Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Câu chuyện phương xa NGUYÊN NHÂN THẬT SỰ... ( phần cuối ) - Sưu tầm trên mạng.



Câu chuyện phương xa NGUYÊN NHÂN THẬT SỰ... ( phần cuối ) - Sưu tầm.



Nguyên nhân thật sự khiến nhiều người Trung Quốc thích sống ở Mỹ

Bài viết của Trương Hiểu Nam – một người Trung Quốc từng sinh sống ở Mỹ


Có một lần lên lớp tự học, tôi cần vào thư viện trường tìm tài liệu. Do trước đây tôi không biết thư viện không cho mang nước đóng chai vào, nên đã mang một chai nước cam. Những bạn học phụ trách coi cửa gọi tôi lại và nói không được cầm nước vào. Tôi nghĩ rằng phải vứt chai nước đi, không ngờ họ lấy một cái ly chất liệu tốt đưa cho tôi và nói: Bạn có thể đổ nước cam vào đây và mang vào trong, loại ly này khá an toàn, sẽ không dễ bị đổ và còn tặng luôn cái ly cho tôi. Họ đã chuẩn bị rất nhiều những chiếc ly an toàn như vậy để học sinh dùng, suy nghĩ rất chu đáo. Việc này cũng thể hiện lòng tin của họ. Họ cũng không kiểm tra cặp xách của bạn, hoàn toàn tin tưởng bạn. Họ tin mọi người sẽ tuân thủ quy tắc. Nếu bạn cứ muốn để chai trước trong cặp và lén mang vào trong thì cũng không có ai quản lý cả. Thế nhưng nếu bạn muốn làm vậy, trong lòng bạn hẳn sẽ không thoải mái.

***

Ở Trung Quốc, trước cửa các tòa nhà hay các công ty thường sẽ không chuẩn bị ô cho mọi người khi trời mưa. Chỉ có những chiếc ô bị khóa lại hoặc cần phải xem chứng minh thì mới lấy được. Sở dĩ như vậy đương nhiên là sợ mọi người lấy ô đi rồi sẽ không trả lại. Nhưng tại rất nhiều nơi ở Mỹ, ô cứ để ở đó cho mọi người dùng khi trời mưa, bởi vì người ta tin bạn sẽ trả lại.

Nói đến ô, thì tôi lại nhớ đến một việc – đó là ở Mỹ, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về câu “không nhặt của rơi”. Khi tôi làm trợ giảng ở Đại học Columbia, có một lần cho sinh viên làm kiểm tra. Sau khi kiểm tra, tôi nhận được điện thoại của một bạn nói rằng bạn ấy quên ô trong phòng học, nhờ tôi đến nhận hộ. Thế là tôi cầm ô của bạn ấy đến tòa nhà khác có chút việc rồi gặp một người bạn, chúng tôi nói chuyện rất lâu. Lúc đi vội quá, tôi lại để quên ô của bạn kia trên ghế, sau một đêm tôi mới nhớ ra.

Ngày hôm sau, tôi đi tìm thì chiếc ô vẫn còn ở đó. Ở Mỹ, có rất nhiều bạn để sách và đồ dùng cá nhân trong thư viện, bởi vì nói chung là rất an toàn. Hơn nữa, nếu bạn nhờ một bạn hoàn toàn không quen bên cạnh để ý hộ cặp, họ sẽ rất nghiêm túc giúp bạn trông chừng. Nếu thật sự bất cẩn bị mất thứ gì thì cứ đến nơi nhận đồ làm mất thì cơ hội tìm thấy thứ bị mất là rất cao. Thường thì mọi người sẽ không tùy tiện nhặt đồ của người khác làm rơi, bởi vì họ nghĩ rằng có thể người bị mất sẽ quay lại tìm. Nếu có nhặt thì họ cũng sẽ gửi đến nơi giữ đồ bị mất.

Có một lần nọ, tôi và mẹ vào phố người Hoa ở Mỹ để mua đồ. Trên đường về mẹ tôi mới phát hiện ra làm mất chìa khóa nhà. Thế là chúng tôi liên tục nhìn ngó khắp nơi, để ý dưới đất xem có làm rơi ở đâu đó hay không. Kết quả là về gần đến trước cửa rồi mà vẫn không tìm thấy. Khi vào đến tòa  nhà, chúng tôi kinh ngạc phát hiện ra chìa khóa được treo trên bảng đồ bị mất rồi.

>> Vì sao trẻ em ở Mỹ thường rất tự tin?

***

Lúc tôi đưa cha mẹ đến Washington chơi, do thay đổi lịch trình nên tạm thời tìm một cái khách sạn nghỉ chân. Khi đó nhân viên lễ tân báo giá cho chúng tôi, nói là đã bao gồm thuế. Chúng tôi vào ở rồi. Đến ngày hôm sau lúc trả phòng, một người khác nói là giá hôm qua là chưa bao gồm thuế, nhân viên trước đó là người mới nên báo giá sai. Anh này rất lễ độ thay mặt người kia xin lỗi và còn chủ động đưa cho chúng tôi danh thiếp của tổng giám đốc, nói là trường hợp này rất ít khi xảy ra ở khách sạn của họ, họ rất xem trọng suy nghĩ của khách hàng và danh tiếng của khách sạn.

Họ nói rằng nếu có vấn đề gì, chúng tôi có thể tìm giám đốc của họ để khiếu nại. Thật ra giá cả không chênh lệch bao nhiêu, nhưng tôi vẫn viết một lá thư. Tôi muốn xem thử rốt cuộc thì chất lượng phục vụ của họ ra sao. Tôi gửi thư cho giám đốc và nói rõ tình huống này. Ngày hôm đó, tôi nhận được hồi âm của giám đốc, sau khi xin lỗi chân thành, người này nói “đây là lỗi của khách sạn chúng tôi, không thể để khách hàng phải chịu trách nhiệm được”, nói rằng số tiền thu thêm sẽ được trả lại ngay. Quả nhiên, chưa đến 2 ngày sau, tôi phát hiện trong thẻ có một khoản tiền hoàn lại. Sự tin tưởng và quan tâm này đối với khách hàng của khách sạn rất đáng để học hỏi.

>> Vì sao người Mỹ thường không thể hiện sự giàu có?

***
Trong trường học ở Mỹ có rất nhiều bài thi là đề mở. Giáo viên quy định thời gian, mọi người chỉ cần làm xong và bỏ vào “hộp thư” bên ngoài văn phòng của giáo viên trước thời gian này là được. Nhưng “hộp thư” không có cửa, chỉ là một cái rổ thôi. Khi mọi người nộp bài đều rất tự giác, nộp xong rồi đi, sẽ không xem đáp án của bạn khác. Về việc thi cử, người Mỹ rất xem trọng vấn đề lòng tin. Nếu bạn làm bài không tốt vì lý do gì đó hoặc cảm thấy giáo viên cho điểm không công bằng, bạn đều có thể tìm họ để trình bày xem thử có thể cho điểm lại hay không.

