Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Sưu tầm KIM CƯƠNG TRÊN TRỜI...


Kim cương từ trên trời rơi xuống

  • 12 tháng 6 2015


Image copyrightNASA JPL CALTECH T. PYLE SSC SP
Image captionNhững hạt kim cương lơ lửng trong vũ trụ (Hình: NASA/JPL Caltech/T. Pyle/SSC SPL)

Một số thiên thạch rơi xuống Trái Đất có chứa những hạt kim cương nhỏ xíu. Một nghiên cứu mới đưa ra giả định rằng chúng được tạo ra từ một hành tinh bí ẩn đã tan vỡ từ lâu.
Vào năm 2008, một thiên thạch lao vào bầu khí quyển của Trái Đất và nổ tung trên sa mạc Nubian của Sudan.
Đây là lần đầu tiên một thiên thạch được xác định và theo dõi trước khi va chạm với Trái Đất, và các “thợ săn thiên thạch” đã đổ xô tới nơi.
Nhiều mảnh vỡ của thiên thạch được đặt tên là Almahata Sitta này đã được thu thập.
Người ta nhanh chóng phát hiện ra là có kim cương nằm trong các mảnh đá của thiên thạch này.
Thực ra chuyện này cũng không gây ngạc nhiên lắm, vì một vài loại thiên thạch cũng thường chứa kim cương. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nói rằng những hạt kim cương này lớn hơn nhiều so với bất kỳ hạt kim cương nào từng được tìm thấy trong các thiên thạch trước đó.
Theo các nhà khoa học, điều này chứng tỏ những hạt kim cương đó đã được tạo ra một cách bất thường. Kim cương lớn thường hình thành bên trong những khối đá cực lớn, phải cỡ như một hành tinh.


Image copyrightPETER JENNISKENS SETI INSTITUTE NASA AMES
Image captionMột mảnh thiên thạch Almahata Sitta (Hình: Peter Jenniskens/SETI Institute/NASA Ames)

Nếu lập luận của họ là chính xác, thì những viên kim cương này phải đến từ một hành tinh tồn tại từ khi hệ mặt trời được hình thành, và sau đó bị tan vỡ.
Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Geochimica et Cosmochimica Acta.
Masaaki Miyahara từ Đại học Hiroshima ở Nhật Bản và các đồng nghiệp đã kiểm tra các mẫu thiên thạch. Phần lớn là những hạt kim cương nhỏ xíu, cỡ khoảng 40 micromet (tức 0,004mm), tuy vậy, cũng có một viên có kích thước tới gần 100 micromet (tức 0,01mm).
Tuy nhiên, một số hạt trông giống như bị vỡ, và các hạt đó đều vỡ theo cùng chiều như nhau.
Điều này cho thấy các hạt kim cương nhỏ là mảnh vỡ từ một viên kim cương lớn hơn.
Người ta cho rằng kim cương trong thiên thạch được hình thành khi các tiểu hành tinh va chạm với nhau. Cú va chạm đủ mạnh để nén carbon thành những hạt kim cương nhỏ xíu.
Nhưng những viên kim cương này có vẻ quá lớn, cho nên giải thích theo cách đó thì có vẻ không phù hợp.


Image copyrightMARK GARLICK SPL
Image captionCác hành tinh được hình thành từ các mẩu đá nhỏ kết hợp lại với nhau (Hìnht: Mark Garlick/SPL)

Thay vào đó, các tác giả cho rằng có thể có hai cách để hình thành những viên kim cương này.
Có thể là những viên kim cương được hình thành từ quá trình tích tụ từ từ các nguyên tử carbon đơn nhất trong lớp khí mỏng ở ngoài vũ trụ. Nhưng cách giải thích này không hợp lý lắm.
Khả năng lớn hơn là kim cương được hình thành bên trong một "planetesimal” - vi thể hành tinh, tức là một khối đá không đủ lớn để được coi là một hành tinh, nhưng lại lớn hơn các tiểu hành tinh nhiều.
Vi thể hành tinh này hẳn là đã tồn tại vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành hệ mặt trời, trước khi các hành tinh được tạo ra và chuyển động theo quỹ đạo của chúng.
Nếu đó là sự thật, vi thể hành tinh này đã tan rã thành từng mảnh từ rất lâu rồi, và thiên thạch Almahata Sitta chỉ là một phần của nó.
Chúng ta chẳng thể chắc chắn điều này có thật sự xảy ra hay không, và đó chỉ là một phép ngoại suy lớn từ vài hạt kim cương trong một mảnh thiên thạch.
Nhưng có điều chắc chắn rằng, hệ mặt trời ban đầu chỉ là một khoảng không gian hỗn loạn với vô vàn khối đá, băng chuyển động lung tung, va đập vào nhau.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trênBBC Earth.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

