Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Thơ TA VẪN CÒN TA *2017 - Huỳnh Văn Huê.

(Họp mặt ngày 16/12/2017- Các bạn học Sài Gòn) 

( Họp mặt ngày 31/12/2017- Các bạn học Biên Hòa) 

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Viết từ phương xa NHỚ QUÁ - Nguyễn Thị Thêm.

Thơ MƯA - Mai Hồng Thu.



MƯA.

Mưa New York, mưa giông như kéo bão
Mưa Cali buồn, níu áo tình nhân
Có mưa nào, cho tôi thấy thật gần?!!!
Sài gòn cũ, của những lần vào Hạ
Bao nhiêu năm, mà chừng như xa quá
Thuở tắm mưa, dưới máng xối hiên nhà
Đã một thời, quen dào dạt mưa sa
Giờ mưa xuống như giọt ngà cô độc
Giờ dẫu mưa, tôi chả cần leo dốc
Chẳng đầu trần, chẳng lê ướt chân son
Từng giọt mưa, như lại cứ hao mòn
Chút dấu ái, cùng núi non cây cỏ
Mưa tha hương, buồn vương từng cơn gió
Lạnh ngoài da, mà thấm suốt tâm linh
Mưa nhẹ rơi, mà trầy xướt an bình
Còn đâu nữa, thuở bình yên thính vũ
Mưa tha hương, mãi không là mưa cũ
Của ấu thơ và của những mùa Thu
Bởi tình thân đã xa cách mịt mù
Mưa se lạnh theo sương mù loang trải
Mưa Cali lạnh, sầu, khắc khoải
Không giận hờn như con nít đòi oai
Không trầm tư như thiếu nữ trang đài
Chỉ khe khẽ, mệt nhoài đời lữ khách!
Có những chiều, mưa về reo bên vách
Cũng hân hoan, tí tách, từng giọt buông
Nhưng trong tôi vẫn thoang thoáng nhẹ buồn
Vẫn lạc bước, chiều mưa khuôn viên cũ
Thì thôi nhé, mưa ơi xin nhắn nhủ
Xin đừng về, dù nhè nhẹ râm ri
Có ghé thăm cũng khe khẽ thầm thì
Đừng lạnh buốt, thưở xuân thì đã mất
Đừng buồn tênh, thoáng qua, nhưng rất thật
Đừng dây dưa, mà không thật thuỷ chung
Đừng giăng mây, u ám với chập chùng
Và xin chớ, đừng lạnh lùng…mưa mãi !
Sài gòn xưa, mưa mát lòng, sảng khoái
Mưa nơi này, gom hoài bão tan xa
Thượng đế ơi, xin mưa chớ nhạt nhoà
Bao ký ức, như giọt ngà tan vỡ
Mưa hãy về, cho ta gom nỗi nhớ
Viết thành thơ, ghi lại thưở hồn nhiên
Đón chiều mưa, với mơ ước thật hìền
Mưa nhân ái, gội ưu phiền, mưa nhỉ.

MAI HỒNG THU - 2010

Trân trọng các bạn đã ghé thăm, like và để lại lời bình dễ thương đáng quý.
Chúc các bạn Facebook một Giáng Sinh tràn đầy hồng ân Thiên Chúa. 

Truyện NHÁNH CÂY LIÊM SỈ - Huỳnh Văn Huê.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Tản mạn THÚ CHƠI CÂY SANH (p.cuối) - Lê Thạnh blog.

Thơ NHỚ THẦY - Giáng Hương.



Nhớ Thầy
Thơ Giáng Hương
Kính tưởng nhớ Giáo sư Lê Văn Ký, người Thầy Thủy Lâm thân thương của chúng tôi (Thầy mất đêm 17/12/2017 tại Cao Lãnh).


Xin là gió để một lần thổi mát
Xin là mưa để tưới thấm đất này
Xin là mầm cây bật khỏi luống cày
Để cánh rừng xanh ngàn đời cùng hậu thế
Thầy đã ra đi khi mắt còn đẫm lệ
Chắc là buồn thầm nhớ mái trường xưa
Về những chiều Bảo Lộc khói sương mờ
Đồi thông xưa có vườn trà xanh thẳm
Đường Cường Để nơi vẫn từng in đậm
Dấu chân Thầy dừng bước lúc chiều rơi
Để nơi này ngôi trường mới ra đời
Nông-Lâm-Súc cái tên sao trìu mến
Bao kỷ niệm thân thương như ùa đến
Tình thầy trò, tình bạn và tình yêu
Đã nảy nở cùng anh-tôi suốt bốn năm trời
Để bốn mươi năm sau vẫn xanh như màu lá
Thầy ra đi khi ước mơ còn dang dở
Khi tên trường xưa chưa lấy lại được lúc sinh thành
Khi những cánh rừng chưa hồi phục màu xanh
Khi bài giảng Dưỡng Lâm giờ nhạt nhòa trong ký ức
Xin thắp cho Thầy nén nhang đang cháy rực
Chúng em mong Thầy hãy an nghỉ nghìn thu
Dù ngôi trường xưa đã tan biến sương mù
Nhưng trong tim thế hệ Nông-Lâm-Súc ngày nào
vẫn ắp đầy niềm thương nhớ!   