Chỉ là nếu gian lận, một khi nhà trường bắt được thì sẽ không được cấp bằng tốt nghiệp và bị trục xuất. Ví dụ như nếu có bạn thi trước, đã biết đề, nhưng tuyệt đối sẽ không nói với bạn thi sau dù là bạn thân. Vì vậy ở Trung Quốc, số lượt chia sẻ kinh nghiệm thi cử, phỏng vấn luôn nhiều hơn ở Mỹ. Có thể là do quan niệm không giống nhau. Người Trung Quốc viết những điều này ra có người là do có lòng tốt, nghĩ rằng mình đã gặp khó khăn rồi, viết ra để nhiều người không phải đi đường vòng nữa. Còn quan điểm của người Mỹ là đây là việc có liên quan đến đạo đức và lòng tin. Tuyệt đối không thể lệch lạc được.
***
Ở Mỹ, thuê xe đi du lịch là một việc rất tiện lợi. Khi trả xe, bạn sẽ lại cảm nhận được chế độ tin tưởng tuyệt đối của Mỹ. Có một lần tôi và cha cùng đi trả xe. Mười giờ sáng chúng tôi lái xe đến, họ vẫn chưa làm việc. Người ở gara bảo chúng tôi để xe ở đây là được rồi, cũng không đưa cho chúng tôi giấy tờ chứng minh nào cả. Sau khi chúng tôi đi, cha tôi lo lắng, nhỡ sau đó bị người ta cào xước hoặc đụng phải thì sao, hay có khi họ nhất quyết nói chúng tôi chưa trả xe v.v… lúc đó phải làm thế nào. Tôi nói với cha hãy tin tôi, không sao đâu. Tôi rất tin tưởng vào hệ thống tín dụng của họ. Đến trưa tôi gọi điện thoại đến hỏi, quả nhiên mọi chuyện đều ổn thỏa, nhân viên của họ đã làm xong thủ tục trả xe rồi.
Ở trường, tôi thường hay nhìn thấy những chiếc hộp lớn, trong đó có rất nhiều những quyển sách mà các bạn học không dùng nữa để các bạn khác lấy nếu cần. Trên chiếc hộp có viết chữ FREE (miễn phí). Bạn có thể tùy ý lấy quyển nào mà bạn muốn. Nhưng bạn sẽ thấy rằng nếu thật sự cần thì người ta mới lấy, sẽ không nghĩ rằng vì rẻ, chỉ cần là miễn phí thì sẽ lấy hết.

>> “Thư viện miễn phí” trước cửa nhà một người Mỹ lan rộng đến hơn 70 quốc gia

Còn một lần nọ ở sân trường, tôi nhìn thấy có bạn đang quyên tiền bằng cách bán bánh. Ở Mỹ có rất nhiều những hoạt động bán hàng từ thiện như thế này. Bạn đưa bao nhiêu tiền cũng được, muốn lấy loại nào, bao nhiêu cái là tùy bạn. Tôi thấy dù mọi người đưa bao nhiêu tiền thì họ đều sẽ chỉ lấy một cái và cũng không lựa chọn cái lớn cái nhỏ.

Trong phòng giặt ở chung cư, tôi nhìn thấy một cái kệ xếp đầy các loại sách để mọi người có thể đọc sách trong lúc chờ giặt. Tôi thấy một quyển có vẻ hay, muốn mượn về. Thế là tôi đi hỏi người quản lý xem có thể mượn đọc được không. Ông ấy nói đương nhiên là được. Chính ông ấy là người để kệ sách ở đó. Mục đích là để các bạn bỏ những quyển sách không cần nữa vào đó cho người khác có cơ hội đọc chứ đừng vứt vào thùng rác. Đồng thời, ông hoàn toàn không lo lắng mọi người xem rồi sẽ không trả lại. Mọi người đều biết là sách ở Mỹ rất đắt, vì vậy có thể luân phiên nhau đọc như vậy là việc vô cùng tuyệt vời.

Nước Mỹ luôn mang đến cho tôi rất nhiều sự bất ngờ và cảm động. Tôi cảm động với người quản lý của một chung cư bình thường mà lại suy nghĩ cho người khác như vậy, cảm động trước sự tốt đẹp đơn thuần của nước Mỹ.

Thế nhưng đừng chụp mũ tôi, nói tôi không yêu nước khi lấy những ví dụ về cuộc sống tràn đầy niềm tin ở Mỹ như vậy. Chính bởi vì tôi là một người luôn theo chủ nghĩa yêu nước, tôi mới chú ý đến những điều tốt của nước khác. Tôi hy vọng chúng ta có thể khiêm tốn học hỏi, để cuộc sống của người dân nước mình trở nên thoải mái và tốt đẹp hơn.

Trên thế giới này, ban đầu là một số người tốt chủ động hi sinh, sau đó có người nhận được từ sự hy sinh của người khác và tiếp tục xuất hiện nhiều người chủ động hi sinh hơn. Cứ như vậy, xã hội dần dần sẽ đi vào một vòng tuần hoàn tốt đẹp. Hoàn toàn không phải chỉ một hai người, một vài chính sách trong vài ngày là có thể thay đổi hoặc giải quyết được.

Ngọc Trúc biên dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét