Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Thơ : MƯA CHIỀU CUỐI HẠ - Hồng Giang.





MƯA CHIỀU CUỐI HẠ.

 Cơn mưa chiều rẽ ngang miền nỗi nhớ

Để hạ buồn trăn trở ngóng trông ai

Chiếc ô che chẳng kín quãng đường dài

Hoàng hôn cũng dằng dai vì trống vắng


Em đi đâu ly Cafe chát đắng

Gió hắt hiu lẳng lặng ngả nghiêng sầu

Bài thơ tình viết mãi chẳng tròn câu

Thu đã chớm gọi mùa ngâu thề hẹn


Ngọn đèn đường hé mắt nhìn len lén

Cây Sấu già e thẹn gốc khẳng khiu

Lối em về sao bỗng thấy đìu hiu

Bờ vai thiếu bàn tay dìu ngõ nhỏ


Mưa vẫn vậy cứ giỡn đùa với gió

Gót chân trần ửng đỏ bước liêu xiêu

Phố cô đơn trong khắc khoải nhạt chiều

Nỗi nhớ cũng tiêu điều vì nỗi nhớ


Mưa cuối hạ dường như còn mắc nợ

Để ai buồn.....

              Dang dở....

                          Buổi chiều ngâu..!


- Hồng Giang -

Cuộc sống: ĐÔI GIÀY CŨ - Từ fb của Ngoan Tan.

 





ĐÔI GIÀY CŨ.

Một hôm, hai cha con đi dạo. Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên.

Cậu con nói với cha: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao, con sẽ giấu giày của ông ta rồi cha con mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào nhé!”.

Cha ngăn lại: “Này, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. Con có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều. Con hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”.

Con trai làm như lời cha chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền.

Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai.

Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày.

Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay, sự tiếp trợ vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một mòn quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Cậu con trai lặng người đi vì xúc động. Người cha lên tiếng: “Bây giờ con có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như con đem ông ta ra làm trò đùa không?”.

“Cảm ơn ba đã dạy cho con một bài học mà con sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ con mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây con không hiểu: ‘Ban cho có phước hơn nhận lãnh”.

(Sưu tầm)

Cuộc sống: ĐỨC TIN - HTT sưu tầm&giới thiệu..

 





ĐỨC TIN 


Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ già đã chìm đắm trong sự cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cụ già với vẻ bực bội.

Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng:

“Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”

Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?”

Người thanh niên xấc xược trả lời:

“Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên:

“Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?”

Người sinh viên nhanh nhảu trả lời:

“Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”

Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.

Louis Pasteur, nhà bác học nổi tiếng người Pháp sống thế kỷ 19, cha đẻ của lý thuyết lên men, vi khuẩn và vaccin trừ bệnh chó dại. 

Khi Ông mất, chính phủ Pháp tổ chức quốc tang và trên đường linh cữu ông đi qua, từng đám người quì xuống chan hoà nước mắt. 

Trong lịch sử, ít có nhà bác học nào mà nhân loại tỏ lòng biết ơn sâu sắc như thế. Vậy mà nhà bác học vĩ đại này đã say mê cầu nguyện với Chúa.

Tại Việt Nam, Viện Pasteur Sài Gòn tọa lạc tại Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 chính là viện y học đã mang tên để vinh danh ông, nhà khoa học nổi tiếng thế giới.

+Vậy bạn và tôi là ai? 

Bạn và tôi có tài giỏi hơn nhà khoa học không?

Tại sao chúng ta còn không tín thác vào Chúa?

Các câu nói nổi tiếng của Louis Pasteur: 

“Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”

"Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thiên Chúa"

Đúng như vậy!

Đứng trước vũ trụ bao la, chúng ta thật nhỏ bé. Ta chỉ là 1 chấm rất nhỏ, một hạt cát li ti. Ta chỉ là tạo vật bùn đất, nay còn mai mất mà thôi...


SƯU TẦM

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Thơ : THÌ HÃY CỨ VUI - Tôn Nữ Hỷ Khương.

 




THÌ HÃY CỨ VUI.

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời.


Còn gặp nhau thì hãy cứ thương

Tình người muôn thuở vẫn còn vương

Chắt chiu một chút tình thương mến

Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.


Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi

Bao nhiêu thú vị ở trên đời

Vui chơi trong ý tình cao nhã

Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.


Còn gặp nhau thì hãy cứ cười

Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi

Cho hương thêm ngát, đời thêm vị

Cho đẹp lòng nhau hết mọi người.


Còn gặp nhau thì hãy cứ chào

Giữa miền đất rộng với trời cao

Vui câu nhân nghĩa tròn sau trước

Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.


Còn gặp nhau thì hãy cứ say

Say tình say nghĩa bấy lâu nay

Say thơ, say nhạc, say bè bạn

Quên cả không gian lẫn tháng ngày.


Còn gặp nhau thì hãy cứ đi

Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi

An nhiên tự tại – lòng thanh thản

Đời sống tâm linh thật diệu kỳ!


Tôn Nữ Hỷ Khương

Thơ thời sự: TA NẰM TA NGỒI TA CHỜ- Duong Trieu.

 




TA NẰM TA NGỒI TA CHỜ.


Một ngày rồi lại  ngày qua 

Một  ngày  trông đợi  như  là thiên thu 

Khác  chi  cảnh  ở trong  tù  

Thiên  thu chờ đợi  mịt mù  trời  không 

Một ngày  mong muốn  ước  mong 

Trần  gian hết  dịch  cho lòng  thêm tươi 

Về thăm xứ  Huế  mà  chơi 

Thong dong  trời  biển  tuyệt vời  quê hương 


DUONG TRIEU.

Sài Gòn    14   07    2021

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Phong vị miền Tây: ĂN LẤY THẢO- Hoàng Kim.

 

( Hình ảnh con đường của một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng - Do HTT giới thiệu với MCHX blog )


Phong Vị Miền Tây : 

 “ĂN LẤY THẢO “


Một ông anh nhà thơ hỏi tôi: “Anh về miền Tây được bà con mời ăn lấy thảo. Ăn lấy thảo là sao em? Mà đi nhà nào cũng nghe câu này…”.

Thật vậy, nếu ai đó về miền Tây Nam bộ mà được mời ăn, mời uống thì đều nghe mấy chữ “Ăn lấy thảo”. Ăn cái gì mà ngộ vậy? Đơn giản thôi, “Thảo” có nghĩa là thơm thảo, và “Ăn lấy thảo” là ăn chủ yếu tấm lòng thơm thảo của người biếu, vì có khi món quà biếu nhỏ lắm, ít lắm. Nhưng dù có biếu thật nhiều đi nữa thì người biếu cũng nói y vậy, cũng mời với tấm lòng thơm thảo, khiêm tốn, chứ không có kiểu cao ngạo, ban phát. Của cho không bằng cách cho hoàn toàn đúng với người miền Tây.

Tôi nhớ hồi nhỏ, ở trong một xóm đa số nhà nghèo, chỉ vài nhà khá giả nhưng luôn mời nhau ăn theo kiểu ấy. Hễ một nhà làm món ăn là múc ra đem mời cả xóm. Ngoại tôi chưng chuối với khoai lang, nước cốt dừa, một nồi vậy chứ múc ra 7-8 tô bảo tôi đi biếu cả xóm, chỉ chừa lại vừa đủ nhà ăn. Tôi bưng tô chuối chưng qua nhà cậu Hai Nho, nói: “Dạ, ngoại con mời cậu mợ ăn lấy thảo”. Xong, bưng tô khác qua nhà mợ Tư Oanh: “Ngoại con nói mời cậu mợ ăn lấy thảo”. Chạy qua nhà ông Ba Hanh: “Ông Ba ơi, má con mời ông ăn lấy thảo”…

Đến lượt nhà cậu Hai Nho đổ bánh xèo, chị Thủy con cậu bưng qua nhà tôi một dĩa: “Bà Bảy ơi, ba con mời bà ăn lấy thảo”. Và tất nhiên những dĩa bánh xèo từ nhà cậu Hai Nho lại đi giáp xóm. Ông Ba Hanh bắt con vịt làm thịt, thể nào chị em tôi cũng có cháo vịt mà ăn. Vậy đó, có khi tô cháo, dĩa bánh ít thôi, nhưng dứt khoát phải biếu hàng xóm láng giềng ăn kỳ được mới chịu, chứ không bao giờ thích ăn một mình, ăn một nhà. Đúng là “Ăn lấy thảo” vì nó không nhiều, nhưng vui, có tình, có nghĩa. Người miền Tây không có thói ăn giấu ăn giếm, hoặc nhà này ăn thì nhà kia lại dòm ngó, dèm pha, ganh tị…, bởi cứ bưng mời kiểu đó, sẻ chia đến tận cùng.

Nhưng cũng có những món quà rất nhiều vẫn mang tiếng là “Lấy thảo”. Mợ Tư Oanh khá giả nhất xóm, mỗi lần thu hoạch khoai chở về cả xuồng. Mợ bưng một rổ to gần chục ký đem cho nhà tôi, nói nhỏ nhẹ với ngoại: “Dì Bảy, con mới giở khoai, dì ăn lấy thảo với con”. Trời, cả chục ký mà lấy thảo gì? Vẫn lấy thảo, bởi mợ biếu mà nhẹ nhàng, không hề tỏ vẻ sang cả so với những hàng xóm nghèo như nhà tôi. Mợ chia nếp, chia cá cho cả xóm mỗi khi tết đến cứ tự nhiên và giản dị như một chuyện bình thường. Riết rồi mỗi lần nghe mợ ới lên qua lấy cá, tôi xách cái rổ chạy sang, cũng bình thường như cá ấy là…của mình. Thiệt tình chuyện ơn nghĩa riết rồi trở thành bình thường, cho qua cho lại thấy chả có gì phải lớn lao, phải nặng lòng. Bởi ơn nghĩa đã trở thành nếp sinh hoạt quá đỗi thường xuyên, và tấm lòng thơm thảo ai cũng có, cũng trao tặng lẫn nhau thường xuyên. Đạt tới mức ấy mới chính thật người miền Tây.

Giờ tôi lên Sài Gòn sinh sống, vẫn thèm cái nếp ấy. Nhưng thực hiện được không? Sài Gòn kín cổng cao tường, nhà ai nấy ở, có khi nhà mình không biết người nào nhà cạnh bên… Nhiều lời “Đồn đãi” về Sài Gòn khiến người ta e dè, rồi những cánh cửa khép lại là khép luôn trái tim con người, hình như vậy. Nhưng tôi đã thử mở cửa ra, và gõ cửa trái tim Sài Gòn. Thì ra Sài Gòn nồng ấm vô cùng, Sài Gòn có rất nhiều người miền Tây lên sinh sống, cả những người ở vùng miền khác đến đây cũng nhiễm ngay kiểu sống Sài Gòn, kiểu sống miền Tây.

Tôi làm quen hàng xóm, tôi nấu thức ăn mời hàng xóm, rồi những buổi nấu ăn chung cả 4 block chung cư cùng đến với nhau, chúng tôi cùng chia thức ăn cho nhau, tiếng cười rộn rã. Đến lượt hàng xóm nấu thức ăn bưng qua nhà cho tôi, có người còn chăm chút mua cho tôi từng ký ổi organic, từng bịch muối dưỡng sinh, biếu tôi đường phèn nấu chè thanh ngọt, hoặc có mớ tép ở quê gửi lên cũng chạy sang biếu tôi, hoặc tưới hoa giùm khi tôi đi vắng… Ôi trời, miền Tây ở đây, Sài Gòn ở đây, ngọt ngào không thể tả!


Cuối cùng, phong vị miền Tây dù có mai một đi nhiều bởi sự thay đổi về khoa học kỹ thuật, về tiện nghi, về cấu trúc xã hội, nhưng có lẽ cái chất chân thành, giản dị, nhân nghĩa ấy chắc không thể nào phôi pha... 

HOÀNG KIM.


Cuộc sống: 3 THỨ NGƯỜI ĐÀN ÔNG LỚN TUỔI ĐỪNG ĐỂ XẢY RA- Sưu tầm.





3THỨ NGƯỜI ĐÀN ÔNG LỚN TUỔI ĐỪNG ĐỂ XẢY RA. 

Một пցườι ᵭàп ôпց sốпց ᴄô ᵭộᴄ khι νề ցιà, qᴜả thựᴄ ɾất thê lươпց, mà ᵭáпց ƅᴜồп пhất ᴄhíпh là ᴄᴜộᴄ ᵭờι ᵭã mất ᵭι ƅɑ thứ khôпց thể ᵭáпh ᵭổι lạι ᵭượᴄ…

Mấy hôm tɾướᴄ tɾoпց ƅᴜổι tụ tậρ ᴄùпց ƅạп ƅè, tàп tιệᴄ ɾồι mà ᴄó một пցườι ᵭàп ôпց νẫп ᴄố ᴄầm mιᴄɾo “lιềᴜ mạпց” пóι tιếρ, ƅảo mọι пցườι ᵭừпց νề, νề пhà sớm пhư νậy ᵭể làm ցì? Tôι khôпց ƅιết ɾõ νề пցườι ᵭàп ôпց пày, ᴄhỉ lờ mờ ƅιết ɑпh ấy 49 tᴜổι, ᵭã ly hôп hơп 3 пăm, tɾướᴄ ᵭây ᴄó пhà khôпց thíᴄh νề, пɑy khôпց ᴄó пhà ᴄàпց khôпց mᴜốп νề пữɑ. Hễ ᴄó ᴄᴜộᴄ νᴜι пào là ɑпh ấy ᴄhắᴄ ᴄhắп ᴄó mặt ở ᵭó, dù ƅιết hɑy khôпց thì ɑпh ᴄũпց là пցườι ᴜốпց пhιềᴜ пhất, νề mᴜộп пhất, ᴄɑo hứпց пhất.

Có một loạι ᴄô ᵭộᴄ, là tɾướᴄ mặt ᵭám ᵭôпց mà ᴄᴜồпց hoɑп khôпց ᴄhút kιêпց dè, ᴄàпց hιểп lộ пộι tâm ᴄủɑ ɑпh tɑ ᵭɑпց ᴄô ᵭộᴄ νà ƅất lựᴄ.

Ở ᵭộ tᴜổι ᴄủɑ ɑпh, ᴄó khả пăпց tàι ᴄhíпh tốt, ᴄó một пցườι ƅạп ᵭờι tɾι kỷ lâᴜ пăm, νà một ᵭứɑ tɾẻ hιểᴜ ᴄhᴜyệп.. пhưпց пhữпց thứ пày ɑпh ᵭềᴜ khôпց ᴄó. ᴄáι ցọι là “пhà” ᵭốι νớι ɑпh ᴄhẳпց qᴜɑ ᴄhỉ là một ᴄăп ρhòпց νắпց νẻ νà ᴜ tốι, khôпց ᴄó một ᴄhút sιпh khí νà пáo пhιệt пào.

Bữɑ tιệᴄ hôm ᵭó ɑпh ᴜốпց sɑy qᴜá, tự mìпh hát ɾất пhιềᴜ ƅảп tìпh ᴄɑ, ᴄòп ᴄầm mιᴄɾo пóι пhư ᴄáι ᵭàι khôпց ƅιết tốt xấᴜ, пóι mìпh tɾướᴄ ᵭây khôпց ρhảι ᵭàп ôпց, пóι xoпց lιềп ƅật khóᴄ, ɾất пhιềᴜ ƅạп ƅè ᴄũ ᵭι lạι ᵭộпց νιêп. “Tửᴜ hậᴜ thổ ᴄhâп пցôп”, lúᴄ sɑy пցườι tɑ thườпց пóι lờι ᴄhâп thật, mớι lột ƅỏ hết lớρ пցụy tɾɑпց νà ƅộᴄ lộ ɾɑ tɾáι tιm moпց mɑпh yếᴜ ớt ᴄủɑ mìпh. пցườι ᵭàп ôпց tɾᴜпց пιêп пày sɑᴜ ᴄᴜộᴄ пhậᴜ ᵭã thẳпց thắп thừɑ пhậп ɾằпց ᵭàп ôпց thựᴄ sự khôпց thể qᴜá thɑm lɑm, khôпց thể ᴄó ᴄhút пăпց lựᴄ lιềп qᴜêп ᴄáι ցốᴄ.

Một пցườι ᵭàп ôпց sốпց ᴄô ᵭộᴄ khι νề ցιà, qᴜả thựᴄ ɾất thê lươпց, mà ᵭáпց ƅᴜồп пhất ᴄhíпh là ᴄᴜộᴄ ᵭờι ᵭã mất ᵭι ƅɑ thứ khôпց thể ᵭáпh ᵭổι lạι ᵭượᴄ. ᵭếп lúᴄ пày, пhâп sιпh khôпց ᴄòп mᴜốп sốпց, пộι tâm áy пáy khó ᴄó thể ƅìпh ɑп!

Thứ пhất: Mất ᵭι пցườι νợ ᵭã пhιềᴜ пăm ցắп ƅó

Một пցườι пếᴜ lᴜôп khôпց ƅιết tɾâп qᴜý пցườι ở ƅêп ᴄạпh mìпh, ᵭếп một пցày thựᴄ sự mất ᵭι mớι ƅắt ᵭầᴜ ᴄảm thấy hốι hậп. νốп dĩ họ lᴜôп ᴄho ɾằпց пցườι ρhụ пữ ở ƅêп ᴄạпh lảι пhảι ᴄố ᴄhấρ, пhưпց ᵭếп khι mất ᵭι ɾồι, thɑy пցườι kháᴄ họ mớι hιểᴜ ɾằпց ᴄô ấy thật lòпց tốt νớι mìпh. νà sɑᴜ пày ցặρ ƅɑo пhιêᴜ пցườι ρhụ пữ, ᴄó mấy ɑι ᴄó thể qᴜý tɾọпց qᴜyềп lựᴄ νà tàι lựᴄ mà ƅạп ᵭã ᵭáпh ᵭổι ƅằпց ᴄôпց sứᴄ tɾoпց пhιềᴜ пăm? Lạι ᴄó mấy пցườι ᴄó thể ‘ցιó mặᴄ ցιó, mưɑ mặᴄ mưɑ’, ƅướᴄ ᴄùпց ƅạп ᵭι qᴜɑ mườι mấy hɑι mươι пăm?

Đιềᴜ ƅᴜồп пhất ᴄủɑ một пցườι ᵭàп ôпց lớп tᴜổι ᴄhíпh là ƅỏ ɾơι пցườι νợ ᴄủɑ mìпh, νà sɑᴜ ᵭó ρhát hιệп ɾɑ ɾằпց khôпց ᴄó пցườι ρhụ пữ пào ᴄó thể so sáпh νớι ᴄô ấy. Lúᴄ пày, mᴜốп пâпց пιᴜ ᴄũпց khôпց ᴄòп ᴄơ hộι, ᴄhỉ ᴄó thể lặпց ιm dùпց áy пáy νà hốι hậп νượt qᴜɑ từпց пցày.

Thứ hɑι: Mất ᵭι tìпh yêᴜ νà lòпց hιếᴜ thảo ᴄủɑ ᴄoп ᴄáι

Nցườι tɑ thườпց пóι ɾằпց, пᴜôι ᴄoп là νì ᵭể dưỡпց ցιà, kỳ thựᴄ qᴜá tɾìпh пᴜôι dạy ᴄoп ᴄáι ᴄhíпh là qᴜá tɾìпh ᴄổ νũ νà ᵭộпց νιêп ɑп ủι ᴄùпց ᴄoп ᴄáι, ƅảп thâп mìпh пցày пցày ցιà ᵭι, пhìп xem ᴄoп tɾẻ khôп lớп mỗι пցày. пᴜôι dưỡпց ᴄoп ᴄáι ᴄhíпh là ᵭể khι νề ցιà mìпh ᴄó thêm ƅầᴜ ƅạп ᵭể tɾò ᴄhᴜyệп, tâm sự, ᵭể пỗι ᴄô ᵭơп sɑᴜ khι νề ցιà ᵭượᴄ tìпh yêᴜ thươпց νà lòпց hιếᴜ thảo ᴄủɑ ᴄoп ᴄáι xᴜɑ tɑп.

Nցườι ᵭàп ôпց khι ᴄòп tɾẻ khôпց qᴜɑп tâm ᵭếп νιệᴄ mìпh làm ᴄó ảпh hưởпց νớι ᴄoп ᴄáι пhư thế пào, khι ᵭứɑ tɾẻ tɾưởпց thàпh ᴄhúпց sẽ tự пhιêп sιпh lòпց oáп hậп. ᴄhúпց tɾoпց qᴜá tɾìпh lớп lêп khôпց ᴄó ᴄhɑ tậп tìпh ᵭốι ᵭãι, thì ᵭếп khι ƅạп νề ցιà ᴄhúпց tự пhιêп ᴄũпց sẽ khôпց ƅằпց lòпց νớι ƅạп. ᴄó qᴜả tất ᴄó пhâп, mà ᴄó пhâп ắt sẽ ᴄó qᴜả. ᵭừпց ᵭợι ᵭếп khι ᴄầп ᵭếп ᴄoп tɾẻ mớι hốι hậп νì ᵭã khôпց ᵭồпց hàпh ᴄùпց ᴄoп ƅạп lớп lêп. ᴄũпց ᵭừпց ᵭợι ᵭếп khι ցιà mớι tỉпh пցộ ɾằпց tɾướᴄ ᵭây khôпց пêп làm пhư νậy, ᵭợι ᵭếп khι νề ցιà ᴄô ᵭơп tịᴄh mịᴄh, thì ᵭã mất ᵭι tìпh yêᴜ νà lòпց hιếᴜ thᴜậп ᴄủɑ ᴄoп ᴄáι.

Thứ ƅɑ: Mất пցôι пhà ƅìпh ᵭạm пhất пhưпց ấm áρ пhất

Nhà, khôпց ρhảι là ρhòпց ở, khôпց ᴄầп tɾɑпց tɾí xɑ hoɑ, hɑy dιệп tíᴄh lớп. пhà là một loạι tổ ấm, một пơι hộι tụ, là пơι một пցườι tɾoпց ᵭêm, sɑᴜ khι tɑп νιệᴄ ᵭềᴜ пóпց lòпց ᵭι νề. пơι ᵭó khôпց ᴄó áρ lựᴄ, khôпց ᴄó ᴄôпց νιệᴄ, khôпց ᴄó xã ցιɑo, ᴄhỉ ᴄó sự dễ ᴄhịᴜ, ᴄó ƅữɑ ăп пցoп, ᴄó thể пցủ пցoп yêп ցιấᴄ. Tɾoпց пhà lᴜôп ᴄó tιếпց hoɑп hô ᴄườι пóι, ᴄó пցườι thâп ᵭể yêᴜ thươпց νà ᴄhăm sóᴄ.

Đàп ôпց, ᵭừпց ᵭợι ᵭếп khι νề ցιà mớι пhớ tớι máι ấm ցιɑ ᵭìпh. Lúᴄ ᴄó thể νề пhà thì khôпց mᴜốп νề, ᵭợι ᵭếп ցιà mᴜốп qᴜɑy νề thì ᵭã khôпց ᴄòп пhà пữɑ. Khôпց ᴄòп пơι ɾộп ɾã tιếпց ᴄườι, ƅảп thâп ᴄhỉ ƅιết qᴜɑy mặt νào tườпց, ƅữɑ ᴄơm пցᴜộι lạпh tɾêп ƅàп, νà sàп пhà ᵭầy tɾo ƅụι.

Nhâп sιпh ᴄả một ᵭờι, sẽ khôпց νĩпh νιễп sᴜôп sẻ, mỗι пցườι khι ᴄòп sốпց ᵭềᴜ khôпց dễ dàпց. ᵭừпց ᴄhờ ᵭếп lúᴄ ᵭã mất ᵭι, ƅạп mớι ƅιết hốι hậп νà tɾâп qᴜý. ᵭừпց ցheп tị νớι пhữпց ցì пցườι kháᴄ пắm tɾoпց tɑy, hãy tɾâп tɾọпց пhữпց ցì mìпh ᵭɑпց ᴄó!

Nցườι tɑ thườпց hιểᴜ ý пցhĩɑ ᴄủɑ “tιếᴄ пᴜốι” sɑᴜ khι mất ᵭι. Tɾoпց hôп пhâп ᴄũпց ᴄhíпh là пhư νậy. Hɑι пցườι ᵭã ᴄùпց пhɑᴜ tɾảι qᴜɑ ɾất mưɑ ցιó, νì νậy hãy tɾâп qᴜý tìпh ᴄảm khôпց dễ ᴄó ᵭượᴄ пày.

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Thơ thời sự: SÀI GÒN DƯỠNG BỆNH - Phan Hòa.





 SÀI GÒN DƯỠNG BỆNH


Đừng gục ngã nhé Sài Gòn yêu dấu

Hãy xem như cơn cảm nhẹ thôi mà

Nóng sốt mê man vài ba tuần nữa

Gắng sức gồng mình rồi sẽ vượt qua.


Liều thuốc “chung tay” mỗi ngày vẫn uống

Vị đắng đau buồn lẫn ngọt tình thâm

Cơn nguy kịch trui rèn thêm thử thách

Đời gian nan qua từng bước thăng trầm.


Dẫu đang bệnh nhưng vẫn còn đẹp lắm

Hòn ngọc Viễn Đông chẳng nhạt phai màu

Những tháp tầng cao lặng yên trong nắng

Cùng Sài Gòn chống chọi với cơn đau.


Quán nhộn nhịp xưa tạm thời đóng cửa

Tiếng bán rao đêm cất lại chờ ngày

Đôi lứa hẹn hò không qua vùng cấm

Nhịp sống Sài Gòn thực sự đổi thay!


Không gục ngã chỉ là đang dưỡng bệnh

Mệt chút thôi... rồi khoẻ lại thôi mà

Cùng cả nước Bắc Trung Nam đoàn kết

Khó khăn nào cũng có thể vượt qua.


Phan Hoà

Cuộc sống: BÀ ƠI !... - Lê Thí.

 


( Hình ảnh minh họa sưu tầm trên mạng) 


BÀ ƠI !BÀ ĐANG Ở CÕI NÀO?

Tác giả:Lê Thí


Khoảng năm 1981-1982, đời sống giáo viên cực kỳ khó khăn. Tôi quyết định đi xe đạp thồ để có tiền mua sữa cho con. Chiếc xe đạp để đi dạy hàng ngày được bổ sung thêm cái giỏ phía trước và cái yên nệm mút phía sau poóc-ba-ga cho khách ngồi… êm đít!

Mỗi sáng cứ 5h là tôi ra đứng trước kiệt 7 Hoàng Diệu (Đà Nẵng) để chờ khách. Khi trời bắt đầu sáng thì bỏ đường Hoàng Diệu – nơi gần trường đang dạy, rất dễ gặp học trò – chạy xuống đường Lý Tự Trọng hoặc Trần Cao Vân đứng đón khách. Có khách hay không thì 10h30 phải quay về nấu cơm ăn để chiều… lên lớp.

Một buổi sáng đang bon bon trên đường Trần Cao Vân trước chợ Lầu Đèn, chạy về nhà chuẩn bị đi dạy, thì có một bà cụ dáng rất nhà quê đón xe. Vừa mừng vừa lo. Mừng vì được một cuốc xe có thêm tiền. Lo vì sợ khách đi xa không về ăn cơm kịp để 12h30 vào dạy tiết 1. Tôi phanh xe và hỏi:– Cụ đi mô.

Bà cụ nói:– Đây xuống bến xe Vĩnh Trung mi lấy mấy?

Thấy tuyến đường trùng với lộ trình về nhà của mình nên tôi nói:

– Đúng giá là một đồng rưỡi. Còn chừ cụ cho mấy cũng được, cụ không có tiền thì con chở giúp cụ một đoạn, con đang trên đường về.

Bà cụ cười giơ hàm răng toàn… lợi và nói:– Thằng ni đi thồ mà nói nghe vui hỉ!

Nói xong bà cụ cúi xuống cầm đôi dép lào đã mòn lín. Hai cái gót đã thủng hai lỗ lớn bằng đồng bạc cào lưng. Cụ bỏ đôi dép vào giỏ xe của tôi và nói:

– Xuống bến xe mi nhớ nhắc tau lấy đôi dép ni chớ không phải mi đợi tau quên rồi lấy luôn nghe chưa!

Tôi cười bảo:– Cụ yên tâm. Con không mang dép bằng tay nên không lấy đôi dép ni mô!

Lên xe chuyện qua chuyện lại mới biết bà ở Thanh Quýt (Điện Bàn) ra thăm, mang cho con trai đang làm công nhân ở cảng một ang gạo vì nghe nói gạo mua tiêu chuẩn ăn không đủ, bữa nào cũng chỉ lưng bụng mà đi làm. Còn bà thì biết tôi là thầy giáo cấp 3 đi xe thồ thêm ngoài giờ để mua sữa cho con. Nghe hoàn cảnh của nhau, cả hai bà cháu đều im lặng. Một chặp tôi nghe bà ngồi sau chép miệng rồi nói:

– Răng ai cũng khổ hết trơn ri hè!

Đến bến xe Vĩnh Trung, tôi quay lại dặn:– Cụ ngồi im, đừng lo, để con tìm xe Vĩnh Điện cho cụ đi. Bến xe đông sợ cụ tìm không ra.

Tìm được xe đi Vĩnh Điện, tôi phanh xe đạp và nói với cụ:– Cụ nhớ lấy đôi dép. Con chở hộ cụ một đoạn thôi không lấy tiền.

Bà trả lời: – Thằng ni nói nghe được. Tau không trả tiền xe nhưng chờ tau một xí.

Vừa nói cụ vừa lật lớp áo ngoài rồi mở cây ghim túi áo trong và lấy ra 3 đồng, đưa cho tôi.

Tôi nói:– Con nói rồi. Con chở giùm không lấy tiền xe.

Cụ bảo:– Tau cũng không trả tiền xe. Tau cũng không cho mi. Mi có chưn có tay, có sức dài vai rộng mi làm mi ăn. Tiền ni tau gửi mi đem về mua sữa cho cháu tau. Mi không lấy tau la làng là mi móc túi của tau. Răng? Nhận đi con, cho bà vui.

Nói xong cụ nhét tiền vào túi áo của tôi rồi cắp nách đôi dép lào đã mòn gót leo lên xe.

Lần đó tôi đứng khóc một mình giữa bến xe Vĩnh Trung cho đến khi chuyến xe đò rời bến… chạy khuất!

Bà ơi. Bà đang ở cõi nào?

Nay con có thể viết những bài báo nhận nhuận bút. Đứa cháu nhỏ thời đó nay đã là tiến sĩ làm giảng viên của một trường đại học danh tiếng. Nhưng có lẽ, cho đến lúc chia tay cuộc đời này con vẫn còn nợ bà… một hộp sữa!

Ảnh :Sưu tầm

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Suy ngẫm: CỐC MÒ CÒ XƠI- St trên mạng.

 




CỐC MÒ CÒ XƠI. 

Ngày xưa có con cò và con cốc chơi với nhau, mỗi con một tính một nết. Con cò thì lanh lợi, khôn ngoan nhưng lại lười biếng, co chân ngủ suốt ngày và hay bắt nạt, lừa gạt con cốc. Con cốc thì hiền lành thật thà, chăm chỉ siêng năng. 


Một hôm, cò nói với cốc:

- Cốc ơi, mày có cái mỏ dài, lại mò cá giỏi. Mày chịu khó ra ruộng bờ sông kia, mỗi buổi mò lấy vài con chúng ta cùng ăn.

Cốc hiền lành, nhưng phàn nàn nói lại:

- Chị cũng là giống cò chuyên bắt tôm cá, vậy tôi với chị cùng đi, càng được nhiều.
Cò mới tán tỉnh rằng:

- Hai người cùng đi, ai trông nhà, lỡ có con rắn hay con quạ cắp mất trứng thì khốn.

Cốc thật thà đi mò, nhưng được con cá tép nào nó tiện mỏ xốc luôn vào ruột. Lúc về chỉ quắp được vài con cá nhỏ mang về cho cò. Nhiều lần như thế, cò liền nghĩ ra một mẹo bắt cốc mò được con cá nào cũng phải mang về hết cho mình, liền nịnh cốc:

- Cốc à, ta có cái vòng xinh xắn, chị sếu mới tặng cho, ta thấy cốc thật thà hiền lành, ta tặng lại cốc. Lại đây, ta đeo vào cổ cho nào.

Cốc thấy cái vòng cổ đẹp thì thích quá. Nó giục cò đeo vào cổ cho mình. Nhưng cái vòng nhỏ làm cho cò phải hết sức mới cho vòng lọt xuống cổ cốc được. Vòng đeo vào cổ rồi, cốc lấy làm mãn nguyện lắm, bèn nhanh nhảu ra ruộng bắt cá. Nhưng mỗi lần mò được con cá, nó định nuốt vào bụng thì lại cứ nghẽn ở cổ vì cái vòng ở ngoài thắt chẹn lại, nó đành quắp về cho cò. Cứ thế, cứ thế, mỗi lần nó thèm con cá to nhưng không sao nuốt được đành lại thật thà đem dâng cò. 

Cò ăn cá no bụng mới nói:

- Mày không ăn được con to thì có con tép tôm nào nho nhỏ cố nuốt lấy mà sống.

Con vạc đứng trên cây cao chứng kiến cảnh ấy mới nghển cổ ca rằng:

- Cốc mò cò xơi - Cốc mò cò xơi - Cốc mò cò xơi

Từ những chuyện trên mà có câu thành ngữ “Cốc mò, cò xơi”. Đó cũng là bài học cho mọi người sống thật thà, chăm chỉ siêng năng nhưng phải tỉnh táo để nhận ra những kẻ “Khẩu phật, tâm xà”, những kẻ “Bụng gian, miệng thẳng”. Nói thì dễ thế đấy, nhưng để nhận ra kẻ xấu đâu phải dễ dàng bởi vì “Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”. 

SƯU TẦM. 

Ngày xưa: DẠ LỮ VIỆN SÀI GÒN-CHOLON - Sài Gòn ViVu.

 




DẠ LỮ VIỆN SAIGON – CHOLON...


Ngày nay, người lớn tuổi, còn mấy ai nhớ được ở Sài Gòn từng có một Dạ Lữ Viện, cái biệt danh ấy chính là nơi thể hiện Cái tình của Dân Saigon Xưa với người nghèo cơ nhỡ!


Dạ Lữ Viện Saigon – Cholon không hề có tên trên bản đồ, nguyên thuỷ là một khối kiến trúc rộng độ 200 mét vuông, toạ lạc tại mặt tiền đường Trần Hưng Ðạo nằm cạnh con hẻm 345, (Từ 1968 là Ty Cảnh Sát Công Lộ).


Cái tên Dạ Lữ Viện nghe hay, người thích đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung đắc ý lắm, một nơi quần tụ giới giang hồ hành hiệp trượng nghĩa hay nơi hang ổ của lục lâm thảo khấu. 


Dạ Lữ Viện có thể hiểu là nơi lưu trú công cộng dành cho những người không nhà, không tiền, có thể vào đây kiếm chỗ ngủ qua đêm. 


Ý tưởng xây cất một kiểu trại tế bần kiểu này mang cái tên Hán nôm hoa mỹ, có thể làm cho những con người vì hoàn cảnh nào đó phải rơi vào cảnh khốn cùng có vơi đi nỗi niềm thân phận/Người chân ướt chân ráo mới đến Saigon, chưa có chỗ ở, chưa tìm được việc làm. Ban ngày, những người này ra hố tìm việc, kiếm cái ăn, ban đêm phải trở về phạn điếm Dạ Lữ Viện.


Quá giờ, đóng cổng, người nào về trễ đành ngủ vỉa hè. Dạ Lữ Viện là nơi tiếp nhận người nghèo không phân biệt độ tuổi và giới tính. 


Viện cung cấp cho mỗi người nghèo một chỗ nghỉ ngơi miễn phí trong vòng 7 đêm liên tiếp.. Tuy nhiên, những người về muộn do công việc hoặc do yêu cầu của chủ, có thể được vào nghỉ ngoài những khung giờ quy định trên đây. Riêng những người do cảnh sát dẫn đến được vào ngủ bất kỳ giờ nào trong đêm. 


Bên cạnh đó, Dạ Lữ Viện cũng tổ chức một văn phòng giới thiệu việc làm. Với danh sách người xin việc và thông tin việc làm được cập nhật mỗi tuần. 


Ngày nay, người lớn tuổi, còn mấy ai nhớ được ở Sài Gòn từng có một Dạ Lữ Viện, cái biệt danh ấy chính là nơi thể hiện Cái tình của Dân Saigon Xưa với người nghèo cơ nhỡ!


SAIGON VI VU

Chuyện xưa: CỨU LỤT MIỀN BẮC (1971)- Lê Văn Nghĩa.



CỨU LỤT MIỀN BẮC (1971)

( Bài đăng trên Báo Thanh Niên năm 2016 , tác giả là nhà báo Lê Văn Nghĩa. )


 https://m.thanhnien.vn/van-hoa/tam-long-nguoi-sai-gon-760087.html

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

Thơ : ĐƠN PHƯƠNG - Kim Thoa.





 ĐƠN PHƯƠNG

 

Em ngồi bên cửa sổ.

Nắng mơn man trên má.

Ta thấy mình là nắng.

Hồn dệt mộng vườn thơ.

 

Ta lo ngại trời mưa.

Ướt đôi chân ngà ngọc.

Ta sợ trời ngưng gió.

Tóc dài hết tung bay.

 

Em lắng nghe thầy giảng.

Tóc thề phủ bờ vai.

Tâm hồn ta lãng đãng.

Vội vã vẽ chân dung.”(*)

 

Nhưng bức tranh thiếu vắng,

Nét thiên thần trong em.

Ta bực mình quẳng bút.

Giận hờn cả đôi tay!

 

Trái tim ta nặng chĩu,

Mang nặng mối tình si.

Của tình yêu chưa ngỏ.

Của ngày tháng bâng khuâng.

 

Em cho ta lẽ sống.

Lại giết ta dần mòn.

Em, người tình phù thủy.

Ta mộng du suốt đời!

KIM THOA 
( K.12 HVQGNN - SG )
---------------------
(*) Thơ Nguyên Sa.