Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Câu chuyện phương xa NGUYÊN NHÂN THẬT SỰ... - Sưu tầm.



Nguyên nhân thật sự khiến nhiều người Trung Quốc thích sống ở Mỹ

Bài viết của Trương Hiểu Nam – một người Trung Quốc từng sinh sống ở Mỹ
Nói về lý do vì sao có rất nhiều Trung Quốc sống ở Mỹ cảm thấy cuộc sống nơi đây nhẹ nhàng thoải mái, đơn giản, và không muốn quay về nữa. Sự thật là như vậy. Những việc dưới đây đều là điều mà chính tôi đã trải qua trong thời gian học tập, sinh hoạt ở Mỹ. Những sự việc nhỏ này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và cũng làm cho tôi rất xúc động. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với mọi người.



Ở Mỹ, nếu hai người đi chơi chụp ảnh cho nhau, sẽ có người chủ động đến hỏi xem có cần giúp chụp ảnh chung không. Chụp xong họ còn hỏi thấy có hài lòng hay không, nếu không thích thì sẽ chụp lại. Tôi luôn cảm động sâu sắc trước sự giúp đỡ chủ động và nhiệt tình của họ. Thế nhưng nếu mọi người muốn để người Mỹ giúp bạn chụp ảnh thì nhất định phải suy nghĩ kĩ. Bởi vì theo thói quen thẩm mỹ của chúng ta, họ chụp rất nhiều nhưng chúng ta sẽ cảm thấy là chụp không đẹp, không nét. Lý do rất đơn giản, họ chụp ảnh rất đơn thuần, nếu chụp người, họ sẽ chụp cận cảnh người, hoàn toàn không nhìn thấy cảnh phía sau. Bạn sẽ cảm thấy chụp với Tượng nữ Thần Tự Do cũng chẳng khác gì so với chụp trong bếp nhà mình. Còn nếu muốn chụp cảnh, họ sẽ chỉ chụp cảnh thôi. Bạn người Mỹ của tôi nói rằng, nếu có người xuất hiện trong hình chụp cảnh đẹp thì có thể sẽ phá hỏng khung cảnh. Còn khi chụp người thì nhất định phải chụp sát người, như vậy mới có thể ghi lại trọn vẹn biểu cảm chân thực người đó.
Tôi nghe vậy thì thấy rất có lý. Nhưng việc người ta chủ động đề nghị giúp người khác chụp ảnh rất hiếm ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, khi hai người đang chụp ảnh cho nhau thì sẽ không có ai chủ động bước đến hỏi xem có cần chụp hộ hay không, hơn nữa nếu bạn nhờ người bên cạnh chụp hộ thì tỉ lệ bị từ chối sẽ khá cao. Vì sao vậy? Bởi vì tâm lý đề phòng của người Trung Quốc cao hơn nhiều so với người Mỹ.
Tâm lý của mọi người có thể là: “Liệu có phải là máy ảnh của người đó bị hỏng nên mới cố ý bảo mình chụp hộ, sau đó lại đổ cho mình làm hỏng?”. Có người thì lại khá hướng nội, hay ngại ngùng và được dạy rằng “không được nói chuyện với người lạ”. Đương nhiên cũng có người sợ phiền phức và nghĩ rằng: “Không quen biết, sao mình lại phải chụp ảnh hộ chứ!”. Đồng thời, nếu muốn tìm người khác chụp ảnh hộ thì cũng phải quan sát rất lâu, xem người nào có vẻ tốt bụng hoặc người nào có thể chịu giúp mình chụp, hay ai sẽ không cầm máy ảnh rồi chạy mất thì mới dám bước đến hỏi. Một trường hợp khác là bạn có lòng chủ động giúp người khác chụp ảnh, họ sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt nghi ngờ rồi nói: “Ồ, cảm ơn, tôi không cần”.
Ở Mỹ, bạn sẽ không cần suy nghĩ, lo lắng đến những điều này. Trước tiên, sẽ có người chủ động đến “yêu cầu” giúp đỡ. Thứ hai, bạn chỉ cần hỏi người bên cạnh, họ sẽ luôn vui vẻ giúp đỡ. Những người này không hẳn đều là người Mỹ, nhưng ở trong môi trường như vậy, nếu thường xuyên tiếp xúc với những người như vậy, trải qua việc như thế thì sẽ rất dễ chịu ảnh hưởng, từ đó họ sẽ thay đổi.
Bạn sẽ nhận ra rằng dù là người Mỹ hay người sống ở Mỹ thì suy nghĩ của họ cũng rất đơn giản, cuộc sống khá nhẹ nhàng, nguyên nhân lớn chính là do sự tin tưởng ở Mỹ được xây dựng khá hoàn thiện. Trong xã hội như vậy, mọi người đều sẽ tin tưởng lẫn nhau.
Khi tôi học tại Đại học Columbia, bên dưới tòa nhà có một cái siêu thị nhỏ, có thể tới để photocopy. Mỗi lần đi photo tài liệu đều là tự mình làm, in xong rồi tự đếm số trang. Gần chỗ máy in có một cái quầy, cầm những gì đã in đến quầy, báo số trang, chủ tiệm sẽ thu tiền theo số trang mà tôi báo, tuyệt đối sẽ không đếm lại. Cảm giác được tin tưởng hoàn toàn như thế này thật sự rất tốt.
Còn ở Trung Quốc, tôi từng trải qua một việc hoàn toàn ngược lại. Cũng là một cái siêu thị nhỏ, nhưng khi tôi đi vào thì liền bị nhân viên dõi theo từng bước, nhìn chằm chằm không rời mắt. Hễ tôi đi từ kệ hàng này sang kệ hàng khác thì nhân viên cũng sẽ xuất hiện ở đầu kệ hàng đó. Tôi đi sang kệ hàng khác, cô ấy lại lập tức đi theo, tôi cảm thấy thật sự rất buồn cười.
Đương nhiên là việc nhân viên quan sát từ xa thì cũng tốt.
Có một lần nọ tôi vào nhà sách ở sân bay tại một thành phố, dù tôi đi đến đâu thì cô nhân viên đều sẽ luôn đi theo phía sau tôi. Tôi thật sự rất bối rối nên đã hỏi cô ấy: “Cô này, cô cần giúp đỡ gì sao?”. Cô ấy nói: “Ồ, không cần”. Sau đó cô ấy quay mặt đi. Khi tôi đi tiếp, ai ngờ cô ấy lại quay lại, tiếp tục đi theo tôi. Khi đó tôi cảm thấy rất tổn thương, chẳng lẽ mặt tôi không đáng để cô ấy tin tưởng đến vậy sao? Bất đắc dĩ, tôi đành nhanh chóng mua quyển sách mình cần rồi chán nản ra khỏi tiệm sách.
Sau khi đi, tôi nghĩ, liệu đây có phải là chính sách bán hàng của họ không? Đối với người không định mua sách, nhân viên cứ đi theo như vậy sẽ làm cho họ thấy ngại và bỏ đi. Những người muốn mua sách giống như tôi cũng mau chóng mua sách mình cần rồi bỏ đi vì bị cô ấy đi theo như vậy. Nếu tôi đoán đúng thì chính sách kinh doanh này thật sự không nhân đạo. Đồng thời, là một người mua hàng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy không được tin tưởng.