Saigon, Tembin 27/12/2017.

Tản mạn CÔ GIÁO CỦA TÔI - Lê Thị Kim Kết.



Cô Giáo Của Tôi
Cô trí xưa11. Co DangThiTri
Cô giáo kính yêu của tôi chưa một lần cô dạy lớp chúng tôi một tiết học nào, nhưng tất cả hoc trò trong trường  Ngô Quyền có dịp được gặp cô đều kính yêu và ngược lại cô cũng yêu thuong và vui mừng khi có một học trò tìm gặp và thăm viếng.

Một lần len mạng tôi tình cờ gặp dược địa chỉ của cô, tôi thật sự vui mừng, bạn bè giờ mỗi dứa một nơi khó tìm gặp không làm sao biết dược tin tức của nhau tin tức của thầy cô lại càng khó vậy là tôi gởi "kính chào cô" vì không biết cô có biết mình không? Nhưng tôi biết cô. Cô có dáng nhỏ nhắn tóc luôn uốn cao rất duyên, cô rất thân với cô Bích Loan và cô Chân Pjương (NHững người cô tôi rất yêu thuong  và cô cũng rất yêu tôi).
Ngày xưa thầy Hiệu Trưởng thường dí dõm 3 cô là  "Xe – Pháo – Mã" Từ năm hoc Đệ Ngũ mỗi lần hè là cô Chân Phương thường xin ba má cho tôi qua nhà cô ở làm bạn với Bà Nội của cô. Chẵng là Bà Nội rất khó hơn 80 nhưng bà rất kỷ tính bà nhặt rau làm bếp (Bà không cho thuê người giúp việc) Bà thích làm một mình không cho ai phụ, vậy mà bà rất thích tôi làm cùng với bà. Khi rán đậu bà thường cho tôi thử trước xem ngon không. Nấu các thứ cũng thế tôi nấu ăn theo gia vị Miền Nam nhưng theo cùng nấu ăn với bà tôi cũng quen dần cách nấu ăn nêm nếm theo khẩu vị của gia đình cô. Có lần khách đến nhà tôi ra mở cổng và chào hỏi. Khách hỏi ba má cô: "con gái út của gia dình đó à?"  "Không học trò của Phương đấy." "Sao có cô hoc trò ngoan thương cô giáo thế nhỉ?". Vậy là cô và trò nhìn nhau cười, cái cười nhiều ý nghĩa chỉ có cô và tôi hiểu.
Bây giờ cô Chân Phương và cô Bích Loan không còn nữa. Hai người cô kính yêu của tôi đã ra người thiên cổ chỉ còn mỗi cô Trí, Cô là chỗ dựa tinh thần cho tất cả học Ngô Quyền, khi cần cô chỉ bảo những kinh nghiệm trong cuộc sống hoặc những ứng xử giữa đời thường.
Mỗi năm gần dến ngày họp mặt cựu hoc sinh Ngô Quyền tổ chức ở Mỹ cô gợi ý cô có chỗ ở cho tôi và vài người bạn nữa, đã bao nhiêu lần rồi tôi hứa nhưng chưa thực hiện được…
Tôi viết những dòng này là để dâng nén hương lòng kính nhớ đến cô Chân Phuong và cô Bích Loan và với lòng chân thành kính yêu cô Đặng Trí và kính chúc cô thật nhiều sức khỏe để luôn là chỗ dựa tinh thần của các hoc trò kính yêu cô. Em mong một ngày rất gần em sẽ thực hiện được lời hứa viếng thăm cô và tâm sự cô thật nhiều điều.
Biên Hòa ngày 22/12/17 
Lê Thị Kim Kết - 
Khóa 5 Ngô Quyền nhóm Tứ 2-

Viết từ phương xa BÃI ĐÁP CUỘC ĐỜI - Nguyễn Thị Thêm.

Sưu tầm ĐỂ HUYẾT ÁP KHÔNG CAO - Bs Nguyễn Văn Hoàng


Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Tản mạn THÚ CHƠI CÂY SANH ( còn tiếp )- St từ Lê Thạnh blog.



Thú chơi cây sanh hay sự quái dị trong thẩm mỹ của giới trọc phú Việt?


