Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Thơ : NGẬM HOÀI GIỌT ĐẮNG - Thạch Thảo.




Ngậm Hoài Giọt Đắng

Tháng tư đen ! Cha ngỡ ngàng buông súng
Về mái nhà xưa - trĩu nặng buồn vui
Phía rừng sâu bạn bè chưa nhắm mắt
Lê bước chân - trăn trở ngậm ngùi .

Tháng tư đen ! Mẹ chợ trời rám nắng
Gót đỏ son bê bết đất bùn 
Mặn chát môi nuốt thầm lệ đắng
Thương chồng con tay trắng giọt rưng rưng .

Tháng tư đen ! Anh đành cam thôi học
Cùng bạn bè vào Thanh Niên Xung phong
Tay thư sinh còn thơm mùi bút mưc
Nay chai sần khai suối , bới đạn bom .

Tháng tư đen ! Chị không còn nước mắt
Khóc người tình xa chờ đợi mõi mòn
Chàng chẳng trở về ! Chàng đi mãi mãi
Tháng năm tàn quầng thâm mắt héo hon .

Tháng tư đen ! Em bé thèm giọt sữa
Nằm mút tay thay vú mẹ ngọt ngào
Thương quá thương bồi hồi xót dạ
Mẹ đường xa đánh vật với cháo rau .

Tháng tư đen ! Ngậm hoài giọt đắng
Những thương đau vá mãi chưa lành
Tháng tư đen ! Nghẹn ngào không thể khóc
Thương quê nghèo - Áo rách gió phong phanh !

             Thạch Thảo ( 4-2018 )

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Truyện vui không có thật : EM LÀM ĐƯỢC... - St trên mạng.




DẠ...EM LÀM ĐƯỢC.......

Khán giả đang bu đông xung quanh một diễn viên xiếc cá sấu rất náo nhiệt, vì anh ta đang chuẩn bị diễn tiết mục cuối cùng....... rất hấp dẫn.....Anh ta đến bên con cá sấu, mở miệng nó ra, và........tụt quần đưa cái ấy của mình vào đó, miệng con cá sấu....từ từ.... khép lại. Vài giây sau, con cá sấu mở miệng ra, cái ấy của anh chàng diễn viên vẫn còn nguyên vẹn. Khán giả vỗ tay la hét rất nhiệt liệt vì tiết mục quá hấp dẫn. Anh chàng diễn viên tự đắc la to:

-" Bây giờ đố quí vị nào có thể làm giống tôi"
Khán giả im phăng phắc. Bổng có một cô gái bước ra:

-" Em cũng làm được".
Khán giả lại tiếp tục la hét dữ dội hơn. Anh chàng diễn viên cười lớn.
-" Tôi là đàn ông thì mới có để biểu diễn chứ cô làm sao mà có để biểu diễn".
Cô gái thẹn thùng đáp:
-" Dạ em làm được......như con cá sấu á....
 - ?????!!!!!....

St trên mạng.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Thơ: MỘT THUỞ THƯƠNG MONG - Hà Thu Thủy



MỘT THUỞ THƯƠNG MONG(*)

Sông cố quên mà lục bình vẫn nở
Trôi lênh đênh tím ngát dọc đôi bờ
Sóng cứ thế vỗ miên man bờ bãi
Triền cỏ lau vẫn trắng xóa đợi chờ.
Thuyền vẫn đợi dù thời gian mòn mõi
Mái chèo lơi theo con nước lớn ròng
Gió vẫn vậy lao xao nghìn dấu hỏi
Gặp nhau chưa hay vẫn mãi bạc lòng.
Lá cứ rơi trên đường xưa đưa đón
Cỏ âm thầm hát khúc hẹn hò nhau
Thương nắng chiều đỗ nghiêng nghiêng vành nón
Hoàng hôn rơi lãng đãng vẫy tay chào.
Tiếng đàn xưa tựa tiếng mưa tí tách
Giờ về đâu trong trôi dạt cuộc đời
Người quay lưng làm đàn xưa lạc phách
Người trông theo sao đau đớn ngập hồn.
Thôi hãy cố mà quên đi vậy nhé
Chuyện ngày xưa đã xa lắc muôn trùng
Những ngu ngơ của một thời thơ bé
Những nồng nàn của một thuở thương mong.

HÀ THU THỦY
--------------------------
(*) Tựa MCHX blog. 

Thơ: THƠ VUI HAY BUỒN!? - Văn Châu.

Thơ: MAI VẪN CÒN MAI - Huỳnh Văn Huê




MAI VẪN CÒN MAI

( Sáng ngày 09/4/2018 , tức 14tháng 2 Âm lịch, cây mai già trước sân chợt nở hoa lần thứ... 4 !? Trước Tết 2 lần, dịp Tết Mậu Tuất 1 lần và rồi nay lại nở khi trên cành còn đang mang hạt của đợt mai trước ... . 
   Nhà chỉ cách sông độ gần 20m, không biết có phải do biến đổi khí hậu hay do đất và nước sông Đồng Nai?... )

Đất còn ôm hạt phù sa
Nước còn trôi mãi chan hòa biển Đông 
Mai vàng trổ muộn thong dong 
Vẫn mang hy vọng thắm lòng nhân gian 
Còn bao sức trẻ lo toan
Mai kia gánh vác giang san nước nhà. 

HVH ( 9/4/2018 )

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Truyện ngắn : CÂY BẦN - Thiện Tùng





Cây Bần

Thiện Tùng

(Truyện ngắn)


Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ, ông Nam cùng Hải con trai ông, ngưng câu mực, xếp gọn dụng cụ, nhanh chóng cho ghe vào đất liền.
Thuận gió, buồm căng, một giờ sau ghe ghim mũi vào Khém Thuyền, nơi trú bão lý tưởng cho ghe tàu đánh cá trong vùng.
Sau khi đậu neo kỹ càng, ông Nam giao Hải giữ ghe và phơi số mực vừa câu được, còn ông đùm một số mực tươi cuốc bộ sang Vàm Rỗng thăm ông Phan mới cùng con hồi hương lập nghhiệp.
Mải miết lần theo lối mòn, ông Nam khựng người nhìn bãi đất trống hàng chục mẫu (ha) vừa mới khai hoang. Những cây tạp, đa số là bần, bị cưa sát gốc ngã dọc ngang, không còn nhận ra đâu là lối đi. Ngôi nhà lợp tôn sừng sững, kiêu hãnh trước cảnh tiêu điều của khu đất vừa mới khai hoang. Vào cận nhà mà đôi mắt ông Nam cứ phải dẫn dắt đôi chân vượt chướng ngại.
Đứng trong nhà, che tay nhìn ra, ông Phan bật thốt to :
- Ôi trời ! .. Chú Tư Nam … Vô, xách gì đó, đưa tôi cầm cho.
- Dân câu mực, chỉ có mực – ông Nam đáp gọn và hỏi – anh định làm gì mà phá liệt địa hết vậy ?
- Thằng kỹ sư Kha, con trai tôi đó đà. Nó bỏ ra hàng trăm triệu làm búa xua chưa đâu vào đâu . Nó thuê hàng chục người đang đào ao nuôi tôm cận mé rạch đó.
Ông Phan gọi vợ Kha pha trà và làm nhanh ít mực tươi của ông Nam đem đến, xào củ hành cho hai ông lai rai.
Anh em lâu gặp, một buổi chuyện trò chưa thỏa, ông Phan rủ, ông Nam nhận lời ở qua đêm… Tối hôm ấy, đám thanh niên nhậu say mèm, ngã ra ngủ như chết. Thằng Kha vốn mạnh rượu mà vẫn như gà bị cựa, đến ngồi cạnh hai ông già, giọng lè nhè chủ yếu nói với ông Nam: “Cháu xin thưa với chú Tư, kế hoạch làm ăn của cháu còn dài dài. Trước mắt cháu thuê người phụ đào ao, đào mương lên bờ, lên liếp, dưới nuôi tôm cá, trên trồng mía. Về lâu dài, cháu sẽ sát phạt đám bần ven bãi ghim đước. Bần là nghèo, là thứ không chơi được, phải tẩy chúng đi, để chiếm đất chớ chẳng ích lợi gì?! Nếu xếp hạng trong các loại củi, nó cũng hạng bét, nấu khói như ung, còn đước hả, hết sẩy, như những vệ sĩ ngăn sóng gió, lớn lên đốt lấy than còn phải nói …”
Kha độc diễn, hai ông già ngồi uống trà, lặng thinh. Mất hứng nó kiếu đi ngủ.
Thấy ông Nam đăm chiêu, ông Phan hỏi :
– Chú nghĩ gì trông có vẻ buồn ?
– Về thằng Kha mạt sát cây bần.
– Nó nói thế sai ở chỗ nào ?
– Chẳng lẽ anh mà đi hỏi tôi chuyện ấy ?
– Cái chú nầy, chưa rõ thì hỏi chớ ở đó mà anh hay em !
Ông Nam đặt vấn đề rồi lý giải:“Bần chiếm đất của người hay người chiếm đất của bần?. Bần là loại cây lập địa đấy. Người thọ ơn bần chớ bần không thọ ơn người. Chẳng ai trồng và vun bón gì cho Bần cả. Nó xuất thân từ những manh nha, chịu gió đẩy, sóng đưa đến bãi biển, triền sông, đến những nơi sình lầy nước đọng. Cây bần luôn lấn biển, lấn sông, từ leo heo một vài cây nhỏ ngoi lên giữa chơi vơi trời nước, nó vừa sanh con đẻ cháu, vừa đương cự với sóng to gió lớn. Với bộ rể chằng chịt, nó giữ mỗi ngày một ít đất tạo nên cồn. Ai còn lạ gì : Cồn Rừng, Cồn Lợi, Cồn Chim,Cồn Ớt, Cồn Tra, Cồn Mít (Bần Mít) .v.v… ở cuối Cù Lao Minh nầy chẳng phải thế sao ? Đó là chưa nói, bần còn đứng mũi chịu sào cản ngăn sóng gió, thò rể ra giữ đất lấn biển, gắn kết những cồn riêng lẻ ấy thành vùng đất rộng lớn, bao gồm dưới chân ta và trước mắt ta. Tại sao chúng ta cố tình không chịu thấy ?… Công bằng mà nói : Cây bần là “người sáng lập”, là “thổ dân”ở các cồn và bãi bồi. Các loại cây khác và con người đến ngụ ở những phần đất ấy chỉ là những “cư dân” – người đến sau. “Cư dân” mà mạt sát, nhục mạ “thổ dân” là chẳng biết điều, không phải đạo, ỹ mạnh hiếp yếu, “ăn trái không nhớ kẻ trồng cây”. Càng nghĩ càng thương cho số phận cây bần : không bao giờ nó được sống trên những mảnh đất thuộc do chính mình tạo ra, mà nó chỉ được tạm thời sống ở ven biển, triền sông khi con người còn cho phép”.
Xem mòi ông Phan còn muốn nghe, ông Nam pha trò cho vui, chống mệt mõi:Bần là loại cây có dũng khí đấy, có lẽ vì quá ức với với việc ỷ thế cậy quyền của con người, khi bị đẩy ra ven biển, xuống triền sông, chúng xúm nhau vạch “cặc” đưa lên (xin lỗi, vì cho đến nay vẫn chưa có từ thanh nào thay cho từ “cặc bần”). Để trừng phạt sự hỗn xược ấy, người ta truy theo cắt những “cặc bần” ấy về: nhỏ thì làm đế cầu lông, làm nút chai rượu, chai nưới mắm…, lớn làm nút bình thủy để giữ hương vị, hơi ấm cho con người – thường gọi là nút cặc bần. Hiện nay nhiều chợ nông thôn Việt Nam còn bày bán loại nút ấy.
Nghe qua, ông Phan cười xòa, gật gật đầu nói: Chú chích bọn cướp công một mũi như thế quá đau, thâm thúy, vui, thú vị. Còn chuyện gì vui và lý thú nữa không?
Vỗ vai ông Phan, ông Nam nói giọng trầm buồn: Bần là nghèo, nghèo khổ ít khi vui lắm. Chuyện vui về cây bần thì hết, chuyện buồn về nó không thiếu gì. Đã khuya rồi, tôi dẫn cho anh nghe một chuyện nữa rồi ta đi ngủ:
Đất nước ta nằm ven biển, nhiều sông rạch, đặc biệt là 9 nhánh Cửu Long tuôn phù sa ra biển, là nơi cây bần lưu ngụ nhiều thế hệ, và cũng là nơi chúng truyền kiếp bị bứt tử. Đêm đêm. từng đàn đom đóm bay về tụ hội trên những cây bần. Hiện tượng đó, có người cho rằng : Đấy là những oan hồn bao đời của những cây bần bị bứt tử về thăm con cháu”. Một ngư dân, đêm đậu ghe dưới gốc cây bần, nhìn mây trời phản chiếu xuống nước như những dãy núi, nhìn đom đóm đậu trên những cây bần như những ngọn đè hoa. Tức cảnh, ông làm Vịnh về cây bần:
Dưới sơn thủy ngàn năm ly biệt,
Trên nửa lừng chong ngọn đèn hoa,
Sang chi đó canh tuần nghiêm nhặt ?
Rạng ngày ra mình một xơ rơ !”
Ông Phan gật đầu khen thâm thúy rồi nhìn ông Nam đặt vấn đề : Theo ý chú, vì cái công “lập địa” của cây bần, ta nên để nó tại vị mãi chớ gì ? Nếu vậy, thì lấy chỗ đâu trồng những cây hữu ích hơn cho người ?
Ông Nam phân trần: Ý tôi không phải thế ! Tôi đâu phản đối việc loại bỏ cây bần khi cần thiết, tôi chỉ buồn khi nghe bất cứ ai nhục mạ nó. Đó là tình cảm hoàn toàn riêng tư của tôi đối với cây bần…
Viết từ Mỹ Tho

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Thơ : MỘT MÌNH - Hoàng Duy Liệu.



MỘT MÌNH 

Ngày đi ta chẵng một mình
Còn trang thơ cũ còn tình nắng mưa
Văn chương khập khiểng qua mùa
Đơn côi lục bát cũng thừa … vận thôi
Sông đời một kiếp nổi trôi
Liêu xiêu bóng ngã … Ừ tôi một mình !

Hoàng Duy Liệu
2018

Truyện cười : ĐỒNG HỒ CÓ TRÁCH NHIỆM - St trên mạng.




ĐỒNG HỒ CÓ TRÁCH NHIỆM 

- Hôm trước tôi có đến đây sửa đồng hồ, ông nhớ chứ?

Chủ tiệm gật đầu. Người đàn ông hỏi tiếp:

- Lúc trước, chiếc đồng hồ này chạy chậm 15 phút, nhưng sau khi ông sửa thì nó lại chạy nhanh 15 phút. Ông thấy thế nào?

Chủ tiệm nghe thấy thế liền cười bảo: 

- Tôi thấy anh có một cái đồng hồ rất có ý thức trách nhiệm. Bây giờ nó đang phải lấy lại khoảng thời gian đã mất trước đây.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Vui cười : CHUYỆN HAI CON BÒ- Sưu tầm trên mạng.



Vui cười : Chuyện Hai "Con Bò"


Xe giường nằm đi từ TP. SG về miền tây, dãy giường cuối xe chỉ có tôi và 1 cô gái khoảng 20 tuổi.


Cô gái nằm giường dưới vì sợ độ cao, tôi nằm giường trên nhìn xuống thấy cô gái kéo áo lộ từ rốn đến ngực, trắng nỏn....không ngủ được.

- Sao anh không ngủ cứ nhìn xuống em hoài vậy? 
- Anh ngủ chuyên nằm úp và mở mắt em ạ.
Cô gái kêu lạnh chân, nhờ tôi xuống kéo mền đắp dùm 2 chân.
- Lạnh quá anh ạ ? mình kể chuyện vui đi, em không ngủ được.
- Chuyện gì được nhỉ ? em kể trước đi.
- Chuyện về cô giáo anh nhé?
- Thôi thôi, chuyện giáo viên nghe buồn lắm, em kể chuyện gì vui vui một tí đi.
Em bắt đầu kể: "Vua đi đánh trận, giao thằng hầu trông nom công chúa xinh đẹp. Dặn thực hiện mọi yêu cầu của công chúa.
Đêm 1 công chúa cởi truồng gọi hầu vào phòng ngủ. Kêu lạnh. Hầu lấy mền đắp cho công chúa. 
Đêm 2 lại gọi. Hầu vào phòng không thấy có mền đâu nữa. Hầu lấy rèm cửa đắp cho công chúa. 
Đêm 3 lại gọi. Không có mền, không có rèm. Hầu cởi áo đắp cho công chúa.
Vua đi trận về hỏi công chúa?
- Hầu có làm theo yêu cầu của con không ?
- Chả làm gì con cả cha ạ  !. 
- À... à.... Vậy thì mai chém.
Trước khi chết, hầu than vãn với đao phủ. Đao phủ bảo:
- Thấy đống rơm kia không ?
- Thấy.
- Ăn đi. Mày đúng là 1 con bò.
Tôi phá lên cười vì câu chuyện của em và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lúc đến trạm dừng chân, em quyết định đổi chuyến xe khác. Tôi nhanh tay giúp em lấy hành lý. Em đưa tôi tờ 100K. Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Tôi chỉ muốn giúp em thôi mà. 
- Anh cầm đi. Tiền này để anh mua rơm mà ăn.
.....
Tôi ngơ ngác không hiểu???
...
Cả nhà ơi !  còn có ai  " ngu "  như em không vậy  ???...
...

Thơ tranh : THÁNG TƯ NẮNG - Tưởng Dung


Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Thơ : NGẦN ẤY THÔI - LPQ.

Thơ : SÔNG NHỎ CHIỀU XA - Hà Thu Thủy.


Thơ : THÁNG TƯ NĂM ẤY - Bd Thảo.

Tản mạn : NGHỀ GÁNH NƯỚC MƯỚN Ở SÀI GÒN - Dung Dung.



NGHỀ GÁNH NƯỚC MƯỚN

Ở SAIGON

Saigon thủy đài đầu tiên khánh thành năm 1886 nằm ở Công trường Quốc tế tức Hồ Con Rùa sau này. Nước được bơm thủ công lên bể chứa từ các giếng cạn gần đó để phục vụ cho các công sở, nhà các quan chức Pháp cùng một ít dân cư người Việt khá giả tại khu vực trung tâm. Dân Saigon phần lớn xài nước giếng, nước sông lóng phèn và nước mưa !
Mãi đến nửa thế kỷ sau, Chình quyền Pháp mới bắt đầu cho lắp đặt các phông-tên (Fontaine) công cộng dọc theo các con phố chính để người dân đến lấy nước sinh họat. Những phông-tên này chính là các giếng khoan trực tiếp do công ty Société Layne France et Cie khảo sát và khoan thẳng vào tầng nước ngầm sâu trên trăm mét.
Vào thời điểm ấy dân Saigon bắt đầu sử dụng nước ngầm rộng rãi hơn mặc dầu số giếng khoan đưa vào sử dụng chỉ có 30 cái trong khi dân số Sài Gòn đầu thập niên 1930 đã lên đến ba trăm ngàn người. Muốn lấy nước phải dùng tay kéo cần bơm lên xuống một hồi, nước mới trào lên vòi. Từ đó nghề gánh nước mướn ra đời. Nghề này kéo dài cho đến năm 1970, khi chính quyền thiết lập hoàn chỉnh hệ thống nước máy vào tận nhà để phục vụ dân sinh.
Dung Dung 

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Tản mạn vui : MÃI MÃI YÊU... NƯỚC - Huỳnh Văn Huê.


Thơ : CHUYẾN XE ĐỜI... - Đỗ Mỹ Loan


Truyện cười : ... VÌ HÀNG XÓM GỌI ĐÒ !!!- Sưu tầm trên mạng





... VÌ HÀNG XÓM GỌI ĐÒ !!!

- Sao anh ra nông nỗi này? Tai nạn giao thông à?

- Chẳng phải giao thông gì đâu bác sĩ. Người ta gọi đò mà tôi bị thương tích đầy mình thế này đây.

- Là sao? Anh ra bến đò lúc đêm hôm khuya khoắt làm gì? - bác sĩ trố mắt kinh ngạc.

Bệnh nhân thở dài:

- Khổ! Cuối tuần nhà hàng xóm thuê dàn karaoke khủng về giải trí. Suốt ngày gào thét cái gì mà ‘Đò... đò ơi...’. Tôi qua nhắc nhở, vậy là phải vào đây.

Sưu tầm trên mạng. 

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Truyện : CÓ AI BÁN VE CHAI KHÔNG?... - Phong Luu giới thiệu.




Có Ai Bán Ve Chai Không?...

Đây là tên của một bài hát Đài Loan. Cái tên ngộ nghĩnh nhưng hàm chứa một câu chuyện có thật rất thương tâm, xảy ra vào khoảng thập niên 1980.

° ° °

Một người đàn ông tật nguyền, bị câm điếc câm điếc bẩm sinh và chân đi khập khiễng, kiếm sống bằng nghề mua vỏ chai. Ngày nọ ông nhặt được một bé gái bị bỏ rơi. Ông rất vui mừng, nghĩ đó là một món quà trời đã ban cho, sau những ngày phải sống bơ vơ khốn khổ một mình.
Ngày qua ngày, đứa bé lớn lên trông rất kháu khỉnh dễ thương, năm con bé lên 8, nó nhặt được một chó con mang về nhà, đặt tên con chó là Vượng Tài. Cả 3 họp thành một gia đình nhỏ êm đềm vui sống bên nhau, tuy nghèo nhưng hạnh phúc.
Mỗi sáng sớm, bộ ba lại lên đường đi mua phế liệu, giọng con bé rao như chim họa mi ngân nga lãnh lót: “Ve chai bán không? Có ai bán ve chai không?”. 

° ° °

Thời gian qua nhanh, cô gái nhỏ hôm nào nay đã có người yêu là một nhạc sĩ nghèo. Anh viết cho cô rất nhiều bài hát, kiên nhẫn tập cho cô luyến láy từng nốt nhạc, mỗi lần anh đến nhà chơi đều giúp ông lão sắp xếp vận chuyển các chai rượu rỗng, trò chuyện với ông bằng cách vẽ tay ra dấu, chơi cùng con chó đáng yêu…

Một ngày kia cô gái trở nên nổi tiếng. nhờ vào sắc đẹp, giọng hát não lòng cùng tài năng diễn xuất. Cô mua nhà, xe mới, và được nhiều người đàn ông giàu sang theo đuổi… 
Cô vẫn yêu chàng nhạc sĩ nghèo, muốn anh đến sống cùng cô trong ngôi biệt thự, cô nói rằng sẽ không trở lại căn nhà ve chai nữa, bởi vì người cha vừa câm vừa điếc kia khiến cô cảm thấy xấu hổ. Nhưng chàng trai không muốn thế, anh dọn đến sống cùng ông lão tật nguyền tại căn nhà cũ, để tiện bề chăm sóc cho ông. 

Sau đó, cô gái ngày càng trở nên danh giá lớn hơn, cuộc sống của cô ngày càng bận rộn, Ông lão ve chai cảm thấy nhớ con gái nên nài nỉ chàng trai đưa đi gặp. Nhưng vừa tới cổng nhà ông đã bị bảo vệ đuổi ra… Cô gái cảm thấy ông khá phiền phức, nên gọi ông lại, cho ông một khoản tiền lớn và yêu cầu không được làm phiền mình nữa. Ông lão nước mắt lưng tròng, rời đi mà không cầm lấy một đồng nào của cô…

Chàng nhạc sĩ tức giận, đưa ông lão về nhà rồi quay lại để nói chuyện phải trái nhưng cô không nghe. Giờ đây sự chênh lệch đẳng cấp và suy nghĩ của 2 người khác nhau quá lớn, nên kết cục chỉ có thể nói lời chia tay trong niềm cay đắng.
Vài năm sau… Ông lão do quá nhớ thương con gái nên lâm bệnh nặng. Chàng trai cầu xin cô gái, hy vọng cô trở về thăm ông một lần, nhưng rốt cuộc cô gái vẫn khăng khăng từ chối.
Đến nước này, chàng trai đành hỏi thăm nơi diễn của cô và cho ông lão biết. Ông lão cố gắng hết sức tàn, cùng chú chó già đến để nhìn mặt cô lần cuối. 
Nhưng thật không may, khi băng ngang đường, một chiếc xe tải từ đâu chạy tới đâm sầm vào ông lão. Con chó già Vượng Tài liều mạng nhảy đến đẩy ông lão ra. Nó bị chiếc xe tải tông chết, còn ông lão thì té lăn ra bất tỉnh… Người qua đường thương tình, vội vã cùng nhau mang ông đi cấp cứu.

Khi ông lão tỉnh lại, ông viết số nhà và bệnh viện cử người tìm đến báo tin cho chàng nhạc sĩ, lúc họ ra về, anh chuẩn bị đi thăm ông lão thì một cơn choáng váng quay cuồng ập tới, anh chỉ kịp ngã người xuống chiếc giường cũ nát…

Do phải sống một thời gian dài trong khó khăn nghèo đói, thân mang bệnh nặng, lại cộng thêm ưu tư phiền muộn chất chồng… Anh tự biết mình không còn nhiều thời gian nữa, nên quyết định viết cho cô bài hát cuối cùng, thức suốt đêm đem hết tinh lực còn lại để hoàn thành bài hát.

Chiều hôm sau, khi mấy người hàng xóm tốt bụng ghé thăm, thì gặp ngay lúc anh đang hấp hối, anh nhờ họ mang bản nhạc đến cho cô gái, dặn đừng tiết lộ tình trạng của anh, và lấy bức ảnh ở đầu giường để anh ôm chặt vào lòng… bức ảnh kỷ niệm ngày xưa, chụp lúc 3 người và con chó nhỏ Vượng Tài vui vẻ bên nhau, nước mắt anh chảy thành dòng rồi héo hắt trút hơi thở cuối cùng...

° ° °

Sau hậu trường sân khấu, cô gái miễn cưỡng mở tờ giấy ra xem, trong đó là một bài hát được kẻ trên khung không thẳng hàng, với những nốt nhạc và nét chữ xiêu vẹo, nhưng cô vẫn nhận ra là của người ngày xưa đã tập cho cô từng câu luyến láy, dạy cho cô đàn, dạy cô cách đọc cách viết từng nốt nhạc… lời bài hát viết rằng:

Thật là một giọng nói quen thuộc
Ở bên tôi suốt bao năm mưa gió.
Chưa bao giờ cần phải nhớ
Sẽ không bao giờ quên.

Không có trời, nào có đất
Không có đất, nào có nhà
Không có nhà, nào có bạn
Không có bạn, nào có tôi

Nếu như bạn chưa từng nuôi nấng tôi
Cho tôi một cuộc sống ấm áp
Nếu như bạn chưa từng bảo vệ tôi
Thì số phận tôi sẽ như thế nào?

Chính bạn là người nuôi tôi khôn lớn
Ở bên tôi khi tôi nói lời đầu tiên
Chính bạn đã cho tôi một ngôi nhà
Hãy để tôi và bạn cùng có nó

Mặc dù bạn không thể mở lời
Nói một lời
Nhưng càng hiểu rõ hơn về con người thế nhân này
Đen và trắng, đúng và sai
Mặc dù bạn không thể diễn tả cảm xúc thật của mình
Nhưng đã phải trả giá
Đó cuộc sống nhiệt thành

Từ một phương xa gửi đến bạn
Một giọng nói quen thuộc
Hãy để tôi nhớ đến bạn
Một tâm hồn hòa ái và từ bi

Khi nào
Bạn sẽ quay trở lại bên cạnh tôi
Hãy cùng tôi hát
Có ai bán ve chai không
Có ai bán ve chai không?…

Bên dưới bài hát còn ghi thêm lời nhắn:

Tiểu Yến. Hãy đến gặp cha trước khi quá muộn…
Hàn Sinh.

° ° °

Đọc lời bài hát, bao nhiêu sự việc trong quá khứ như vùn vụt trở về: Căn nhà nhỏ nghèo nàn, những cái chai rỗng, người cha già câm điếc khổ sở vất vả bao năm, con chó nhỏ tung tăng vẫy đuôi quấn quít bên cô, người nhạc sĩ nghèo đã tận tụy bao năm bồi đắp, để hôm nay Yến Thanh trở thành một ngôi sao sáng trên vòm trời âm nhạc… Cô hối hận ngập lòng, nghẹn ngào bật khóc.

Trở lại sàn diễn. Cô thông báo với ban nhạc và khán giả, bài hát kết thúc đêm nay có tên: “Có Ai Bán Ve Chai Không?”.

Khi cô gái bạc tình cất lên lời hát, khán giả đều rơi nước mắt. Lúc nốt ngân cuối cùng chấm dứt, họ đồng loạt đứng lên vỗ tay dồn dập. Cô ca sĩ tài danh cúi chào khán giả, rồi không kịp thay trang phục diễn, vội vã chạy thật nhanh đến bệnh viện, cô khấn nguyện với trời cao cho cô gặp lại người cha của mình lần cuối.

Nhưng không còn kịp nữa rồi, vị ân nhân cũng là người cha tật nguyền nghèo khổ của cô đã ngàn đời yên lặng, mơ ước gặp con lần cuối, nguyện vọng gặp cha lần cuối của cả 2 người, đã không bao giờ có thể… Cô ca sĩ khóc nghẹn rồi gào lên: Cha ơi tha thứ cho con. Con đã hại cha rồi… 

° ° °

Cha mẹ, dù nghèo dù bệnh dù ngốc dù ngu, thì vẫn là cha mẹ…

Trong chuỗi ngày tàn, nếu cha mẹ có ăn uống rơi vãi, nói năng lú lẫn, ỉa trây đái dầm… là con xin hãy dịu dàng, vì mấy chục năm xưa khi bạn chẳng biết gì, chính những người này đã cho bạn từng ngụm sữa thơm, kiên nhẫn đút cho bạn từng thìa cơm muỗng cháo, nâng giấc dỗ dành từng đêm cho bạn, chỗ ướt cha mẹ nằm chỗ ráo để dành con, chính những người này đã dìu bạn đi từng bước chập chững vào đời, đã luôn vì bạn mà lo lắng cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt, dẫu rằng bạn đã trưởng thành, trên đà danh vọng…

Bạn bè quay lưng, người yêu ngoảnh mặt, thiên hạ bạc tình, bạn có vô vàn người thay thế.

Nhưng cha mẹ mất đi là không có gì thay thế được… Đến lúc ấy, trả hiếu bằng cách cúng kiến vàng mã, tụng kinh niệm phật, kèn trống nỉ non, mâm cao cỗ đầy cũng chẳng ích gì. Sao hôm nay bạn không biết rằng: Cha mẹ dù có cố gắng đến đâu, cũng chỉ sống cùng ta một nửa cuộc đời?...

Những gì bạn có thể làm… là hãy luôn yêu thương kính trọng cha mẹ trong một nửa cuộc đời của mình. Bởi vì ân tình đó, cả đời chúng ta cũng sẽ không bao giờ trả hết… 

Phong Luu 09-04-2018 (viết lại từ nguồn Internet)

Thơ : MỘT HÔM THỨC DẬY - Văn Châu.





MỘT HÔM THỨC DẬY

Một hôm thức dậy ta ngồi khóc
Trời ạ!- Kiếp người sao bể dâu?
Ngày nao cũng là ngày ly biệt
Lòng như chất chứa vạn cơn sầu.

Hào khí gì ta- tên cuồng sĩ
Bạn bè vui miệng chỉ đùa chơi
Mơ được sang sông làm thích khách
Mà áo cơm đâu giỡn với người.

Một hôm thức dậy ta ngồi khóc
Soi gương tóc bạc trắng nhiều rồi
Thì dám mơ chi làm Hạng Vũ
Đem sức hèn ra địch muôn người. 

Chỉ mong chút phận làm dân dã
Khi buồn vui thú rượu - thơ chơi
Không nhận rằng mình là Ninh Thích
Xem cái công danh- cũng nực cười!

Một hôm thức dậy ta ngồi khóc
Cứ như là Tôn Tẫn giả điên
Vợ con hết dỗ dành, an ủi
Rước thầy về cúng giải ma điên.

Hàn Tín luồn trôn ngay giữa chợ 
Mà rồi: thỏ hết chó thay thôi
Chim trời đã tiệt, cung tên phế
Gớm!- Đời phản trắc, bạc như vôi.

Một hôm thức dậy ta ngồi hát
Khúc Phụng Cầu Hoàng của Tương Như
Nào đâu thấy có em nào để ý
Chỉ có mình ta ngồi ốm tương tư.

Một hôm thức dậy ta ngồi nhớ
Như Đường Minh Hoàng nhớ Quý Phi
Như Kim Trọng nhớ Thúy Kiều lưu lạc
Ta nhớ em chẳng thấm chút gì!

Sáng nay, thức dậy lòng nghe mỏi
Ừ, cũng phải thôi- đã lục tuần
Sự nghiệp, công danh- Hề...mây khói!
Nâng tách trà, nước mắt cứ rưng rưng.

Văn Châu ( 8/4/2017 )

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Xa-Dau-Mat-Troi-Hong-Nhung/ZWZ97Z90.html

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Truyện thư giãn: ĐỨC ÔNG NỔI GIẬN p3 - Huỳnh Văn Huê.



ĐỨC ÔNG NỔI GIẬN
phần 3
Langmo_NHC-1

   Từ sau hai chuyến đi vào Nam trước đây (1), tuy ròng rã bao nhiêu tháng trời liền nằm ngồi một chỗ nơi quê nhà nhưng hôm nay Đức Ông (Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh) trong lòng như mở hội. Chẳng là vì, cái làng Cù Lao Phố nơi ông gắn bó xưa kia giờ đã có một bước đầu quan trọng là thoát khỏi cái thế... cù lao sông nước bao quanh. 

   Thám mã đi về đã báo cáo tường tận với ông rằng địa phương này đã xây dựng xong thêm hai cây cầu (nghe đâu chỉ là 2 trong số 8 cây cầu đã được... quy hoạch!). Vậy từ nay người đi bộ, xe lớn, xe bé đều tránh được vấn nạn lưu thông cùng xe lửa. Có nghĩa tránh được nạn kẹt xe, nhất là các tai nạn thảm khốc chết người như đã từng xảy ra...

   Hơn thế nữa, trong rất nhiều cái gọi là... thủy điện được ngưng xây dựng, trong đó có hai dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6A trên con sông Đồng Nai... (Phước Long Giang yêu dấu ngày xưa "của"... Đức Ông). Như vậy "ở trên" cũng có một số người còn biết lắng nghe tiếng nói thống thiết của dân, còn biết nghĩ đến tiền đồ của dân tộc đó chứ!... .

   Nhưng ngoài những tin vui, có những tin đến tới Ông chẳng hay ho gì. Thật là "niềm vui chẳng được tày gang", nét mặt đang vui chợt Đức Ông đổi... sắc trầm tư, Ngài ra dấu cho người lính thám mã đến gần rồi cất tiếng hỏi:
- Ngươi làm việc khá lắm. Nhưng ta hỏi ngươi, có việc gì quan trọng xảy ra tại đất Quảng Bình này mà ngươi chưa báo ta biết hay không?

