Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Tản mạn : NGHỀ GÁNH NƯỚC MƯỚN Ở SÀI GÒN - Dung Dung.



NGHỀ GÁNH NƯỚC MƯỚN

Ở SAIGON

Saigon thủy đài đầu tiên khánh thành năm 1886 nằm ở Công trường Quốc tế tức Hồ Con Rùa sau này. Nước được bơm thủ công lên bể chứa từ các giếng cạn gần đó để phục vụ cho các công sở, nhà các quan chức Pháp cùng một ít dân cư người Việt khá giả tại khu vực trung tâm. Dân Saigon phần lớn xài nước giếng, nước sông lóng phèn và nước mưa !
Mãi đến nửa thế kỷ sau, Chình quyền Pháp mới bắt đầu cho lắp đặt các phông-tên (Fontaine) công cộng dọc theo các con phố chính để người dân đến lấy nước sinh họat. Những phông-tên này chính là các giếng khoan trực tiếp do công ty Société Layne France et Cie khảo sát và khoan thẳng vào tầng nước ngầm sâu trên trăm mét.
Vào thời điểm ấy dân Saigon bắt đầu sử dụng nước ngầm rộng rãi hơn mặc dầu số giếng khoan đưa vào sử dụng chỉ có 30 cái trong khi dân số Sài Gòn đầu thập niên 1930 đã lên đến ba trăm ngàn người. Muốn lấy nước phải dùng tay kéo cần bơm lên xuống một hồi, nước mới trào lên vòi. Từ đó nghề gánh nước mướn ra đời. Nghề này kéo dài cho đến năm 1970, khi chính quyền thiết lập hoàn chỉnh hệ thống nước máy vào tận nhà để phục vụ dân sinh.
Dung Dung 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét