.

- Dạ không!

Sau lời tuyên bố chắc nịch, Trang nhào qua rửa rau. Nó vặn một chậu nước đầy, thảy rau vô và cứ vừa xả nước ào ào vừa kỳ cọ từng cọng rau. Tôi biết chắc bà vợ mình đang xót cho cái đồng hồ nước đang quay kim vèo vèo nhưng rất lạ là bà lại im ru, làm như đang bị khớp trước nàng dâu tương lai hậu hiện đại.

- Rửa rau dưới vòi nước đang chảy mới tốt nha bác! - Trang quay qua nói với vợ tôi, rồi mặc cho vòi nước chảy xối xả, nó lại móc điện thoại ra bấm bấm, vừa coi vừa chỉ đạo thằng con tôi làm này làm nọ, điều mà chưa bao giờ thằng khỉ làm cho mẹ.

Vợ tôi len lén đi tới nhìn vô cái điện thoại coi có gì trong đó. Trang cười:

- Con coi lại Gu-gồ chỉ làm chả giò cho chắc bác ơi!

Bữa ăn rồi cũng được dọn ra, bày biện đẹp mắt. Thằng Nghĩa mặt tươi rói xoa tay mời ba mẹ vào bàn. Vợ chồng tôi vừa cầm đũa thì Trang đưa tay cản lại:

- Hai bác chờ con xíu!

Nó lại cầm điện thoại chụp xạch xạch xạch, lại nhoay nhoáy bấm bấm một lúc. Vợ tôi không thể không thắc mắc:

- Con làm gì vậy?

- Dạ con pốt Phây-búc (*).

- Là cái gì?

- Dạ là mạng xã hội đó bác! Vui lắm! Con pốt cho các bạn biết con đang èn-choi trưa nay cho tụi nó thèm chơi. Đó, đó, tụi nó còm lia lịa rồi nè! - Trang đưa điện thoại qua cho Nghĩa coi. Thằng nhỏ vừa đọc vừa cười tủm tỉm.

- Hai bác lớn tuổi nên chơi Phây-búc cho đỡ buồn. Ngồi một chỗ trò chuyện, trao đổi thông tin, hình ảnh khắp thế giới với cùng lúc cả ngàn người bạn. Lại được thoải mái nói tâm trạng của mình, bình luận chuyện người khác, chém gió, chơi games, nghe nhạc, xem phim thoải mái… Cả gia đình, dòng họ ngồi một chỗ vẫn biết hết nhứt cử nhứt động của nhau. Anh Nghĩa! Sao anh không chỉ hai bác chơi Phây-búc vậy? - Trang cự Nghĩa.

- Sợ ba mẹ nói mất thời giờ! Ba mẹ hay la anh mỗi lần anh thức khuya để chat - Nghĩa nói.

- Trời, vậy mà còn không biết chỉ hai bác chơi! Ba má em cũng cự em, em chỉ xong là mỗi người ôm một cái điện thoại, hết la hehehe! Vui lắm hai bác ơi!

--------

     Bạn bè tôi cũng chơi Phây-búc lâu nay, có rủ tôi nhưng tôi giấu dốt, làm bộ chê là trò vớ vẩn, mất thì giờ. Sau buổi gặp Trang, thằng Nghĩa bắt đầu hướng dẫn tôi vào cuộc. Từng bước một, tôi dần dần bị cuốn hút vào trò chơi mới. Cũng động chút là chụp hình, pốt, ghi sì-ta-tớt, like, còm… cả ngày. 

Bạn bè đông dần, trong đó bạn ngoài đời càng ngày càng ít hơn bạn ảo. Các bạn ảo này mới là vui, vì chả quen biết gì, thậm chí cái tên cũng ảo, thí dụ Loài hoa bé dại, Ai thèm nhớ anh, Thiên thần mắc đọa, Cá mập chết đuối... Hầu hết không biết mặt mũi thế nào. Có người đưa con chim, bông hoa, cờ nước... làm ảnh đại diện. Kể cả họ có đưa ảnh chân dung thì cũng không có gì bảo đảm là thật. Bạn ảo thì khỏi úy kỵ, bình luận ào ào, khen chê chửi rủa vung vít. Nói chung dù là một thế giới ảo, Phây-búc đúng là vui ra phết, y lời con dâu tương lai đã nói, tha hồ tán dóc. Tôi còn thấy sở dĩ nó được thiên hạ khoái như điên vì còn là một phương tiện tự sướng vô địch về mặt tinh thần. Từ đó lúc nào tôi cũng kè kè cái điện thoại bên cạnh, đến mức đi ngủ cũng để một bên, thấy rung báo có tin là lại mở ra bấm bấm nhấn nhấn.

Vợ tôi nổi điên:

- Anh cười thằng Nghĩa con Trang rồi bây giờ còn lậm hơn tụi nó! Anh vừa phải thôi nha! Toàn trò chuyện với mấy đứa con gái thôi phải không?

- Con gái đâu mà con gái! - tôi chống chế.

- Hôm nọ anh nằm bấm, tôi nhìn thấy rồi! Toàn hình con gái! Mê quá há! Anh coi chừng tôi, lộn xộn tôi cho anh lên đường ngay tức khắc!

Khi vợ xưng “tôi” là biết có chuyện rồi! Tôi kêu trời:

- Không có đâu em ơi. Bạn ảo thôi, có gặp đâu! Chơi cho vui thôi mà! Em cũng chơi đi cho vui? Bạn của anh cũng là bạn của em - tôi đề nghị.

- Không! Tôi không có rảnh! Mà tưởng tôi ngu hả, mấy người tạo group riêng, có trời mới biết đang nói gì với nhau!

Tôi sửng sốt nhìn vợ. Sao nàng lại biết cả vụ này nữa trời? Vợ tôi như hiểu cái nhìn ấy, cười:

- Vợ anh không ngu đâu nha! Coi chừng đó! Bạn gái ảo thôi phải không? Nhất định không gặp phải không?

- Đúng rồi! Em tin anh đi! - Tôi nói chắc như bắp.

---------

    Bất ngờ có một cô gái với gương mặt đẹp như mơ và cái tên cũng quá thơ mộng - Giọt nắng bên thềm - xuất hiện xin làm bạn với tôi, cùng dòng nhắn tin: “Qua bạn bè, em rất thích những lời bình của anh. Xin anh cho em được làm bạn. Có thêm một người bạn tốt, cảm thông, chia sẻ, cuộc sống của mình sẽ nhẹ nhàng hơn”. Trời, hay như vậy làm sao tôi từ chối?

Giọt nắng bên thềm tỏ ra là một cô gái rất thông minh, tinh tế, đặc biệt qua những câu chat riêng tỏ ra rất hiểu tôi. Em nói mới 30 nhưng đã một lần dang dở. Em nói mới chơi Phây nên rất ngại việc phơi bày rộng rãi cảm xúc riêng tư. Không hiểu sao em lại tin tôi và rất thích trò chuyện với tôi, nên xin được tạo group riêng hai người. Thấy không hại gì, tôi... nhận lời. Từ đó thỉnh thoảng tôi lại được xem những tâm trạng buồn vui của Giọt nắng , những tấm hình Giọt nắng thật đẹp trong những bộ quần áo thời trang, kể cả bikini gợi cảm trên bãi biển... Tôi bắt đầu chat thường xuyên với Giọt nắng , điều lạ là em chỉ chat vào ban ngày, lúc tôi đi làm. Em xin lỗi tôi, nói là ban đêm không tiện, sẽ giải thích với tôi sau. Càng ngày em càng tỏ ra có tình cảm với tôi, hôm nào em không lên Phây, tôi cũng thấy thiêu thiếu, nhơ nhớ.

 Một hôm bất ngờ em nhắn: “Chắc em không chơi Phây nữa, hoặc sẽ bỏ group của mình và lock anh luôn. Em nghĩ đến anh nhiều quá! Mà anh thì đã có gia đình... Em rất ngại... ”. Tôi hốt hoảng: “Đừng em! Không sao đâu, không có chuyện gì đâu. Mình chỉ là bạn trên Phây thôi mà...”. “Nhưng em cứ nghĩ đến anh và muốn gặp anh. Em không thích chỉ làm bạn ảo của anh. Anh có cho em gặp không? Em muốn mời anh ăn sáng uống cà phê, từ nay mình sẽ trò chuyện ngoài đời thỏa thích với nhau...”.

Bạn nghĩ tôi có thể từ chối lời mời ấy được không?

Và tại quán cà phê Chiều tà thơ mộng, tôi đã gặp Giọt nắng bên thềm. Đó chính là... vợ tôi!

Hix! Với sự hướng dẫn tích cực của cô dâu tương lai tuổi Ngọ, nàng đã sử dụng Phây-búc thành thạo và cho tôi một vố nhớ đời...

Vĩnh biệt Phây-búc!

NGUYỄN ĐÔNG THỨC. 

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Thơ: CHÚT TÌNH THƠ XƯA - Thuy Hà.





CHÚT TÌNH THƠ XƯA


 Sáng gió về thơm mát

Mang chút tình thơ xưa

Trải vào cây dào dạt

Ru vòm hoa tím mơ.



Trưa nắng tràn tán lá

Vàng mơ trên cỏ hoa

Bước ngập ngừng rón rén

Trên cỏ xanh mượt mà.



Ráng chiều rơi sóng sánh

Trên bờ cửa xanh lam

Từ đâu trong sâu thẳm

Nhớ một người xa xăm.


THUY HÀ.

Văn hóa Việt: NGUỒN GỐC ÁO DÀI VN - Gia Quan.

 


           ( Họa sĩ Cát Tường )


 NGUỒN GỐC ÁO DÀI VIỆT NAM 

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) chính là cha đẻ của chiếc áo dài Việt Nam. Từ kiểu áo Lemur của Nguyễn Cát Tường, chiếc áo dài tiếp tục được cải tiến và dần dần trở thành trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ nước ta.

Thế nhưng, ít ai biết rằng, một trong những người đầu tiên góp công phô diễn chiếc áo dài của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, chính là vợ ông – bà Nguyễn Thị Nội!

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây – Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, họa sĩ Nguyễn Cát Tường cộng tác với báo Phong Hóa do nhà văn Nhất Linh làm chủ biên. Bằng con mắt liên tài, nhà văn Nhất Linh nhận ra chàng họa sĩ trẻ ấy ngoài vẽ tranh minh họa còn có khả năng đưa ra những ý kiến bỏ ích để tư vấn làm đẹp cho phái nữ.

Vì vậy, trên báo Phong Hóa số 85 ra ngày 11/2/1934, nhà văn Nhất Linh mở chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà, các cô” và giao cho họa sĩ Nguyễn Cát Tường phụ trách. Sau 4 số báo nhẩn nha phân tích về trang phục phụ nữ Việt, họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhấn mạnh: “Quần áo tuy dùng để che thân thể, nhưng nó có thể như tấm gương phản chiếu trình độ trí thức của một nước. Bộ quần áo rồi sẽ phải như thế nào? Trước hết, nó phải hợp với khí hậu xứ ta, với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, với mực thước của thân hình mỗi bạn.

Sau nữa, nó phải gọn gàng, giản dị, mạnh mẽ và có vẻ thẩm mỹ lịch sự. Nhưng dù thế nào, nó cũng phải có cái tính cách riêng của nước nhà mới được. Các bạn là phụ nữ Việt Nam, vậy áo của các bạn phải có một vẻ riêng để người khác khỏi nhầm các bạn với phụ nữ nước ngoài, như nước Tàu, nước Pháp, nước Nhật Bản chẳng hạn”.

Với quan niệm ấy, trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23/3/1934, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã công bố bản vẽ chiếc áo dài đầu tiên, đặt tên là áo dài Lemur. Nhà văn Thạch Lam đã lên tiếng ủng hộ áo dài Lemur rất nồng nhiệt: “Sự cải cách y phục của phụ nữ ta có thể bởi cái nguyên nhân sau: cái dáng điệu tự nhiên của thân thể người ta mà các họa sĩ biết thưởng thức. Biết sự mềm mại tha thướt của dáng điệu, rồi làm thế nào cho cái ống quần, cái tà áo theo cái mềm mại tha thướt đó, để làm tăng vẻ đẹp của thân hình cô thiếu nữ trẻ trung”.

Để chiếc áo dài Lemur bước từ trang báo ra cuộc đời, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã hợp tác với hiệu may Cử Chung ở số 100 phố Hàng Bông – Hà Nội và hiệu may Phạm Tá ở số 23 phố Bờ Hồ – Hà Nội. Đích thân họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã đi tìm những phụ liệu nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn cho chiếc áo dài. 

Và một lần ra ga Hàng Cỏ để gặp một ông chủ xưởng dệt ren ở Bắc Ninh lên, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã nhận được món quà nhân duyên lớn nhất đời mình!

Khi tàu từ Bắc Ninh vào ga Hàng Cỏ, nhưng họa sĩ Nguyễn Cát Tường chờ mãi không thấy ông chủ xưởng dệt ren đã có hẹn với mình. Đang mắt trái mắt phải ngó nghiêng kiếm tìm, họa sĩ Nguyễn Cát Tường sửng sốt khi phát hiện một cô gái đi ngang. Không trang điểm, trên đầu lại chít khăn xô đại tang, nhưng nhan sắc của cô gái làm họa sĩ Nguyễn Cát Tường ngơ ngẩn.

Sau mấy phút choáng váng, họa sĩ Nguyễn Cát Tường hoàn hồn và chạy theo cô gái. Lễ nghi lúc ấy không cho phép trai gái làm quen sỗ sàng, họa sĩ Nguyễn Cát Tường dò la biết được cô gái ấy tên Nội cũng ở Bắc Ninh và là con gái một chủ xưởng dệt ren vừa qua đời.

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường xã giao với người kéo xe của Nội để nhờ đưa thư. Sau mấy lần thư đi thư lại và thưởng không ít bạc cho người kéo xe, họa sĩ Nguyễn Cát Tường được thông báo rằng cô Nội hẹn ông ở chuyến tàu Bắc Ninh – Hà Nội dịp cuối tuần.

Đúng giờ, họa sĩ Nguyễn Cát Tường chưng diện bảnh bao để đứng đợi cô Nội ở ga Hàng Cỏ. Cô Nội xuống tàu thật, với hai chiếc va li to đùng. Họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhào đến, cúi chào cô Nội rất điệu đàng kiểu quý ông. Cô Nội hơi ngơ ngác nhưng vẫn không tỏ thái độ gì, chỉ nhìn xuống… hai cái va li. Dù không phải loại người khỏe mạnh, nhưng họa sĩ Nguyễn Cát Tường cũng tỏ ra ga- lăng, hai tay nhấc bổng hai cái va li lên.

Cứ thế, nàng nhẹ nhàng đi trước, chàng hổn hển theo sau. Ra khỏi cổng ga, nàng đi thẳng vào… đồn cảnh sát. Hơi khó hiểu, nhưng chàng cũng vào luôn và… hồn xiêu phách tán khi nghe nàng tố giác tội phạm: “Ông này lấy cắp hai cái va li của tôi!”.

Nhân chứng và vật chứng đều có đủ, họa sĩ Nguyễn Cát Tường không biết cách nào biện hộ cho bản thân, đành lấy mấy lá thư của cô Nội mà mình lúc nào cũng mang bên mình để chứng minh cả hai có quan hệ với nhau. Cô Nội khăng khăng “không phải chữ của tôi”, và mượn giấy bút của cảnh sát để biểu diễn chữ viết hoa mỹ gấp trăm lần thứ chữ viết mà họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhận được.

Trời đất như sụp đổ dưới chân họa sĩ Nguyễn Cát Tường. Cô Nội thì nhận lại hai cái va li để đi xa rồi, còn họa sĩ Nguyễn Cát Tường phải ngồi ở đồn cảnh sát để tường trình sự việc và chờ người của báo Phong Hóa đến bảo lãnh.

Tất nhiên, lúc ấy nhà văn Nhất Linh – chủ báo Phong Hóa cũng là nhân vật có quyền lực, nên họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhanh chóng thoát nạn. Bấy giờ, họa sĩ Nguyễn Cát Tường mới vỡ lẽ bị người kéo xe giở trò lừa đảo. Cái gọi là thư của cô Nội, đều do người kéo xe tự viết để mong có mấy đồng tiền thưởng từ họa sĩ Nguyễn Cát Tường.

Oan gia ngõ hẹp, mấy ngày sau họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhận được trát của tòa án. Lý do, cô Nội về nhà kể lại cho mẹ nghe những điều đã xảy ra trên Hà Nội. Và bà góa chủ xưởng thêu ren ở Bắc Ninh quyết không buông tha kẻ đã bôi nhọ thanh danh con gái cưng của mình bằng sự vu vạ “viết thư cho trai”. Thủ phạm là người kéo xe bị vạch mặt, nhưng họa sĩ Nguyễn Cát Tường vẫn thua kiện và phải “bồi thường một đồng danh dự” cho cô Nội!

Hình ảnh cô Nội ngỡ đã tan thành mây khói trong giấc mộng của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, thì cái câu “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” lại ứng nghiệm. Tuy chồng đã qua đời, nhưng cam kết cung cấp nguyên liệu cho việc may áo dài vẫn được người vợ thừa kế xưởng dệt ren thực hiện, Họa sĩ Nguyễn Cát Tường được mời xuống Bắc Ninh để gặp mặt cho một thương vụ êm thắm.

Thật bất ngờ, cô gái của bà chủ xưởng thêu ren thay mẹ rót trà mời khách, không ai khác chính là cô Nội. Không giống như sự giận dữ trước đây đối với kẻ xúc phạm cô gái mình, mẹ của cô Nội hết sức khen ngợi tài năng của họa sĩ Nguyễn Cát Tường và không giấu giếm ý muốn nhận họa sĩ Nguyễn Cát Tường làm con rể.

Cuối năm 1936, sau khi mãn tang thân phụ, Nguyễn Thị Nội xuất giá. Đám cưới được tổ chức tưng bừng ở Bắc Ninh, và trong ngày vu quy, cô dâu Nguyễn Thị Nội mặc chiếc áo dài do tân lang Nguyễn Cát Tường thiết kế. Vốn có gien kinh doanh của gia tộc, Nguyễn Thị Nội đã giúp chồng phát triển thương hiệu áo dài Lemur rất thịnh vượng tại Hà Nội. Hiệu may Lemur với đặc sản áo dài được mở tại số 16 phố Lê Lợi, trở thành địa chỉ nổi tiếng nhất về y phục phụ nữ.

Bà chủ Nguyễn Thị Nội không chỉ khéo léo chiều chuộng khách hàng, mà còn là người mẫu thuyết phục nhất để người ta yêu thích chiếc áo dài. Cũng nhờ người mẫu Nguyễn Thị Nội, họa sĩ Nguyễn Cát Tường có cảm hứng sáng tạo rất nhiều mẫu áo dài, để in thành cuốn sách “50 mẫu y phục phụ nữ Lemur” do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành. Năm 1939, hiệu may Lemur chuyển về số 14 phố Hàng Da. Và tại địa chỉ này, bà Nguyễn Thị Nội đã mở phòng trà Thiên Hương quy tụ những nghệ sĩ lừng lẫy nhất thủ đô hội ngộ hàng đêm.

Bà Nguyễn Thị Nội sinh cho họa sĩ Nguyễn Cát Tường cả thảy 5 người con, 3 trai 2 gái. Ngày 17-12-1946, họa sĩ Nguyễn Cát Tường qua đời, hiệu may Lemur cũng đóng cửa. Sau năm 1954, bà Nguyễn Thị Nội đưa gia đình vào Sài Gòn, và một mình làm lụng nuôi các con khôn lớn.


Bài và ảnh: GIA QUAN

(Kiến thức gia đình số 45)

Thơ : NƠI ẤY LÀ TUỔI THƠ CON - Kiên Duyên.





 NƠI ẤY LÀ TUỔI THƠ CON

Con lớn lên trong lời ru cò lả..

Ngọn heo may ngủ trên lá mía ngà

Cánh võng đay ru nắng đổ sau hè

Con chuột rích từng đêm nghe buồn quá..


Tuổi thơ con nắng mưa cùng mái rạ..

Trốn học tìm những con cá lòng tong

Mấy chị em một manh chiếu mùa đông..

Tấm phên tre não lòng đêm gió bấc ..


Con bọ gậy rong chơi hoài bể nước..

Lạc giữa dòng xuôi ngược những lo toan..

Cha làm thêm những việc nặng quanh làng

Mẹ mò ốc dưới trời chang chang nắng..


Mắm chuối xanh - bữa cơm chiều chát mặn..

Một lưng cơm - sao chị chẳng đơm đầy ?

Đêm gối đầu tay Cha giấc ngủ say..

Tuổi thơ ơi những ngày xa xưa đó..


Ngày chị cưới theo chồng đêm mùa trở..

Khóc thương hoài - thương mấy đứa em thôi..

Để tháng năm thương về phía Mặt Trời..

Cha đã trả..hết một đời cơ cực.. 


Quê Mẹ ơi - chỉ còn trong tiềm thức..

Gió sau vườn - hay tiếng nấc.. xa quê..

Đêm từng đêm..con mỏi mắt trông về.. 

Còn bến cũ chân đê chờ bóng Mẹ.. 

KIÊN DUYÊN. 

Thơ : EM ĐÃ GIẤU... - Thuy Hà.

 



EM ĐÃ GIẤU... 

Em đã giấu mộng mơ năm ấy

Bằng vụng về tuổi ngọc thơ ngây

Giấu yêu thương vào vòm cỏ lá

Nửa trăm năm vẫn mãi xanh ngời.


Em cũng giấu vào ánh trăng đêm

Một nửa dấu yêu thời hò hẹn

Nửa còn lại lưu vào kỷ niệm

Mãi mãi còn ký ức đềm êm.

THUY HÀ.

Thơ : EM VÀ HOA HỒNG - Xuân Duyên.

 




EM VÀ HOA HỒNG

Mắt em  và hoa hồng 

Ngắm nhìn nhau đi nhé

Em sẽ không cô lẻ

Đời sắc sắc ,không không 

    Sao em mãi hoài mong 

    Xoay dần theo chiếc lá

    Bạn bè trong như đã

    Vạt nắng lùa bên song

              XUÂN DUYÊN -  3/2022

Cuộc sống: TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN - Huỳnh Văn Diệp.





 TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN!!!

Mình có thằng bạn thân cùng tuổi, nó nhỏ hơn mình một tháng. Mình thì Đà Nẵng còn nó ở Quảng Nam thị xã Vĩnh Điện, Điện Bàn. Khi hai thằng còn ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Cuối tuần là hai thằng gặp nhau không tại Đà Nẵng thì cũng tại Quảng Nam để lai rai với nhau vài ly bia hoặc ly cà phê và kể cho nhau nghe những điều tào lao xịt bộp trên trời dưới đất. Rồi cuộc sống cơm áo gạo tiền, nó phải đành rời xa quê hương vào Sài Gòn mưu sinh đã hơn mười năm nay. Kể từ đó hai thằng chỉ được gặp nhau vào những ngày cuối năm nó về quê ăn tết hoặc tôi có việc vào Sài Gòn.

Trước khi vào Sài Gòn và có ý định ở lại Sài Gòn một thời gian dài. Tôi gọi điện cho nó, nó mừng lắm. Ngày mà tôi vào Sài Gòn, vừa bước ra khỏi cửa nhà ga sân bay là vợ chồng tôi thấy nó giơ  tay vẫy vẫy  gọi to "Tao nè Điệp" làm cho mọi người đang chờ đón người thân phải quay qua nhìn nó. Nó cười hì hì.

Thế là hai thằng lại gần và gặp nhau như lúc xưa. Rảnh là nó chạy qua tìm tôi cùng uống ly bia hay ly cà phê.

Hôm bữa cuối tuần. Nó ghé qua chở tôi đi làm ly bia. Hai thằng vừa nhậu vừa kể chuyện đời, chuyện Facebook thì đã hơn 10h đêm, thế là vội vàng tính tiền ra về. Đang chạy trên đường Phạm Văn Đồng, nó nhìn thấy bên kia đường có một người đàn ông đang dẫn bộ chiếc xe máy, vậy là nó quay đầu xe lại, chạy ngược chiều một đoạn để đến người đàn ông đang dẫn bộ chiếc xe máy đó. Vừa tiếp cận được người đàn ông đang dẫn bộ xe là nó hỏi ngay:

- Xe bị gì vậy ông anh?

Người đàn ông tỏ vẻ lo ngại và e dè nói:

- Xe tui hết xăng. Dẫn bộ hơn 1km rồi mà chưa thấy trạm xăng

Nó cười hì hì nói

- Ông anh đừng có lo. Hai thằng tui không phải ăn cướp đâu. Mở cốp xe ra đi, tui đổ cho một lít mà chạy về.

Nó liền quay qua bảo tôi bước xuống và nó mở cốp xe lôi một đoạn ống dẫn, xong, nó quay qua lấy cái can 5 lít đựng xăng luôn để phía hông xe của nó, rồi nó truyền qua xe người đàn ông đó. Xong đâu vào đấy, người đàn ông đó cảm ơn ríu rít và xin được trả tiền mà nó không lấy. Lúc này thì tôi mới nhớ ra là lúc nào bên hông xe của nó luôn có can 5 lít đầy xăng, có hỏi nó vài lần mà nó không trả lời. Hôm nay tôi phải hỏi cho được vụ can xăng này. Nó không để người đàn ông đó nói thêm nữa, nó hối tôi leo lên xe rồi rồ ga chạy. Và tôi bất đầu hỏi về vụ can xăng.

-Mày  có bán thêm xăng lẻ ở nhà hả?

Nó cười hiền trả lời:

-Đâu có...

Tôi thắc mắc.

-Vậy mua xăng làm gì vậy, chạy hết thì ra cây xăng đổ tiếp chứ để xăng như này ở nhà nguy hiểm lắm

Cũng giọng cười hiền đó, nó trả lời:

-Tao luôn mua để sẵn như thế này, đi đường thấy ai hết xăng thì đổ cho người ta chứ tội.

Tôi càng thắc mắc

- Nhưng sao lúc nãy mày không lấy tiền xăng lại?

Với giọng hơi chùng xuống một chút nó nói:

-Tao đổ cho người ta chứ lấy tiền chi mi

Nghe nó nói vậy, tôi cũng thấy vui, thở dài nói:

- Như thế có nghĩa là mày đang làm từ thiện, nhưng mày đâu có giàu có cho lắm mà làm vậy là quá tuyệt vời ông bạn tôi ah.

Nó cười buồn nói:

-Từ thiện chi mi ơi... Như mi đã biết chuyện của vợ chồng tao rồi đó... Mi cứ hỏi tao chuyện can xăng này, thôi thì hôm nay tao kể hết nguyên nhân cho mi nghe.

Sau khi vào Sài Gòn làm ăn được một thời gian, nhờ trời đãi ngộ mà nó lên như diều gặp gió và mua được căn nhà trong hẻm đường Lạc Long Quân, rồi nó cưới vợ. Cưới nhau năm năm mà không có con, hai bên họ hàng khuyên vợ chồng nó đi chữa hiếm muộn. Ngày mà vợ chồng nó đi chữa hiếm muộn cũng là ngày vợ chồng nó sụp đổ hoàn toàn. Bác sĩ phát hiện ra vợ nó bị ung thư tử cung. Từ đó, nó bỏ tất cả mọi việc đưa vợ đi khắp nơi chữa chạy, nghe ai giới thiệu ở đâu là nó dẫn vợ đến ngay. Dần dần tài sản nó cạn kiệt, căn nhà để ở duy nhất nó cũng bán để lo cho vợ.

Sau bao năm chữa chạy, nhưng rồi vợ nó cũng bỏ nó ra đi. Giọng buồn buồn nó nói với tôi:

- Tao nhớ mãi buổi trưa hôm đó, tao không bao giờ quên. Cái ngày mà vợ tao bỏ tao lại trên cõi đời này để về với thế giới bên kia. Hôm đó. Thấy vợ chợp mắt nên tao chạy về, tranh thủ tắm rửa và nấu cho nàng miếng cháo. Về đến nhà trọ, tao vừa cởi chiếc áo ra định đi tắm thì điện thoại đổ chuông cầm máy lên thì đầu dây bên kia giọng bác sĩ nói rất gấp: "Anh vào bệnh viện nhanh, chị nhà có biểu hiện rất là...."

Linh tính có chuyện không lành, tao liền vội quay ra lấy xe chạy gấp đến bệnh viện ,mà không kịp mặc chiếc áo mới vừa cởi ra. Ông trời lại một lần nữa thử thách tao. Đang chạy nữa chừng, xe tắt máy, kiểm tra thì xe hết xăng. Lúc đó trong túi không còn một đồng để mà đổ một lít xăng. Tao gào kêu ba tiếng: "Trời," nước mắt lưng tròng, cứ thế tao đẩy bộ xe chạy và miệng luôn khấn vái Trời Phật cho vợ tao qua cơn nguy kịch, còn nếu có mệnh hệ gì thì cũng chờ tao đến để gặp nhau lần cuối...

Bỗng, nó im bặt không nói nữa, ngồi sau lưng nó, tôi thấy hai vai nó rung nhẹ lên một cái. Hai vai nó rung không phải vì cái lạnh về khuya của những ngày giao mùa, mà tôi biết nó rung là bởi nó đang thổn thức của sự hoài niệm đang ùa về. Tôi im lặng để cho những cảm xúc của nó tuông trào. Một lúc sau nó mới nói tiếp

- Tao vừa chạy vừa đẩy được một đoạn. Tao định vứt chiếc xe chạy cho nhanh thì có một chú em tầm khoảng 25 26 tuổi chạy tới nói. "Xe anh hết xăng phải không. Anh leo lên xe đi em đẩy đến cây xăng", tao làm theo như một cái máy. Vừa tới cây xăng tao vội móc cái điện thoại cùi bắp ra đưa cho cô nhân viên cây xăng và nói "Tui không có tiền, cô cầm cái này rồi đổ cho tôi 20k xăng" lát tôi đến chuộc lại. Tui có việc gấp lắm". Chú em lúc nãy  đẩy tao tới, đang định quay đầu xe đi nghe tao nói với cô nhân viên cây xăng vậy, liền dựng xe xuống đi đến cô nhân viên rồi nói "Đổ cho ảnh đầy bình đi, tui trả tiền".

Nói xong chú em đó móc ra tờ 200k đưa cho cô nhân viên và nói tiếp. "Chị cứ đổ đầy bình, tiền thừa thì chị đưa cho ảnh giúp em". Nói rồi chú em đó lên xe đi mất, còn tao như kẻ mất hồn, lúc đó tao không mở miệng cảm ơn chú ấy lấy một tiếng... Xong, tao chạy ào tới bệnh viện vứt vội xe, bay ào lên phòng bệnh thì thấy vài bác sỹ đang đứng bên giường bệnh vợ tao.

Thấy tao, bác sĩ trưởng khoa trực gọi tao lên phòng nói tao hãy đưa bà xã tao về để còn kịp, vợ tao trút hơi thở cuối cùng tại nhà... Trên đường về, nằm trong xe cứu thương vợ tao dặn dò tao phải vững tâm, bình tĩnh đừng khóc thương mà có hại cho sức khoẻ. Cố gắng hết sức nói nhiêu đó là cô ấy trút hơi thở cuối cùng trên tay tao

Hai vai nó lại rung lên. Mắt tôi cũng cay xè. Nó nghẹn ngào nói tiếp.

- Cũng nhờ chú em đó cho tao mấy lít xăng nên tao mới kịp gặp vợ tao lần cuối. Sau khi ma chay cho vợ xong. Một thời gian sau nhớ lại mọi việc và mong được gặp chú em đó, nhưng biết đâu mà tìm... Và sau này đi đâu tao cũng cầm theo can xăng này, gặp ai dẫn bộ thì tao dừng lại đổ cho người ta một ít để họ còn chạy về nhà. Biết đâu trong những người dẫn xe bộ vì hết xăng đó, có người trong túi họ không có một đồng như tao lúc đó, biết đâu có người đang chờ họ về...

Nói xong, nó thở dài một tiếng nghe não ruột. Tôi liền lồng hai tay về trước ôm chặt lồng ngực nó vào lòng. Có vài người đi đường họ nhìn thấy liền quay lui nhìn hai thằng tui và cười mỉm. Chắc họ nghĩ hai thằng tôi đang yêu nhau.


Tác giả: Huỳnh Văn Diệp 30-1-2020

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

Thơ vui: TA HẾT CÒN TA - Huỳnh Lệ Nguyên.

 




Thơ vui TA HẾT CÒN TA.

(Có một nữ đồng môn, tuy đang sinh sống nơi phương xa nhưng vẫn nhớ đến bạn cũ… . "Cô gái xưa" đã gửi email về với các "chàng trai xưa" để tham gia "họa" lại bài thơ "Ta Vẫn Còn Ta" như sau đây) :


Họ Huỳnh tui cũng bắt chước họ Huỳnh kia, ráng rặn ra thơ để tham gia (xin phép bạn HVH cho copy 1 đoạn nhé)


TA HẾT CÒN TA.


Mười hai tháng mười hai 


Đồng môn (K12) về họp mặt 


Toàn các lão bảy mươi


Hết tuổi xuân phơi phới 



Mà lòng vẫn mông lung


Nhớ về ngày xưa ấy 


Lúc sức khoẻ còn sung


Dô chục chai chưa thấm



“Nông-Lâm-Súc thân thương 


Tuổi hồn nhiên mười tám


Mình làm quen giảng đường 


Thấm đẫm bao mến thương”


(copy đọan này của bạn HVH)



Rồi vật đổi sao sa


Kẻ còn người đi xa


Qua bao năm gian khó 


Sức khoẻ dần phôi pha


Nay chúng ta họp mặt 


Dô dô, vui quá xá


Nhưng dô một hai chai 


……………….,


Là ta hết còn … ta




HUỲNH LỆ NGUYÊN 


PS: Chúc các lão ông “Ta vẫn còn ta” vui vẻ trong ngày 12 tháng tới nhé

LN😄😄

-------------------

Mời bạn đọc xem lại bài thơ "Ta Vẫn Còn Ta" qua link :

http://huynhvanhuehvh.blogspot.com/2022/02/tho-ta-mai-con-ta-hvh.html?m=1

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

Xứ người: NGƯỜI VIỆT PHƯƠNG XA - Tăng Quốc Việt.





 Một người Mỹ gốc Việt (quê mẹ ở Gò Công, Tiền Giang. Sau 30.4.75 vượt biên và định cư ở Mỹ),

33 tuổi, vừa được trao một giải thưởng văn chương danh giá của Mỹ trị giá $625.000. 

Anh được người Mỹ đánh giá là thiên tài văn chương mới của nước Mỹ.


***

OCEAN VUONG: MỘT NHÀ THƠ LỚN, THIÊN TÀI GỐC VIỆT...


“Có những người con làm rạng danh cha mẹ

Có những con dân làm rạng danh Tổ quốc”.

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, biết Ocean Vuong không? Tất cả đều trả lời là không, vậy là tôi nằm trong khối đa số hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ (genius prize) trị giá 625.000USD

Thơ của em, Night Sky With Exit Wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên Trái Đất Chúng Ta Một Thoáng Huy Hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt; quyển tiểu thuyết được New York Times cho là “biến cố văn chương” năm 2019, và trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp.

XUẤT THÂN

Từ đây, tôi gọi tên em là Vương Hải, chứ không gọi Ocean Vuong như người Mỹ.

Em sinh năm 1988, bà Ngoại tên Lan, mẹ tên Hồng, gốc người Gò Công, gia đình 6 người vượt biên qua trại tị nạn Philippines, ở đó 1 năm, định cư ở Mỹ năm 1990, lúc Hải được 2 tuổi. 

Gia đình 6 người cư ngụ trong một căn hộ chung cư có một phòng ngủ, ở vùng da đen Harford, Connecticut. Nơi đây đã để lại dấu ấn trong đời và trong thơ văn của Hải. Cho tới khi tiếp xúc với bên ngoài, em cứ nghĩ nước Mỹ là của người da đen.

Tên khai sinh do Cha đặt là Vương Quốc Vinh, sau khi Cha đi tù vì tội bạo hành mẹ, ly dị mẹ ,bỏ nhà ra đi, người mẹ quyết định đổi tên em là Hải để cắt đứt với quá khứ.

Một lần phỏng vấn, hỏi nguồn thơ của em từ đâu ra, em trả lời là mặc dù mẹ em mù chữ, nhưng khi đặt tên em, bà nghĩ đến Thái Bình Dương, là biển nối liền Mỹ với quê hương VN là có ý thơ rồi (phải chăng từ câu hát: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”). Hơn nữa, em được giáo dục bởi 3 người đàn bà: bà ngoại, mẹ và dì Mai, đã đọc thơ, kể chuyện, hát ca dao cho em nghe, do đó thơ, từ thuở nhỏ đã thấm vào hồn em.

Bà ngoại Lan, là người mù chữ, cũng như mẹ em và dì Mai, có lẽ trong gia đình có gen ex mang chứng khó đọc chữ (dyslexia) vì người em của Hải đã bị chứng này.

Thời trẻ bà Ngoại bỏ nhà ra đi, làm me Mỹ, gặp ông Ngoại là người Mỹ da trắng, tên Paul, gốc nông dân ở Michigan, cũng bỏ nhà, đăng lính Hải quân, qua chiến đấu ở VN.

Bà ngoại sinh 2 cô con gái, giống Mỹ nhiều hơn giống Việt. Có lúc vì khó khăn, bà phải bỏ con vào cô nhi viện, khi chồng về Mỹ năm 1971 và không trở lại.

Chính bà ngoại là người đã kể cho Hải nghe chuyện chiến tranh VN, do đó, dù đến Mỹ năm 2 tuổi, chiến tranh VN bàng bạc trong thơ văn của Hải. Có thể nói, Hải rời VN nhưng VN không rời Hải.

Mẹ Hải, bà Hồng, sống bằng nghề làm móng tay.

Người tình đầu của em là Trevor, da trắng, con nông gia trồng thuốc lá, là đề tài mà em đã viết trong thơ và quyển tiểu thuyết hết sức sống động. Sau đó, Trevor chết vì chích ma túy quá liều.

Hình ảnh người cha vắng mặt trong đời em, được tả một cách nhạt nhòa bàng bạc trong thơ Hải.

QUÁ TRÌNH HỌC VẤN

Hải đi học Mẫu giáo hồi 5 tuổi, nhưng mãi tới năm 11 tuổi em mới đọc và hiểu được tiếng Anh một cách thông thạo.

Sau đó em thường đi thư viện và miệt mài trong sách vở. Em kể khi nghe băng bài diễn văn của Mục sư Martin Luther King, Jr “I have the dream” thì em bắt đầu có mộng lớn của riêng mình.

Chú bé cô đơn, bị hiếp đáp trên xe bus, trên đường đi học, tìm an ủi trong sách vở, bắt đầu làm thơ. Thầy giáo nghĩ là em đạo văn, ông không thể tưởng tượng một đứa học trò nghèo, xuất thân từ gia đình mù chữ, phát âm chữ THE cũng ngọng, thì làm sao có thể làm thơ hay như vậy, nên phạt em về tội ăn cắp, ăn cắp Thơ. Nhưng ông giáo đã lầm, một Thiên tài vừa xuất hiện mà ông không biết!

Em kể: tôi viết rất chậm, xem từ ngữ như một vật thể, tôi luôn cố tìm từ ngữ trong từ ngữ:


                  Tôi bước vào đời mình

                         Cách từ ngữ

                         Bước vào tôi

Nói về chuyện đọc sách, em viết:


                      Ôi thằng con ngốc

                         Con có thể lạc lối trong mọi cuốn sách

                         Nhưng không bao giờ quên được chính mình.


Vào Đại Học, lúc đầu em chọn Marketing vì hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền để giúp gia đình, nhưng sau 8 tuần thì em bỏ học, vì biết mình đã chọn sai, nên đổi qua Brooklyn College - ĐH New York, theo học Văn chương Anh thế kỷ 19. Em lấy bằng BA, sau đó tốt nghiệp MFA về Thơ của ĐH New York, hiện nay làm Giảng sư MFA ở ĐH Massachusetts, thành phố Amherst.

Quyết định chuyển ngành học từ Marketing qua Văn chương là điều may cho bản thân Hải, cho nước Việt và cho thế giới Thi ca: một nhân tài có dịp để thăng hoa.

Tạp chí Foreign Policy bình chọn Ocean Vuong là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu nhân loại trong năm 2016.

Tôi xin trích vài bài dịch thơ, nói về các người thân của Vương Hải.

VỀ MẸ:


* Trong bài thơ Rồi Có Một Ngày, Ta Sẽ Yêu Ocean Vương

        Hải, bạn đang nghĩ gì? 

        Phần đẹp nhất của y thể là bất cứ nơi đâu.

        Phủ hình bóng mẹ (trang 82)

 * Trong bài thơ Đầu Ra Trước (head first)

         Nhưng chỉ có người mẹ, có thể bước đi, với sức nặng của nhịp đập của quả tim thứ hai (trang 20)

         Tôi nghĩ tôi thương mẹ nhiều lắm (trang 70)

         Con thương mẹ, mẹ ơi (trang 7)

         Không có gì bằng cơm với cá,

         Không có gì bằng má với con (thành ngữ VN, trang 20)


VỀ CHA:


      Đừng lo, cha mày chỉ là cha mày.

         Cho đến, khi một người trong nhà quên mất.

         Giống như cách mà xương sống,

         Không nhớ hai cánh tay.


VỀ BÀ NGOẠI :

* Trong tập thơ Burning

        Ngoại tôi hôn.

        Như thể bom đang nổ sau nhà,

        Nơi mà bạc hà và hoa lài toả hương,

        Qua cửa sổ bếp,

        ……….

Khi ngoại tôi hôn, sẽ không

        Có âu yếm cầu kỳ, không âm nhạc Tây phương

        Của đôi môi mím chặt, ngoại hôn như để hút lấy

        Bạn vào trong bà.

Vương Hải như đóa sen, mọc từ bùn, vươn lên và tỏa hương. Em đi từ no one (không là ai) trở nên anyone (bất cứ ai) rồi trở thành someone (một người hơn người).

Tôi theo dõi nhiều buổi phỏng vấn, đọc thơ của Vương Hải trên các chương trình TV Mỹ, Canada, Pháp, Đức. … Điều đập vào mắt tôi là cách em chào cử tọa, cúi mình thật thấp. Người Nhật bảo: những hạt lúa chín là những hạt lúa cúi đầu - thái độ thật khiêm tốn, ăn mặc giản dị, giọng nói nhẹ nhàng của phái nữ, trầm bổng đầy chất thơ.

Thật khó tưởng tượng một chú bé, thuở nhỏ nói thứ tiếng Anh của người da đen ít học. Một lần ở tiệm Sears, người bán hàng hỏi em là con nuôi của mẹ (vì mẹ là con lai Mỹ rất trắng), em trả lời không, tôi từ a**hole (lỗ đ!t) của mẹ tôi ra. Ngày nay, em sử dụng thứ tiếng Anh hết sức trau chuốt của giới trí thức khoa bảng.

Em kể lại, thuở nhỏ, bài học đầu tiên mà bà ngoại và mẹ em dạy để sinh tồn ở nước Mỹ là đừng để ai chú ý tới mình. Vì mình là người Việt da vàng đã khác họ rồi, phải làm sao để trở nên... vô hình, mẹ dạy con phải tự biến mất. Em hiểu là người lớn muốn cho em yên thân, được an toàn (ngày nay với phong trào bài Á, những lời khuyên đó có còn đúng ?)

Có sự khác biệt giữa thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai. Thế hệ 2 muốn người ta biết đến mình, để vươn lên; tự hào về mình. Thế hệ thứ nhất dạy con mình biến đi, tự vệ bằng cách tự xóa mình.

Mong em sẽ đi xa hơn nữa (vì còn quá trẻ, 33 tuổi) trong sự nghiệp sáng tác của mình để đạt được Nobel Văn học.

Tiếc cho em, đạt được vinh quang, thoát cảnh nghèo, thì những người thân lần lượt ra đi: bà Ngoại, người đã dạy Văn chương bình dân VN , kể cho em nghe về cuộc chiến tàn khốc, chết vì ung thư xương giai đoạn cuối, mà em đã tả một cách sống động trong tiểu thuyết.

Người mẹ Hải hết lòng thương yêu (Con thương mẹ, mẹ ơi) ra đi vì ung thư vú di căn. Người mẹ, làm nail, suốt ngày phải cúi đầu giũa móng tay, móng chân cho khách, luôn miệng nói sorry, sợ đau khách sẽ không được tip.

Một bữa, khi dự buổi ra mắt sách của Hải, nghe con đọc thơ tiếng Anh mà bà chẳng hiểu gì, chỉ quan sát cử tọa, bà khóc nức nở vì sung sướng. 

Bà nói: “Má không bao giờ nghĩ là mình sẽ sống để thấy ngày những người da trắng, đứng tuổi, vỗ tay tán thưởng con của má”.

Hải trả hiếu cho Mẹ bằng sự thành công khi được đánh giá là Thiên tài nước Mỹ. Có chăng một chốn gọi là chín suối? Nếu có, chắc Mẹ em đang nở nụ cười mãn nguyện: nhiệm vụ của bà đã hoàn thành.

Cám ơn Vương Hải, đã cho tôi niềm hãnh diện của người Việt 

“Summer in the mind,

God opens his other eye:

Two moons in the lake”.

Vương Hải


TĂNG QUỐC VIỆT

Thơ: TRONG TRẮNG TÌNH THƠ - Thuy Hà.

 



TRONG TRẮNG TÌNH THƠ.

Xa dòng sông rồi em thấy nhớ

Bìm bịp kêu nước lớn nước ròng

Bờ bên kia phù sa màu mỡ

Bờ bên đây nước cuộn thành dòng.

Xa con đường rồi em nhớ Gió

Lay hàng cây cuối dốc mong chờ

Gió dịu dàng vuốt ve tóc Cỏ

Vạt áo dài trong trắng tình thơ.

THUY HÀ. 

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

Thơ 8-3: NÀNG - Thạch Thảo.





 NÀNG

Nàng là tất cả mùa xuân

Là hoa nhan sắc tuyệt trần, biết không?

Thơm bàn tay. Cả tấm lòng

Vẹn êm. Chu đáo. Mênh mông nghĩa tình.


Dẫu đời sóng gió, gâp ghềnh

Có nàng như có bình yên ấm nồng.

Lững lờ trôi một dòng sông 

Lung linh tắm gội. Bềnh bồng thoả thuê.


Biết Nàng ! Có bỏ bùa mê?

Sao trăng chết sững? Lòng tê điếng lòng.

Tháng 3 mồng 8 hoa hồng

Ngát hương toả nắng. Thơm nồng thuỷ chung.


Rộn ràng  ngày 8 rưng rưng

Những tôn vinh, cúi chào mừng nữ nhi.

Những bà, mẹ, bạn...phương phi

Đoá hoa duyên dáng. Nhu mì toả hương.


Nàng là tất cả mùa xuân

Là hoa nhan sắc. Tuyệt trần biết không?


-( Viết cho ngày 8-3-2022

- San sẻ cùng ai không có bàn tay phụ nữ bên đời.)


 Thạch Thảo Bình Dương

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

Nước ngoài: CHỖ ĐẬU XE - Thương Trường (FB)

 




CHỖ ĐẬU XE

Tại một tòa cao ốc của Thụy Điển có hơn 2000 chỗ đậu xe. Mỗi ngày, người đến sớm thường đậu ở nơi cách xa văn phòng hơn.

Có người hỏi: Các bạn cứ đến văn phòng là đậu xe ở đây sao?”

“Chúng tôi đến sớm có nhiều thời gian để đi bộ trên đường hơn. Các đồng nghiệp đến muộn sẽ đậu ở gần văn phòng hơn để không phải đi bộ xa và đỡ bị muộn giờ làm.”

Vì người khác mà suy nghĩ, con đường sẽ đi được xa hơn!

THƯƠNG TRƯỜNG  (FB)

Thơ: XIN VỀ LẠI TUỔI THƠ - Đồng Ánh Liễu.

 



XIN VỀ LẠI TUỔI THƠ. 

Ai bán không ? Tấm vé về tuổi thơ

Tôi mua nhé bởi bây giờ thèm lắm

Bươn chải qua nửa cuộc người thăm thẳm

Bao thăng trầm ... ngọt đắng của trần gian


Làm người lớn thấy mệt mỏi gian nan

Chẳng thể khóc khi vô vàn ấm ức

Nén đau thương thật sâu trong lồng ngực

Nức nở cười che giấu cả tâm tư


Có những ngày lòng mình nặng trĩu như

Ngàn khối đá đè vào thân tâm vậy

Cũng thèm lắm chạy về nhà hờn lẫy

Khóc với mẹ ... run rẩy một chút thôi


Nhưng lớn rồi lại mím chặt bờ môi

Bởi đời mà ... nhiều thị phi ngang trái

Sống bon chen ... trắng đen ... khôn đè dại

Mải miết hoài những ảo vọng hư danh


Cõi Trần gian như bóng câu qua mành

Ta ghé tạm một lần rồi xa mãi

Mai về đất hỏi còn chi ở lại?

Cả một đời với được - mất - hơn - thua!


Vé tuổi thơ ... ai bán ... tôi xin mua?

Để trở lại những ngày xưa mơ mộng

Tôi ngây thơ dưới chân đồi gió lộng

Rộn rã tiếng cười, trong vắt ...vô ưu...!


- Đồng Ánh Liễu -

Đó đây: LỜI MỘT NHÀ VĂN - Sưu tầm.

 

        



 LỜI MỘT NHÀ VĂN NGƯỜI ANH

                             

Tôi nghĩ phụ nữ thật ngốc khi họ cho rằng họ bình đẳng với đàn ông. Thực ra họ luôn luôn là người vĩ đại hơn. Bất cứ cái gì đưa cho phụ nữ, họ cũng sẽ tạo ra những giá trị cao hơn.

 Khi bạn đưa cho họ một căn nhà, họ sẽ tạo ra một tổ ấm.

   Nếu bạn đưa cho họ thực phẩm, họ sẽ tạo cho bạn một bữa ăn ngon. 

   Nếu bạn tặng họ nụ cười, họ sẽ tặng bạn trái tim yêu. 

 Phụ nữ luôn nhân lên, tạo ra những giá trị lớn hơn bất cứ thứ gì bạn trao cho họ. Nhưng nếu bạn trao cho họ những thứ xấu xa thì hãy coi chừng, bạn sẽ nhận lại những trái đắng. 

                         

William Golding. 


Thơ: THẢ NỖI BUỒN TRÔI... - Thuy Hà.






THẢ NỖI BUỒN TRÔI...

 Có lúc thấy hồn mình như cơn gió

Bay khắp đầu ghềnh cuối bãi lang thang 

Bởi vì gió không nhà không bến đỗ

Nên muôn đời suốt kiếp mãi hoang mang.


Có lúc thấy hồn lâng lâng mây khói

Đợi chiều về giăng hờ hững bên song

Bởi mây khói có lúc tan lúc hợp

Xa nhau rồi tình cảm hóa chênh chông.


Nếu ngày tháng giống như con tàu vội

Và nhịp đời tựa ngọn sóng nhấp nhô

Sẽ bình yên hơn khi nhìn hoa nở

Thả nỗi buồn trôi đến cõi hư vô.

THUY HÀ.