   Tội nghiệp, người lính mặt xám ngoét, không ai kém thông minh đến độ không hiểu tại sao Đức Ông lại hỏi như thế. Biết không thể giấu diếm với... thần, anh ta run giọng nói... thật hết ra:
- Bẩm Ngài, có chuyện xây mộ mới cho... Ngài, nhưng... nh..ư..n..g tiện nhân không dám báo cáo!

   Mặt Đức Ông trở nên đỏ gay - mỗi khi tức giận điều gì Ngài thường như thế - , Ngài "hừ" lên một tiếng như... thường lệ rồi gằn giọng:
- Cái đám "hỗn quan" ngày nay không còn biết tôn trọng người dân chút nào. Trong khi người dân phải đóng thuế để... nuôi họ! Chuyện không có gì lớn lao, nhưng bọn họ lại đối với dân như vậy, gặp nhiều chuyện lớn hơn sẽ như thế nào?!

   Thật ra chuyện xảy ra tuy không thật lớn nhưng cũng không hề... nhỏ. Vì nếu nhỏ làm sao người lính thám mã trung thành (đã mất từ lâu rồi, nhưng vẫn tiếp tục theo phò tá Đức Ông ở... cõi âm!) ... không dám báo cáo?!

   Đó là chuyện vào một ngày đẹp trời, sở VHTT-DL, chính quyền tỉnh Quảng Bình, được chuẩn thuận từ trên cấp bộ... . Đồng ý, nhất trí dùng tiền đóng thuế của người dân tổ chức tôn tạo lại ngôi mộ của chính... Đức Ông. Vậy cũng chưa có gì đáng nói nếu... .

   Đáng nói hơn là trong quá trình xây mới ngôi mộ, họ không đếm xỉa gì đến những hậu duệ của Ngài còn sống sờ sờ nơi miền đất này. Đang giận cành hông, lại không có ai... tâm sự, Đức Ông bèn trút "nỗi niềm" với... người lính trung thành của mình:
- Ngôi mộ của ta xưa giờ đơn giản, nếu làm theo nguyên mẫu thì sẽ tốn ít tiền của... dân. Hơn nữa, mộ cũ thông thiên, hòa hợp âm-dương, liên kết giữa đất và trời... . - Ngài trợn mắt nhìn... người thám mã (tội nghiệp) rồi nói tiếp:
- Vậy mà họ lấy khối đá mấy ngàn ký đè lên mộ phần của ta. Trước mộ có rảnh nước nhỏ để... thông thủy, họ cũng cho lấp kín! 

   Đền thờ của ta trải dài từ đây cho đến khắp miền Nam, trước đây khi người dân chỉ muốn sơn lại cái bệ thờ thôi, cũng phải thắp hương thành khẩn khấn vái hỏi ý kiến ta. - Rồi đột nhiên Ngài bắt đầu dịu giọng: 
- Nhưng hiện giờ ta cũng đã... "đổi mới" rồi. Ta báo mộng cho ban Quý Tế khỏi phải xin ý kiến làm chi, chỉ làm sao cho tươm tất và ít tốn kém là được rồi . Nhất là đừng có mà bày vẽ ra để kiếm... phần trăm !!!... 

    Nói đến đây có lẽ đã nguôi phần nào cơn giận, Ngài đích thân bước lại kệ tủ, với tay lấy bình rượu quý, ôn tồn nói với người thuộc hạ tận tụy:
- Ta có bình rượu ngon, nhà ngươi đem về chiều nay nhâm nhi, nhớ chỉ vài chén nhỏ thôi... .Người lính tỏ dáng cảm động lắm, lí nhí mấy lời cám ơn rồi cáo từ ra về.


   Nhưng đã hết đâu, Đức Bà có lẽ từ hồi nào đến giờ bận việc phía sau nhà, Bà tất tả mang thêm ra nải chuối, nói để đem thêm về cho... sắp nhỏ. Tất cả chắc là phẩm vật đơn sơ được những người dân chất phác đem đến cúng ở đâu đó...? 


lang NHCanh

   Người lính đi rồi, Đức Ông bước lại chiếc bàn nước, rót ra hai chén trà. Ông cất tiếng mời Bà uống nước. Có lẽ Ông lại muốn có người để... "tâm sự" rồi đây. Quả nhiên là vậy, sau khi hớp một ngụm trà, Ông cất tiếng:
- ...Tôi không phải là người khắc khe hay khó tính đâu. Bà nghĩ xem, hậu duệ mười đời của tôi còn sống tại đây, đang giữ nhà thờ, mà người ta động mồ động mả tổ tiên nó nhưng không hỏi cho nó lấy một tiếng! 
   Phụ nữ vốn tính mềm mỏng, dịu dàng, Bà lên tiếng, chủ ý là xoa dịu để Ông bớt... stress mà thôi:
- Chuyện... lỡ vậy rồi, biết đâu người ta sẽ sửa lại... . Nghe đến đây giọng Đức Ông trở nên... rắn hơn:
- Nói như vậy sao được. Cứ sai rồi sửa, càng sửa càng sai, việc nhỏ đến việc lớn, hao tổn ngân sách biết bao nhiêu mà kể. Nếu mãi như vậy thì dân tộc Việt mình làm sao ngóc đầu cho nỗi?!

   Quá hiểu Ông, tay châm thêm nước vào chén trà, Bà im lặng, nhẫn nại để cho Ông trút ra hết những bức xúc trong lòng. Tay nâng chén trà, Ông tiếp:
- Bà cũng thấy rồi đó, sau khi duyệt tới, duyệt lui... . Không biết số liệu chính xác chưa, tốn một trăm tỉ (2) tiền bây giờ, cuối cùng có một khu mộ mà đình chẳng giống đình, chùa chẳng giống chùa, mộ cũng không giống... mộ! - Hớp tiếp một ngụm trà, rồi dằn mạnh cái chén không xuống bàn, Ông tiếp tục... "tâm sự", giọng tuy nhỏ xuống một chút nhưng vẫn nhiều xốn xang:
- Những vấn đề thám mã báo lại, thực ra tôi đã lên... mạng (!?) biết hết trơn. Cái chính là mình phải biết chọn lọc nguồn thông tin có độ tin cậy thế nào. Tin của thám mã chỉ là kiểm chứng song song thêm mà thôi. Nói thật với Bà, các vị vua triều Nguyễn nếu còn... sống, tôi cho rằng đều cũng chọn cách nắm thông tin đơn giản, nhanh chóng, rẻ tiền như thế thôi. Làm vua, làm chúa, làm quan lớn ở trên cao phải biết lên in-tơ-net để biết dân tình, dân ý ra sao..., rồi biết thêm chuyện năm châu bốn biển, mở rộng tầm nhìn... . Chớ ngồi đó nghe lời xu nịnh, sàm tấu, báo cáo láo của đám nịnh thần thì vô cùng nguy hiểm! 

   Thấy Ông nói hơi dài, e rằng Ông mệt, Bà khéo léo nhắc là đã gần đến giờ cơm chiều. Không ngờ Ông ngữa mặt... cười sảng khoái:
- Bà lại quên nữa rồi, mình mất đã lâu, chỉ còn... vong linh thôi. Vì vậy mình đâu còn bệnh hoạn, ốm đau chi ? Còn chăng là chỉ còn cái lòng với dân với nước thôi... . - Rồi Ông trở lại câu chuyện ngay:
- Còn việc tốn kém 100 tỉ xây mộ cho tôi, nếu dùng số tiền này để cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo thì cũng giúp cho được ước chừng 20.000 cháu! Hoặc là, giá như dùng số tiền xây mộ đó, xây cũng khoảng đến trăm cây cầu treo trên vùng cao, giúp người dân qua lại (trong đó có cả cô giáo và mấy cháu học sinh) khỏi phải chui vào bọc ny-lon để... qua sông !!!

   Hình như để đè nén cảm xúc đang dâng trào, Ông nói Bà dọn cơm để hai người cùng dùng bữa (?). Chưa đến mươi phút sau mâm cơm đơn sơ được dọn lên, đặc biệt không thể nào thiếu chén... ớt hiểm. (Thánh, thần có lẽ ăn theo cách lấy hương lấy hoa thôi, nhưng theo... quán tính, cũng phải dọn ra cho giống bữa cơm... .)

   Thế nhưng..., Đức Ông lại không hề đụng đến chén đũa gì hết. Bà nhìn Ông lom lom, biết Ông chưa giải tỏa hết nỗi lòng, Bà im lặng, kiên nhẫn chờ đợi... . - Phụ nữ Việt như vậy quá tuyệt vời .

   Quả đúng như thế, Ông tằng hắng lấy giọng rồi tiếp tục nỗi niềm. Lần này Ông lại nói chuyện có liên quan đến... "thời sự quốc tế" chứ ! Ông nói, cái vụ liên bang Nga thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine bằng nhiều mưu mẹo và thủ đoạn. 

   Ông nói, chuyện như vậy mà báo chí Việt mình có vài báo lên bài hí hửng ca ngợi hành động này thế mới tức và vô cùng... khó hiểu. Ông nói, ví dụ như khi có tiền lệ như thế rồi, nếu tương lai có một nước lớn tham tàn hung bạo nào đó thừa gió bẻ măng hoặc với lý do tương tự như vậy tiến chiếm đất đai, lãnh thổ nước Việt mình (3). Liệu lúc đó sẽ có bài báo nào khen tặng hành động bạo ngược như thế nữa không !? Có lẽ đến đây là lúc... "cao trào", Ông nói với giọng không thể nào kém gay gắt hơn :
- Mà thật ra chuyện tương tự đã xảy ra hai lần rồi. Chỉ mấy mươi năm trở lại đây thôi sao không chịu nhớ? Như vậy chuyện cả trăm cả ngàn năm trước chắc đã quên hết rồi!?
Đúng là "kẻ đốt nhà không ghét mà ghét người... huýt gió" . 

   Nói xong câu này người ta thấy tay Đức Ông nắm chặc và run run... .(Nhưng có lẽ mọi người ai cũng đồng ý rằng người đốt nhà và người cầu ... gió, cổ vũ cho kẻ đốt nhà, thật ra cả hai đều đáng ghét cả!). Đến đây Đức Ông dịu xuống, lần này có lẽ dịu thật sự, vì Ông trở nên ôn tồn và dịu dàng hơn bao giờ. Ông nhìn vào mâm cơm còn... y nguyên, vói tay đích thân bới cơm cho Bà và nói:
- Thôi mình ăn cơm kẻo nguội (!?).- Nhưng không biết có phải vì dư vị của nỗi bức xúc còn chút... xíu. Ông nói thòng thêm:
- Cái chuyện mả mồ làm tôi buồn quá, buồn cho mình thì ít, cho dân cho nước thì nhiều. Nếu không có gì đặc biệt, có lẽ năm nay tôi không vào thăm phương Nam đâu.

   Nói xong, gương mặt Ông trở nên trĩu nặng u buồn. Ông ngồi xuống mâm cơm cùng Bà. Hình ảnh mâm cơm, hai Ông Bà, ngôi nhà chợt mờ dần rồi... biến mất! 

   Địa điểm này không biết là đâu, chỉ biết là một khu đất cao, trơ trọi và hoang vắng. Mờ mờ xanh xanh ngọn núi An Mã, xa xa biên biếc dòng sông Kiến Giang của đất Quảng Bình đang lững lờ, trăn trở trôi một cách buồn bã...

HUỲNH VĂN HUÊ ( 5-2014 )
_______________________
Ghi chú:
(1) - Xem " Đức Ông Nổi Giận" phần 1 và 2 của cùng tác giả.
(2)- Theo báo mạng Tiền Phong.
(3)- Tin chính thống từ ngày 2-5-2014 TQ đem giàn khoan dầu HD 981 vào hạ đặt trong hải phận VN.