người Mỹ
(Ảnh qua thechive.com)

***
Tại rất nhiều trường đại học ở Mỹ, người ta đặt giấy trắng ở một khu vực mở, để mọi người lấy dùng khi đi in. Bởi vì họ tin tưởng bạn sẽ dùng bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Thật ra niềm tin này cũng được xây dựng trên cơ sở vật chất khá đầy đủ. Trong tình trạng vật chất thiếu thốn, kinh tế lạc hậu, con người ta sẽ dễ có tâm lý chiếm lợi ích, thích tích trữ hơn để dùng khi cần, sợ là bỏ qua rồi sẽ không có nữa. Khi vật chất tương đối đầy đủ, người ta sẽ không phải “suy trước tính sau”.
Có một lần tôi in tài liệu trong phòng máy ở trường, mỗi sinh viên đều có một khoản được in miễn phí. Kết quả là có một lần máy in bị hỏng, không biết tại sao khoản in miễn phí của tôi bị mất hết. Tôi tìm nhân viên phòng máy rồi trình bày sự việc. Thầy ấy hỏi tôi: Mất bao nhiêu trang? Tôi nói với thầy con số, thầy lập tức thêm vào cho tôi từ hệ thống, hoàn toàn không bắt tôi bù tiền. Thầy hoàn toàn tin lời tôi nói. Nếu bạn tự mình dùng hết, xong rồi đến lừa gạt thầy ấy nói rằng máy in nuốt giấy nên mới bị mất thì thầy cũng sẽ bù cho bạn. Bởi vì thầy tin rằng bạn nói thật.
 ( còn tiếp )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét