Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Thơ: TIM NGỐC NGHẾCH HOÀI THƯƠNG- Nguoivotinh.

 





TIM NGỐC NGHẾCH HOÀI THƯƠNG.

Có một người tôi hứa sẽ không yêu

Nhưng câu hứa đi ngược chiều gió thổi

Gió mang về trả tôi và hờn dỗi

Bởi gió yêu… nên nông nổi dại khờ…


Có một người khiến tôi mãi mộng mơ

Bao tha thiết đành nhờ thơ trao gửi

Khi trách hờn… khi yêu thương… giận dỗi

Gói vào thơ tôi tặng lại cho đời…


Có một người… tôi nhớ đến khôn nguôi

Nhưng chẳng thể đến bên đời nhau được

Chút duyên xưa trôi nhanh theo dòng nước 

Thả vào mây  bay lả lướt phương trời….


Có một người trong ký ức xa xôi

Nhưng có lẽ cả đời không quên nổi

Gọi “người dưng” nhưng sao còn nhớ tới

Dẫu cho đời chia cách cuối sông Tương…


Có một người… tim ngốc nghếch hoài thương…


Nguoivotinh.

Thơ: HẸN NHAU KIẾP SAU - Nhung Trần.






 Hẹn nhau kiếp sau


Lá vàng báo hiệu thu sang

Lâng lâng tâm trạng ‘man man nỗi buồn’

Lá rơi, cành ‘tận’ xót thương 

Xa cành, lá cũng ‘tột đường’ đớn đau

Biệt ly chưa vẫy tay chào

Làm sao biết được khi nào… lại gặp nhau?

Buồn theo lá úa nhuộm màu

Đường hoang lạc lối, dào dào sắc thu

Giũa trời mây khói mịt mù

Ngàn năm anh vẫn đợi… ngàn thu em vẫn chờ…


Nhung Tran

12/04/2021

Cuộc sống: HÃY TRÂN TRỌNG ! - Sưu tầm.

 



HÃY TRÂN TRỌNG! 

(Hãy trân trọng từng phút giây bên cha mẹ, bởi không ai biết được khi nào họ sẽ rời xa ta mãi mãi)


Tôi lên giường ngủ lúc 11 giờ khuya, bên ngoài trời đang có tuyết rơi. Tôi co ro rúc vào trong chăn, cầm chiếc đồng hồ báo thức lên xem thì phát hiện nó đã ngừng hoạt động từ lúc nào, tôi đã quên không mua pin cho nó.

Bên ngoài trời lạnh như thế, tôi quả thực không muốn phải ngồi dậy, liền gọi điện thoại cho mẹ: “Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, ngày mai con có cuộc họp công ty, khoảng 6 giờ mẹ gọi điện đánh thức con dậy nhé!”.

Mẹ ở đầu dây bên kia giọng như đang ngái ngủ, nói: “Được rồi, mẹ biết rồi!”.

Sáng hôm sau, điện thoại báo thức vang lên trong lúc tôi còn đang mộng đẹp. Ở đầu dây bên kia, mẹ nói: “Con gái mau dậy đi, hôm nay con còn có cuộc họp đấy”.

Tôi mở mắt nhìn đồng hồ, mới có 5h40, liền cảm thấy khó chịu mà cằn nhằn mẹ: “Chẳng phải con nói 6 giờ mới gọi con dậy sao? Con còn muốn ngủ thêm một lát nữa, lại bị mẹ làm phiền rồi”.

ảnh.png

Mẹ ở đầu dây bên kia lặng im không nói gì, tôi cũng cúp điện thoại…

Tôi ngồi dậy rửa mặt, chải đầu rồi ra khỏi nhà. Thời tiết thật lạnh, khắp nơi toàn là tuyết, trời đất chỉ một màu.

Tại ga xe bus tôi không ngừng dậm chân cho đỡ lạnh, trời vẫn còn tối đen như mực, đứng bên cạnh tôi là hai ông bà lão tóc bạc trắng.

Tôi nghe ông lão nói với bà: “Bà xem xem, cả đêm ngủ không yên giấc, mới sáng sớm đã thúc tôi dậy rồi, nên giờ mới phải chờ lâu như thế”.


Năm phút sau, cuối cùng xe bus cũng đã tới. Tôi vội bước lên xe, tài xế là một người thanh niên còn rất trẻ, anh ta chờ tôi lên xe rồi vội vã lái xe đi.

Tôi nói: “Khoan đã! Anh tài xế, phía dưới còn có hai ông bà lão nữa, thời tiết lạnh như thế mà họ đã đợi từ rất lâu rồi, sao anh không chờ họ lên xe mà đã đi rồi?”.

Anh ta ngoảnh đầu lại, cười nói: “Không sao đâu, đó là cha mẹ của tôi đó. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe bus, nên họ đến xem tôi đấy”.

