Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Thơ vui CHỜ CHỒNG - Yêu ( Thanh Thuy Ho giới thiệu )

Thơ NỖI NHỚ TÌNH XA- Bằng Lăng Tím ( Thanh Thuy Ho giới thiệu )

Thơ THÁNG BẢY VỀ... - Văn Châu.

Câu chuyện xứ người : CHỮ TÍN - Sưu tầm.


Chữ TÍN : LĂNG MỘ HÀNG XÓM CỦA TỔNG THỐNG GRANT


Lăng mộ hàng xóm của Tổng thống Grant

Bên bờ sông Hudson ở New York, cách lăng mộ của vị Tống thống đời thứ 18 của nước Mỹ Ulysses S. Grant chưa tới 100 mét, có một ngôi mộ của một cậu bé. Bên cạnh ngôi mộ có một tấm biển bằng gỗ, ghi lại một câu chuyện như sau:

Ngày 15 tháng 7 năm 1797, có một cậu bé 5 tuổi bất hạnh bị rơi xuống vách núi và tử vong. Cha mẹ cậu bé vì quá đau thương, tuyệt vọng nên đã xây một ngôi mộ ngay ở cạnh nơi cậu bé đã qua đời.

Sau đó vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn, cha cậu bé đã bất đắc dĩ phải chuyển nhượng mảnh đất này, tuy nhiên, bản hợp đồng có kèm theo một yêu cầu đặc biệt cho người chủ mới: hãy vĩnh viễn lưu giữ lại phần đất nơi đặt ngôi mộ của cậu bé.

Người chủ nhân mới đồng ý với điều kiện này và viết nó vào trong điều khoản hợp đồng. 100 năm qua đi, mảnh đất này chuyển đổi bán cho rất nhiều người, nhưng phần mộ của cậu bé vẫn được giữ nguyên ở đó.

Năm 1897, mảnh đất được lựa chọn để đặt làm lăng mộ yên nghỉ của Tổng thống Ulysses S. Grant, nhưng điều khiến nhiều người xúc động hơn nữa là mộ phần của cậu bé vẫn được giữ lại ở đó và trở thành lăng mộ hàng xóm của Tổng thống Grant.

Lại 100 năm nữa qua đi, đến tháng 7 năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 100 năm nhân ngày xây dựng lăng mộ của Tổng thống Grant, thị trưởng thành phố New York đã tới đây để tưởng nhớ ông đồng thời cho tu sửa lại phần mộ của cậu bé. Chưa dừng lại ở đó, ông còn đích thân tự tay viết câu chuyện này lên phần mộ của cậu bé để nó có thể lưu truyền lại đời đời cho hậu thế.

Một hợp đồng kéo dài 200 năm đã cho chúng ta thấy một đạo lý làm người rất đơn giản: Khi đã hứa, nhất định phải giữ lời.

Hơn thế nữa, ông còn tự tay viết câu chuyện này trên tấm biển bên ngôi mộ của cậu bé để lưu truyền lại cho đời sau.

Giữ lời hứa là một điều rất đáng quý trong cuộc sống. Vì một khi đã hứa thì phải giữ lời, nếu thất hứa thì chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả không đáng có.

Giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn.
 
Sưu tầm từ Internet

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Đoản văn ĐẾN VỚI THIÊN NHIÊN - Phuong Huynh.

Thơ YÊU ANH RỒI... - Đỗ Mỹ Loan.




YÊU ANH RỒI... EM CHẲNG PHẢI LÀ EM!

Từ khi yêu anh
Em hay hờn hay dỗi
Em lại thường nói dối
Cứ âm thầm giấu giếm bản năng

Có những lúc em đờ đẫn băn khoăn
Anh gặng hỏi…em chối quanh không có
Khi buồn bã để long lanh mắt đỏ
Em giả vờ hạt bụi mới rơi ngang

Em chẳng thích màu vàng
Vậy mà nghe anh yêu loài hoa cúc
Em may áo và mặc trong ấm ức
Màu tím bằng lăng tủi phận sững sờ

Yêu anh rồi em lắm mộng mơ
Một túp lều tranh... hai trái tim bỏng cháy
Thật sự thì đâu phải
Em luôn mơ lấy một tấm chồng giàu

Em thích xe hơi và ngôi nhà có tầng cao
Em cùng anh sống chuỗi ngày hạnh phúc
Với những bài thơ thơm tho mùi mực
Có giận hờn, đau đáu, yêu thương

Nhiều khi em chán chường
Chỉ muốn nổ tung cơn phiền muộn
Nhưng yêu anh em đành lòng chạy trốn
Trốn nỗi buồn…
Trốn chạy cả chính em!

Em chỉ mong cuộc sống mãi êm đềm
Em bên anh như mây nhởn nhơ cùng gió
Vần thơ em không còn trăn trở
Yêu anh rồi…em chẳng phải là em!

ĐỖ MỸ LOAN ( 20-7-2017 )

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Thơ HĂM HAI NĂM... - Ngoc Quynh Vu.

HĂM HAI NĂM , NGÀY ẤY  - BÂY GIỜ  .

Em giã từ đèn sách
Lao đao giữa phận người
Mưa rơi chiều Tây nguyên
Thầy trò cùng tương ngộ
Nghe nghẹn ngào lệ tuôn
Giữa bến đời chông chênh
Tình Thầy như ngọn đuốc
Thắp sáng vạn niềm tin !

(Cám ơn Thầy cô đã ghé thăm trò cũ , xúc động đến nghẹn ngào !)

NGOC QUYNH VU. ( 18-6-2017 )


( Tác giả và Thầy Cô )

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Chuyện phương xa CHÂN DUNG KẺ XÂM LƯỢC - ĐHV sưu tầm và giới thiệu




Ảnh: Tướng MacArthur. 
Lễ tiếp nhận quân Nhật đầu hàng.
Mac.Arthur đến Nhật vơi đôi bàn tay đẫm máu người Nhật. Khi Mac.Arthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật: 
Đại nguyên soái! Mac.Arthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh nhân nước Nhật mọi thời đại.
Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?

Năm 1942 tướng Mac.Arthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne  đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế người Nhật hận ông thấu xương.

Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.

Nhưng tướng Mac.Arthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.
Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. 
Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.
Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước.Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?
Sau khi tướng Mac.Arthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.


Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.
Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng Mac.Arthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng Mac.Arthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. 
Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.
Ngày 3/2/1946, tướng Mac.Arthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. 
Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng Mac.Arthur là:Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.
Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, 
nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. 

Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua“Luật Cải cách ruộng đất”. 
Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”.Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.

Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, 
quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. 
Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản:                                                      Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng Mac.Arthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn Mac.Arthur, tướng Mac.Arthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: 
“Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.
(Sưu tầm)


__._,_.___
__

Ký sự TÂY DU KÝ p2 - Lê Xuân Sang




TÂY DU KÝ (PHẦN 2)
Ngày thứ 2 của  tour.  Thứ hai 26.6.2017 ở Pháp 

Sáng nay chương trinh đi tham quan tháp  Eiffel. Sau khi xuống tầng trệt của  KS   ăn buffet sáng, 9h đoàn người lên xe trực chỉ tháp. 
Tới nơi, HDV mua vé cho cả đoàn rồi mỗi người cầm 1 vé vào cửa. Hàng người sắp hàng nối đuôi dài cả 100m theo đường chữ chi được chắn bằng rào sắt giữa trời nắng như đổ lửa  (thời tiết lúc nầy ở Paris gần giống VN, rất nóng, vì vào mùa hè. Vậy mà lúc đi chuẩn bị áo ấm  tùm lum  cho nặng va ly )       . Hehe )
Vì lý do an ninh nên chuyện qua cổng kiểm tra cũng xét rất kỷ, gần giống như kiểm tra ở sân bay. 
Chung quanh quãng trường rộng trước tháp là những người nhập cư, họ mời du khách mua những đồ thủ công như móc khóa có hình tháp Eiffel, ...giá 10 cái là khoảng 200.000đ. Nhìn họ mình cảm thấy vừa. ...ái ngại, vừa thương xót .Vì hoàn cảnh đất nước bị chiến tranh nên mới tha phương cầu thực. Tuy có một số người gây tiếng xấu, nhưng đa số họ cũng không phải như vậy. Họ chỉ mời mình mua nhưng không chèo kéo và không nói thách. Hình như món đồ họ có giá thống nhất nhau, một giá. Tuy vậy HDV của đoàn lúc nào cũng cảnh báo. Đồ ở phía trước là của mình ,ở phía sau là của. .....người ta. ..Vì vậy mới có model mang ba lô. .....ngược! Nghĩa là ba lô được mang phía trước, thay vì sau lưng. Nhìn các đoàn khác, của các nước khác cũng có tình trạng đó ! Chắc đoàn nào cũng rỉ tai nhau vụ nầy. Vì cũng đã từng có rạch túi, móc giỏ. Nhưng theo suy nghĩ của riêng tui thì đó là tệ nạn xã hội nước nào chẳng có. Nếu đồ đạc của mình bảo quản cẩn thận và đừng tạo điều kiện cho lòng tham của họ trỗi dậy thì cũng khó bị mất cắp, nhất là đi theo đoàn, mọi người trông chừng giúp nhau. 
Trở lại chuyện tháp Eiffel, sau hơn 1h nối đuôi mới vào tới chân tháp là đúng 11h rồi đi thang máy lên tầng 2.cách mặt đất 150 m. Nơi đây ta có thể quan sát toàn cảnh Paris . Còn nếu ai muốn nhìn rõ hơn thì bỏ tiền xu vào ống nhòm để quan sát từng chi tiết ở dưới đất, đẹp từng cen ti mét! 😀 😀 he he. 
Tháp cao 300 m. Trên đỉnh tháp người ta tận dụng độ cao bèn cắm thêm cái anten TV cho nó. .....cao thêm chút nữa. Tổng cộng là 325m
Tháp này do ông kỷ sư  Eiffel thiết kể, xây dựng. Ban đầu cũng bị chê õng chê eo, được coi là. ..mụt nhọt ở giữa lòng Paris. Nhưng rồi dần dần, nhìn riết người ta  cảm thấy nó...... đẹp . Rồi bây giờ coi như biểu tượng nước Pháp! .
Nó được khởi công năm 1887,hoàn thành  1889 ,khánh thành 31.3.1889. 
Tầng 1 cao 90m,  tầng 2 cao 150m,  tầng 3 cao 300m  ( tính tròn số )                          
( về lịch sử hình thành và phát triển tháp Eiffel đã có ghi đầy đủ trong Google, tư tui xin không nói sâu. Các bạn nào thích thì cứ tra  Google. Tui chỉ nói những chuyện vui tếu trong chuyến đi thôi ).😀😀
Tham quan kỳ nầy du khách  chỉ  được  vào tầng 2,còn tầng 1 và tầng 3 trên đỉnh thì không được vào. Ở tầng 2 họ bán đủ các đồ lưu niệm và cửa hàng ăn uống .
Sau khi chụp hình từ trên cao xuống, đoàn đi thang máy trở xuống và  được HDV hướng dẫn đến khoảng đất trống rộng hơn sân bóng. Nơi đây là vị trí đẹp nhất để chụp tháp. .....từ dưới đất lên! 
Sau đó đoàn đi ăn trưa. Trên đường đi ngang viện Invalides, còn gọi là " NHÀ HƯU TRÍ QUÂN ĐỘI ", kiến trúc cổ theo kiểu Pháp. Nơi đây có bảo tàng quân đội và bộ phận giải quyết chế độ, chính sách cho cựu chiến binh để tưởng nhớ công ơn những người  hy sinh vì tổ quốc .
Đặc biệt, dưới tầng hầm khu nhà nầy (nóc màu vàng)   là lăng mộ của Napoleon. Sau khi bị thất trận Waterloo, ông bị bắt và bị đài ra đảo Saint Hélene ( Phi châu ) rồi chết ở đó. 
Mặc dù đổi với các nước bị ông xâm lăng thì coi ông là kẻ  thù ( có thể xem Napoleon là Thành cát tư Hãn ở phương Tây ),nhưng đổi với nước Pháp thì ông là anh hùng. Vì vậy năm 1840 ,người ta cải táng ông từ đảo Saint Hélene về đây để tôn thờ. 
Trưa nay, theo chương trình, HDV đưa đoàn tới quận 13 để ăn. ...phở. Đây là quận có số người VN tập trung đông nhất  ( giống như quận Cam bên Mỹ ).
Quán cũng có tên là Phở 13.mà chủ là người Việt. Chắc HDV cũng biết được tình hình "không hợp khấu vị "của đoàn nên đổi món 
13h,xe tới quán. Sau 1 lúc chờ đợi, phục vụ đem ra mỗi người 1 ........tượng phở .Phải gọi là tượng mới đúng, vì nó lớn gấp 3-4 lần cái tô bình thường . Còn thịt bò trong tượng thì khỏi nói, gần nửa ký! Đúng là một bữa ăn phở rất ngon đúng hương vị VN, nhưng. .....ná thở. Hehe. Hỏi ra giá 1 tô  phở  ở đây tương đương 250.000đvn .cũng đáng đồng tiền bát gạo. 😀😀😀😀
Sau khi ăn xong, đoàn đi đến bảo tàng Louvre. 
Đây là một trong những bảo tàng lớn nhất châu Âu. Nơi đây tập trung gần như tất cả những tinh hoa nghệ thuật của nhân loại từ cổ chí kim mà ta được biết. Gồm những tượng điêu khắc và tranh vẽ. Nhưng lạ một điều là hầu hết là tranh và điêu khắc . ...    đều ở truồng! Có lẽ người xưa quan niệm "cuổng trời" 100% là nghệ thuật chăng? Thậm  chí mấy tượng cụt tay, gãy cẳng cũng ở truồng tất! 😀 😀 😀 
Mấy người trong đoàn nói vui :- chiều nay tụi mình được coi xếch xi miễn phí công khai  mà không bị cảnh sát bắt! .He he .
Còn nói về bức tranh nguyên tác La Joconde (người đàn bà mỉm cười )của danh  họa Leonardo da Vinci, kích thước thực tế
rất nhỏ, ,chỉ  40 ×60 cm ,vì được vẽ trên miếng gỗ xồi, mà đường kính miếng gỗ thì đâu thể lớn hơn. Vậy mà đây là bức tranh vô giá, được bảo vệ rất nghiêm.  ( mấy tấm lớn hơn hoặc nhỏ hơn mà ta thấy ở nơi khác  đều là phiên bản )
Ở sân của viện bảo tàng có chóp thủy tinh hình bánh ú của 1 kiến trúc sư PHÁP thiết kể cách nay hơn 20 năm , mục đích để tận dụng ánh sáng mặt trời chiếu xuống khu triển lãm ở tầng hầm bên dưới mà không phải tốn chi phí điện. 
Sau đó, đoàn rời bảo tàng để đi  du  thuyền trên sông Seine .
Khi chảy qua Paris ,sông có 37 chiếc cầu bắc qua. Mỗi chiếc có thiết  kế ,hình dáng và trang trí khác nhau hoàn toàn. Có cái làm bằng đá, có cái làm bằng thép, có cái bằng pê tông không cái nào giống cái nào. 
Đúng là :
         Mỗi cầu một vẻ, mười phân vẹn mười. 😀😀😀😀
         Đi du thuyền dọc sông Seine  giúp ta thấy được gần như        toàn cảnh kiến trúc và lịch sử Paris. Như : nhà thờ Đức Bà, viện bảo tàng Louvre,bộ tài chính......Nhà thờ Đức bà nằm trên cù lao giữa sông Seine, còn gọi là Île de la Cité.                                             
         
            Thời gian đi và về của du thuyền là 2 giờ đồng hồ. 
             Đến đây trời cũng tối  ( 20 h ), xe chở đoàn tới quán ăn Việt Thái. Với các món ăn giống như VN nên ai cũng vừa miệng, như cơm cá  kho tộ ( là phi lê cá hồi kho tộ, không phải cá rô hay cá lóc như ở VN ) , canh chua, sườn ram , gà kho, ....
             Khi xe về khách sạn thì kim đồng hồ chỉ 21h  ( ở VN là 2h sáng 27.6)  .nhưng trời còn sáng trưng như 17 - 18 h ở VN. 
             

             Vì trái đất nghiêng nên thời gian tháng 6 ở PHÁP lúc nầy ngày dài hơn đêm .  Ban đêm chỉ chừng 2-3 giờ  đồng hồ. Trong khi ở VN ngày và đêm chênh lệch nhau không nhiều. .
             Thế là xong ngày thứ 2 của tour du lịch châu Âu. 

LÊ XUÂN SANG (Mời các bạn đón xem tập 3.)

Thơ TRÊU NGƯƠI CHI? - Văn Châu.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Thơ QUÊ HƯƠNG - Xuân Duyên.

Thơ MẤY THUỞ EM VỀ - Văn Châu.

Thơ CẢM ƠN - Hà Thu Thủy.



CẢM ƠN

htthuy_2-large-content

Cảm ơn ban mai hồng
Sương lung linh ngọn cỏ
Lục bình tím dòng sông
Chở tôi về tuổi nhỏ.

Cảm ơn nắng trưa hè
Phà thổi vào hồn tôi
Màu phượng đỏ,tiếng ve
Tuổi học trò vời vợi.

Cảm ơn chiều mưa rơi
Đưa tôi về kỷ niệm
Thân ái của một thời
Cài nơ lên tóc bím.

Cảm ơn mây phiêu bồng
Chầm chậm ngang trường xưa
Bạn bè chờ trước cổng
Thương biết mấy cho vừa.

Cảm ơn gió lưng trời
Thổi tung đôi tà áo
Dốc Ngô Quyền vẫn đợi
Ta tìm nhau, tìm nhau.

 HÀ THU THỦY (2013)