DỰ ĐOÁN TRONG TƯƠNG LAI - Sưu tầm trên net.




GIEO GIẤY BÁO... - Nguyễn Thị Thêm sưu tầm.


Gieo giấy báo mọc thành cây xanh.

 Người Nhật đã biến điều hoang đường thành sự thật
Khi đọc xong một tờ báo Mainichi thì bạn đừng vội vứt nó đi, hãy xé nhỏ tờ giấy báo và đặt nó xuống chậu đất tơi xốp, tưới lên một chút nước, chỉ vài tuần sau bạn sẽ có một chậu hoa, một luống rau sạch mini hay những loại cây thảo mộc hạt nhỏ.

  Những tờ giấy quen thuộc mà chúng ta dùng hàng ngày được chế biến từ nguyên liệu chính là gỗ từ các cây xanh sống trong tự nhiên, điều này chắc chẳng có ai còn lạ lẫm gì nữa. Thế nhưng nếu ai đó nói với bạn rằng giấy khi được "gieo" xuống đất vẫn có thể “mọc” trở lại thành cây thì bạn có tin?

  Nghe có vẻ “hoang đường” nhưng đó là sự thật khi tại Nhật Bản, đất nước luôn luôn gây bất ngờ với thế giới về những phát minh công nghệ cao tiên tiến và hữu ích của mình, một trong những tờ nhật báo nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào, tờ Mainichi Shimbunsha đã phát minh và đưa vào sản xuất loại giấy báo “ngàn năm”.

  Nói vậy bởi loại giấy này có thể được “tái chế” theo cách rất đặc biệt và vô cùng sáng tạo.
Khi bạn đọc xong một tờ báo Mainichi thì đừng vội vứt nó đi, hãy xé nhỏ tờ giấy báo và đặt nó xuống chậu đất tơi xốp, sau đó tưới lên một chút nước, chỉ vài tuần sau đó bạn sẽ bất ngờ vì những gì mà tờ báo có thể làm, có thể là một chậu hoa, một luống rau sạch mini hay những loại cây thảo mộc hạt nhỏ.

  Còn tờ báo bạn mua sẽ mọc lên cây gì thì đó là bí mật cho đến khi cây lớn lên...
Những hạt giống đã được đặt sẵn trong các tờ báo, sau khi tờ báo không còn giá trị sử dụng nữa, chúng được "gieo" xuống đất để mọc thành cây con.

  Vì khả năng “có một không hai”, những số báo do The Mainichi Shimbunsha xuất bản được gọi là “Tờ báo xanh”.

  Giấy báo có thể “hồi sinh” thành thực vật giờ đây không còn là điều lạ lẫm bởi nó đã xuất hiện trên thị trường Nhật Bản trong vài năm nay, bất cứ người dân Nhật Bản nào, ngay cả những đứa trẻ, cũng có thể dễ dàng thực hiện gieo mầm cây từ giấy báo với vài bước đơn giản tại nhà.

  Cách làm này của người Nhật thật khiến cả thế giới phải "ngả mũ bái phục".

  Ý tưởng “Tờ báo xanh” do The Mainichi Shimbunsha hợp tác với Dentsu Inc, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất tại Nhật Bản đưa ra. Đây không phải lần đầu The Mainichi cho ra đời những giải pháp kinh doanh bền vững như vậy. Trước đây, cam kết bảo vệ môi trường của tờ báo này cũng được thực hiện một cách nhân văn và hiệu quả thông qua chiến dịch quảng cáo tài trợ nước cho những người dân ở những vùng khan hiếm nguồn nước.