Tôi đột nhiên rơi lệ, nhìn lại dòng tin nhắn của cha tôi: “Con gái, mẹ của con cả đêm ngủ không được, mới sáng sớm đã tỉnh dậy, bà ấy lo con sẽ muộn giờ”…

***-

Người Do Thái có một câu ngạn ngữ: “Lúc cha mẹ cho con thứ gì, con đều nở nụ cười; lúc con cái cho cha mẹ thứ gì, cha mẹ khóc”.

Cả đời này, người có thể làm cho chúng ta mọi thứ mà không cầu báo đáp chỉ có cha mẹ, vậy nên, dù thế nào cũng đừng phàn nàn họ, hãy thông cảm cho họ, quan tâm tới họ.

Hãy trân trọng từng phút giây bên cha mẹ, bởi không ai biết được khi nào họ sẽ rời xa ta mãi mãi.

Khi cha mẹ còn hãy luôn nở nụ cười, hãy luôn quan tâm chăm sóc tới họ, đừng để cha mẹ mỏi mắt ngóng trông mà không nhìn thấy hình bóng của bạn.

Khi bạn chập chững bước đi, chỉ có cha mẹ là người nắm lấy đôi bàn tay nhỏ bé, dìu dắt bạn đi những bước đầu đời.

Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, chỉ có cha mẹ là người hạnh phúc nâng niu bạn trong vòng tay, cũng chỉ có cha mẹ là người ngày đêm bỉm sữa, chăm sóc bạn từng miếng ăn giấc ngủ.

Khi bạn đau ốm, chỉ có cha mẹ là người mất ăn mất ngủ, ngày đêm túc trực bên giường bệnh. Vì bạn, dẫu phải bán đi khối tài sản cuối cùng trong tay, họ vẫn sẵn sàng.

Khi bạn gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới đều quay lưng với bạn, thì cha mẹ vẫn luôn ở bên che chở bạn, vỗ về bạn. Thời gian có thể làm lòng người thay đổi, nhưng vĩnh viễn không thể thay đổi tình yêu cha mẹ dành cho bạn.

( Sưu tầm )



Thơ: MAI NÀY... - Thuy Hà.





MAI NÀY... 

 Mai nầy anh và em không còn nữa

Nước sẽ lạc nguồn mất hướng mù khơi

Gió bần thần bay trở về chốn cũ

Chỉ thấy đường xưa đá sỏi thẩn thờ.


Mai nầy em và anh không còn nữa

Cành hoàng lan khô rũ cánh đợi chờ

Giọt nắng chiều im lìm trên khung cửa

Chờ mưa buồn nghiêng xuống khóc bơ vơ. 

THUY HÀ.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

Tranh vui: TẠI CÁI BIỂN BÁO - Sưu tầm trên FB.

 CHỈ TẠI CÁI BIỂN BÁO. 


Chuyện xưa: NGÀY XƯA TRUNG ƯƠNG... - Bùi Xuân Đỉnh.

 




NGÀY XƯA TRUNG ƯƠNG TIẾP DÂN OAN RA SAO?

Bài của Bùi Xuân Đính


Thời phong kiến, cách quản lý xã hội của Nhà nước quan liêu không tránh khỏi tình trạng nhiều người dân và cả một số quan lại bị oan ức. Để góp phần “giải oan” cho dân, Nhà nước các thời đã có những biện pháp cho dân được kêu oan.


- Năm Nhâm Thìn, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo (1052), Vua Lý Nhân Tông cho đặt một quả chuông lớn ở sân rồng để ai bị oan ức điều gì được đến đánh chuông. Vua ra nhận đơn và xét xử. 


- Năm Mậu Dần, niên hiệu Đại Định (1158), theo lời tâu của Nguyễn Quốc vừa đi sứ ở nước Tống về, Vua Lý Anh Tông cho đặt một cái hòm ở sân rồng để ai muốn bày tỏ việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy. Chỉ trong một tháng, thư kêu oan đã đầy hòm. Tuy nhiên, trong số thư ấy có cả thư tố cáo quan đại thần Đỗ Anh Vũ lộng quyền, nên sau đó, hòm thư bị bỏ.


- Năm Ất Tỵ, niên hiệu Bảo Thái (1725), Chúa Trịnh Cương cho yết bảng ở các lỵ sở, ngã ba đường để dân chúng phản ánh điều hay dở, thiện ác của các quan trong địa hạt và nỗi oan của mình.


- Năm Nhâm Tý, niên hiệu Vĩnh Khánh (1732), Chúa Trịnh Giang lại cho đặt hòm ở phủ chúa để nhận đơn kêu oan của dân.


- Năm Đinh Mão, niên hiệu Cảnh Hưng (1747), Chúa Trịnh Doanh cho đặt chuông, mõ ở cổng phủ đường để người nào thấy mình có tài, muốn tự tiến cử thì đánh chuông và người bị oan ức thì đánh mõ kêu lên. Các khiếu nại phải được ghi thành văn bản và phong kín để chuyển lên phủ chúa xem xét.


- Năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng (1751), Chúa Trịnh cho phép nhân dân cả nước được phép viết thư trình bày nỗi oan ức, dán kín dâng lên.


- Ở Đàng Trong, vào năm Mậu Thân (1788), Chúa Nguyễn Ánh cũng cho đặt một hòm ở cửa phủ chúa để ai có oan khuất hay bị người khác hãm hại thì viết đơn trình bày rõ sự việc, ghi rõ họ tên quê quán bỏ vào hòm để tiện tra xét, người nào bỏ thư nặc danh, vu tội cho người khác thì bị trị tội nặng.


- Năm Quý Hợi (1803), Vua Gia Long cho dân từ các trấn Nghệ An ra Bắc ai có oan khuất thì đến công đường sở tại tâu bày. Đơn thư kêu oan được chuyển lên vua và văn thần xét đoán, kẻ nào vu cáo, thêu dệt thì bị tội. Năm sau (Giáp Tý, 1804), theo lời tâu của các quan trấn Bắc Thành, Vua Gia Long cho dựng nhà coi việc ở cửa Nam thành Thăng Long, cứ năm ngày một lần, họp quan lại để bàn vịêc; ai có việc gì bị oan ức đã qua ba nha trấn, phủ, huyện mà chưa được phục tình thì cho đầu đơn để xét cho rõ lý.


Từ thời Vua Minh Mạng (1820 - 1841), tại Ty Tam pháp (cơ quan pháp luật cao nhất của triều đình - gồm ba cơ quan tương đương Viện Kiểm sát, Tòa án và Bộ Tư pháp hiện nay) có đặt một trống Đăng văn, vào các ngày 6, 16, và 26 hàng tháng cho phép ai có oan ức được đến đánh trống kêu oan. Quan Pháp ty ra nhận đơn và xét xử. Còn các ngày khác, ai tự tiện đánh trống thì coi như phạm tội, dù có bị oan ức đến mấy.


Song một ngày, không phải là ngày tiếp dân mà bỗng nhiên tại Ty Tam pháp vang lên những tiếng trống đánh gấp đến “nẫu lòng”. Viên quan trực của Ty vội chạy ra, thấy một người phụ nữ nước mắt đầm đìa. Theo luật, người phụ nữ đó bị trói và xét hỏi. Bà ta khai tên là Nguyễn Thị Tồn - vợ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1) vừa chèo thuyền từ Nam Bộ ra để xin minh oan cho chồng. Đơn kêu oan của bà được đưa ngay lên Vua Tự Đức.


Vua đọc đơn, thấy lời kêu oan rất thống thiết, nên phê ngay vào đơn và lệnh cho Ty Tam pháp điều tra ngay và xét nghị. Điều mà bà Nguyễn Thị Tồn kêu oan lên triều đình là chồng bà, ông Bùi Hữu Nghĩa là Tri phủ phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa, vốn là người cương trực, đã thẳng tay trừng trị bọn hào cường ở địa phương ức hiếp dân lành, nên bị chúng trả thù. Bọn cường hào đã ỷ thế vào viên Tổng đốc Biên Hòa để hòng cướp của những người dân nghèo một con lạch đã được Vua Gia Long cho phép khai thác, không phải nộp thuế từ khi Vua mới lên ngôi.


Bùi Hữu Nghĩa đã đứng về phía những người dân nghèo. Giữa những người dân và bọn cường hào đã xảy ra xô xát dẫn đến chết người. Một số người bị bắt vì quá lo sợ nên sau đó đã khai rằng, sở dĩ có chuyện tranh chấp dẫn đến chết người đó là do Tri phủ Bùi Hữu Nghĩa. Bọn cường hào đã xúi bẩy viên Tổng đốc sai lính đóng gông Bùi Hữu Nghĩa và cho giải ra Kinh đô Huế; đồng thời làm Sớ khép ông vào tội “xui dân làm loạn dẫn đến chết người”.


Trước nỗi oan ức của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn không quản “thân gái dặm trường”, chèo thuyền từ Biên Hòa ra Huế xin được minh xét cho chồng. Mặc dù không phải ngày trực của Ty Tam pháp, bà vẫn can đảm đến Ty để “đánh trống Đăng Văn”. Sau đó, sự thật vụ việc được làm sáng tỏ, Vua Tự Đức đã phê “Tha tội cho Bùi Hữu Nghĩa, nhưng phải tiền quân hiệu lực, lập công chuộc tội”.; đồng thời, buộc bọn cường hào địa phương phải để yên cho dân cày cấy trên đất mà Vua Gia Long đã cho.


Lời bàn:


Tiếng trống Đăng Văn thời Nguyễn, tiếng chuông, mõ, treo bảng, đặt hòm nhận đơn… thời Lê - Trịnh, tiếng chuông sân rồng thời Lý v. v. là những hình thức thích hợp để thần dân và quan lại bị oan ức “kêu trời”, phải chăng vẫn là những điều có giá trị tham khảo trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân trong xã hội ta ngày nay.

_________________


(1) Bùi Hữu Nghĩa : người làng Bình Thủy, huyện Vĩnh Định, huyện này giữa thế kỷ XIX thuộc tỉnh An Giang, nay chưa rõ là huyện nào, thuộc tỉnh nào. Ông đỗ đầu khoa thi Hương năm Ất Mùi, đời Vua Minh Mạng (1835), tại trường thi Gia Định.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

Thư giãn: NHẤT CÁC CỤ !- St trên FB.





 NHẤT CÁC CỤ !


Ngày rằm tháng bảy đi chợ sắm ít đồ mã cho các cụ
Chọn xong mấy món quần áo, giày dép,mũ  mão như mọi khi, thì chị chủ quay sang bảo:
- Thế không mua vắc-sin cho các cụ à? Năm nay mọi người mua món đó nhiều lắm!
Mình ngạc nhiên hỏi lại :
- Ơ, dưới âm cũng có dịch rồ̀̀ì hả chị ?
Chị chủ : “Trần sao âm vậy em ơi! Người ta tiêm cả, các cụ không được mũĩ nào lại quay ra oán trách con cháu không chu đáo! Còn nếu dưới đấy có “ông ngoại” rồ̀̀̀̀ì thì nhờ ông xin cho xuấ́́́́t ngoại giao đỡ phải mua ”.
Mình nghe cũng có lý nên bảo:
- Dạ, vậy chị cho em một liều với !
Chị chủ: "Đã tiêm thì tiêm hai mũi luôn nó mới có tác dụng. Thế chọn loại nào đây? Nhà chị có Phai dzơ, Mô đê na, Ách cha và Hoan Vê rôn... Giá cả kênh nhau không đáng kể, tùy em chọn".
Mình gãi tai nói: "Chị cho em loại đắt nhất ấy, nhưng không biết các cụ nhà em có bị dị ứng không, lỡ dị ứng tiêm vào một phát... các cụ lăn quay ra thì sao?"
Chị chủ nhăn mặt: "Ôi giời ơi, đã xuống đến đó rồì còn sợ chế́́t! Chị lấy cho em Phai dzơ nhé, cái này tiêm hôm nay ba ngày sau các cụ đã có thể đánh chén riệu với lòng lợn tốt rồì !"
Mình mừng quá, bảo:
- Được thế thì tố́́t quá. Chị lấy cho em cái xe đạp thể thao để các cụ rèn luyện sức khỏe luôn ạ !
Chị chủ: "Mua loại xe đạp thể dục tại nhà đi, dưới đấy đang có chỉ thị 16 không ra ngoài được đâu."
Mình toát hết cả mồ hôi: 
- Dưới đấy cũng… 16 rồì ạ ?
Chị chủ gật:
- Chỉ thị 16 lâu rồì, tới đây có khi lên 16 promax luôn. Thế có lấy thêm cho các cụ cái ống thở không?
Mình lo lắng:
- Sao lại phải cần ống thở ạ? Em tưởng dưới đấy cũng có bệnh viện?
Chị chủ: "Đề phòng con cái có đứa thích câu like nó rút ống thở của các cụ cắm sang cho người khác em ạ !"
Mình bảo: "Vâng, thế chị cho em một cặp!"
Chị chủ: "Ừ, lấy cho các cụ ít phiếu cho phép đi chợ âm phủ nữa nhé! Có hai loại, loại đắt thì đi chợ nào cũng được, loại rẻ hơn chỉ được đi chợ gần nhà".
Thấy cũng chả đáng bao tiền nên mình gật đầu. Đang định kêu tính tiền thì chị chỉ vào cái Tivi to đùng bằng giấy, giới thiệu:
- Bóng đá Ngoại hạng Anh vừa mới bắt đầu, em vác con Sony 65 inch màn hình Oled, 4K full HD này về cho các cụ xem bóng đá cho sướng mắt. Dịch giã này ăn rồi ngồì nhà xem tivi là lành nhấ́t em ạ !
Mình bảo: "Nhưng dưới đấy em sợ không có truyền hình cáp?"
Chị chủ giải thích: "Em yên tâm dưới đó giờ công nghệ cũng phát triển lắm rồì, thích thì em đố́t xuống cho các cụ cái thẻ K+, xem bóng đá cả năm vô tư luôn!"
Nghe bùi tai, mình lại lấy thêm cái tivi nữa rồì vội vàng thanh toán kẻo đứng đó thêm lát nữa chị chủ lại mời mua thêm món khác thì nguy.
Mà phải công nhận các cụ dưới đó bây giờ cũng sướng thật, đồ dùng, công nghệ trang bị tận răng, đã thế lại không bao giờ sợ chế́t! 

Nhất các cụ !

FB Song Hà

Thơ: NIỀM ĐAU CỦA KẺ KHỜ - Thuần Châu.

 




KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI (01/10/2021) :


NIỀM ĐAU CỦA KẺ KHỜ


Dĩ vãng bừng lên đóm lửa mờ

Con đường hạnh phúc quá ngây thơ

Long lanh ánh mắt mơ trời bể

Rộn rã lời chim mộng bến bờ

Địa lợi, nhân hoà xe lọn lọn

Tình sâu, nghĩa nặng chất bồ bồ...

Ngờ đâu xác ướp, hồn ma mị...

Ám ảnh niềm đau của kẻ khờ.

                           Thuần Châu

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

Chuyện xứ người: CÔNG LÝ KHÔNG THỂ... - Cang Huỳnh st.

 

· 



CÔNG LÝ KHÔNG THỂ ĐƯỢC THỎA THUẬN. 


*Ngày đầu tiên đến lớp khoa luật.

Thầy giáo nói "Tất cả ngồi xuống, việc đầu tiên là điểm danh từ em ngồi hàng đầu."

- Em tên là gì? 

- Dạ em tên Nelson. 

- Ra khỏi lớp, và đừng bao giờ quay lại. Thầy giáo bực bội nói. 

 Nelson bối rối khi thấy Thầy nhìn mình, anh ấy nhanh chóng thu gom đồ đạc và rời ra khỏi lớp. 

 Mọi người đều sợ hãi và giận nhưng không ai nói gì cả. 

 Rất hay.!"Bắt đầu thôi." Thầy giáo nói."Luật pháp để làm gì? 

 Các học sinh vẫn sợ hãi, nhưng từ từ họ bắt đầu trả lời  câu hỏi của Thầy giáo. 

- "Có trật tự trong xã hội chúng ta.Thầy giáo nói."Không."

- "Để hoàn thành công việc."Thầy giáo nói."Không."

-"Để những người sai phạm trả tiền cho hành động của họ."Thầy giáo vẫn nói."Không."Và có ai biết câu trả lời cho câu hỏi này không?  

- "Để Công lý được thực thi."một cô gái trẻ rụt rè nói. 

- Cuối cùng! Ý tôi là Công lý. 

- "Và bây giờ Công lý là gì?" Thầy giáo nói. 

 Mọi người bắt đầu sôi động với thái độ phản diện của Thầy.Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục phản hồi.

- "Bảo vệ quyền lợi người dân." 

 -" Bảo vệ tiếng nói của người dân."

-"Được rồi, còn gì nữa không?"Người thầy nói.

- Để phân biệt tốt xấu, để khen thưởng cho những người làm điều tốt...

- Vâng không tệ nhưng câu hỏi này.Tôi có hành động đúng khi đuổi Nelson ra khỏi lớp không? 

 Mọi người đều im lặng, không ai trả lời.

- Thầy giáo nói."Tôi muốn một câu trả lời nhất trí."

-"Có hoặc không"

- Vậy tôi đã phạm một sự bất công đúng không? 

Tất cả các học sinh đều nói. 

- Đúng vậy- đúng vậy.!  

- Thầy giáo nói."Và tại sao không ai làm gì cả?Tại sao chúng ta lại muốn có luật pháp và luật lệ nếu chúng ta không có ý chí thực hành chúng?Mỗi người đều có nghĩa vụ phải lên tiếng khi chứng kiến sự Bất công, Phi pháp (đứng trên luật pháp) và Vô pháp (đứng ngoài luật pháp) Tất cả họ đều im lặng.

- Thầy giáo nói." Đừng im lặng nữa, hãy lên tiếng, nói lên tiếng nói đòi Công lý.) 

-"Đi tìm Nelson đi mời anh ấy trở vô lớp và nói Tôi Xin lỗi anh ấy. Sau tất cả buổi học này có thể Tôi và các em cũng chỉ là những học sinh ở những giai đoạn khác trong tiến trình phát triển của xã hội. 

- Bạn biết đấy, khi chúng ta bảo vệ nền Tự do Dân chủ, Quyền lợi, Danh dự và Nhân phẩm của mọi người là bảo vệ chính mình và Công lý chỉ hoãn thi hành mà không bao giờ bị lãng quên, Công lý là không thể thỏa thuận đi ngược lại Quyền của Con người."

Cang Huỳnh st.

Thư giãn: ĐƯỜNG TĂNG ĐÃ TRỞ THÀNH... - Vũ Minh Trường.

 




ĐƯỜNG TĂNG ĐÃ TRỞ THÀNH CEO RA SAO?

Bài: Vũ Minh Trường 


Trải qua mười bốn năm ròng, Đường Tăng rốt cuộc đã mang được chân kinh về Đại Đường. Đường Thái Tông mừng mừng, tủi tủi chạy ra đón người hiền đệ bôn ba bốn biển đã lâu.


Đường Thái Tông: Hiền đệ, đường đi thỉnh kinh gian nan, hiểm trở. Đệ quả thực đã vất vả rồi. Hình như…đệ béo trắng ra thì phải.


Đường Tăng: Bệ hạ sáng suốt. Cả quãng đường đi, bần tăng chỉ có ăn, ngủ, tụng kinh, có nặng nhọc chi đâu mà không béo trắng.


Đường Thái Tông: Tây Thiên hiểm trở. Có 61 nạn quỷ ngăn đường, 72 phép yêu cản lối làm sao hiền đệ có thể vượt qua dễ dàng được.


Đường Tăng: Suốt quãng đường đi, khó khăn nhiều vô kể. Tuy nhiên, đệ chỉ chuyên tâm tụng kinh niệm phật. Đến khi bị yêu quái bắt, đệ cũng chỉ ngồi tụng kinh đợi người đến cứu. Quyết không làm gì cả. Thỉnh kinh là chuyện lớn. Đi đường là chuyện nhỏ. Việc lớn đệ làm. Việc nhỏ cứ để đồ đệ lo.


Đường Thái Tông: Phong cách lãnh đạo của đệ thật lạ. Làm lãnh đạo mà chẳng lãnh đạo gì cả. Đệ có bí quyết gì, có thể chia sẻ cùng trẫm được không?


Đường Tăng: Bí quyết thì chỉ nằm ở ba điều thôi:


-Thấu hiểu năng lực

-Trao quyền quyết đoán

-Tin tưởng tuyệt đối


Đường Thái Tông: Hiền đệ có thể giải thích rõ hơn được không?


Đường Tăng: Đầu tiên, đệ tìm hiểu rõ năng lực của đồ đệ thông qua điều tra lý lịch, thử thách, kiểm tra. Ví dụ, Tôn Ngộ Không có khả năng đánh nhau là số một. CV có ghi thành tích đại náo thiên cung, đánh bại năm ngàn thiên binh, thiên tướng. Về sau, cậu ta còn được phong hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật”. Thế nên, để cậu ta làm vệ sĩ thì không ai bằng. Chỉ cần nghe danh tiếng của cậu ta thì yêu quái bốn phương đã phải ngán vài phần. Về phần Trư Bát Giới, bản tính tham ăn, lười làm. Nhưng người biết ăn, sành ăn như vậy thì đi lo việc cơm nước thì rất thích hợp. Thế nên, việc nhỏ nên giao, việc lớn không dùng.


Đường Thái Tông: Sau khi hiểu rõ năng lực của đồ đệ rồi thì đệ làm gì?


Đường Tăng: Tất nhiên là trao quyền cho họ. Cứ mỗi lần yêu quái đến bắt đệ, đệ lại la to: “Nhậu không, ý lộn Ngộ Không…Cứu ta với!”. Đánh nhau thì nhất quyết phải đẩy Ngộ Không lên đầu. Có bao giờ bị yêu quái bắt mà đệ gọi Bát Giới tới cứu đâu. Đã giao việc thì phải giao cho người có chuyên môn thì công việc mới thành. Còn đi lo việc xin cơm thì chỉ có Bát Giới. Nó sành ăn nên tất biết xin cơm ngon. Dù có phải đi xa một chút mà có cơm ngon thì nó cũng đi. Còn con khỉ họ Tôn thì chỉ thích hoa quả. Mấy lần nó hái quả dại về cho đệ ăn, đệ ăn xót ruột lắm. Thế nên, dù Ngộ Không có rảnh thì cũng để nó ở cạnh mà bảo vệ. Sai nhầm người chính là tự mất đi chi phí cơ hội.


Đường Thái Tông: Vậy còn tin tưởng tuyệt đối?


Đường Tăng: Chuyện đó thì đơn giản lắm. Khi đã trao quyền rồi thì phải để họ toàn quyền xử lý công việc đó. Đệ chẳng bao giờ quản việc Tôn Ngộ Không đánh yêu quái ra sao. Đánh được thì đánh, không đánh được thì tự gọi thêm thiên binh, thiên tướng tới giúp. Chỉ một lần bị Bạch Cốt Tinh dùng kế ly gián mà đệ đuổi Ngộ Không đi. Sau lần đó, nguy hiểm vạn phần, đệ rất hối hận.


Đường Thái Tông: Tin tưởng tuyệt đối rồi lỡ đồ đệ làm bậy thì sao?


Đường Tăng: Đệ nói giao toàn quyền xử lý công việc chứ đâu nói không kiểm tra. Thỉnh thoảng, lúc Ngộ Không đánh nhau, đệ vẫn sai Bát Giới ra giúp sư huynh. Kỳ thực, đệ để hắn coi xem Ngộ Không có bị lụi nghề đánh nhau hay không? Chứ giúp chỉ là một phần nhỏ thôi. Hơn nữa, ngạn ngữ Mỹ có câu “Tin nhưng phải xác nhận” (Trust but verify). Tin tưởng giao quyền nhưng mình vẫn cần dõi theo, xem xét kết quả.


Đường Thái Tông: Đệ không những thỉnh được chân kinh mà xem ra học thêm được nghề quản trị rồi. Ta phải để đệ đứng lớp đào tạo CEO mới được.


Đường Tăng: Thế này thì, thật ngại quá…ngại quá…Đệ ngại từ chối quá.


Nguồn: Blog Một ly cà phê

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

Thơ: BUỒN LẮM PHẢI KHÔNG SÔNG? - Thuy Hà.

 




BUỒN LẮM PHẢI KHÔNG SÔNG?

Buồn lắm phải không sông?

Khi con đò gác mái

Trên dòng chảy mênh mông

Lục bình quên trở lại.


Rầu lắm phải không sông?

Vắng thuyền bè xuôi ngược

Mây trời thôi tha thướt

Ngọn gió sầu mênh mông.


Dịch bệnh hoài không dứt

Bao nhiêu tháng hoành hành

Phố xá buồn ray rứt

Nhà cửa đóng dây giăng.


Mấy tháng ở trong nhà

Tóc dài thêm trăn trở

Hết nhìn lá ngó hoa

Chỉ còn biết đợi chờ.


THUY HÀ. 


.

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Thơ: NGÀY TRỞ VỀ - Phan Hòa.

 




NGÀY TRỞ VỀ


Gửi lại Sài Gòn những tiếng rao đêm

Những giàn giáo cao, những ô cửa kính

Những thành quả không nằm trong dự tính

Buổi khởi đầu nơi phòng trọ trống trơn.


Ta đi về mà chẳng có gì hơn

Ngoài hũ cốt tro của vợ hiền để lại

Trên yên xe chỉ còn cha và con gái

Ngày trở về… vắng bóng một người thân.


Chặng đường dài chở nặng nỗi bâng khuâng

Với câu hỏi chưa có lời giải đáp:

Đại dịch từ đâu và ai là người dung nạp

Tội tình gì lại trút xuống đầu ta?


Ta sẽ về nơi có mẹ, có cha

Có giọt mồ hôi tưới lên đồng lúa

Có tháng mưa dầm có mùa nắng lửa

Có con cua đồng nêm ngọt vị rau đay!


Sài Gòn ơi…! Thôi đành phải chia tay

Nơi ước mơ đã không thành hiện thực

Còn sót lại những gì trong tầm thức

Là nỗi buồn xiên thấu tận tâm can.


Cảm ơn người đã rộng cánh tay dang

Chai nước, hộp cơm dọc đường miễn phí

Để giúp ta vững vàng thêm ý chí

Hẹn một ngày gặp lại… Sài Gòn ơi…!


08/10/2021

Phan Hoà

Ngụ ngôn: CÂY TÙNG VÀ LAU SẬY- Xuân Nguyễn.

 




NGỤ NGÔN MÙA THU: CÂY TÙNG VÀ LAU SẬY


 Trong rừng già, cây tùng nghiêng mình xuống cây sậy:

“Chú mày còn mê ngụ ngôn nhảm nhí ấy đến bao giờ nữa? Cái chân lý khốn nạn ấy khiến mọi người đều cúi đầu, thấy gió chiều nào thì dạt qua chiều ấy! Sống như vậy để làm gì...”

Cây lau phất lên nghe hướng gió, thấy mình trí tuệ như cây trúc:

“Nhà bác nói sao ấy chứ! Thân phận nhỏ bé èo uột này thì làm sao hiên ngang chống trọi với đời như nhà bác ở trên đó? Đã khôn ngoan là phải biết cúi, sau này có ngày còn biết ngửng. Chứ cứng cổ ngang tàng như nhà bác trên đó thì sẽ bị vật chết!”

Hình như trời có mắt. 

Vì ngay sau đó phong ba bão táp nổi lên. Ba ngày ba đêm, mây đen vần vũ quật ngã tất cả. Cây tùng nghều nghệu kia cũng chẳng thoát, bật trơ gốc nằm ngang tầm cỏ… Bên dưới, lau sậy dạt dào - nói theo người nghệ sĩ – hay dật dờ trong nước lũ.

Khi trời quang mây tạnh và nước đã rút, cây sậy ngửng lên từ sình lầy. Trong tiếng nói đã có giọng hả hê, từ ánh mắt là sự đắc thắng bị dồn nén từ lâu: 

“Nhà bác thấy không? Em đây vẫn sống nhăn!”

Cây tùng chìm ngang mặt nước, châu thân rã rượi. Rễ cái trổ ngược lên trời như móng vuốt bị gẫy. Nó bỗng cười gằn, lẫm liệt, thê lương:

“Nhưng tao vẫn là cây tùng!”

Cách ngôn ư?  Xin để bà con tự tìm lấy, vui hơn!

XUÂN NGUYỄN. 

Thơ tranh : HƯƠNG THẦM TRONG ÁO - Thạch Thảo.

 


Thơ: CẢM HOÀI - Lê Thiên Minh Khoa.





 Chùm thơ xướng họa “CẢM HOÀI”.  Xướng: Lê Thiên Minh Khoa.

Họa 1: NHƯ GIỌT TRĂNG SƯƠNG.

Mặc Phương Tử

Bạc dấu rêu còn biết hỏi đâu

Vo tròn nỗi nhớ nát canh thâu !

Đàn treo gác lạnh buồn tơ phím

Ý đọng dòng khuya vỡ mạch sầu

Lệ sử còn thơm tình sử thắm

Cung đời vẫn nhịp khối đời đau!

Đêm đêm bóng nhỏ hoài tâm sự

Từng giọt trăng sương điểm mái đầu.


MẶC PHƯƠNG TỬ (USA)


 Bài xướng: CẢM HOÀI. Lê Thiên Minh Khoa


Có phải đi rồi đi mãi đâu !

Người đi để lại những đêm thâu

Mòn khuya chỉ một mình em thức

Nhầu tóc còn bao nửa sợi sầu

Nhìn ngọn Chứa Chan chan chứa nhớ

Trông dòng Thương Bạc bạc thương đau

Chừ tang thương quá thương thương lắm

Chưa thấy trùng dương đã trắng đầu!


LÊ THIÊN MINH KHOA

In trong tập thơ “THỊ TRẤN TÔI”, Lê Thiên Minh Khoa, NXB Thanh Niên, 2002



Cuộc sống: TƯ DUY NGƯỢC - Sưu tầm.





 TƯ DUY NGƯỢC


1. Một người đàn ông bị trộm điện thoại ở gần ga tàu, liền nhờ bạn gửi một tin nhắn vào điện thoại của mình: "Anh ơi, tàu sắp chạy rồi, em không đợi anh được nên lên tàu trước rồi! 20 ngàn đô nợ anh, em để ở ngăn tủ A21chỗ gửi đồ ở ga tàu, mật khẩu là 1685 anh nhé."

Nửa tiếng sau, kẻ trộm điện thoại bị bắt sống ngay trước tủ A21 đó.

Bạn thấy, rất nhiều vấn đề đều được giải quyết nhẹ nhàng nhờ vào lối tư duy ngược đầy sáng tạo.


2. Một thanh niên đòi tự sát trên sân thượng tòa nhà, đám đông bao quanh dõi theo. Khi cảnh sát hỏi nguyên nhân, người thanh niên nói: Cô bạn gái 8 năm đã bỏ anh ta theo một người giàu có, ngày mai họ kết hôn, vì thế anh ta cảm thấy mình sống không còn ý nghĩa.

Một người cao tuổi đứng bên cạnh đáp: Vợ người ta ngủ với cậu suốt 8 năm trời, cậu còn muốn tự sát nỗi gì?

Chàng trai trẻ nghĩ lại, thấy cũng đúng, nhoẻn cười rồi bước xuống.


3. Một thương nhân đến vay Hassan khoản tiền 2000 đô, giấy ghi nợ cũng đã viết xong. Nhưng sắp tới thời hạn trả tiền, Hassan mới đột nhiên phát hiện tờ giấy ghi nợ không còn, điều này khiến anh ta vô cùng lo lắng.

Bởi hơn ai hết anh ta hiểu rõ, khi giấy ghi nợ không còn, thì người vay tiền anh ta cũng sẽ ăn quỵt luôn số tiền đó.

Nasrekin, một người bạn của Hassan sau khi biết chuyện, đã nói với anh rằng: "Cậu viết bức thư gửi qua cho người thương nhân kia, bảo anh ta đến hạn, trả cậu số tiền 2500 đô đã vay của cậu."

Hassan nghe xong thì bối rối khó hiểu: "Tớ đánh mất giấy ghi nợ, muốn đòi 2000 còn khó. Làm sao đòi nổi 2500 đô?" Mặc dù không hiểu, nhưng Hassan vẫn làm theo cách người bạn chỉ.

Bức thư được gửi đi, rất nhanh sau đó Hassan đã nhận được thư phản hồi. Người thương nhân vay tiền viết rõ ràng trên thư với nội dung: "Số tiền tôi vay Ngài là 2000 đồng, không phải 2500, đến lúc đó tôi sẽ trả cho Ngài."


Đây chính là "tư duy ngược".

Lối tư duy này là một kiểu phương pháp luận, một công cụ xử lý vấn đề sắc bén, đưa bạn thoát ra khỏi lối mòn.

Nếu vận dụng tốt nó sẽ mở cho bạn cánh cửa đến với một thế giới mới.

Sưu tầm