Cái quái dị của mấy cây sanh khủng là chuyện nhỏ, nhưng sự méo mó bệnh hoạn của thị hiếu đương thời là đáng ngại. Việc các đại gia mới giàu có thẩm mỹ nông cạn không thể trách, nhưng việc bao nhiêu người đua nhau bỏ tiền tỷ để mua một món đồ chơi vô bổ như vậy là một chỉ số rõ ràng của khủng hoảng kinh tế. Nó chứng tỏ sự bế tắc trong môi trường đầu tư, khiến cho người có tiền không biết bỏ tiền vào đâu cho có ý nghĩa.

Bài viết của KTS Phó Đức Tùng, Soi.com.vn, 2012.
Trước kia, cứ nghĩ đến Hải Hậu là tôi hình dung ra gạo tám xoan. Cái tên gạo thật là hay, vừa dịu dàng, vừa chân quê, mà nghe qua đã thấy phảng phất hương thơm đặc biệt. Xung quanh loại gạo đặc sản tiến vua này thật nhiều giai thoại. Nghe nói phải hái lúa lúc chưa chín hẳn, phơi chưa khô hẳn, cất ủ thế nào, nấu cơm ra sao mới phát huy hết cái tinh túy của nó. Lại cũng nghe đồn tuy loại gạo này rất nhỏ hạt, mềm cơm, nhưng cây lúa thì lại vô cùng to lớn, gốc nào gốc nấy cứng như gốc sậy. Thực ra tôi chưa được thưởng thức gạo tám xoan theo đúng quy cách của nó bao giờ. Trước đây thỉnh thoảng có người biếu, nói là gạo tám xoan Hải Hậu, nhưng ăn thì thấy không bằng gạo Thái Lan. Lại có lần được làm việc với Vinafood, đơn vị chuyên buôn gạo ở Việt Nam. Chuyên gia ở đây nói rằng thực ra gạo tám xoan chỉ có tên, nhưng thực sự không còn được thuần chủng, vì dân tự giữ giống, lại cấy cạnh các giống mới nên lai tạp cả. Kỳ này về Hải Hậu, tôi có để ý tìm lúa tám xoan, nhưng đi ba ngày không gặp, sau mới biết lúa này chỉ được trồng ở một số ruộng nhỏ trên ba xã Hải Phong, Hải Ninh, Hải Giang. Nghe đồn sản lượng lúa này rất ít, chỉ đủ để biếu quan chức, người thường ít khi được nếm, không biết thực hư thế nào.
Thay vì đồng lúa, ngày nay khắp vùng Hải Hậu đều xanh ngắt một màu cây sanh. Làng mạc nhà cửa, đâu đâu cũng âm u những rễ. Mấy năm gần đây, Hải Hậu phất lên nhờ cây sanh. Mỗi năm, Hải Hậu xuất hàng triệu cây sanh đi khắp cả nước. Đa số là cây phôi, nhưng cũng rất nhiều cây thế hoàn thiện. Ngút ngàn tầm mắt, đất trũng được đào rồi quật lên thành luống trồng sanh, xen lẫn những kênh, mương nước.
Cánh đồng bỏ lúa trồng sanh ở Hải Hậu. Ảnh của vov5.
Các xã đều trồng sanh, nhà nhà trồng sanh, ai cũng làm cây thế. Hàng ngàn ha trồng sanh, hàng trăm ngàn người làm cây thế. Các đại gia Hải Hậu đều là đại gia cây. Kể cả chủ xưởng muối cũng đồng thời là chân cứng trong hội cây cảnh nghệ thuật. Hội cây cảnh họp ở ủy ban nhân dân huyện, ô tô đỗ chật bãi, rượu thịt linh đình. Hội này là đầu não kinh tế của huyện, ai ai cũng đều là tỷ phú, triệu phú, với những cây bán ít ra cũng vài trăm triệu. Từ thường dân tới quan phụ mẫu, ai ai cũng có cây thế, sập gụ, tràng kỷ, đồng hồ côn, vài món đồ cổ, vài con chim hót. Câu chuyện nếu không phải người này vừa bán cây 3 tỷ cũng là dáng cây kia độc nhất vô nhị. Thoáng qua thì là cả một miền thanh tú, cực lạc, vừa trù phú, giàu có, vừa ăn chơi sành điệu. Tuy nhiên, khi vào xem kỹ lại thấy nơm nớp lo âu.
Nông dân trong vườn sanh. Ảnh: Thanh Niên.
Ngày xưa, các cụ nhà ta chơi cây thế cũng giống như người Tàu, người Nhật. Một nhóm người có cái chí muốn thu nhỏ vũ trụ trong một khoảnh sân nên làm thành cây bonsai. Cái quý của cây bonsai là phải thật già mà vẫn thật bé. Không những cây phải toát lên được thần thái tự nhiên của cây cổ thụ ngoài đời mà thực sự phải có tỷ lệ của một cây cổ thụ thu nhỏ từ thân, rễ đến hoa, lá. Người Nhật làm bonsai còn thật hơn ngoài đời thật, tự nhiên hơn cả tự nhiên, thể hiện một sự hoàn hảo mỹ mãn, từ tổng thể tới từng chi tiết. Để làm được việc đó, người ta phải nghiên cứu hết sức tỷ mỷ hình thái của từng loài cây tự nhiên khi đến tuổi cổ thụ. Mỗi loài cây tự nhiên có một hình thái cổ thụ riêng, từ đặc điểm bộ rễ cho tới thân, lá, dáng cây. Không thể lấy cây sanh giả làm cây tùng cổ thụ. Mà rồi thì ngoài kỹ thuật ra, cũng phải cần hàng trăm năm, truyền từ đời này sang đời khác mới có được những cây bonsai quý giá. Những cây này thường ở đền chùa, tồn tại lâu dài như bản thân những di tích này, hoặc những gia đình danh gia vọng tộc lâu đời.
Kỹ hơn nữa, phải quan sát kỹ loài cây cổ thụ đó ở những địa hình, địa mạo, khí hậu, ánh sáng rất khác nhau sẽ có những đặc điểm thế nào. Muốn thể hiện đúng bản chất của một cái cây thì phải đặt nó vào trong bối cảnh đặc trưng của nó, chẳng hạn cây cổ thụ trên đỉnh núi đá vôi, cây cổ thụ bên đầm nước lớn, cây rừng trong cảnh thủy hạn v.v… Khi đó, cái cây phải ở đúng vị trí, tỷ lệ để toát lên được bản chất của cảnh quan một vùng. Thực ra đạt được đến độ đó thì mới gọi là thu nhỏ thiên nhiên.
Goshin (“người bảo vệ cho tinh thần”) là một bonsai nổi tiếng do John Y. Naka sáng tác.
Nhóm chơi thứ hai muốn qua cây mà bày tỏ cái chí khí hoặc bản tính của mình. Vì vậy mới có khái niệm cây thế, với những thế như quân tử, mẫu tử, huynh đệ, tung hoành, bạt phong hồi đầu v.v. Những cây này không cần giống cây tự nhiên lắm, nhưng cần thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng. Bởi lấy cây để bày tỏ quan điểm nên mỗi người sẽ chỉ chơi một loại cây, một loại dáng, thể hiện tình cảm, chí khí của mình. Nhìn vào cây, biết chủ nhà là người thế nào. Các loài được dùng làm cây thế do đó rất đa dạng, tuy nhiên, nhiều nhất là những loài ngoài đời vốn được tôn sùng là thanh cao, bền vững như mai, trúc, tùng, bách v.v… Khi ở dạng cây bonsai, tuy cây nhỏ nhưng tinh thần vẫn giữ được như cây tự nhiên, giống như chí khí con người có thể hòa đồng vũ trụ. Ngược lại, những tham vọng trần tục như sanh, đa, đề, lộc, sung tuy cũng được coi trọng nhưng thường ở dạng cây cổ thụ tự nhiên chứ ít khi làm thành cây thế, bởi lẽ những thứ này cần có lượng mới thành chất. Đa, đề, sung, lộc v.v… đều quý ở to, nhiều chứ ít, nhỏ thì có giá trị gì.
Ngày nay, các đại gia Việt Nam chơi cây cốt ở cái “khủng”, có nghĩa là càng to, càng kỳ hình dị dạng, quái thai quái gở càng tốt. Thay vì bỏ công thu nhỏ tự nhiên trong hàng trăm năm, người ta khai thác luôn cây cổ thụ trăm năm, chặt ngang lưng rồi đặt lên chậu, chơi bộ rễ khủng. Ai không đủ tiền mua bộ gốc khủng thật thì làm bộ gốc giả bằng cách bó một nắm cây nhỏ thành một bó lớn.
Trong các loài, có lẽ cây sanh thuộc loại thích hợp nhất cho nhu cầu điêu chát này. Cây này như những con ma, chặt đầu này mọc ra muôn vàn đầu khác, bó lại là dính liền, gặp gì quấn nấy, kỳ hình dị dạng, không cách gì chết được. Cây cổ thụ trăm năm, chặt trụi cả rễ, phát đứt ngang thân vẫn sống nhăn răng, đâm cành mọc lá tua tủa. Rễ sanh mọc túa ra khắp nơi, thoắt cái đã to như cổ tay, bắp chân. Vì vậy, cây sanh được ưa thích hàng đầu trong các loài cây làm cây thế, bonsai ở Việt Nam.
Một cây sanh quái. Ảnh từ trang Cây cảnh Bình Định.

KTS PHÓ ĐỨC TÙNG.( còn tiếp)