  Thử nghĩ xem, nếu hàng tỉ tờ báo trên khắp thế giới có thể làm được điều này mỗi ngày... Vậy thì chẳng mấy chốc mà Trái đất của chúng ta được bao phủ một màu xanh kỳ diệu.
Sáng kiến vô cùng thân thiện với môi trường của tờ báo đã giành được thành công rất lớn sau vài năm đưa vào thực hiện. Mỗi ngày, tờ báo này có khoảng hơn 4 triệu bản được phát hành và có mặt trên tất cả các kệ báo của đất nước mặt trời mọc góp phần đem lại khoản doanh thu khổng lồ, khoảng 80 triệu Yên tương đương với hơn 15 tỷ đồng.

  Sáng kiến này cũng đã có mặt tại rất nhiều các trường học của Nhật Bản nhằm nâng cao nhận thức của các em học sinh về các vấn đề môi trường và tầm quan trọng của việc tái chế rác thải.

  (Nguồn: Lifegate )

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Tùy bút HỌC TRÒ GIÀ - Nguyễn Tất Nhiên.

Tùy bút “Học Trò Già”, được viết vào đầu năm 1973, là một trong những bài văn chưa từng đăng báo của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, may mắn được người nhà cất giữ và mang ra nước ngoài sau khi anh qua đời. Kèm theo bài viết là một vài đoạn phóng ảnh nguyên bản với chính thủ bút của tác giả.

NGUYỄN TẤT NHIÊN

HỌC TRÒ GIÀ

35__ntnhien_001-large
Trước Thư Viện trường Ngô Quyền – 1973
(Từ trái: GS Trần Văn Phúc, Nguyễn Hoàng Hải (Nguyễn Tất Nhiên), Trần Thuận, Lâm Sĩ Đắt, Hồ Văn Lưu, Phan Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tất, Đinh Công Hoàng. Người đứng giữa ở hàng sau là Nguyễn Thái Hải.)


Anh Lê khuyên tôi: “mình nên yêu người nào yêu văn nghệthôi, chứ đừng nên yêu người làm văn nghệ, vì, sẽ có ngày mình đọc bài của nàng mà chẳng thấy nàng đá động gì đến mình, thì có nước khóc thét lên!”. Tôi cười ngã nghiêng lúc đó. Và, bây giờ tôi còn cười nữa thôi?

Sáng nay tôi tới trường, ông Ý, người thầy Việt Văn cũ mời, em dù sao cũng ráng tới chung vui với thầy, em là khách của thầy. – Thưa thầy, em muốn xin tấm thiệp mời. – Thiệp thiết gì, tao với mày mà! Khéo lôi thôi. – Dạ, mai em tới, mấy giờ thầy? – Tám giờ sáng. Tôi là khách, khách phải đến trễ mới quí, với quan niệm ấy tôi có mặt lúc chín giờ hơn. Học trò ở đây tiếp đón nồng nàn tôi, gã đàn anh hoang đàng. Nắng mùa Xuân lợt lợt, tôi đã quen màu, thuở ngồi đệ tam đến giờ, đã năm năm, có năm nào tôi từ chối việc làm tờ giai phẩm Xuân của trường đâu, dĩ nhiên, buổi liên hoan báo chí nào cũng phải có tôi. Nắng mùa Xuân lợt lợt, tôi đã quen màu, màu-nắng-liên-hoan. Tôi cố tình mặc quần xanh áo trắng, cố tình may phù hiệu trung học Ngô Quyền trên ngực, hay nói trắng ra: tôi cố tình bày vẻ ta đây còn luyến tiếc tuổi học trò! Hải của ngày nào làm thơ cho cô Duyên, vì cô Duyên, đây! Anh đây, các em hãy chiêm ngưỡng đi, các em hãy ca tụng hắn đi, hắn thích nghe ai khen thơ hắn lắm đó.
Th. ơi, anh không có nổi một cái gì cho em viết sao? Hai câu thơ của anh ngày nào, em nói em thích nhất “bất thần sáng mắt yêu ai. Khác chi mời người bứt ruột!” không thể trở thành một chi tiết nhỏ trong bài viết em sao?
Thầy Ý, giáo sư hướng dẫn báo chí đứng lên nói vài lời khai mạc buổi tiệc. Thầy ngợi khen Th. và bạn bè nàng. Tôi biết nàng đang sung sướng hân hoan – như tôi ngày nào. Lén chớp nhanh ánh mắt qua bên kia bàn, đầy con gái, tôi chỉ thấy một phần tóc của Th. cúi đầu. Thời người tôn sùng ta đã hết rồi, ta hằng biết thế, bởi ta dại dột yêu người. Khi yêu ai đắm đuối, là lúc mình khó lòng dấu che chân tướng mình! Th. đã nhìn được chân tướng anh rồi, cũng chỉ như trăm nghìn kẻ khác (*) phải không em? Anh du côn, anh cộc cằn thô lỗ, anh chẳng thơ mộng như thơ anh chút nào, em hở? Anh gây gỗ với con gái ào ào, anh thường giải quyết vấn đề bằng chân tay, hào-quang-thi-sĩ của anh trước sau gì cĩng là thứ ánh sáng đèn néon uốn quanh đầu tượng, điện cúp rồi, Phật hay Chúa gì cũng đành phận đá đìu hiu!
Thầy Ý dứt lời, học trò vỗ tay. Tôi thương thầy vì thầy thương tôi, tôi nghĩ đến thầy vì thầy nghĩ đến tôi, giản dị quá! Nhưng tôi thương Th. vì Th. ghét tôi, lánh tôi! Cám ơn em bỏ thiên tài tang thương! Câu thơ làm cho Th., tự nhiên tôi muốn đọc to lên giữa đám đông, nhưng lại sợ đám đông cười ồ, sợ những lời đùa cợt, la ó: “bắt thi sĩ vô dưỡng trí viện đi bà con, trời nóng nực rồi!”
Th. ơi, anh không có nổi một cái gì cho em viết sao? Em nói với Du về mùa Xuân, về nước mắt, về chiến tranh, về tình yêu, về kỷ niệm… Kỷ niệm có “K” nào đó, kỷ niệm không có anh! “K” nào đó là kỷ niệm của em, “K” nào đó là một thời của em. Còn anh, còn những chiều chúa nhật ở nhà chị Ninh, cũng kỷ niệm – nhưng là kỷ niệm “pha dấm vắt chanh”, phải chạy trốn, phải chối từ; cũng “một thời” – nhưng là “một thời” để hối hận, để nhục nhã, để đính chính: “tôi chẳng hề quen biết người ấy!” phải không em?
Th. ơi, ước chi ta có thể nặng lời chua chát được cùng người, thì thơ ta sẽ hay gấp ngàn lần hơn:
…nghe nói em vừa thi rớt Luật
môi trâm anh tàn héo nụ-xa-vời
mắt công nương thầm khép mộng-chân-trời
xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng
(dù thật sự cũng đáng đời em lắm
rớt đi Duyên, rớt để thương người!)

ta, thằng ôm hận tú tài đôi
không biết tìm ai mà kể lể
chim lớn thôi đành cam rớt lệ
ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh…

Giữa tiệc, vài cô ca sĩ học trò lên micro hát véo von, mỗi cô hát, một anh sung sướng mỉm cười, “bồ” mình hôm nay xinh ghê, giọng ấm ghê… Nghĩa mập ơi, cho tao vui “ké” với, cho tao khen cô Diễm Hạnh hát hay “ké” với, Lưu Cam-bô-chia ơi, cho tao yêu “ké” với: “Tường Vi ôi Tường Vi, nhớ người ta tóc rụng”, tao đọc hai câu thơ ấy trước mặt mày, mày đừng nổi nóng với tao nghe, đừng đòi đá tao nghe! Lưu Cam-bô-chia ơi, thằng Khanh – em mày, nó kê miệng vào micro đòi “thi sĩ” xuất hiện kìa, tao nên rầu hay nên khoái đây? Anh chị đòi hỏi nhiều quá, tôi gầy gò thế này, hát hai bản nhạc một lúc, sức đâu mà rống mà gào? Anh chị vô tình, chẳng biết tôi cần tránh bài “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá” trước mặt Th.!
– Kính thưa quí thầy, thưa anh chị, hôm nay, tôi hân hạnh được mời đến chung vui. Quí thầy và quí anh chị thấy tôi mặc đồng phục, làm “học trò già”, chắc cũng hiểu rằng tôi còn luyến tiếc khoảng thời gian đi học dưới mái trường Ngô Quyền này nhiều lắm. Mái trường này đã cho tôi tình yêu đầu đời thơ mộng, đã cho tôi bao nhiêu ý tưởng tuyệt vời trong văn chương, để rồi giờ phút này tôi may mắn được nhiều người biết tới, để đáp lại phần nào cảm tình quí báu tôi xin hát bài “Vì tôi là linh mục”, thơ của tôi, Nguyễn Đức Quang soạn thành ca khúc… Vì tôi là linh mục không mặc chiếc áo dòng, nên suốt đời hiu quạnh, nên suốt đời lang thang. Vì tôi là linh mục có được một tín đồ, nhưng không là thánh thần, nên tín đồ đi hoang. Vì tôi là linh mục giảng lời tình nhân gian, nên không cần kinh thánh, nên không cần giáo xứ, nên tôi có con chiên chê tôi giống tên điên, quanh năm chỉ làm phiền…

Th. ơi, anh đã yêu người làm văn nghệ rồi, anh đang cười đây, cười nụ lệch, cười nụ mất thăng bằng, cười nụ khỉ nhe răng, thay vì “khóc thét lên” như lời anh Lê nói. Th. ơi, anh dối lòng còn vụng quá, anh đóng kịch còn lố lăng quá. Trong khi anh thủ vai người vui tính, trẻ trung, người ta lại khen anh diễu khá duyên dáng, cù léc nhột hơn “hề”. Th. ơi và Th. ơi!

– Xin cám ơn quí vị, tiếp theo đây, thể theo lời yêu cầu, tôi xin trình bày bản “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá”, cũng thơ của tôi, Phạm Duy phổ nhạc. Bài này tôi xin riêng tặng thầy Đoàn Hữu Ý, vì, từ hồi còn học đệ tam tới giờ, tôi năm nào cũng cộng tác với báo Xuân NGÔ QUYỀN một cách bình thường, riêng năm nay, thầy Ý đã đặc biệt làm “xẩy” tờ báo khỏi tay tôi, thầy Ý đã làm việc âm thầm, rồi đùng một cái gặp tôi bảo xong hết rồi, em tới trễ quá! Vậy, xin lập lại lần nữa, tôi đặc biệt dành tặng giọng hát tôi hôm nay, trong bài “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá” cho thầy Đoàn Hữu Ý, xin anh chị tràng pháo tay…
Th. ơi, anh lại tự dối lòng! ...Thà là giọt mưa vỡ trên mặt em, thà là giọt mưa khô trên mặt Duyên. Để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến, những giọt run run ướt ngọn lông măng, những giọt run run ướt ngọn lông măng. Khiến người trăm năm đau khổ ăn năn, khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên. Tại sao lại người tên Duyên mà không phải người tên Th.? Anh dối lòng cả khi làm thơ nữa à? Thiên hạ nói “thơ” là tâm hồn, là tác giả, thiên hạ nói bậy! Th. ơi, thiên hạ (và em, chính em!) chẳng hiểu thi sĩ thi siết quái gì cả!
Th. ơi, thầy Ý nào làm “xẩy” tờ báo khỏi tay anh? Chính anh trốn tránh đó chứ, chính anh sợ em ghét anh đến độ tìm cách loại bài anh đó chứ! Em là cô trưởng ban biên tập mà, chỉ cần một lý do, tài chánh trường eo hẹp, báo ít trang, bài vở chật cả rồi, xong! Anh đầy đủ quyền hạn buộc em phải đăng bài này bài nọ, nhưng em sẽ tức, sẽ khóc, anh nào muốn Th. khổ vì anh! Th. ơi và Th. ơi!

Tôi dứt tiếng hát, vỗ tay rào rào vang dậy, bis bis! Hãnh diện chưa? Ôi, hãnh-diện-nát-tan-lòng! Trở lại chỗ ngồi, thêm hãnh diện, các cô bé vây lấy tôi xin chữ ký thật dễ thương. Sách vở tấp nập bay đến trước mặt. “Em nghe tiếng anh từ lâu, hôm nay mới biết!” “Anh dạy tụi em làm thơ đi!” “Anh viết giùm em ít hàng, ngay bài em nè, nhớ đề tên anh đàng hoàng nghe, em về làm kỷ niệm” hoặc: “Hải, cô kia nhờ tao chuyển lời lại, muốn làm em gái mày, cô bé thích thơ mày từ lâu rồi!”…
Th. ơi, anh viết hoài câu “học trò già trở lại trường xưa”, anh ký tên hàng loạt, mớ sách vơi dần, vơi dần, hết! Ước mơ anh hết theo, chẳng thấy quyển nào của Th. cả! Ừ, kể ra anh lẩm cẩm thật, thư anh gởi cho Th. cả khối, chất đống, đốt, còn sợ gây hỏa hoạn, thì, chữ ký của anh xa lạ gì với Th. nữa!

Tôi ngẩng lên, sau khi ký chữ cuối cùng, liếc qua bàn bên kia, Th. đã về tự lúc nào…
Buổi tiệc tàn.
Tôi đi, không, tôi lết đôi bàn chân trên mặt gạch bông ra cửa. Đinh Lan đang đứng cắn hạt dưa. Đinh Lan gầy, cao, như tranh tố nữ. – Thế nào? Cô nữ họa sĩ cho anh xin chữ ký chứ? Đinh Lan cười, anh có bút? – Mất rồi, Lan mượn giùm anh đi. Cô bé hỏi anh thích Lan viết chỗ nào? – Chỗ bức tranh phụ bản của Lan. – Anh thấy Lan vẽ được không? – Hay lắm, báo Ngô Quyền bán chạy là nhờ phụ bản của Lan đó! – Xạo hoài, Đinh Lan nghiêng đầu nhìn tôi, cười đẹp hơn bất cứ lúc nào, môi nàng đỏ thắm màu hạt dưa. Bỗng dưng tôi thèm tâm sự. Trong cơn đau nào người ta cũng cần tâm sự, đã đành người nói là người khổ sở đầy tràn, nhưng người nghe vô tội phải rầu theo. Người nói lắm khi làm người nghe tưởng chừng như đang bị hành hạ, khó chịu, nhức mỏi. Tôi thèm nói nhiều với Đinh Lan, liệu cô bé chịu đựng nổi chăng? Anh muốn nói với Đinh Lan rằng anh đang khốn nạn tự nãy giờ, anh oằn oại dối lòng, anh yêu một người mà hát tên người khác. Người anh yêu chắc đang giận vì tưởng lầm anh cố tình trêu tức, nàng đã về ngay. – Lan cũng biết phần nào câu chuyện. – Vậy hả? – Vâng, nhưng biết để mà biết thôi, chẳng để ý. – Lan muốn biết thêm không? – Không! – Sao vậy? – Vì các anh là con trai, có thể phóng túng tình cảm được, còn con gái tụi này chả nên biết nhiều quá sớm chuyện yêu đương, phải lo học hành. Cô bé đang màu mè với tôi! Đinh Lan ơi, có lẽ Đinh Lan lầm, lời anh nói chẳng phải là cái “nhập đề” đâu. Anh tán tỉnh Đinh Lan làm gì? Anh chỉ muốn cho Đinh Lan biết anh là “thiên tài”, yêu một người, làm thơ cho người khác, “rung-động-giả” được tuyên dương, được mọi người lầm tưởng cô Duyên là nguồn thơ bất tận của anh! Anh chỉ muốn nói cho Đinh Lan nghe câu: “nếu được lựa chọn giữa hạnh phúc và tác phẩm, tôi sẽ lựa chọn hạnh phúc, nhưng, hạnh phúc tan tành, tác phẩm hiện diện giữa trần gian!”

NGUYỄN TẤT NHIÊN
28 tháng 1 năm 1973
(NGUYỄN TẤT NHIÊN tùy bút)


150px-ntatnhien-content

Thơ TÌM NHAU TRONG CHƠI VƠI - Đỗ Mỹ Loan.


Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

CHUYỆN VUI - KT sưu tầm và giới thiệu.



CHẤP NÓ LÀM GÌ !!!

Vợ phát hiện ra chồng mèo mỡ ghen tuông.
Chồng thanh minh:
-Em biết không, gì em cũng hơn nó hết, đây nhà to em ở với anh cả đời,
nó chỉ ở với anh phòng khách sạn mấy chục mét vuông có 1 đêm, chấp nó
làm gì, tiền lương anh đưa em hết, chỉ đưa nó vài vé thôi, chấp nó làm
gì, em hàng trăm bộ quần áo, nó nghèo lắm quần áo không đủ mặc đâu, có
vài mảnh che thân, chấp nó làm gì, còn.... còn về nhan sắc hả, nó phải
kêu em bằng...cụ bà, chấp nó làm gì !!!

VẼ THEO. ..

Có một ông nọ vào trong phòng triển lãm tranh để coi tranh, bỗng ông
giật mình bởi vì thấy một bức tranh vẽ hình người đàn bà khỏa thân
giống vợ của mình, ông liền vội vả về nhà giận dữ hỏi bà ta :
- Có phải em làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ kia vẽ hình khỏa thân không ?
- Ðâu có đâu, em đâu bao giờ làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ đó,
chắc là ông ta vẽ theo trí nhớ thôi...


NGƯỜI VỢ TUYỆT VỜI. 

Hai người bạn nói chuyện với nhau :
- Có lẽ mình phải xin ly dị.
- Sao vậy ?
- Vợ mình nửa năm nay không thèm nói với mình một câu nào.
- Cậu điên à ! Biết tìm đâu ra một người vợ tuyệt vời như thế.


ĐÀN BÀ GIỎI THẬT

Một bà sau khi cho tiền ông hành khất ở cuối nhà thờ liền hỏi :
- "Sao ông ra nông nỗi này, vợ con ông đâu ?"
- "Thưa bà, vợ tôi chẳng may qua đời rồi ạ. Nếu vợ tôi còn thì tôi đâu
đến nông nỗi này ạ"
Bà quay sang ông chồng :
- "Thấy chưa, đàn bà là đảm đang lắm. Không có đàn bà là chỉ có nước
đi ăn mày. Nhưng khi còn sống bà ấy làm gì hả ông ?"
- "Thưa nó đi ăn mày thay cho tôi ạ.”


BỆNH TÌNH

Chăm sóc chồng ốm nặng, cô vợ sụt sùi hỏi :
- Anh thấy trong người thế nào ?
Chồng :
- Mấy hôm nay em bớt nói, thần kinh anh đã ổn định dần, đỡ co giật.


CHỌN ĐÀNG NÀO ?

Chồng đang xem ti vi thì vợ giục :
- Anh đi chợ đi !
- Đó không phải là công việc của đàn ông ! Chồng đáp.
- Thế hả ? Vậy thì lên giường ngay, tôi sẽ giao cho anh việc của đàn ông !
- Thôi được rồi ! Cái giỏ đi chợ đâu ?


CHỜ TỚI "TẾT CÔNG-GÔ"

Người đàn bà đứng trước gương ngắm nhìn và tỏ vẻ hài lòng vì chiếc áo
lông thú mới mua, thì cậu con trai đi học về:

- Đẹp quá, có phải bố mua cho mẹ cái áo này không ?
- Bố nào mua, cứ chờ bố mày thì đến cả mày cũng chẳng có nữa là áo.


SỰ KIỆN LỚN. 


Giáo sư hỏi cả lớp :
- Ai có thể nêu hai sự kiện lớn trong cuộc đời của nhà thơ Anh John Milton ?
Một nam sinh viên nhanh nhẩu phát biểu :
- Sau khi kết hôn, nhà thơ viết tác phẩm "Thiên đường đã mất".
Đến khi vợ ông mất, ông viết tác phẩm "Thiên đường trở lại".

AI TRẢ LỜI ĐƯỢC... - KT sưu tầm và giới thiệu.



Thơ CỨ NGỠ TÀN THU - Đỗ Mỹ Loan.